Tình hình khai giảng năm học mới

Chương trình Lễ khai giảng năm học mới 2022-2023 sáng 5/9 của các trường tại Hà Nội sẽ diễn ra như sau:

Từ 7 giờ đến 7 giờ 30: Tập trung học sinh và đón học sinh sinh đầu cấp;

7 giờ 30 đến 8 giờ 30: Chào cờ Tổ quốc, hát Quốc ca, tổ chức theo nghi thức quy định: Tất cả người tham dự Lễ chào cờ đều hát Quốc ca; Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu; Đọc thư của Chủ tịch nước gửi cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhân ngày khai trường; Hiệu trưởng nhà trường tuyên bố khai giảng năm học mới; Đánh trống khai trường; Tổ chức các hoạt động tập thể (văn hoá, văn nghệ, thể thao, trò chơi…)

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Lễ khai giảng cần tổ chức gọn nhẹ, học sinh là trung tâm, chú trọng việc tổ chức đón học sinh đầu cấp, bảo đảm trở thành ngày hội khai trường của học sinh.

Đối với cấp học mầm non, tổ chức khai giảng theo hình thức “Ngày hội đến trường của bé” một cách linh hoạt, sáng tạo với nội dung phù hợp đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, nhằm tạo ấn tượng tốt, bảo đảm an toàn, sức khoẻ của trẻ và bảo vệ môi trường trong ngày đầu tiên của năm học mới. Thời lượng tổ chức tối đa 60 phút. Thời gian bắt đầu đón trẻ và tổ chức do phòng giáo dục và đào tạo thống nhất, chỉ đạo cơ sở giáo dục mầm non để phù hợp với trẻ.

Sau khi kết thúc lễ khai giảng, các trường học, cơ sở giáo dục tổ chức sinh hoạt đầu năm học từ 8 giờ 45 đến 9 giờ 30. Căn cứ tình hình thực tiễn, điều kiện của đơn vị và đặc thù riêng của từng cấp học, ngành học, các nhà trường, cơ sở giáo dục tổ chức các hoạt động sinh hoạt thiết thực, ý nghĩa, bảo đảm công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 theo quy định. Một số nội dung có thể triển khai như: Giới thiệu về truyền thống nhà trường, giới thiệu về thầy cô giáo, tổ chức học tập nội quy đối với học sinh, triển khai kế hoạch dạy học năm học mới…

TPO - Lễ khai giảng năm học 2022 - 2023 trên cả nước diễn ra sáng 5/9/2022, sau hai năm ngành giáo dục bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, năm học mới toàn ngành vẫn đối mặt với nhiều thách thức đòi hỏi giáo viên, học sinh nỗ lực, đổi mới sáng tạo để đạt mục tiêu đề ra.

Năm học 2022 - 2023 toàn ngành giáo dục có tổng số gần 23 triệu học sinh. Năm học này được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) xác định là năm trọng tâm triển khai nhiệm vụ đổi mới giáo dục ở bậc phổ thông, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trong đó, có việc triển khai dạy theo chương trình mới đối với lớp 3, lớp 7, lớp 10; thẩm định sách giáo khoa các lớp 4, 8, 11 và chuẩn bị biên soạn cho lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

Tình hình khai giảng năm học mới

Tình hình khai giảng năm học mới

Tình hình khai giảng năm học mới

Tình hình khai giảng năm học mới

Tình hình khai giảng năm học mới

Sáng 5/9/2022, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ khai giảng năm học 2022-2023 tại Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên (Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội). Ảnh: Như Ý

Để chuẩn bị cho tổ chức dạy học bắt buộc môn Tiếng Anh, Tin học đối với lớp 3 từ năm học 2022 - 2023, Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn các địa phương rà soát, chuẩn bị đội ngũ, phương án triển khai 2 môn học bắt buộc này, bảo đảm khi vào năm học mới, tất cả học sinh lớp 3 đều được học Tiếng Anh, Tin học theo đúng yêu cầu của Luật Giáo dục và Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Tình hình khai giảng năm học mới
Sáng 5/9/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dự Lễ khai giảng năm học 2022-2023 tại Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Ảnh: Dương Giang-TTXVN.

Tình hình khai giảng năm học mới

Tình hình khai giảng năm học mới

Lễ khai giảng trang trọng, ấm áp của cô và trò trường THCS Nguyễn Du, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Đối với lớp 10 - lớp đầu tiên triển khai theo tinh thần của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là định hướng nghề nghiệp ở bậc THPT, Bộ GD&ĐT đã có các chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể để địa phương, nhà trường triển khai việc lựa chọn môn học; chuẩn bị cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, nhất là đối với những môn học nghệ thuật lần đầu tiên được đưa vào tổ chức dạy và học.

Tình hình khai giảng năm học mới

Tình hình khai giảng năm học mới

Học sinh trường tiểu học Quan Hoa trong ngày khai giảng. Ảnh: Như Ý

Những ngày qua, để chuẩn bị cho lễ khai giảng, nhiều địa phương, các trường đã hoàn thiện cơ sở vật chất, kịp thời bổ sung đội ngũ giáo viên để chuẩn bị đón năm học mới. Nhiều địa phương tổ chức ngày tựu trường vào ngày 22/8 với lớp 1 và ngày 29/8 với các bậc học còn lại.

Ở nhiều nơi, các giáo viên và học sinh đã chuẩn bị những tiết mục văn nghệ, sản phẩm thủ công để trang trí trong ngày khai giảng. Ở một số nơi tổ chức ngày hội thao để giúp học sinh có buổi khai giảng đáng nhớ.

Năm học mới còn nhiều thách thức

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, hôm nay (5/9), học sinh trên toàn quốc khai giảng năm học mới 2022-2023, đánh dấu năm học đã bắt đầu trong tình hình mới, dịch bệnh được kiểm soát.

Tình hình khai giảng năm học mới

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trong một lần thăm trường học ở tỉnh Lào Cai.

Tuy nhiên, những việc ngành Giáo dục phải làm phía trước vẫn còn đầy thách thức. Đó là thách thức của việc khắc phục hậu quả rất nặng nề của dịch bệnh để lại. Thách thức của việc đổi mới giáo dục phổ thông và nâng cao chất lượng, phát triển hệ thống các cơ sở giáo dục đại học. Thách thức của sự vượt lên chính mình để khẳng định chất lượng giáo dục; tạo dựng thêm niềm tin của xã hội.

Ông Sơn mong muốn, toàn thể lực lượng giáo viên phấn đấu hoàn thiện bản thân và đổi mới sáng tạo để hoàn thành thật tốt công cuộc đổi mới. “Mong học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, tu dưỡng để đạt mục tiêu trở thành công dân tốt, là nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Mong quý vị phụ huynh chia sẻ với những khó khăn của ngành để có sự đồng hành, hỗ trợ mang đến kết quả giáo dục tốt nhất”, ông nói.

Tình hình khai giảng năm học mới

Tình hình khai giảng năm học mới

Tình hình khai giảng năm học mới

Những nữ sinh trường THPT Chu văn An, Hà Nội rạng ngời trong ngày khai giảng. Ảnh: Mạnh Thắng

Cũng theo Bộ trưởng, năm học mới 2022-2023 được xác định là năm trọng tâm triển khai nhiệm vụ đổi mới giáo dục ở bậc phổ thông, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng ngành phải làm là tiếp tục củng cố kiến thức. Bù đắp, hỗ trợ những học sinh chịu nhiều thiệt thòi trong đại dịch. Đặc biệt là các cháu chịu ảnh hưởng nặng của dịch bệnh, những cháu có hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ mất vì dịch bệnh... “Những phần việc như: Hỗ trợ về tâm lý, bù đắp về kiến thức, củng cố các kỹ năng… sẽ là công việc quan trọng mà ngành Giáo dục phải làm trong thời gian sắp tới. Để hoàn thành được nhiệm vụ này, cần có nỗ lực lớn của toàn ngành, sự phối hợp, quyết tâm của các địa phương, các bộ, ngành liên quan”, ông Sơn chia sẻ.

Giải quyết bài toán thiếu giáo viên

Cũng theo Bộ trưởng Sơn, ngành đã xác định, muốn đổi mới về phương pháp dạy học, về kiểm tra, đánh giá, trước hết đội ngũ giáo viên phải không ngừng đổi mới, nâng cao năng lực về cả kiến thức, kỹ năng sư phạm. Chỉ khi nào lực lượng giáo viên thay đổi tích cực, phát triển thì nhiệm vụ đổi mới giáo dục của toàn ngành mới được thực hiện tốt.

Trước thực tế thiếu giáo viên trầm trọng, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Bộ Nội vụ đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, bổ sung 27.850 biên chế giáo viên cho các địa phương năm 2022, bảo đảm nguyên tắc có học sinh phải có giáo viên đứng lớp.

Tháng 7/2022, Bộ Chính trị đã giao bổ sung 65.980 biên chế giáo viên trong giai đoạn từ 2022 đến năm 2026, riêng năm học 2022-2023 giao bổ sung 27.850 biên chế giáo viên mầm non, phổ thông công lập.

Ngay sau đó, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai tuyển dụng biên chế giáo viên mầm non, phổ thông. Đề nghị các địa phương tập trung các giải pháp để bảo đảm nguồn tuyển dụng biên chế giáo viên như: thông tin rộng rãi về biên chế tuyển dụng, làm việc với các cơ sở đào tạo để có nguồn tuyển dụng.

Về lâu dài, các địa phương phải có lộ trình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho ngành Giáo dục để bảo đảm có nguồn tuyển dụng cho lộ trình cấp bổ sung biên chế đến năm 2026. Phía Bộ GD&ĐT cũng đã có nhiều cuộc làm việc với các trường sư phạm. Tuy nhiên, để các chính sách hỗ trợ trong đào tạo sư phạm thực sự phát huy hiệu quả, cần có thêm sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa từ phía các Bộ, ngành và đặc biệt là từ phía các địa phương trong đặt hàng nhu cầu, tuyển dụng và sử dụng.

Theo Bộ GD&ĐT, tính đến năm học vừa qua, cả nước có khoảng 1,6 triệu giáo viên các cấp. Tính đến thời điểm này có khoảng 1% giáo viên nghỉ việc, chuyển việc làm khác. Trong bối cảnh thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới ở 3 cấp học, ngành đang đang đối mặt với bài toán khó đó là: thiếu giáo viên trầm trọng.

Tình hình khai giảng năm học mới

04/09/2022

Tình hình khai giảng năm học mới

04/09/2022