Tình hình Nhật Bản trong những năm 1918 đến năm 1939

III. Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)

1. Tìm hiểu về tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

Đọc thông tin, hãy:

  • Nêu nhận xét về tình hình Nhật Bản trong những năm 1918 – 1929.  
  • So sánh tình hình Nhật Bản với nước Mỹ trong cùng giai đoạn.

Tình hình Nhật Bản trong những năm 1918 – 1929:

Nhật Bản thu được nhiều lợi nhuận, không mất mát gì sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và nhanh chóng trở thành cường quốc duy nhất ở châu Á.

Tuy nhiên, nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng không đều, không ổn định, mất cân đối giữa nông nghiệp và công nghiệp:

  • Công nghiệp: Trong vòng 5 năm (1914 - 1919), sản lượng công nghiệp của Nhật Bản tăng gấp 5 lần. Nhiều công ti mới xuất hiện, mở rộng sản xuất và xuất khẩu hàng hóa ra các thị trường châu Á.
  • Nông nghiệp: không có gì thay đổi, những tàn dư phong kiến vẫn còn tồn tại nặng nề ở nông thôn. Giá thực phẩm, nhất là giá gạo tăng cao làm cho đời sống nhân dân vô cùng khó khăn.
  • Năm 1927, Nhật Bản lại lâm vào một cuộc khủng hoảng tài chính làm cho 30 ngân hàng phải đóng cửa.

Như vậy, thời kì 1918 - 1929 chỉ là thời kì phục hồi ngắn ngủi của nền kinh tế Nhật Bản.

So sánh tình hình Nhật Bản với nước Mỹ trong cùng giai đoạn:

 Nhật
Kinh tế- Điều kiện:+ Không bị chiến tranh tàn phá.+ Thu lợi nhuận sản xuất vũ khí.+ Lợi dụng châu Âu có chiến tranh để sản xuất hàng hóa, xuất khẩu.- Biểu hiện: Năm 1914 - 1919+ Sản lượng công nghiệp tăng 5 lần.+ Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng 4 lần.

+ Dự trữ vàng và ngoại tệ tăng 6 lần.

- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Mĩ có nhiều lợi thế: + Mĩ trở thành chủ nợ của Châu Âu (Anh, Pháp nợ 10 tỉ USD).+ Thu lợi nhuận lớn nhờ buôn bán vũ khí và hàng hoá.+ Mĩ chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.- Năm 1923 - 1929, sản lượng công nghiệp tăng 69%, năm 1929 chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới.- Đứng đầu thế giới về sản xuất ôtô thép, dầu hoả.

- Năm 1929, nắm trong tay 60% dự trữ vàng của thế giới, trở thành chủ nợ của thế giới

Chính trị – xã hội

- Khó khăn: Thiếu nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, mất cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp...

- Phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân bùng nổ mạnh.+ “Bạo động lúa gạo” – mang tính chất quần chúng.

+ Tháng 7/1922, Đảng Cộng sản được thành lập.

- Nắm chính quyền là tổng thống Đảng cộng hoà.- Thực hiện chính sách ngăn chặn công nhân đấu tranh, đàn áp những tư tưởng tiến bộ.

Nhà ở của người lao động Mỹ những năm 20 thế kỷ XX.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1: Trang 75 – sgk lịch sử 11

Tình hình Nhật Bản trong những năm 1918 – 1929 có những điểm gì nổi bật?


Tình hình Nhật Bản trong những năm 1918 – 1929:

Về kinh tế:

  • Sau thế chiến tranh thế giới thứ nhất, kinh tế Nhật Bản phát triển nhưng ngắn ngủi hơn các nước Tây Âu.
  • Sau cuộc khủng hoảng 1920 – 1921 đến năm 1926 kinh tế Nhật Bản mới ổn định.
  • Năm 1927, Nhật lại rơi và tình trạng khủng hoảng kinh tế.
  • Nền kinh tế Nhật Bản phát triển chủ yếu dựa vào xuất khẩu hàng hóa và nhập khẩu nguyên liệu nên khó khăn trong cạnh tranh với Mĩ và Tây Âu.

Về xã hội:

  • Xã hội không ổn định, các chính phủ thay nhau liên tiếp
  • Mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay gắt, công nhân thất nghiệp ngày càng tăng, nông dân bị bần cùng hóa, nổi dậy đấu tranh.


Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) (P2)

Từ khóa tìm kiếm Google: nhật bản giữa hai cuộc chiến tranh, trả lời câu hỏi bài 14 lịch sử 11, tình hình nhật bản 1918 - 1929, nhật bản có gì nổi bật giai đoạn 1918 - 1929.

I. Nhật Bản trong những năm 1918 - 1929

1. Nhật Bản trong những năm đầu sau chiến tranh (1918 - 1923).

- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế công nghiệp:

+ Lợi dụng châu Âu có chiến tranh, Nhật tranh thủ sản xuất hàng hóa và xuất khẩu nân sản xuất công nghiệp của Nhật tăng nhanh.

+ Từ năm 1914 – 1919, sản lượng công nghiệp Nhật tăng 5 lần, tổng giá trị xuất khẩu gấp 4 lần, dự trữ vàng và ngoại tệ tăng gấp 6 lần. Nhưng từ năm 1920 – 1921, Nhật Bản lâm vào khủng hoảng.

- Về nông nghiệp:

+ Tàn dư phong kiến còn tồn tại đã kiềm hãm sự phát triển của kinh tế nông nghiệp.

+ Giá lương thực, thực phẩm vô cùng đắt đỏ.

+ Đời sống của người lao động không được cải thiện.

- Phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân bùng lên mạnh mẽ.

- Năm 1918, quần chúng nổi dậy đánh phá các kho thóc, mở đầu cuộc “bạo động lúa gạo” lan rộng cả nước.

- Tháng 7/1922, Đảng Cộng sản Nhật được thành lập.

2. Nhật Bản trong những năm ổn định (1924 - 1929).

- Năm 1926, sản lượng công nghiệp phục hồi và vượt mức trước chiến tranh.

- Năm 1927, khủng hoảng tài chính bùng nổ làm 30 ngân hàng ở Tô-ki-ô bị phá sản.

+ Nguyên nhân là do thiếu nguyên liệu, nhiên liệu.

+ Số người thất nghiệp tăng nhanh.

+ Nông dân bị bần cùng hóa, sức mua kém càng làm cho thị trường trong nước bị thu hẹp.

- Những năm đầu thập niên 20 của thế kỉ XX, Nhật đã thi hành một số cải cách chính trị (ban hành luật bầu cử phổ thông cho nam giới, cắt giảm ngân sách quốc phòng); giảm bớt căng thẳng trong quan hệ với các cường quốc khác.

+ Những năm cuối thập niên 20, chính phủ Ta-na-ca thực hiện những chính sách đối nội và đối ngoại hiếu chiến. Cùng với việc quân sự hóa đất nước, năm 1927, Ta-na-ca vạch kế hoạch chiến tranh toàn cầu. Hai lần xâm lược Sơn Đông (Trung Quốc) song đều thất bại.

II. Khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) và quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản

1. Khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản.

- Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 làm kinh tế Nhật bị giảm sút trầm trọng, nhất là trong nông nghiệp do lệ thuộc vào thị trường bên ngoài.

- Sản lượng công nghiệp 1931 giảm 32,5%, nông phẩm giảm 1,7 tỉ yên; ngoại thương giảm 80%; đồng yên sụt giá nghiêm trọng.

- Mâu thuẫn xã hội lên cao, những cuộc đấu tranh của nhân dân lao động bùng nổ quyết liệt.

2. Quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.

- Để khắc phục hậu quả và giải quyết khó khăn thiếu nguyên nhiên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa, chính phủ  Nhật quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược.

- Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật kéo dài trong thập niên 30. Song song với quá trình quân phiệt hóa, Nhật đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa:

+ Năm 1931, Nhật đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc, biến đây thành bàn đạp để tấn công châu Á.

+ Nhật Bản đã trở thành lò lửa chiến tranh ở châu Á và thế giới.

3. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản.

- Trong những năm 30 của thế kỉ XIX, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật do Đảng Cộng sản lãnh đạo diễn ra sôi nổi.

- Hình thức đấu tranh gồm biểu tình, bãi công, thành lập Mặt trận nhân dân. Cuộc đấu tranh đã góp phần làm chậm lại quá trình quân phiệt hóa bộ máy Nhà nước ở Nhật.

- Năm 1939, có 40 cuộc đấu tranh chống chiến tranh của binh sĩ trong quân đội Nhật Bản.


Page 2

Tình hình Nhật Bản trong những năm 1918 đến năm 1939

SureLRN

Tình hình Nhật Bản trong những năm 1918 đến năm 1939

(trang 97 sgk Lịch Sử 8): - Em có nhận xét gì về tình hình nước Nhật trong những năm 1918 -1929 ?

Trả lời:

- Sau Chiến tranh thế giưới thứ nhất, Nhật Bản là nước thứ hai (sau Mĩ) thu được nhiều lợi nhuận và không thiệt hại gì nhiều. Nhật Bản trở thành một cường quốc duy nhất ở châu Á được các nước lớn, trong đó có Mĩ thừa nhận.

- Tuy nhiên, nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng không đều, không ổn định, mất cân đối giữa nông nghiệp và công nghiệp, lại chịu nhiều tác động của trận động đất (tháng 9-1923) làm cho thủ đô Tô-ki-ô gần như sụp đổ.

(trang 98 sgk Lịch Sử 8): - Trình bày kế hoạch xâm lược của Nhật Bản

Trả lời:

Ngay từ năm 1927, thủ tướng Nhật Bản Ta-na-ca đã đệ trình lên Nhật hoàng kế hoạch xâm lược và thống trị thế giới: khởi đầu là chiếm Trung Quốc, nơi tập trung 82% tổng số vốn đầu tư của Nhật Bản, sau đó là châu Á và cuối cùng là toàn thế giới. Tháng 9 - 1931, Nhật Bản tiến đánh vùng Đông Bắc Trung Quốc, mở đầu cuộc xâm lược Trung Quốc với quy mô ngày càng mở rộng, đánh dấu việc hình thành lò lửa chiến tranh ở châu Á - Thái Bình Dương.

(trang 98 sgk Lịch Sử 8): - Cuộc đấu tranh chống phát xít của nhân dân Nhật Bản đã diễn ra như thế nào ?

Trả lời:

Trong những năm 1929-1939, cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản, mà hạt nhân lãnh đạo là Đảng Cộng sản, đã diễn ra nhiều hình thức nhằm chống lại quá trình phát xít hóa ở Nhật, cuộc đấu tranh không những lan rộng trong các tầng lớp nhân dân mà còn lôi cuốn cả binh lính và sĩ quan Nhật tham gia.

Bài 1 (trang 98 sgk Lịch sử 8): Kinh tế Nhật Bản đã phát triển như thế nào sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

Lời giải:

- Sau Chiến tranh thế giưới thứ nhất, Nhật Bản là nước thứ hai (sau Mĩ) thu được nhiều lợi nhuận và không thiệt hại gì nhiều. Nhật Bản trở thành một cường quốc duy nhất ở châu Á được các nước lớn, trong đó có Mĩ thừa nhận.

- Tuy nhiên, nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng không đều, không ổn định, mất cân đối giữa nông nghiệp và công nghiệp, lại chịu nhiều tác động của trận động đất (tháng 9-1923) làm cho thủ đô Tô-ki-ô gần như sụp đổ.

Bài 2 (trang 98 sgk Lịch sử 8): Vì sao giới cầm quyền Nhật Bản tiến hành chiến tranh xâm lược bành trướng ra bên ngoài?

Lời giải:

Giới cầm quyền Nhật Bản chủ trương tiến hành chiến tranh xâm lược bành trướng ra bên ngoài để giải quyết những khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa, thực hiện tham vọng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của đế quốc Nhật.

Bài tập Sách bài tập

Bài 1 trang 62 VBT Lịch Sử 8: Hãy điền những nét lớn về tình hình Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1929 trên các mặt:

Lời giải:

 - kinh tế:

   + 1918 – 1927: nền kinh tế Nhật Bản phát triển: sản lượng công nghiệp tăng nhanh, thị trường buôn bán được mở rộng....

   + Từ 1927, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế Nhật Bản lâm vào khủng hoảng.

   - xã hội: Hàng loạt các cuộc đấu tranh chống chính phủ của quần chúng lao động đã diễn ra. Tiêu biểu là: cuộc “bạo động lúa gạo” (1918)....

Bài 2 trang 62 VBT Lịch Sử 8: Lập bảng so sánh tình hình Nhật Bản và nước Mĩ trong những năm 1918 – 1929 trên các mặt:

Lời giải:

Nội dungNhật Bản
Hoàn cảnh lịch sử- Được hưởng nhiều lợi ích từ chiến tranh thế giới thứ nhất.- Được hưởng nhiều lợi ích từ chiến tranh thế giới thứ nhất.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế- Kinh tế phát triển trong một thời gian ngắn rồi nhanh chóng lâm vào khủng hoảng, suy thoái.- Kinh tế bước vào thời kì phát triển phồn vinh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.
Tình hình chính trị - xã hội- chính trị - xã hội không ổn định: phong trào đâuts tranh của nhân dân lao động diễn ra sôi nổi.- Nền thống trị của giai cấp tư sản được củng cố.

- xã hội ổn định.

Bài 3 trang 63 VBT Lịch Sử 8: Trình bày những nét nổi bật của tình hình nước Nhật trong những năm 1929 – 1939:

   a. Tác động của khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đối với nước Nhật:

   b. Nhật Bản đi theo con đường phát xít hóa như thế nào?

Lời giải:

 a. - Kinh tế: Lâm vào khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng: năm 1931, sản lượng công nghiệp giảm 32.5%, ngoại thương giảm 80% so với năm 1929.

   - Xã hội: hàng triệu người thất nghiệp, các cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân diễn ra sôi nổi.

   - chính trị: lực lượng quân phiệt ngày càng tăng cường ảnh hưởng trong đời sống chính trị Nhật Bản.

   b. - Nhật Bản chuyển sang chế độ độc tài phát xít thông qua việc:

   + Thứ nhất: Quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.

  + Thứ hai: tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa: Tháng 9/1931, Nhật Bản đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc và biến toàn bộ vùng đất này thành thuộc địa.