Toàn chân giáo vì sao diệt vong

Sau Cách mạng tháng Tám, thực dân Pháp được sự hỗ trợ của các thế lực đế quốc quay trở lại xâm lược nước ta. Ngày 19/12/1946, đáp lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh “thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã nhất tề bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ chống kẻ thù xâm lược.

Thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, với vũ khí thô sơ và tinh thần “cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh”, quân và dân ta đã lần lượt đánh bại các chiến lược quân sự của thực dân Pháp. Quân ta càng đánh, càng mạnh, càng thắng, quân viễn chinh Pháp ngày càng lún sâu vào thế bị động, lúng túng. Vùng giải phóng mở rộng, chính quyền nhân dân được củng cố. Đến năm 1953, nhân dân và quân đội ta đã làm chủ trên chiến trường. Để cứu vãn tình thế, bước vào Thu - Đông năm 1953, thực dân Pháp và bọn can thiệp Mỹ đã cho ra đời Kế hoạch Na-va tăng viện lớn về binh lực và chi phí chiến tranh, mưu toan trong vòng 18 tháng sẽ tiêu diệt phần lớn bộ đội chủ lực của ta, kiểm soát lãnh thổ Việt Nam và bình định cả Nam Đông Dương. Kế hoạch Na-va là kế hoạch chung, là nỗ lực cuối cùng của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ nhằm giành lại thế chủ động có tính quyết định về quân sự trên chiến trường, làm cơ sở cho một giải pháp chính trị có lợi cho chúng. Pháp và Mỹ đã lập 07 sư đoàn cơ động chiến lược với 27 binh đoàn làm nắm đấm thép.

Tháng 9/1953, Bộ Chính trị họp bàn và quyết định mở cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân với phương châm: tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt, tiêu diệt sinh lực địch, bồi dưỡng lực lượng ta, chọn nơi địch sơ hở và nơi tương đối yếu mà đánh, chọn những hướng địch có thể đánh sâu vào vùng tự do, đẩy mạnh chiến tranh du kích, giữ vững thế chủ động, kiên quyết buộc địch phải phân tán lực lượng. Quân và dân ta đã phối hợp với quân và dân các nước Lào, Campuchia liên tiếp mở chiến dịch và giành thắng lợi ở Lai Châu, Trung Lào, Hạ Lào, Đông Campuchia, Tây Nguyên và Thượng Lào, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, mở rộng vùng giải phóng, làm phá sản âm mưu tập trung lực lượng của địch, buộc quân Pháp phải phân tán lực lượng để đối phó trên khắp chiến trường Đông Dương, đẩy chúng vào tình thế bị động chiến lược. Khi phát hiện hướng tiến công chiến lược của ta vào Tây Bắc, Lai Châu và Thượng Lào, Bộ chỉ huy quân viễn chinh Pháp đã cho quân nhảy dù chiếm Điện Biên Phủ, đây là cứ điểm có ý nghĩa chiến lược khống chế cả một vùng rộng lớn của Tây Bắc và Thượng Lào. Pháp và Mỹ đã liên tiếp cho tăng cường lực lượng, xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, với 16.200 quân gồm 21 tiểu đoàn trong đó có 17 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng, 1 phi đội không quân, 1 đại đội vận tải cơ giới, được bố trí thành 3 phân khu Bắc, Trung, Nam với 49 cứ điểm; hệ thống hỏa lực mặt đất có 2 tiểu đoàn pháo 105mm, 1 đại đội pháo 155mm, 1 đại đội súng cối 120mm được bố trí ở Mường Thanh và Hồng Cúm; hai sân bay Mường Thanh và Hồng Cúm với gần 100 lần máy bay lên, xuống mỗi ngày có thể vận chuyển khoảng 200 đến 300 tấn hàng và thả dù từ 100 đến 150 tên địch. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được tướng Na-va coi như “một pháo đài không thể công phá”, là nơi thu hút để tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta. Điện Biên Phủ đã trở thành quyết chiến điểm của Kế hoạch Na-va.

Trước tình hình đó, ngày 06/12/1953, Bộ Chính trị họp bàn, quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ và thông qua phương án tác chiến, thành lập Bộ Chỉ huy chiến dịch, Đảng ủy mặt trận do Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy chiến dịch. Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng cung cấp mặt trận do đồng chí Phạm Văn Đồng làm Chủ tịch. Với ý nghĩa đặc biệt quan trọng của chiến dịch, Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy đã quyết định tập trung 4 đại đoàn bộ binh, 1 đại đoàn công pháo với tổng quân số trên 40.000 người. Cả nước đã tập trung sức mạnh cho mặt trận Điện Biên Phủ với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, các đơn vị bộ đội chủ lực nhanh chóng tập kết, ngày đêm bạt rừng, xẻ núi mở đường, kéo pháo, xây dựng trận địa, sẵn sàng tiến công địch; 261.451 dân công, thanh niên xung phong bất chấp bom đạn hướng về Điện Biên để bảo đảm hậu cần phục vụ chiến dịch.

Ngày 25/01/1954, các đơn vị bộ đội ta đã ở vị trí tập kết sẵn sàng nổ súng theo phương châm tác chiến “đánh nhanh, giải quyết nhanh”. Nhưng nhận thấy địch đã tăng cường lực lượng phòng ngự vững chắc, Bộ Chỉ huy và Đảng ủy chiến dịch đã đưa ra quyết định đúng đắn: giữ vững quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, thay đổi phương châm tác chiến sang “đánh chắc, tiến chắc”. Đây là quyết định đúng đắn nhưng thời gian tác chiến dài hơn, cách đánh cũng khác hơn nên có những việc ta phải chuẩn bị lại từ đầu, như là việc tổ chức, bố trí hệ thống hỏa lực chiến dịch. Với địa hình hiểm trở, pháo của ta kéo vào tập trung tại trận địa, nay lại phải kéo pháo phân tán ra các trận địa mới trên các điểm cao tạo thành vòng cung bao vây tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, để bắn trực tiếp vào các mục tiêu dưới lòng chảo. Với tinh thần quả cảm, không quản ngại gian khổ, hy sinh, quân và dân ta đã vượt qua thử thách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.   

Trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ đã diễn ra 3 đợt:

Đợt 1: Từ ngày 13 đến 17/3/1954, quân ta đã mưu trí dũng cảm tiêu diệt gọn cụm cứ điểm Him Lam và Độc Lập, bức hàng cứ điểm Bản Kéo, phá vỡ cửa ngõ phía Bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ; diệt và bắt sống trên 2.000 tên địch, phá hủy 25 máy bay, xóa sổ 01 trung đoàn, uy hiếp sân bay Mường Thanh; đại tá Pirốt, Tư lệnh pháo binh Pháp ở Điện Biên Phủ, bất lực trước pháo binh của ta đã dùng lựu đạn tự sát.

Đợt 2: Từ ngày 30/3 đến ngày 30/4/1954, quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm thắt chặt vòng vây, chia cắt và liên tục tiến công, kiểm soát sân bay Mường Thanh, hạn chế tiếp viện của địch cho tập đoàn cứ điểm. Địch hết sức ngoan cố, muốn kéo dài thời gian. Na-va hy vọng đến mùa mưa ta phải cởi vòng vây. Đây là đợt tấn công dai dẳng, dài ngày nhất, quyết liệt nhất, gay go nhất, ta và địch giành giật nhau từng tấc đất, từng đoạn giao thông hào. Đặc biệt, tại đồi C1 ta và địch giằng co nhau tới 20 ngày, đồi A1 giằng co tới 30 ngày. Sau đợt tấn công thứ 2, khu trung tâm Điện Biên Phủ đã nằm trong tầm bắn các loại súng của ta, quân địch rơi vào tình trạng bị động, mất tinh thần cao độ.

Đợt 3: Từ ngày 01/5 đến ngày 07/5/1954, quân ta đánh chiếm các cứ điểm phía Đông và mở đợt tổng công kích tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đêm ngày 06/5/1954, tại đồi A1 trận chiến đấu giữa ta và địch diễn ra quyết liệt, quân ta ào ạt xông lên tiêu diệt các lô cốt và dùng thuốc nổ phá các hầm ngầm. Tên chỉ huy đồi A1 và khoảng 400 tên địch còn sống sót đã phải xin đầu hàng. 17 giờ 30 phút ngày 07/5/1954, ta chiếm sở chỉ huy của địch, tướng Đờ Cát cùng toàn bộ Bộ Tham mưu và binh lính tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ phải ra hàng. Lá cờ “quyết chiến, quyết thắng” của quân ta tung bay trên nóc hầm chỉ huy của địch. Ngay trong đêm đó, quân ta tiếp tục tiến công phân khu Nam, đánh địch tháo chạy về Thượng Lào, đến 24 giờ toàn bộ quân địch đã bị bắt làm tù binh.

Sau 56 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên địch, bắn rơi 62 máy bay, thu 64 ô tô và toàn bộ vũ khí, đạn dược, quân trang quân dụng của địch.

Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ là một trận quyết chiến chiến lược, là trận đánh lừng lẫy năm châu “chấn động địa cầu”, trực tiếp đưa đến việc ký Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Đông Dương; tạo cơ sở và điều kiện để nhân dân ta tiếp tục giành thắng lợi vĩ đại trong cuộc kháng chiến bảo vệ và xây dựng Tổ quốc sau này.

Sỹ Thành  

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy  

Giải thoát nghĩa là cởi mở những dây ràng buộc mình vào một hoàn cảnh đau khổ nghịch ý.

Niết Bàn (Nirvana) của đạo Phật không phải là một cõi thiên đàng như nhiều người lầm tưởng. Người ta thường cho rằng tu học là cốt để được giải thoát khỏi cuộc đời nầy, và khi chết, được đưa vào một thế giới đẹp đẽ, đầy đủ những lạc thú, không sợ một khổ đau nào xâm chiếm. Thế giới đẹp đẽ ấy gọi là Cực Lạc, hoặc là Niết Bàn. Thật không có gì lầm lạc hơn nữa.

Ðạo Phật chủ trương vạn vật vô thường và vô ngã và vì thế, không bao giờ công nhận có một sự tồn tại bất biến của một thế giới, dù thế giới ấy là thế giới Cực Lạc.

Cuộc sống là gì? Là một giòng biến chuyển. Vì có biến chuyển nên mới có sinh diệt thành hoại: mà có sinh diệt thành hoại tức là có thời gian. Ý niệm về thời gian không thể nào tách biệt khỏi ý niệm biến chuyển: nếu không có biến chuyển, không có thời gian, thì sẽ không có sự sống.

Ta thử tưởng tượng thời gian ngừng hẳn lại, vạn vật im lìm, bất biến, bất động… Không thể nào có sự sống được. Sự tồn tại im lìm nầy là một cái chết hoàn toàn. Giả sử Niết Bàn là một cuộc sống đi nữa, thì cuộc sống nầy hẳn cũng không phải là một cuộc sống hạnh phúc, vì đã là một cuộc sống, tất nhiên phải là một dòng biến chuyển, mà đã có biến chuyển là có thành hoại, có sinh diệt, có đau khổ.

Nếu Niết Bàn không phải là một cảnh giới, một cuộc sống, thì là gì?

Về vấn đề nầy, lắm nhà học giả nghiên cứu chưa đến nơi đến chốn, đã vội kết luận rằng Niết Bàn là một trạng thái diệt hoại, hư vô. Nói như thế, tuy họ tỏ ra đã hiểu Niết Bàn không phải là một cảnh giới Cực Lạc, nhưng họ cũng lại tỏ ra rằng họ chưa hiểu Niết Bàn là gì. Bảo Niết Bàn là diệt hoại, hư vô, lại bảo rằng Niết Bàn là một “trạng thái” (état) thì có nghe được không? “Trạng thái” là gì? Tạm cho là tình trạng đi. Nhưng tình trạng của cái gì? Có phải là của một cá vật nào đó không? Nếu thế cái trạng thái nầy cũng luôn luôn chuyển biến, vì không có cá vật nào mà không chuyển biến. Còn nếu là sự diệt hoại, sự hư vô, thì làm gì có trạng thái mà gọi là trạng thái diệt hoại, hư vô.

Cho nên bảo rằng Niết Bàn là một trạng thái thì không đúng. Chữ Niết Bàn vốn là do tiếng phạn Nirvana, có thể dịch là diệt độ, là giải thoát. Cần có một câu giải thích để khỏi hiểu lầm. Diệt độ không có nghĩa là một sự tiêu diệt hoàn toàn thành hư vô như các học giả Tây Phương lầm tưởng. Diệt đây có nghĩa là sự chấm dứt của dòng nhân quả nghiệp báo. Ðộ có nghĩa là qua khỏi dòng mê mờ để lên bờ giác ngộ giải thoát. Ðạo Phật chủ trương rằng sự sống của một chúng sinh là một dòng biến chuyển liên tục theo đà nhân quả tiếp nối của ngũ uẩn. Ðộng cơ của dòng sống ấy là ham muốn, là dục vọng. Còn ham muốn, còn dục vọng, là còn sự sống, còn luân hồi sinh tử, cũng như còn dầu còn bấc thì đèn còn cháy vậy. Khi dục vọng tiêu diệt, dòng biến chuyển của ngũ uẩn sẽ dừng lại và hết sinh diệt. Lúc bấy giờ Niết Bàn hiển hiện. Niết Bàn là sự hiển hiện của bản thể sáng suốt mầu nhiệm, hoặc nói cho khác hơn, là sự thể nhập vào bản thể vô biên trong sáng của một chúng sinh giải thoát.

Niết Bàn có hai thứ: Niết Bàn Hữu Dư Y và Niết Bàn Vô Dư Y.

Một chúng sinh được giải thoát, song còn thân mạng và còn hoàn cảnh tồn tại: sinh hoạt với thân mạng ấy và hoàn cảnh ấy mà vẫn an nhiên, giải thoát, vẫn không bị sự vật lung lạc, kéo lôi theo đà lo sợ đau buồn. Như thế là Niết Bàn Hữu Dư Y. Khi thân mạng và hoàn cảnh hết tồn tại, thì sự thể nhập bản thể được thực hiện: đấy là Vô Dư Y Niết Bàn, không có sinh tử, không có khổ đau, vì Vô Dư Y Niết Bàn không phải là một cuộc sống có sinh diệt. Vô Dư Y Niết Bàn là bản thể thường còn bất sinh bất diệt của vạn loại hữu tình và vô tình, không thể dùng ngôn ngữ để hình dung, trí thức để quan niệm.

Tuy nhiên từ Niết Bàn Vô Dư Y có thể hiện ra diệu dụng mầu nhiệm. Hóa thân của các Ðức Phật, các vị Bồ Tát đều là những biến hiện “tùy duyên” của các bậc giải thoát an trú trong Vô Dư Y Niết Bàn. Ở quả vị Phật, có hai loại trí tuệ: một loại là Vô Phân Biệt Trí, cùng với bản thể chân như an trú, không phân biệt đối tượng và chủ thể; một loại là Sai Biệt Trí có khả năng nhận thức các hiện biến nhiệm mầu của bản thể thường trú, tức là thế giới hiện tượng. Nhận thức như thế đó để hóa độ, để hoàn thành bản nguyện độ sanh.

Thế giới hiện tượng là thế giới diệu dụng biến hóa của thế giới bản thể. Nhưng vì vô minh che lấp, chúng sinh nhìn thế giới ấy như một thế giới khổ đau, đen tối, vì đã đem ác nghiệp của mình để hòa hợp vào đó, hoặc nói khác hơn, vì đã có một nhận thức sai lạc lấm láp phần chủ quan đen tối. Mang một cặp kính ác nghiệp, chúng sinh nhìn thế giới hiện tượng mầu nhiệm kia thành một thế giới đau thương và với ác nghiệp mình, lăn lộn trong thế giới đau thương rất “chủ quan” ấy.

Các vị chứng ngộ xưa đã từng ca ngợi trăng nước muôn hoa là những biểu hiện của bản thể, là vì họ đã lột bỏ được cặp kính vô minh đó, và kinh Pháp Hoa cũng dạy rằng chim kêu hoa nở là hiện tượng mầu nhiệm của bản thể, của “pháp thân” bất diệt:

Chư pháp tùng bản lai,

Thường tự tịch diệt tướng.

Xuân đáo bách hoa khai,

Hoàng oanh đề liễu thượng

Dịch:

Các hiện tượng xưa nay,

Bản tính thường vắng lặng.

Xuân đến trăm hoa mừng,

Oanh vàng ca liễu thắm.

Vậy bản thể của các hiện tượng vốn là chân như sáng suốt, không sinh diệt, là Niết Bàn. Vậy Niết Bàn là qua bờ bên kia, là giải thoát, là chấm dứt sinh tử. Nhưng chỉ là chấm dứt sự sinh tử mà chủ thể sinh tử là bị động. Một chúng sinh giải thoát, có Niết Bàn, có thể an nhiên sinh hoạt trong sinh tử mà vẫn không thấy có sinh tử, khổ đau, vẫn có trong tay một khả năng mầu nhiệm, tự do sinh diệt, tự do an trụ, tự do Niết Bàn. Khả năng ấy, đạo Phật gọi là khả năng tùy duyên hóa độ, là khả năng “tự tại”, một trong bốn đức của Niết Bàn: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. Tự Tại là ngã vậy.

Ở đây cũng cần giải thích chữ Phật.

Phật là gì? Phật là một bậc có khả năng viên mãn để có thể giác ngộ cho mình và cho người. Các vị Bồ Tát cũng có khả năng ấy nhưng chưa được viên mãn như Phật, nên chưa có thể gọi là “giác hạnh viên mãn”.

Phật là một hóa hiện viên mãn nhất, tốt đẹp nhất, và xứng đáng nhất cho bản thể sáng suốt. Vì là một hóa hiện, một biểu hiện, nên “các đức Phật”, đều là những hóa thân của Phật, chứ chưa hẳn là Phật. Hóa thân (như cá nhân đức Thích Ca) thì có sinh có diệt, chứ pháp thân, tức là Phật, thì luôn luôn bất diệt bất sinh. Cũng như các lớp sóng có lên có xuống, có thành có hoại, chứ bản thể của các lớp sóng là nước thì chẳng lên xuống, thành vỡ bao giờ.

Vậy một chúng sinh thành Phật tức là thể nhập vào bản thể vô biên, hoàn toàn sáng suốt. Và từ bản thể sáng suốt ấy, từ Niết Bàn ấy, có thể hoàn toàn tự do tự tại để hóa thân, sinh hoạt, trôi nổi trong sự sinh tử biến hoại của thế giới hiện tượng mà vẫn an nghiên giải thoát, không bao giờ bị lôi cuốn theo nghiệp lực như vô lượng chúng sinh. Ðến đây, ta mới hiểu được câu kinh mầu nhiệm nầy mà mọi người đều truyền tụng “Niết Bàn tức là sinh tử, sinh tử tức là Niết Bàn”. Quả thực, Niết Bàn không tồn tại ngoài sinh tử, và chính trong sinh tử, các đức Phật đã tìm thấy Niết Bàn.

Ðể chấm dứt bài nầy, ta hãy đọc đoạn thâm thúy sau đây trong kinh Phạm Võng:

"Chân tướng của mọi hiện tượng là bất sinh bất diệt, không thường cũng không đoạn, không sinh tử, không Niết Bàn. Kẻ ngu si sợ hư không mà muốn đi trốn thì dù bỏ hư không mà chạy cũng không thể nào thoát được hư không. Kẻ đi tìm hư không dù có chạy khắp đông tây nam bắc cũng không tìm thấy hư không. Nhưng kẻ ấy chỉ biết cái Danh của hư không mà không phân biệt được cái Thực của hư không.

Nay có kẻ muốn tìm Niết Bàn, thường qua lại trong Niết Bàn mà không biết đó là Niết Bàn, chỉ thấy toàn là sinh tử phiền não: kẻ ấy chỉ biết cái Danh của Niết Bàn mà không biết cái Thực của Niết Bàn vậy".

Cho nên, ta không thể bảo Niết Bàn có ngoài sinh tử cũng không thể bảo rằng giải thoát tức là lìa bỏ đời hiện tại. Chính trong hiện tại, con người phải tìm ra Niết Bàn: con người vẫn có thể giải thoát mà không rời thế gian sinh diệt.