Top 100 nhà kinh tế có ảnh hưởng nhất năm 2022

CNBC đã so sánh GDP danh nghĩa tính theo USD của các nước có trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới của IMF.

GDP danh nghĩa là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong một nền kinh tế, nhưng không loại trừ tác động của lạm phát. Do đó, thước đo này đôi khi phản ánh quá cao hoặc quá thấp giá trị kinh tế thực của một nước.

Giá trị GDP danh nghĩa xác định theo một đồng tiền phổ biến là cách để tính toán và so sánh quy mô kinh tế của các nước. Giá trị này cũng phản ánh sơ lược về tầm ảnh hưởng khác nhau của những diễn biến, chẳng hạn như diễn biến của đại dịch Covid-19, đến các nền kinh tế ra sao.

Dưới đây là những thay đổi chính về vị trí xếp hạng của 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trước và sau đại dịch.

Top 100 nhà kinh tế có ảnh hưởng nhất năm 2022
Top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2019. Nguồn: Internet

Ấn Độ đã tụt hạng so với Vương quốc Anh

Ấn Độ vốn là nền kinh tế lớn thứ năm thế giới vào năm 2019, đã tụt xuống vị trí thứ 6 sau Vương quốc Anh vào năm 2020. Quốc gia Nam Á này được dự đoán sẽ không giành lại được vị trí thứ năm trong bảng xếp hạng kinh tế toàn cầu cho đến năm 2023.

Năm 2020, Ấn Độ đã bị ảnh hưởng bởi các đợt phong tỏa quốc gia nghiêm ngặt do nước này phải vật lộn để ngăn chặn Covid-19. Hiện nay, các nhà kinh tế học cho rằng viễn cảnh kinh tế Ấn Độ sẽ không có dấu hiệu tích cực do tình hình dịch bệnh chuyển biến nghiêm trọng bất ngờ. Tuần trước, Ấn Độ đã trở thành quốc gia bị nhiễm bệnh nặng thứ hai trên toàn cầu, chỉ sau Mỹ.

Các nhà kinh tế ước tính rằng một tháng phong tỏa trên toàn quốc sẽ làm giảm 100-200 điểm cơ bản so với GDP hàng năm của Ấn Độ.

Top 100 nhà kinh tế có ảnh hưởng nhất năm 2022
Top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2020. Nguồn: Internet

Brazil rớt khỏi top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới

Brazil tụt hạng từ nền kinh tế lớn thứ 9 vào năm 2019 xuống nền kinh tế lớn thứ 12 trong năm 2020. Đây là quốc gia duy nhất rơi khỏi top 10. Theo dự báo của IMF, quốc gia Nam Mỹ sẽ nằm ngoài top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới ít nhất đến năm 2026.

Brazil có số lượng bệnh nhân tử vong do Covid cao thứ ba trên toàn cầu. Tuy nhiên, Tổng thống Jair Bolsonaro lại xem nhẹ mối đe dọa từ dịch bệnh mà nhiều lần từ chối áp đặt lệnh phong tỏa quốc gia để ngăn chặn Covid-19. Các nhà kinh tế cho rằng nền kinh tế Brazil sẽ chật vật để phục hồi trong những năm tới.

Hàn Quốc lọt vào top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới

Khi Brazil rớt khỏi nhóm 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới, Hàn Quốc vươn lên vị trí thứ 10 và dự kiến sẽ đứng ở vị trí này ít nhất đến năm 2026.

Đầu năm 2020, Hàn Quốc là một trong những quốc gia bên ngoài Trung Quốc xuất hiện trường hợp nhiễm Covid-19 sớm nhất. Tuy nhiên, nước này đã thành công trong việc ngăn chặn vi rút vào năm ngoái. Việc đẩy mạnh xuất khẩu chất bán dẫn cũng giúp nền kinh tế Hàn Quốc chỉ sụt giảm 1% trong năm 2020.

Theo các nhà kinh tế từ công ty tư vấn Capital Economics, bất chấp tình hình bất ổn do dịch bệnh gây ra, các lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu của nước này vẫn phát triển mạnh mẽ, một phần nhờ vào sự gia tăng mua sắm trực tuyến trong thời dịch. IMF dự đoán kinh tế Hàn Quốc có thể tăng trưởng 3,6% trong năm nay.

Để tiếp tục có tên trong top 100 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2021, công ty Nestlé Việt Nam đã không ngừng nỗ lực và phản ứng nhanh chóng trước những thách thức do đại dịch COVID-19 gây ra nhằm ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị.

Kể từ năm 2016 Tổng cục Thuế công bố danh sách 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất, thì 6 năm liên tiếp đó Nestlé Việt Nam đã không ngừng nỗ lực trong việc đóng góp vào ngân sách nhà nước.

Ngoài ra, Nestlé Việt Nam còn được các cơ quan thuế và chính quyền tại các địa phương mà công ty có hoạt động sản xuất, kinh doanh tặng bằng khen vì thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế, và đóng góp vào các hoạt động an sinh xã hội tại địa phương.

Mới đây, Nestlé Việt Nam vừa được nhận bằng khen của Cục Thuế Đồng Nai tại Hội nghị Tuyên dương doanh nghiệp chấp hành tốt chính sách, pháp luật thuế năm 2020-2021, diễn ra ngày 8/11.

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Toàn Thắng - Phó Cục trưởng phụ trách Cục Thuế Đồng Nai cho biết năm 2020-2021, đại dịch COVID-19 bùng phát ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế - xã hội, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn về tài chính, một bộ phận doanh nghiệp không đủ khả năng tiếp tục duy trì sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, bằng nỗ lực của Cục Thuế Đồng Nai và sự chủ động sáng tạo vượt khó trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, thu ngân sách nhà nước năm 2020-2021 đạt kết quả tích cực (đều vượt dự toán thu ngân sách).

Trước đó, Nestlé Việt Nam nhận được bằng khen của UBND tỉnh Đồng Nai và UBND tỉnh Hưng Yên cho doanh nghiệp có thành tích chấp hành tốt chính sách pháp luật thuế, bằng khen cho doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong hoạt động phòng chống Covid-19, bằng khen cho doanh nghiệp có nhiều đóng góp trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Chia sẻ về những thành tích mà công ty Nestlé Việt Nam đạt được và sự ghi nhận của các cơ quan thuế từ trung ương đến địa phương trong những năm qua, bà Katrina Rennie, Giám đốc Tài chính Nestlé Việt Nam cho biết:

“Sự minh bạch và tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, đặc biệt là các quy định về thuế, là nguyên tắc cốt lõi trong hoạt động kinh doanh của Nestlé Việt Nam.

Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước cũng như đóng góp chung cho cộng đồng nơi chúng tôi hoạt động thể hiện tinh thần và trách nhiệm của Nestlé với tư cách là một tập đoàn toàn cầu, luôn gắn kết và thấu hiểu địa phương.

Chúng tôi cam kết đầu tư lâu dài, phát triển bền vững tại Việt Nam, và luôn đánh giá cao sự hỗ trợ mạnh mẽ của các cơ quan ban ngành và chính quyền địa phương”.

Top 100 nhà kinh tế có ảnh hưởng nhất năm 2022
Nestlé cam kết đầu tư dài hạn tại Việt Nam

Hoạt động tại Việt Nam từ năm 1995, Nestlé Việt Nam hiện vận hành 4 nhà máy và 2 trung tâm phân phối đặt tại tỉnh Đồng Nai và Hưng Yên, cùng đội ngũ hơn 2.000 nhân viên. Trong gần ba thập kỷ vừa qua, Nestlé Việt Nam liên tục mở rộng đầu tư, đa dạng hóa các sản phẩm phục vụ nhu cầu thực phẩm, dinh dưỡng với mục tiêu tối ưu hóa vai trò của thực phẩm để nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người hôm nay và những thế hệ mai sau. Tổng số vốn đầu tư tại Việt Nam của doanh nghiệp hiện đạt hơn 700 triệu đô la Mỹ.