Trẻ uống thuốc hạ sốt bao lâu thì hạ

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, khoa Nhi, BV Bạch Mai cho biết, sốt chỉ là triệu chứng, không phải bệnh. Đây là phản ứng của cơ thể khi không may bị nhiễm virus, vi khuẩn.

“Nếu sốt không làm cho trẻ chán ăn, không gây bứt rứt, khó chịu thì để nguyên, trẻ sẽ hết sốt tự nhiên và phần lớn các bệnh nhiễm trùng lại nhanh khỏi”, PGS Dũng lưu ý.

Uống thuốc hạ sốt quá sớm

BS Dũng lưu ý, cha mẹ không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ vẫn dưới 38,5 độ.

Đặt nhiệt kế ở nách là chính xác nhất, không đo ở miệng, trán hay hậu môn, cũng không cộng trừ thêm 0,5 độ như ngày trước

Khi trẻ sốt nhẹ ở mức 37,5-38,5 độ chỉ cần cởi bớt quần áo, cho bé uống nhiều nước hoặc bú mẹ nhiều hơn.

Lạm dụng thuốc động kinh

Có nhiều trường hợp trẻ sốt cao co giật khiến bố mẹ lo sợ ‘tống’ thuốc hạ sốt khi mới 38 độ hoặc xin bác sĩ kê đơn thuốc động kinh, thuốc an thần để đề phòng.

PGS Dũng cho biết, trước đây, người ta lo ngại sốt co giật có thể gây hại não của trẻ. Tuy nhiên, qua theo dõi lâu dài cho thấy việc này không ảnh hưởng đến não của trẻ.

Do đó, bác sĩ thần kinh và nhi khoa trên toàn thế giới khuyến cáo phụ huynh không nên cho trẻ uống thuốc động kinh.

“Ngay cả việc uống thuốc cũng không có tác dụng gì trong việc làm giảm co giật nếu trẻ có cơ địa hay co giật. Hiện tại cũng không có thuốc nào có thể phòng được sốt cao, co giật cho trẻ”, PGS Dũng nhấn mạnh.

Với trẻ co giật, thói quen của hầu hết các cha mẹ là dùng đũa, ngón tay chèn vào miệng trẻ để đỡ cắn lưỡi.

Trẻ uống thuốc hạ sốt bao lâu thì hạ

Khi co giật, nên để trẻ nằm nghiêng, thẳng đầu để tránh sặc đờm, dãi

Tuy nhiên, qua theo dõi cấp cứu nhi khoa cho thấy không nên làm thế. Khi trẻ đang co giật không nên cho uống hay làm gì, vì có thể gây sặc. Đợi hết cơn, cho khăn mỏng vào giữa 2 hàm răng của trẻ để tránh cơn sau rồi đưa trẻ đến bệnh viện.

Tại thời điểm co giật, cha mẹ cần bế nghiêng người trẻ, giữ đầu thẳng để các đờm dãi chảy ra ngoài, tránh trường hợp trẻ bị sặc. Không nên vuốt, day ngực trẻ.

Uống xen kẽ các thuốc hạ sốt

Hiện có 2 loại thuốc hạ sốt có tác dụng tương đương là paracetamol và ibuprofel.

Các nước châu Á lựa chọn paracetamol, châu Âu dùng ibuprofel do họ không có dịch sốt xuất huyết.

“Cách khôn ngoan nhất là dùng paracetamol, vì xét nghiệm ban đầu có thể chưa xác định bé có bị sốt xuất huyết hay không. Nếu dương tính, dùng ibuprofel sẽ làm cho sốt xuất huyết nặng thêm”, PGS Dũng lưu ý.

Với paracetamol, khoảng cách dùng từ 4-6 tiếng, trong khi inbulfen là 6-8 tiếng.

Tuyệt đối không dùng xen kẽ 2 loại thuốc này vì liều lượng 2 loại khác nhau. Paracetamol dùng 15mg/kg cân nặng, còn ibuprofel là 10mg/kg. Việc uống xen kẽ cũng dễ khiến phụ huynh nhầm khoảng thời gian uống tiếp theo, có thể gây tác dụng phụ.

Khi cho trẻ uống hạ sốt, cần tránh bọc kín quá, nên để trẻ mặc đồ thông thoáng, không đắp chăn, mở thoáng cửa.

Tự chia liều nhét hậu môn

Loại thuốc nhét hậu môn có liều lượng tương đương thuốc uống, dùng cho những bé không uống được hoặc hay nôn.

Paracetamol hấp thu nhiều qua trực tràng. Do đó phương pháp nhét có nhược điểm là hấp thu thất thường, nếu trong trực tràng có phân sẽ ít tác dụng.

Lưu ý liều lượng nhét thuốc hạ sốt qua đường hậu môn là liều cố định, không được bẻ hay nhét 2-3 viên 1 lúc.

Hiện các viên đặt có liều lượng phổ biến là 80mg, 150mg, 300mg. Tuỳ vào trọng lượng cơ thể của trẻ, bác sĩ sẽ kê liều phù hợp do khả năng bị ngộ độc thuốc qua đường đặt cao hơn đường uống nhiều.

Chườm lạnh, dán miếng hạ sốt

Trong trường hợp trẻ sốt mà bố mẹ không muốn cho uống hạ sốt thì cũng không nên dùng các biện pháp vật lý như chườm lạnh, bôi dầu, dán miếng hạ sốt…

Trẻ uống thuốc hạ sốt bao lâu thì hạ

Các phương pháp chườm lạnh không có ý nghĩa trong hạ sốt

Những phương pháp này có thể giúp trẻ hạ sốt 1 giờ đầu nhanh hơn, nhưng sau trẻ sẽ sốt lại. Bôi dầu hay dùng miếng dán còn làm hại da trẻ.

Nếu sốt do nhiễm khuẩn, viêm phổi chườm lạnh sẽ làm bệnh trầm trọng thêm khiến trẻ dễ nhiễm lạnh và viêm phổi do làm tăng khả năng sử dụng oxy lên.

Thay vào đó khi trẻ bị sốt, có thể dùng khăn ấm lau toàn thân cho trẻ, đặc biệt lau nhiều ở trán, 2 hốc nách và bẹn, thay khăn 2-3 phút/lần để trẻ hạ nhiệt.

Lưu ý: Đối với những trường hợp trẻ uống hạ sốt mà không đỡ, có thể trẻ mắc bệnh khác, cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được thăm khám.

Thuốc hạ sốt là cụm từ rất quen thuộc trong đời sống. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết rõ thuốc hạ sốt uống cách nhau bao lâu? Thuốc có tác dụng trong bao lâu sau khi uống? Bài viết dưới đây cung cấp tới bạn toàn bộ thông tin hữu ích liên quan tới loại thuốc này, đừng bỏ lỡ nhé!

Thuốc hạ sốt uống cách nhau bao lâu?

Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao (hay sốt) trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Lúc này người bệnh cần sử dụng thuốc hạ sốt để cơ thể trở về trạng thái khỏe mạnh. Vậy thuốc hạ sốt uống cách nhau bao lâu để vừa hiệu quả, vừa không gây hại tới sức khỏe?

Trẻ uống thuốc hạ sốt bao lâu thì hạ
Hướng dẫn sử dụng thuốc hạ sốt đúng thời gian

Thực tế có nhiều loại thuốc hạ sốt và thời gian sử dụng chúng cũng không giống nhau. Thời gian phát huy tác dụng của mỗi loại thuốc hạ sốt là khác nhau. Vì thế tùy theo loại thuốc hạ sốt bạn sử dụng, thời gian uống chúng có thể thay đổi theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc thông tin trên bao bì dược phẩm.

Hướng dẫn uống các loại thuốc hạ sốt chi tiết như sau:

Acetaminophen (Paracetamol)

  • Lượng thuốc dùng cho người lớn và trẻ em: 10-15mg/kg cân nặng/lần.
  • Mỗi lần uống thuốc cách nhau 4 – 6 giờ.

Ibuprofen

  • Người lớn: Thuốc dùng mỗi lần cách nhau 4 – 6 giờ.
  • Trẻ em: Thời gian giữa 2 lần dùng thuốc là 6 – 8 giờ.

Aspirin

  • Người lớn: Mỗi lần sử dụng thuốc cách nhau 4 giờ.
  • Trẻ em: Thuốc không được phép tự ý sử dụng cho trẻ nhỏ khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.

Nếu người bệnh bị sốt trong quá trình điều trị bệnh theo phác đồ của bác sĩ thì tuyệt đối không được phép tự ý dùng thuốc hạ sốt. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có hướng giải quyết kịp thời.

Uống thuốc hạ sốt bao lâu thì có tác dụng?

Rất nhiều người lầm tưởng việc uống thuốc hạ sốt sẽ giúp hạ nhiệt cơ thể ngay lập tức, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Thế nhưng đây lại là nhận định vô căn cứ và có phần không chính xác. Thuốc hạ sổ chỉ có thể giúp hạ nhiệt xuống, cơ thể sẽ không cảm thấy khó chịu nữa nhưng chưa thể làm dứt điểm cơn sốt. Do đó, kể cả người lớn và trẻ nhỏ đều cần theo dõi nhiệt độ cơ thể sau đó.

Thường thì thuốc hạ sốt sẽ bắt đầu phát huy tác dụng sau 20-30 phút và kéo dài trong khoảng 120 phút tiếp theo. Để tăng thêm hiệu quả sử dụng thuốc, bạn có thể kết hợp chườm mát để làm dịu nhiệt độ nhanh hơn.

Uống thuốc hạ sốt nhiều có hại không?

Bất kỳ loại thuốc nào dù tốt tới đâu và được đánh giá có độ an toàn cao thì vẫn có thể xảy ra những rủi ro nhất định khi sử dụng, trong đó bao gồm cả thuốc hạ sốt. Nếu khi sử dụng, người bệnh không đọc kỹ hướng dẫn hoặc lạm dụng quá nhiều thuốc sẽ dẫn tới những hậu quả không mong muốn.

Thêm vào đó, sốt là một phản ứng tự vệ của cơ thể để chống lại các tác nhân gây hại. Do đó không phải cứ lúc nào cơ thể bị sốt là bạn cần uống thuốc ngay. Các chuyên khuyến cáo rằng chỉ khi sốt trên 38 độ thì người bệnh mới nên sử dụng thuốc để tránh bị ngộ độc, đặc biệt là Paracetamol. Đây là loại thuốc chuyên dùng để hạ sốt, chữa cảm cúm và giảm đau. Khi dùng quá nhiều có thể khiến gan bị ngộ độc. Bởi vì khi thuốc chuyển hóa ở gan sẽ phá hủy các tế bào tại cơ quan này gây vàng da, rối loạn đông máu, xuất huyết,…

Nhìn chung, tùy theo từng độ tuổi và liều lượng dùng thuốc hạ sốt những triệu chứng ngộ độc, quá liều cũng sẽ khác nhau. Các bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng thuốc hạ sốt quá 5 ngày nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Riêng với trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh không được phép cho bé uống quá 5 liều hạ sốt trong vòng 24 giờ.

Trẻ uống thuốc hạ sốt bị nôn có nên uống lại?

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn rất yếu, đồng thời khả năng nuốt của bé cũng hạn chế nên rất dễ gặp phải tình trạng trớ, sặc khi uống thuốc. Hơn nữa nếu thuốc hạ sốt có vị đắng càng khiến trẻ cảm thấy khó uống và gây buồn nôn.

Khi gặp trường hợp này, nhiều mẹ thắc mắc có nên cho trẻ uống lại thuốc không? Theo ý kiến của các bác sĩ, nếu bé nôn ít thì mẹ không cần cho bé dùng thuốc tiếp. Trường hợp bé nôn ra quá nhiều thì mẹ có thể đợi 30 – 40 phút sau và cho bé uống liều khác. Tốt nhất để đảm bảo an toàn cho bé, bạn có thể đặt viên hạ sốt tại hậu môn của bé, đây cũng là phương pháp hạ sốt hiệu quả.

Lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ

Khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần lưu ý tới một số vấn đề sau:

Trẻ uống thuốc hạ sốt bao lâu thì hạ
Lưu ý khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ

  • Thuốc chỉ được phép sử dụng trong tình huống cần thiết và ngưng dùng ngay khi thân nhiệt của trẻ đã trở về trạng thái ban đầu. Lạm dụng thuốc có thể gây ra những phản ứng phụ nguy hiểm.
  • Bạn nên nhớ tuyệt đối không được tự ý phối hợp các loại thuốc hạ sốt vì sẽ dẫn tới quá liều, phản tác dụng.
  • Liều lượng sử dụng của một số loại thuốc tính theo cân nặng, không tính theo tuổi tác, nhất là Acetaminophen và Ibuprofen.
  • Không nên dùng Aspirin để hạ sốt cho bé vì có thể dẫn tới tình trạng sưng phù ở gan và não.
  • Nếu mẹ thấy bé sốt hơn 1 ngày, nhiệt độ cơ thể luôn ở ngưỡng 39 độ C trở lên và đã dùng thuốc không thuyên giảm thì bạn cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế ngay lập tức.
  • Khi bé bị sốt, bạn có thể dùng khăn ẩm đắp lên trán bé để hỗ trợ hạ nhiệt độ cơ thể của trẻ xuống.

Như vậy bài viết đã giúp bạn tìm ra câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi thuốc hạ sốt uống cách nhau bao lâu rồi nhé. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới vấn đề này, bạn có thể liên hệ tới hotline của chúng tôi để được giải đáp chi tiết. Hẹn gặp lại bạn trong những bài tin tiếp theo!