Trích lục hộ khẩu ở đâu

Trích lục hộ khẩu ở đâu

Pháp luật hiện hành không có quy định riêng về việc trích lục hộ khẩu mà chỉ có quy định về trích lục hộ tịch. Theo đó, trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp; nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Trích lục sổ hộ khẩu chính là việc xin cấp lại bản sao (có dấu đỏ) từ sổ gốc tại cơ quan quản lý. Vậy thủ tục trích lục sổ hộ khẩu như thế nào? Hãy cùng Phòng tư vấn Luật hành chính của Luật sư X tìm hiểu nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật Hộ tịch năm 2014.
  • Nghị định 123/2015/NĐ-CP.
  • Thông tư 04/2020/TT-BTP.

Nội dung tư vấn

Trích lục sổ hộ khẩu được hiểu là sao y những thông tin trong sổ hộ khẩu gốc; được quản lý bởi cơ quan công an gồm nhân khẩu; thay đổi; thông tin thành viên;… để phục vụ làm căn cứ, bằng chứng khi làm thủ tục hành chính khác hoặc tranh tụng hoặc thừa kế.

Sổ hộ khẩu càng lâu, việc chuyển khẩu đi nhiều nơi khiến việc trích lục thông tin sổ hộ khẩu sẽ phức tạp hơn; nếu không có kiến thức pháp lý. Trên thực tế đây là thủ tục mà ít cơ quan công nhận chính thức.

Không phải cá nhân, tổ chức nào cũng được quyền trích lục sổ hộ khẩu của người khác. Theo quy định thì có hai trường hợp để yêu cầu Cơ quan công an trích lục đó là:

  • Công dân yêu cầu trích lục;
  • Cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện công vụ yêu cầu.

Công dân có nhu cầu có thể ủy quyền Luật sư X thay mình thực hiện trích lục giấy tờ.

  • Hộ chiếu/ Căn cước công dân/ Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có dán ảnh cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp (còn giá trị sử dụng);
  • Giấy tờ chứng minh nơi cư trú;
  • Tờ khai xin cấp trích lục (theo mẫu của Bộ công an);
  • Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục.

Số lượng hồ sơ: 1 (bộ).

Thẩm quyền: Cơ quan công an cấp xã/phường nơi đăng ký sổ hộ khẩu.

Thời gian: 3 ngày làm việc.

  • Người yêu cầu cấp bản sao trích lục trực tiếp; hoặc thông qua người đại diện nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa của Cơ quan công an cấp xã, phường, thị trấn. Trường hợp cơ quan, tổ chức yêu cầu cấp trích lục bản sao hộ tịch của cá nhân thì gửi văn bản yêu cầu;
  • Cán bộ công an tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục;
  • Trình trưởng Cơ quan công an ký trích lục hộ tịch.

Đây là dịch vụ pháp lý hữu ích của Luật sư X phục vụ công tác thu thập bằng chứng; làm căn cứ giải quyết vụ việc; thủ tục hành chính hoặc chia thừa kế theo quy định. Với thủ tục này, Luật sư X sẽ giúp quý khách:

  • Tư vấn trình tự, kiến thức cơ bản về quy trình trích lục;
  • Đại diện thực hiện soạn thảo hồ sơ, giấy tờ hợp lệ;
  • Ủy quyền nhận và bàn giao kết quả.

Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp những dịch vụ trích lục giấy tờ khác như:

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ: 0833102102

Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!

Bản sao trích lục hộ tịch là gì?

Bản sao trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo yêu cầu của cá nhân sau khi người đó đã đăng ký hộ tịch và được cấp trích lục hộ tịch. Trong đó, trích lục hộ tịch là văn bản nhằm chứng minh các quan hệ nhân thân của cá nhân tại cơ quan có thẩm quyền. Theo Điều 4 Luật Hộ tịch 2014: Bản sao trích lục hộ tịch gồm 02 loại: – Bản sao được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch – Bản sao được chứng thực từ bản chính Để được cấp bản sao từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch thì cá nhân phải nộp tờ khai yêu cầu cấp bản sao đến cơ quan có thẩm quyền. Còn bản sao được chứng thực từ bản chính thì cá nhân có thể cầm bản chính đến Phòng/Văn phòng công chứng hoặc ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn để xin.

Giá trị của bản sao trích lục hộ tịch so với bản chính có giống nhau?

Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch quy định, bản sao có giá trị trong các trường hợp: – Cấp từ sổ gốc thay cho bản chính trong các giao dịch trừ khi pháp luật quy định khác. – Chứng thực từ bản chính thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch.

Muốn trích lục giấy khai sinh có bắt buộc phải về nơi đã đăng ký?

Khoản 5 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 quy định: Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch gồm: Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và cơ quan khác được giao thẩm quyền. Như vậy, để xin trích lục giấy khai sinh, bạn có thế đến một trong những cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch nêu trên để làm thủ tục. Không nhất thiết phải đến cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch truớc kia mình khai sinh, mà bạn có thể đến nơi mà cảm thấy thuận tiện nhất cho mình. Bởi lẽ, cá nhân muốn cấp bản sao trích lục hộ tịch sẽ không phụ thuộc vào nơi cư trú.

0

FacebookTwitterPinterestEmail

Trả lời:

Theo Điều 63 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định về cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch đã đăng ký như sau:

“Cá nhân không phụ thuộc vào nơi cư trú có quyền yêu cầu Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch của mình đã được đăng ký.”

Tại khoản 5, Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau:

“Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch gồm cơ quan đăng ký hộ tịch, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và cơ quan khác được giao thẩm quyền theo quy định của pháp luật.”

Tại khoản 1, Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 quy định về cơ quan đăng ký hộ tịch như sau:

“Cơ quan đăng ký hộ tịch là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện), Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện)”

Như vậy, để xin trích lục giấy khai sinh, bạn có thế đến Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện để làm thủ tục. Bởi vì, cá nhân muốn cấp bản sao trích lục hộ tịch sẽ "không phụ thuộc vào nơi cư trú".

Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email:

Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Công dân cần xin trích lục hộ khẩu để phục vụ công việc, học tập, phục vụ các thủ tục hành chính, thủ tục tố tụng của Toà án… Tuy nhiên thủ tục xin trích lục hộ khẩu hiện nay như thế nào? Cần chuẩn bị giấy tờ để xin trích lục hộ khẩu gì? Bài viết dưới đây của ACC sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách hàng về mọi thủ lục liên quan đến việc xin trích lục hộ khẩu.

Trích lục hộ khẩu ở đâu
Xin trích lục hộ khẩu

Trích lục hộ khẩu được hiểu là quyền của công dân được đề nghị cơ quan quản lý cư trú trích lục, sao y những thông tin trong hộ khẩu của công dân để thực hiện các thủ tục hành chính, thủ tục tố tụng…

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục xin trích lục hộ khẩu bao gồm Bộ Tư pháp; UBND cấp xã, cấp huyện; Sở Tư pháp

Lệ phí xin trích lục hộ khẩu hiện nay là 8.000 đồng/bản sao Trích lục

Công dân sẽ được cấp trích lục hộ khẩu ngay trong ngày nộp hồ sơ; trường hợp hồ sơ sau 15 giờ mà cán bộ không giải quyết được ngay thì phải trả kết quả cho công dântrong ngày làm việc tiếp theo.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin trích lục hộ khẩu, bao gồm:

  1. Tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch (Công dân có thể lấy mẫu trực tiếp Tờ khai tại Cơ quan Công an cấp xã hoặc tải mẫu tại đây);
  2. Giấy tờ tùy thân của công dân: CMND/CCCD, Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thể hiện thông tin cá nhân của công dân, có dán ảnh do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn thời hạn;
  3. Văn bản uỷ quyền (chỉ yêu cầu đối với trường hợp công dân ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục xin trích lục hộ khẩu). Tuy nhiên, không cần cung cấp văn bản uỷ quyền chứng thức đối với trường hợp người uỷ quyền uỷ quyền cho ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột.

Lưu ý: Trường hợp cơ quan, tổ chức đề nghị cấp trích lục hộ tịch của công dân thì phải gửi văn bản yêu cầu cấp trích lục hộ tịch, đồng thời nêu rõ lý do đề nghị cho Cơ quan quản lý dữ liệu hộ tịch.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Công dân có thể lựa chọn một trong ba hình thức dưới đây để nộp hồ sơ:

– Nộp trực tiếp: công dân nộp hồ sơ tại Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch có thẩm quyền;

– Nộp trực tuyến: công dân nộp hồ sơ qua hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến;

– Nộp qua dịch vụ bưu chính.

Bước 3: Kiểm tra tính hợp lệ, đối chiếu thông tin trong hồ sơ

– Truờng hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ cấp giấy tiếp nhận, ghi rõ thời gian hẹn trả kết quả cho công dân;

– Truờng hợp hồ sơ còn thiếu, chưa đầy đủ giấy tờ: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn công dân chi tiết, cụ thể để công dân nộp bổ sung, hoàn thiện;

– Tuy nhiên, nếu không bổ sung, hoàn thiện được ngay thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải cấp văn bản yêu cầu bổ sung, hoàn thiện, nêu rõ giấy tờ, hồ sơ cần phải nộp bổ sung.

Bước 4: Giải quyết hồ sơ

 Ngay sau khi cán bộ tiếp nhận hồ sơ từ công dân, nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ về tính pháp lý, nội dung, cán bộ làm công tác hộ tịch truy cập hoặc kiểm tra Cơ sở dữ liệu hộ tịch, lập bản sao trích lục hộ tịch.

Sau khi bản sao trích lục hộ tịch được lập thành văn bản, cán bộ làm công tác hộ tịch phải báo cáo Thủ trưởng cơ quan nơi cán bộ làm công tác hộ tịch quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch để được ký xác nhận về việc cấp trích lục hộ tịch cho công dân.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của ACC về Thủ tục xin trích lục hộ khẩu. Hy vọng có thể giúp quý khách hàng hiểu hơn phần nào về vấn đề này. Trong quá trình tìm hiểu nếu như có bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

  • Hotline: 19003330
  • Zalo: 084 696 7979
  • Gmail: