Trình bày đặc điểm phát triển ngành dịch vụ ở trung du và miền núi bắc bộ

Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng lãnh thổ ở phía Bắc, chiếm 30,7% diện tích và 14,4% dân số cả nước.[3] Nơi đây có vị trí địa lý khá đặc biệt, lại có mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư, nâng cấp, nên ngày càng thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở. Đây là vùng lãnh thổ có diện tích rộng nhất trong các vùng kinh tế, gồm 15 tỉnh.

Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp với 2 tỉnh Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc ở phía bắc, phía tây giáp Lào, phía nam và đông nam giáp Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.

Việc phát triển mạng lưới giao thông vận tải sẽ giúp cho việc thông thương trao đổi hàng hóa dễ dàng với các vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc trung Bộ, cũng như giúp cho việc phát triển nền kinh tế mở.

Trung du và miền núi Bắc Bộ có tài nguyên thiên nhiên đa dạng, có khả năng đa dạng hóa cơ cấu kinh tế, với thế mạnh về công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sảnthủy điện, nền nông nghiệp nhiệt đới có cả những sản phẩm cận nhiệt và ôn đới, phát triển du lịch. Đường bờ biển kéo dài từ Móng Cái đến Quảng Yên thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh, đây là một vùng biển giàu tiềm năng ở phía đông nam.

Trung du miền núi bắc bộ có một địa hình chia cắt mạnh chủ yếu là đồi núi tạo nhiều thuận lợi cho nghề khai thác thủy điện, gồm hai tiểu vùng: Đông Bắc và Tây Bắc.

Cải thiện đời sống của nhân dân, phát triển cơ sở hạ tầng, nước sạch, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo là những vấn đề đang được quan tâm trong các dự án phát triển kinh tế xã hội của trung du miền núi bắc bộ. Những việc đó đang là những thách thức hàng đầu trong việc cải tạo đời sống nhân dân nơi đây.

Nhiều tiềm năng phát triển

Vùng trung du và miền núi phía Bắc là một trong 6 vùng kinh tế-xã hội của Việt Nam, bao gồm 14 tỉnh; với tổng diện tích khoảng 100.965km2, chiếm 28,6% diện tích cả nước; tổng dân số 13.853.190 người, trong đó có khoảng 30 dân tộc đang sinh sống, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. Đây là vùng đảm bảo về an ninh môi trường sinh thái, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước và quốc phòng, an ninh của nước ta; là vùng “phên giậu" và “lá phổi" của Tổ quốc; là “cội nguồn" của dân tộc và “cái nôi" của Cách mạng Việt Nam.

Nhận định về những tiềm năng phát triển của khu vực trung du và miền núi phía Bắc, PGS, TS Nguyễn Hồng Sơn, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết: Vùng trung du và miền núi Bắc bộ là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển nhanh và bền vững như nằm trên hành lang kinh tế Bắc - Nam thuộc hợp tác Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng; là một trong những cửa ngõ thông ra biên và kết nối với ASEAN của các tỉnh miền Tây Trung Quốc. Đồng thời, đây cũng là vùng có nhiều cửa khẩu với nước láng giềng có thị trường lớn; tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú; có nhiều di sản văn hóađặc sắc, nhất là của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Trình bày đặc điểm phát triển ngành dịch vụ ở trung du và miền núi bắc bộ
Trình bày đặc điểm phát triển ngành dịch vụ ở trung du và miền núi bắc bộ
Trình bày đặc điểm phát triển ngành dịch vụ ở trung du và miền núi bắc bộ
Trình bày đặc điểm phát triển ngành dịch vụ ở trung du và miền núi bắc bộ
Trình bày đặc điểm phát triển ngành dịch vụ ở trung du và miền núi bắc bộ
Xã viên HTX Nông nghiệp Thanh niên Như Cố (huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) thu hoạch chè.

Trong nhiều năm qua, vùng trung du và miền núi Bắc bộ là một trong những vùng luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, ưu tiên trong chính sách đầu tư và phát triển. Cụ thể là: Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX ngày 1-7-2004 về “Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2010" và kết luận số 26-KL/TW ngày 2-8-2012 về “tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 1-7-2004 của Bộ Chính trị khóa IX nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2010 đã mở đường cho việc ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù nhằm tạo môi trường thuận lợi để thu hút và phân bố các nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh của vùng.

Phát huy nội lực, “đánh thức” tiềm năng

Mặc dù là khu vực có nhiều tiềm năng, lợi thế nhưng phát triển vùng trung du và miền núi phía Bắc vẫn còn nhiều hạn chế. Các tiềm năng, thế mạnh chưa được khai thác triệt để, hiệu quả. PGS, TS Nguyễn Hồng Sơn, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhận định: “Đây vẫn là vùng nghèo và khó khăn nhất của cả nước. Thu nhập bình quân đầu người thấp và khoảng cách về thu nhập so với cả nước đang có xu hướng doãng ra. Tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước (năm 2018), trong đó tỷ lệ hộ nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số ở mức cao. Nhiều chỉ số về văn hoá, xã hội đạt mức thấp hơn trung bình toàn quốc…

Cũng theo Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Hồng Sơn, trong lĩnh vực kinh tế, phát triển của các địa phương trong vùng chưa đồng đều. Các địa phương trong vùng đều chưa cân đối được ngân sách. Số lượng doanh nghiệp hoạt động thấp nhất trong cả nước; đa phần là những doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ và nhỏ. Quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp còn chưa mang tính vùng; chưa đồng bộ với quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn, hạ tầng kinh tế-xã hội, đang tạo sức ép lớn đối với môi trường. Tỷ lệ lấp đầy các khu, cụm công nghiệp thấp. Hầu hết các sản phẩm công nghiệp chế biến vẫn ở dạng chế biến thô và gia công. Cơ cấu lại ngành nông nghiệp và đổi mới mô hình sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, hiệu quả thấp. Các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nông sản giữa doanh nghiệp và nông dân chưa nhiều. Du lịch phát triển chưa bền vững, hiệu quả chưa cao. Năng lực cạnh tranh của vùng và kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội chậm cải thiện, nhất là kết nối hạ tầng giao thông.

Trình bày đặc điểm phát triển ngành dịch vụ ở trung du và miền núi bắc bộ
Trình bày đặc điểm phát triển ngành dịch vụ ở trung du và miền núi bắc bộ
Trình bày đặc điểm phát triển ngành dịch vụ ở trung du và miền núi bắc bộ
Trình bày đặc điểm phát triển ngành dịch vụ ở trung du và miền núi bắc bộ
Trình bày đặc điểm phát triển ngành dịch vụ ở trung du và miền núi bắc bộ
Phát triển công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản là lối mở cho vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Ảnh minh họa/Báo Công Thương.

Đề xuất về một số định hướng phát triển, liên kết vùng cho 14 tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, đồng chí Hầu A Lềnh, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho biết, về cơ bản chủ trương chính sách đã khá đầy đủ, đã có quy hoạch của quốc gia, từng tỉnh, từng vùng, tuy nhiên vẫn cần có một “nhạc trưởng” để biến quy hoạch liên kết các địa phương, liên kết vùng với nhau trở thành hiện thực. Song song với đó, các chính sách đưa ra cần phải có những điểm những đột phá trong phát triển cơ sở hạ tầng hỗ trợ tăng liên kết vùng và thúc đẩy tăng trưởng. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, Ban Kinh tế Trung ương cần nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ về vấn đề liên kết vùng từ quy hoạch tới cơ sở hạ tầng, đưa giải pháp để hiện thực hóa các quy hoạch sẵn có đó. Bên cạnh đó, cần tăng cường vai trò của đào tạo nguồn nhân lực, giải pháp về công nghệ trên phạm vi, quy mô liên kết vùng.

Còn đồng chí Đỗ Đức Duy, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái thì chia sẻ, kinh tế lâm nghiệp là hướng đi của Yên Bái trong 10 năm tới. Do đó, để phát triển bền vững kinh tế lâm nghiệp của vùng cần phát triển lâm nghiệp theo hướng đa mục tiêu là: Kinh tế, xã hội, môi trường. Để phát triển kinh tế rừng, đồng chí Bí thư tỉnh ủy Yên Bái đưa ra 6 kiến nghị cụ thể với Trung ương. Đó là, điều chỉnh mức đơn giá khoán bảo vệ rừng từ 400 nghìn đồng/ha/năm như hiện nay lên 1 triệu đồng/ha/năm cho phù hợp với tình hình thực tiễn, đảm bảo cho người dân vùng cao yên tâm, tích cực chăm sóc bảo vệ rừng. Nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung chính sách đặc thù cho các địa phương chuyển diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên nghèo kiệt, kém hiệu quả sang trồng rừng gỗ lớn, cây ăn quả,... theo hướng thâm canh, hình thành các vùng trồng tập trung có giá trị kinh tế cao. Xem xét có cơ chế, chính sách đặc thù trong phát triển, bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ nguồn nước và phát triển kinh tế-xã hội. Tiếp đó là xem xét, có cơ chế, chính sách đặc thù trong phát triển đẩy mạnh xã hội hóa nghề rừng, giao đất, giao rừng. Nghiên cứu có cơ chế, chính sách huy động nguồn lực của vùng có chung lợi ích cho việc bảo vệ, phát triển rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp của vùng. Và cuối cùng là, sớm có chỉ đạo định hướng chung, hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại các nông, lâm trường; xử lý dứt điểm các vướng mắc liên quan đến việc cổ phần hóa các công ty lâm nghiệp.

Có cùng quan điểm, đồng chí Vừ A Bằng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên nhấn mạnh, để tiếp tục khai thác tiềm năng, thế mạnh phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội của địa phương hướng tới sự phát triển bền vững cho cả vùng trung du và miền núi phía Bắc nói chung và của tỉnh Điện Biên nói riêng, các tỉnh trong vùng cần tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của liên kết vùng, tập trung khai thác thế mạnh của từng vùng để bổ trợ lẫn nhau cùng phát triển; tiếp tục kiến nghị Trung ương có chính sách ưu đãi nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư vào các ngành khai thác lợi thế so sánh, phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội của vùng; thực hiện tốt công tác bảo tồn sinh thái, giữ gìn văn hóa, đảm bảo an ninh chính trị, an ninh biên giới.

Cùng với đó, các tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường các hoạt động thu hút đầu tư. Đồng thời, các tỉnh trong khu vực cần tích cực vận động, tăng cường phối hợp trong các hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại để tạo sức lan tỏa chung, nâng cao hiệu quả của các hoạt động xúc tiến.

Trình bày đặc điểm phát triển ngành dịch vụ ở trung du và miền núi bắc bộ
Thành phố Lào Cai. (Ảnh minh họa: Quốc Khánh/TTXVN)

Chiều 3/12, Ban Kinh tế Trung ương tổ chức Hội nghị Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 1/7/2004 của Bộ Chính trị khóa IX về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2020.

Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết chủ trì Hội nghị.

Báo cáo tại hội nghị, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng ban Chỉ đạo cho biết, quá trình tổng kết Nghị quyết 37-NQ/TW được thực hiện trong hai giai đoạn.

Giai đoạn thứ nhất, Ban Kinh tế Trung ương được giao chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan triển khai Đề án tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 37-NQ/TW.

Giai đoạn thứ hai, Trưởng ban Kinh tế Trung ương đã ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 37-NQ/TW và tham mưu Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết mới phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Trung du và miền núi Bắc bộ.

Chỉ đạo tại Hội nghị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 37-NQ/TW; ghi nhận nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương đã quan tâm, nghiêm túc triển khai, thực hiện đúng Kế hoạch tổng kết của Ban Chỉ đạo.

[Kết nối đầu tư phát triển vùng Trung du và miền núi phía Bắc]

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương khẳng định, Bộ Chính trị khóa IX đã xác định “đúng”, “trúng” những vấn đề đặt ra đối với vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ; thể hiện rõ tư duy, tầm nhìn trong các chủ trương của Đảng nhằm phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của vùng.

Qua hơn 17 năm thực hiện Nghị quyết 37-NQ/TW đã mang lại nhiều kết quả tích cực, ấn tượng, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Tuy nhiên, trước bối cảnh tình hình và các yêu cầu phát triển mới, việc phát triển kinh tế-xã hội vùng Trung du, miền núi Bắc bộ cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Điều đó đòi hỏi Đảng, Nhà nước cần phải có một chủ trương mới, toàn diện, tập trung, xuyên suốt với tư duy, tầm nhìn mới, phù hợp với thực tiễn đặt ra với vùng.

Đề án tổng kết Nghị quyết 37-NQ/TW đang được Ban Chỉ đạo triển khai là cơ sở quan trọng giúp Bộ Chính trị định hướng phát triển vùng Trung du và miền núi Bắc bộ thời gian tới.

Các ý kiến tại Hội nghị bày tỏ sự thống nhất cao về phương pháp tiếp cận, nghiên cứu, bố cục, kết cấu của dự thảo Báo cáo.

Dự thảo Báo cáo tổng kết Nghị quyết 37-NQ/TW do Thường trực Tổ biên tập chuẩn bị công phu, chất lượng, đảm bảo bám sát các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và đề cương đã được Ban Chỉ đạo thông qua, phù hợp với thực tiễn phát triển của vùng; cập nhật được các chủ trương, nhiệm vụ của vùng Trung du và miền núi Bắc bộ được đề ra tại Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030 được thông qua tại Đại hội XIII của Đảng.

Các nội dung dự thảo Báo cáo tổng kết, Tờ trình và Nghị quyết mới đã tổng hợp, chọn lọc đầy đủ, toàn diện kết quả tổng kết từ báo cáo của các bộ ngành, các địa phương vùng Trung du và miền núi Bắc bộ; từ các chuyên đề nghiên cứu chuyên sâu của các viện, trường đại học, trung tâm nghiên cứu, chuyên gia, nhà khoa học; từ các góp ý của các thành viên Ban Chỉ đạo, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương trong vùng.

Dự thảo Báo cáo tổng kết đã phản ánh khách quan, toàn diện mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi Bắc bộ sau 17 năm triển khai Nghị quyết 37-NQ/TW.

Các đại biểu cho ý kiến về 6 quan điểm, mục tiêu, 6 nhóm chỉ tiêu, 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu dự thảo Báo cáo đã đề ra. Nhiều nội dung đề xuất từ góc nhìn của bộ, ngành, địa phương cũng được đưa ra như đảm bảo quốc phòng an ninh; tính liên kết vùng để phát huy nội lực của các tỉnh, các hành lang kinh tế; phát triển hạ tầng giao thông vùng Trung du và miền núi Bắc bộ; phát triển kinh tế rừng...

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, Ban Chỉ đạo cơ bản thống nhất với các kiến nghị, đề xuất được nêu trong dự thảo Báo cáo đặc biệt là sự thống nhất cao của các bộ ngành, địa phương đề nghị Bộ Chính trị sớm ban hành Nghị quyết mới với tư duy, quan điểm, tầm nhìn mới phù hợp với bối cảnh; kiến nghị Chính phủ khẩn trương hoàn thiện quy hoạch vùng để quy hoạch vùng định hướng cho các địa phương và trở thành công cụ quản lý vùng, địa phương...

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đề nghị Thường trực Tổ Biên tập tiếp thu, cập nhật các ý kiến đóng góp để tiếp tục hoàn thiện Báo cáo tổng kết, Tờ trình và Nghị quyết mới để trình Bộ Chính trị đảm bảo đúng thời gian, tiến độ đã đề ra./.

Phan Phương (TTXVN/Vietnam+)