Trình độ học vấn 10 12

Facebook

邮箱或手机号 密码

忘记帐户?

注册

无法处理你的请求

此请求遇到了问题。我们会尽快将它修复。

  • 返回首页

  • 中文(简体)
  • English (US)
  • 日本語
  • 한국어
  • Français (France)
  • Bahasa Indonesia
  • Polski
  • Español
  • Português (Brasil)
  • Deutsch
  • Italiano

  • 注册
  • 登录
  • Messenger
  • Facebook Lite
  • Watch
  • 地点
  • 游戏
  • Marketplace
  • Meta Pay
  • Oculus
  • Portal
  • Instagram
  • Bulletin
  • 筹款活动
  • 服务
  • 选民信息中心
  • 小组
  • 关于
  • 创建广告
  • 创建公共主页
  • 开发者
  • 招聘信息
  • 隐私权政策
  • 隐私中心
  • Cookie
  • Ad Choices
  • 条款
  • 帮助中心
  • 联系人上传和非用户
  • 设置
  • 动态记录

Meta © 2022

Trong lý lịch trích ngang của các ứng cử viên được lựa chọn bầu vào cấp uỷ mới đều có phần nói về trình độ học vấn và trình độ chuyên môn. Cụ thể như sau: Nếu ai qua đào tạo đại học, cao đẳng hoặc trung cấp chuyên nghiệp… đều được ghi trình độ học vấn là lớp 10/10 (nay là 12/12) hoặc lớp 7/10 (nay là 9/12), trình độ chuyên môn được ghi là: Đại học sư phạm, đại học luật, cao đẳng kế toán v.v…

Tôi thấy ghi như trên là không chính xác và sự không chính xác này còn thấy diễn ra ở các bản khai lý lịch cán bộ của nhiều địa phương hiện nay, điều này cần được đính chính và được hiểu một cách thống nhất.

Theo tôi, một người đã học qua bất kỳ một trường đại học nào thì không thể nói người đó chỉ có trình độ học vấn là lớp 10/10 (hoặc lớp 12/12), còn kiến thức đại học của họ chỉ được hiểu và được ghi trong mục trình độ chuyên môn (của một chuyên ngành nào đó). Nếu hiểu như thế thì chẳng lẽ người tốt nghiệp THPT không học lên đại học với người tốt nghiệp THPT rồi tiếp tục học lên và tốt nghiệp đại học đều có trình độ học vấn như nhau sao?

Chúng ta đều biết, trong hệ thống giáo dục quốc dân nước ta hiện nay bao gồm các bậc học (cấp học) từ giáo dục mầm non đến tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học, sau hoặc trên đại học để đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ. Vì vậy, một người đã học qua một bậc học (cấp học) nào thì phải được ghi có trình độ học vấn ở bậc học (cấp học) đó. Còn trình độ chuyên môn của họ thì được ghi chuyên ngành mà họ được đào tạo.

Thí dụ: Một người tốt nghiệp đại học bách khoa ngành điện thì ghi trình độ học vấn là  đại học, còn trình độ chuyên môn là kỹ sư điện. Cũng như vậy, một người tốt nghiệp đại học sư phạm ngành toán thì ghi trình độ học vấn là đại học, còn trình độ chuyên môn là giáo viên toán THPT (phổ biến), nếu ở lại trường đại học làm giảng viên thì ghi trình độ chuyện môn là giảng viên đại học toán.

Xét theo hệ thống giáo dục quốc dân thì thế, còn nếu xét theo nội dung học tập của từng người thì càng thấy không thể nói trình độ học vấn của mỗi người chỉ giới hạn trong kiến thức được học trong bậc học phổ thông (lớp 10/10 hay 12/12 trở xuống).

Bởi vì khi họ học lên đại học, cao đẳng, thậm chí chỉ trung học chuyên nghiệp, thì họ còn được học thêm nhiều kiến thức nâng cao về các môn khoa học cơ bản như toán, lý, hoá, văn, sử, địa… tuỳ theo từng ngành học, ngoài những kiến thức chuyên ngành.

Hơn nữa khái niệm học vấn như giải thích của “Từ điển Tiếng Việt” (Trung tâm Từ điển ngôn ngữ, 1992) thì rất rõ ràng là bao gồm “những hiểu biết nhờ học tập mà có”, vậy tại sao những hiểu biết nhờ học tập đại học mà có lại không được coi là trình độ học vấn?

Nhân đây cũng xin nói thêm về khái niệm trình độ văn hoá mà trước đây trong các bản khai lý lịch thường được hiểu là đã học qua hoặc tốt nghiệp lớp mấy ở bậc học phổ thông. Hiểu trình độ văn hoá như vậy là không chính xác, bởi văn hoá là một khái niệm rất rộng mà bài viết này không có tham vọng đề cập tới. Khái niệm trình độ văn hoá được thay thế bằng khái niệm trình độ học vấn là chính xác hơn.

“Trình độ học vấn là gì? Trình độ chuyên môn là gì?” là những câu hỏi mà những bạn học sinh xinh viên, hay những người làm hồ sơ vẫn thường thắc mắc. Để giải đáp câu hỏi, hướng dẫn các điền sơ yếu lý lịch mẫu hồ sơ tự thuật thì các bạn theo dõi bài viết bên dưới nhé!

  • Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn
    • Khái niệm và ví dụ về trình độ học vấn
    • Khái niệm và ví dụ về trình độ chuyên môn
  • Hướng dẫn khai sơ yếu lý lịch tự thuật và hồ sơ xin việc
    • Một vài mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật

Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn

Ngày 18/6/2007, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã có Quyết định số 06/2007/QĐ-BNV về việc ban hành thành phần hồ sơ cán bộ, công chức và mẫu biểu quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, trong đó có hướng dẫn việc kê khai trình độ học vấn (trình độ văn hóa) và trình độ chuyên môn như sau:

Khái niệm và ví dụ về trình độ học vấn

Trình độ giáo dục phổ thông là ghi đã tốt nghiệp lớp mấy, thuộc hệ đào tạo phổ thông nào. Ví dụ: Lớp 10/10 (đối với người tốt nghiệp lớp 10 hệ 10 năm); lớp 12/12 (đối với người tốt nghiệp lớp 12 hệ 12 năm).

Khái niệm và ví dụ về trình độ chuyên môn

– Trình độ chuyên môn là ghi trình độ chuyên môn cao nhất được đào tạo, bồi dưỡng tại thời điểm kê khai như: Tiến sĩ khoa học, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân, Kỹ sư, Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp…

Hướng dẫn khai sơ yếu lý lịch tự thuật và hồ sơ xin việc

Sơ yếu lý lịch là loại hồ sơ rất hay gặp, nhất là đối với học sinh, sinh viên và cả người đi làm. Những mẫu sơ yếu lý lịch rất đa dạng, có thể tìm thấy trên mạng, có thể do bạn tự soạn hoặc được cấp sẵn bạn chỉ cần điền đủ thông tin. Thế nhưng cũng có những khái niệm trong mẫu hồ sơ mà ai cũng hiểu để có thể điền, cùng xem để rút kinh nghiệm:

  1. Nguyên quán/Quê quán

Trong các giấy tờ, biểu mẫu cũ trước đây thường sử dụng từ “Nguyên quán”, còn các giấy tờ, biểu mẫu hiện nay thì sử dụng từ “Quê quán”, cho nên có thể hiểu “Nguyên quán” hay “Quê quán” là như nhau.

Nhiều người thường hiểu rằng Nguyên quán/Quê quán là nơi mình sinh ra, là nơi mình chôn nhau cắt rốn, thế nhưng thực tế thì không phải vậy, Nguyên quán/Quê quán được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong Giấy đăng ký khai sinh (căn cứ Khoản 8 Điều 4 Luật hộ tịch 2014)

Cách xác định tốt nhất là bạn xem thông tin Quê quán của mình tại Giấy khai sinh. Bởi từ đây, mọi thông tin của bạn được tạo lập dựa trên thông tin của loại giấy này, trường hợp có sự khác nhau sẽ rất khó cho bạn trong trường hợp thực hiện các giấy tờ thủ tục chẳng hạn như việc đăng ký nhập học tại trường hay thi tốt nghiệp các cấp…

  1. Nơi thường trú/nơi đăng ký hộ khẩu thường trú

Một số loại giấy tờ được ghi rõ ra là “nơi đăng ký hộ khẩu thường trú” thì cũng đủ để bạn biết được mình phải ghi nơi nào, nhưng một số loại giấy tờ lại chỉ ghi là “Nơi thường trú”. Bạn cần phải hiểu rằng nơi thường trú là nơi bạn sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định vả đã đăng ký thường trú.

Nhớ rằng, nơi thường trú phải hội đủ các yếu tố:

– Sinh sống thường xuyên.

– Ổn định.

– Không có thời hạn.

– Đã đăng ký hộ khẩu

(Theo Khoản 1 Điều 12 Luật cư trú 2006)

Cho nên để ghi chính xác thông tin này, thì bạn tìm địa chỉ hộ khẩu của mình ở đâu thì ghi nơi đó vào.

  1. Địa chỉ tạm trú

Bạn có thể để trống nếu nơi bạn đang ở cũng chính là nơi thường trú, còn trong trường hợp bạn đã đăng ký hộ khẩu ở một nơi và đang ở một nơi khác thì bạn ghi vào mục này nơi bạn đang ở. Nơi tạm trú là nơi bạn sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú – Khoản 1 Điều 12 Luật cư trú 2006.

  1. Nơi cư trú

Nơi cư trú có thể là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú, nên bạn có thể ghi 1 trong 2 nơi nêu trên. Nhiều trường hợp cứ nghĩ rằng nơi cư trú phải là nơi thường trú, điều này là hoàn toàn sai nhé!

Theo Khoản 1 Điều 12 Luật cư trú 2006.

  1. Trình độ văn hóa

Nhiều bạn thấy rằng mình đang học Đại học hoặc đã học xong Đại học thì ghi vào mục này là Đại học. Điều này là sai. Vì trình độ văn hóa chỉ xét ở các cấp độ như sau: Mù chữ, Tiểu học, Trung học sở sở, Trung học phổ thông – Đoạn chú thích cuối cùng của Thông tư liên tịch 02/2013/TTLT-BLĐTBXH-BCA-VKSNDTC-TANDTC.

Như vậy, mục này bạn ghi nội dung là 12/12 nếu đã hoặc đang học Đại học. Trong trường hợp mẫu Sơ yếu lý lịch là do bạn tự soạn thì bạn có thể thêm mục Trình độ chuyên môn – Đây chính là nội dung bạn có thể ghi cụ thể mình là Cử nhân ngành Quản trị kinh doanh hay Thạc sĩ ngành Luật…

Lưu ý: Các thông tin mình không nêu trong bài viết này là do đã có sự rõ ràng, không có sự nhầm lẫn.

Một vài mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật

Mẫu sơ yếu lí lịch cơ bản
Mẫu sơ yếu lý lịch đầy đủ
Mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật công chứng
Mẫu sơ yếu lí lịch chị tiết và điền đầy đủ đã hoàn thành

Với những khái niệm và ví dụ về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, mẫu hồ sơ sơ yếu lý lịch ở trên thì bạn hẳn đã có thể tự mình điền thông tin xin việc, nhập học rồi phải không nào. Mọi ý kiến đóng góp và câu hỏi vui lòng để lại dưới phần bình luận. Bài viết tới đây là hết rồi, xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau.