Trò chơi cho trẻ 3-4 tuổi tại nhà

  • 1.  Trò chơi xếp tháp: Mô phỏng trò chơi xây dựng để cho em bé 3-4 tuổi của bạn học theo, ví dụ xếp một khối tháp hoặc một ngôi nhà bằng nhiều khối đồ chơi có hình dáng, màu sắc, kích thước khác nhau. 

    2. Chơi với cát và nước: Cho cát và nước vào một cái thau, sau đó trộn, nhào chúng sền sệt lại. Trẻ sẽ dùng 1 đôi găng tay cao su để nhào, bóp và thích thú khi thấy hợp chất này dính bết vào các đầu ngón tay.


    3. Làm bánh: Ở độ tuổi này trẻ rất thích nhào trộn các nguyên vật liệu với nhau vào 1 cái tô, sau đó cán chúng mỏng ra, lấy khuôn cắt thành nhiều hình và đem vào lò nướng.

    4. Phát triển quan sát và trí nhớ: Để 5 vật vào trong 1 cái khay, ví dụ như: 1 cái muỗng, 1 cái ly, 1 món đồ chơi nhỏ, 1 cái viết chì và 1 cái lược. Để bé ghi nhớ từng vật vài phút, rồi sau đó đậy chúng lại, yêu cầu trẻ nhắc lại xem nhớ được bao nhiêu thứ.

    5. Vỗ tay theo nhịp điệu: Vỗ tay theo nhịp điệu đơn giản và dạy trẻ làm theo. Ví dụ vỗ 2 nhịp nhanh và sau đó 1 nhịp chậm. Một khi trẻ theo kịp thì lặp lại và phát triển ở mức độ phức tạp hơn.

    6. Chơi board games (cờ tỷ phú hoặc đổ cá ngựa): Những trò này có luật chơi tương đối khó nhưng tập cho trẻ làm quen với cách chơi. Nên quan sát khi trẻ chơi với các bạn xem chúng có biết cách chơi và tuân thủ theo luật hay không.

    7. Nói chuyện với trẻ qua những bức hình: Lấy những tấm hình gia đình đã chụp trong những dịp đi chơi ra để trò chuyện với trẻ. Để chúng xem và chỉ ra những chi tiết trong bức hình. Có thể làm 1 cuốn tập để bé tự dán hình theo chủ đề bé thích.

    8. Sử dụng các chữ cái có dính nam châm: Trước tiên tập chơi trò tìm chữ phù hợp. Sau đó cha mẹ viết chữ cái lên 1 tờ giấy và yêu cầu trẻ tìm chữ phù hợp dán đúng lên chữ đã viết đó. Nâng dần độ khó khi trẻ thành thạo.

    9. Chơi trò tìm chữ: Nó có thể khó khăn cho 1 đứa trẻ lên 3 vì chúng chưa biết đọc, bạn có thể lựa những tấm bảng nhỏ có các từ chứa từ 2-3 chữ cái để bé nhận biết và bé sẽ lựa chọn đúng tấm bảng tương tự.

    10. Cùng nhau hát: Tất cả trẻ con đều thích hát cho dù đôi khi chúng không nhớ được hết lời bài hát. Nếu cho bé đi chơi xa bằng xe hơi, bạn có thể lựa chọn một vài CD bé ưa thích để mở trong suốt chuyến đi. Điều này giúp cho hành trình thú vị hơn và trau dồi khả năng về ngôn ngữ của trẻ. Nếu ở nhà, có thể nói trẻ rủ thêm vài người bạn và có thể tổ chức các cuộc thi hát cho chúng.


    11. Chơi múa rối: Khuyến khích trí tưởng tượng của trẻ bằng cách dùng bộ rối bàn tay để từng ngón tay nói chuyện với nhau hoặc nói với người khác. Một vài trẻ có khả năng dùng giọng của nhân vật mà bé từng thấy thay vì dùng ngôn ngữ thường ngày.

    12. Trò chơi lắng nghe: Nói trẻ nhắm mắt lại lắng nghe một đoạn hoặc một chương trình trên tivi khá quen thuộc với trẻ, trẻ sẽ cố gắng phân biệt những giọng khác nhau mà trẻ đã nghe, có thể trẻ sẽ đoán được một cách chính xác.

    13. Chơi trò tung hứng : Đứng cách bé 1 m, mặt đối mặt. Thảy trái banh mềm có kích thước vừa để bé chụp. Khi bé chụp được bằng hai tay bạn yêu cầu bé thảy trái banh lại về phía bạn.

    14. Trò chơi chạy theo nhạc : Lựa một bài nhạc vui nhộn bé ưa thích hoặc thay vào đó là bạn đứng dậm chân theo nhịp. Bé chạy xung quanh và bạn luôn dậm chân, sau đó bạn vứa chạy vừa hát. Bé sẽ chạy cho đến lúc thở hổn hển.

    15. Bơi: cho dù bé biết bơi hay không bé cũng sẽ được hướng dẫn một cách bài bản từ thầy cô giáo và bé sẽ thích thú khi vui đùa dưới nước.

  • Mẹ chọn quả bóng mềm, có tính đàn hồi và cùng chơi với bé. Mẹ và bé đứng đối diện nhau. Mẹ tung bóng lên về phía bé và kêu bé đón bóng và tung bóng trở lại về phía mẹ. Với trò chơi này, trẻ sẽ phải tập trung quan sát theo hướng bóng và dùng đôi tay để đỡ bóng vì vậy sẽ giúp trẻ có đôi tay dẻo dai.

    6. Cho bé làm quen với sách hình ảnh

    Với độ tuổi này bé sẽ chưa biết đọc vì vậy, mẹ nên cho trẻ xem sách tranh. Với những sách này, cần mẹ phải diễn giải với trẻ từng bức tranh một. Mẹ chỉ ra cho bé thấy những chi tiết trong tranh, như tranh em bé đánh răng, em bé uống sữa, em bé ăn cháo, em bé khóc… Hình ảnh cùng với cách diễn giải chi tiết sẽ giúp bé phát triển tư duy về thế giới xung quanh.

    7. Tập hát cho trẻ

    Trò chơi cho trẻ 4 tuổi không chỉ là những trò chơi mang tính vận động mà hát hò cũng được xem là trò chơi trẻ rất thích thú. Với những bài hát cũ, mẹ hãy rủ bé thi hát theo chủ đề như hát về con vật, về loài hoa… Và với những bài hát bé chưa biết, mẹ hãy dạy bé hát. Mẹ hãy dạy từng câu cho trẻ và tập cho trẻ hát vuốt theo cho đến khi bé thuộc.

    8. Trò chơi tìm chữ

    Mẹ viết chữ cái lên một tờ giấy và yêu cầu bé tìm chữ cái phù hợp gắn lên chữ cái đó. Trò chơi này cứ lặp đi lặp lại và tăng dần độ khó lên, trẻ sẽ dần quen mặt chữ và độ nhanh nhạy của bản thân.

    9. Trò chơi làm bánh

    Đây là trò chơi phù hợp cho trẻ 4 tuổi. Ở độ tuổi này, trẻ thích khám phá, thích nhào trộn. Trẻ cho các nguyên liệu vào với nhau, sau đó nhào trộn và tán mỏng rồi cho vào khuôn bánh cắt thành nhiều hình dạng khác nhau và cho vào lò nướng. Trẻ sẽ rất hào hứng và sung sướng khi thấy thành quả thực sự của mình khi chiếc bánh ra lò.

    Trong bài viết kỳ này, cùng Bóng bàn Việt Nam tìm hiểu 10+ trò chơi tại nhà cho bé 3 - 4 tuổi, giúp bé phát triển não bộ và thông minh hơn.

    Xem ngay bài viết bên dưới để biết đó là những trò chơi nào nhé.

    1. Trò chơi đo đạc độ lớn nhỏ

    Để chơi trò đo đạc độ lớn nhỏ, bố mẹ chuẩn bị nhiều chiếc cốc nhựa nhiều màu sắc với các kích thước khác nhau và nhờ bé sắp xếp những chiếc cốc nhỏ vào trong chiếc cốc lớn hoặc xếp cốc lớn chèn lên cốc nhỏ.

    Với trò chơi này các bé sẽ học được các khái niệm về kích thước, phân biệt được các kích thước và cách điều chỉnh, thay đổi sao cho phù hợp.

    Trò chơi cho trẻ 3-4 tuổi tại nhà

    Trò chơi đo đồ đạc theo kích thước

    2. Trò chơi học vẽ với những con số

    Trò chơi học vẽ với những con số là phương pháp thú vị kết hợp giữa toán học và nghệ thuật sáng tạo. Cha mẹ có thể học trước cách vẽ các con vật, đồ vật từ số rồi sau đó vẽ làm mẫu cho các con học theo. Khi con đã thành thạo, cho con một số bất kỳ để con sáng tạo và vẽ ra một đồ vật hay con vật từ số đó.

    Trò chơi này không chỉ khiến con cảm thấy thích thú với toán học, phương pháp này còn kích thích sự sáng tạo của trẻ trong quá trình vẽ.

    Trò chơi học vẽ với những con số

    3. Trò chơi vẽ tranh

    Vẽ tranh giúp trẻ phát triển khả năng ghi nhớ một cách đặc biệt, vì nếu không ghi nhớ quả cam có hình dạng thế nào, bông hoa có màu sắc ra sao… trẻ sẽ khó có thể phác họa trên giấy.

    Các cha mẹ nên giúp bé làm quen, nhận biết một số đồ vật, con vật quen thuộc trước rồi hướng dẫn bé cách vẽ hoặc để tự bé vẽ theo sáng tạo của riêng mình rồi sau đó nhận xét, khuyến khích bé, như vậy bé sẽ rất vui và thêm yêu thích bộ môn này.

    Thông qua vẽ tranh, các bé có thể phân biệt được các màu sắc, hình dạng, kích thước…

    Bên cạnh đó, thông qua vẽ tranh, các bé có thể phân biệt được các màu sắc, hình dạng, kích thước… của những đồ vật, con vật mà bé được nhìn thấy.

    >>> Xem thêm các khu vui chơi cho trẻ em ở Hà Nội giúp bé khám phá thế giới nhiều cây xanh, các loài động vật hoang dã và hơn 30.000 các loài sinh vật biển.

    4. Trò chơi đếm số

    Trò chơi đếm số là trò chơi kích thích trí thông minh và khả năng ghi nhớ của bé rất tốt. Ban đầu, bố mẹ cho bé tập đếm các vật dụng đơn giản trước như ngón tay hay bánh, kẹo,… sau đó đến những vật dụng khó hơn, nhiều hơn như đũa, số lượng con gà trên tivi,….

    Trò chơi này giúp bé biết cách đếm, nhận mặt các con số và thứ tự của các con số, những phép cộng, phép trừ rất đơn giản như 1 + 1 = 2, 6 + 1 = 7,…. Ở cấp độ cuối cùng, cha mẹ sẽ nói 1 số bất kỳ và hỏi bé số đứng trước và số đứng sau số đó là bao nhiêu sẽ giúp bé tăng khả năng tính toán, tính nhẩm, phản xạ nhanh.

    Ban đầu, bố mẹ cho bé tập đếm các vật dụng đơn giản trước như ngón tay hay bánh, kẹo,…

    5. Trò chơi tìm đồ cất giấu

    Trò chơi tìm đồ cất giấu rất đơn giản. Bạn sẽ giấu những món đồ chơi mà bé yêu thích như gấu bông, xe hơi,… nhưng lưu ý là cố tình để bé thấy bạn để chỗ nào. Sau đó, bạn khéo léo hỏi và ngỏ ý muốn bé tìm giúp mình tìm ra món đồ chơi đó đang ở đâu.

    Ban đầu, bạn sẽ giấu 1, 2 đồ vật sau đó tăng lên nhiều đồ vật giấu cùng lúc. Chắc chắn trí nhớ và sự nhanh nhạy của bé sẽ được nâng lên đáng kể khi thường xuyên chơi trò chơi này.

    6. Trò chơi khám phá

    Ở độ tuổi 3 – 4 tuổi, trẻ rất tò mò về các sự vật xung quanh và bắt đầu hành trình khám phá của mình thông qua các trò chơi. Bằng những trò chơi khám phá, trẻ bắt đầu hiểu được thế nào là kích thước, hình dạng, âm thanh và sự vận động của các sự vật trong cuộc sống.

    Cha mẹ có thể lấy các bức tranh, ảnh của gia đình khi đi chơi, đi du lịch để kể cho bé những điều lý thú, miêu tả hình dạng, kích thước của các sự vật, con vật.

    Bé sẽ khám phá thế giới thông qua các câu chuyện, hình ảnh từ lời kể của mẹ

    >>> Xem thêm 10+ trò chơi 3 người tại nhà cực vui giúp bố mẹ thêm gần gũi, thân thiết với con hơn!

    7. Trò chơi đồ hàng

    Để chơi trò chơi đồ hàng, cha mẹ chuẩn bị bộ đồ chơi nấu bếp, bộ đồ chơi làm bác sĩ, hoặc những vật dụng có sẵn trong nhà như bát nhựa, thìa nhựa, cốc nhựa, nước sạch, rau xanh, búp bê….

    Sau khi cha mẹ hướng dẫn cách chơi, bé có thể tự khám phá, chơi trò chơi thông qua việc bắt chước các kỹ năng nấu nướng, thao tác khám bệnh của người lớn.

    Trò chơi này giúp bé ghi nhớ các vật dụng, các kỹ năng sống và kích thích trí tưởng tượng phong phú, đa dạng.

    Trò chơi đồ hàng giúp bé ghi nhớ các vật dụng, các kỹ năng sống và kích thích trí tưởng tượng phong phú, đa dạng.

    8. Trò chơi phân loại

    Trò chơi phân loại giúp trẻ tư duy và nhận biết các đồ vật qua màu sắc, hình dáng và kích thước. Cha mẹ có thể trộn nhiều đôi tất lẫn vào nhau và nhờ bé chọn ra những chiếc tất cùng một đôi và cất riêng giúp bé tăng khả năng tư duy, nhận biết, sáng tạo.

    Trò chơi phân loại giúp trẻ tư duy và nhận biết các đồ vật qua màu sắc, hình dáng và kích thước.

    9. Trò chơi nhận biết qua âm thanh

    Cha mẹ mở cho bé nghe một đoạn nhạc hoặc phim với những âm thanh quen thuộc trong cuộc sống, sau đó hỏi bé có những âm thanh gì trong đó. Trò chơi này sẽ làm tăng khả năng tập trung và ghi nhớ của bé rất hiệu quả.

    10. Trò chơi nhận biết màu sắc

    Với các bé bắt đầu học về màu sắc, cha mẹ nên dạy con mỗi ngày 1-2 màu riêng biệt. Sau đó, cha mẹ chuẩn bị một rổ đồ chơi của con rồi nhờ con xếp các đồ vật có cùng màu sắc để cất đi.

    Hoặc cha mẹ có thể kết hợp việc nhận biết đồ vật, sự vật, con vật với màu sắc để giúp bé nhận biết, ghi nhớ. Ví dụ như quả cam màu cam, quả cà tím màu tím, con hà mã màu nâu, nước biển màu xanh dương,…

    Trò chơi nhận biết màu sắc

    11. Trò chơi bida

    Trò chơi bida là một trò chơi vận động giúp bé luôn linh hoạt, tư duy, tính toán và sáng tạo cực kỳ tốt. Ngoài ra, bé sẽ tự học được thêm cách căn chỉnh lực khi chơi để có thể đưa bi vào lỗ.

    Cha mẹ chơi cùng các con, mỗi khi con bắn trúng bi hay đưa bi vào lỗ sẽ vỗ tay khen. Như vậy con sẽ rất vui, trở nên tự tin hơn và gần gũi, gắn kết hơn với bố mẹ.

    Trò chơi bida giúp trẻ phát triển não bộ, khả năng tư duy, tính toán, căn chỉnh lực

    12. Trò chơi bi lắc

    Tương tự như bida, bi lắc cũng là trò chơi vận động giúp bé linh hoạt, tư duy và sáng tạo cực kỳ tốt. Bé cũng sẽ tự học thêm được cách căn chỉnh lực, thao tác di chuyển tay linh hoạt. Tuy nhiên, chơi bi lắc sẽ khó hơn chơi bida với trẻ nhưng bù lại sẽ tăng khả năng sáng tạo, tư duy của trẻ thêm tốt hơn.

    Chơi bi lắc mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho trẻ giống như trò chơi bida

    >>> Có thể bạn sẽ quan tâm: 20+ bàn bi lắc chuyên nghiệp, chính hãng kích thước phù hợp mọi gia đình, mọi không gian văn phòng, giá chỉ từ 6tr/ bàn.

    Trên đây là 10+ trò chơi phát triển trí tuệ, thông minh cho bé từ 3 – 4 tuổi tại nhà. Các bố mẹ hãy dành nhiều thời gian để vui chơi và học tập cùng con để các con có khả năng nhận biết, tư duy tốt hơn nhé.

    Bóng bàn Việt Nam chúc các bố mẹ và các con luôn khỏe mạnh.