Trong hệ tuần hoàn có các loại mạch máu là

Hệ thống mạch máu có chức năng rất quan trọng trong hệ tuần hoàn và là một phần không thể thiếu của sự sống. Đúng vậy, nhờ mạch máu, các tế bào được cung cấp kịp thời và đầy đủ nước, oxy cũng như các chất dinh dưỡng. Cùng NESFACO tìm hiểu xem có những loại mạch máu nào và chức năng chính của chúng là gì thông qua nội dung sau.

Khái quát về mạch máu

Trong hệ tuần hoàn có các loại mạch máu là
Hệ thống mạch máu là thành phần không thể thiếu của sự sống

Mạch máu bao gồm nhiều loại khác nhau về kích thước, chức năng và hợp thành một hệ thống kín giúp dẫn máu từ tim đến các cơ quan và từ các cơ quan trở về tim. Cụ thể, bao gồm ba loại mạch máu chính là động mạch, mao mạch và tĩnh mạch. Các mạch phối hợp nhịp nhàng trong một hệ thống kín giúp quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi.

Có những loại mạch máu nào?

Để hiểu hơn về cấu trúc mạch máu, chúng ta cần nắm bắt được những kiến thức tổng quát sau về các loại mạch.

Động mạch

Có thể ví hệ thống mạch máu như phần rễ của cây. Ban đầu động mạch chủ sẽ có kích thước to nhất sau đó phân thành nhiều nhánh với kích thước nhỏ dần gọi là tiểu động mạch. Càng di chuyển xa tim, thiết diện mạch máu sau theo quy luật sẽ nhỏ hơn so với thiết diện mạch máu trước nhưng quy cho cùng tổng thiết diện của hệ thống mạch sẽ tăng.

Trong hệ tuần hoàn có các loại mạch máu là
Có những loại mạch máu nào? Động mạch, mao mạch và tĩnh mạch

Máu được truyền từ tim đến động mạch chủ sau đó di chuyển qua tiểu động mạch và đi vào các mô kế đến là mao mạch. Như vậy, chức năng chính của động mạch là vận chuyển máu từ tim đến các mô. Máu được bơm từ tim tống đi với lực lớn vì vậy, để đảm nhận được trách nhiệm, cấu tạo của động mạch thường rắn chắc và cứng cáp hơn so với mao mạch, tĩnh mạch. Cụ thể, thành động mạch khỏe, dày, được phân thành tổng cộng 3 lớp như sau:

  • Lớp trong: hay còn gọi là lớp nội mạc thường được cấu tạo bởi những tế bào nội mô dẹt. Lớp trong nằm tại vị trí trong cùng, tiếp nối với lớp đàn hồi trong và tiếp xúc trực tiếp với máu.
  • Lớp giữa: hay lớp áo giữa thường là lớp dày nhất được cấu tạo bởi tế bào cơ trơn cùng những sợi đàn hồi.
  • Lớp ngoài: được tạo thành từ những liên kết sợi mà chủ yếu là sợi collagen cùng sợi đàn hồi. Chức năng chính của lớp ngoài là nâng đỡ và bảo vệ mạch máu.

Tĩnh mạch

Trong hệ tuần hoàn có các loại mạch máu là
Tĩnh mạch phụ trách dẫn máu từ các cơ quan về tim

Trái ngược với động mạch, tĩnh mạch bắt nguồn từ mao mạch, là điểm tập trung máu từ các mao mạch và có vai trò vận chuyển máu kém dưỡng khí từ mô trở lại tim. Trong hệ thống mạch máu, tĩnh mạch có dưỡng khí cao nhất tập trung vào tĩnh mạch rốn và tĩnh mạch phổi. Trong thực tế, người ta còn gọi tĩnh mạch là ven, tuy không có thành dày như động mạch nhưng cấu trúc của tĩnh mạch cũng bao gồm 3 lớp: lớp trong, lớp giữa, lớp ngoài.

Tĩnh mạch có dạng hình ống với lớp cấu tạo ngoài cùng là collagen và những vòng cơ trơn, khi chứa dưỡng chất sẽ phồng khi không chứa dưỡng chất sẽ quay về trạng thái xẹp xuống. Bên cạnh đó, lớp áo trong là các nội mô tế bào có thêm các van là những nếp chập đôi để giúp máu chảy theo một chiều nhất định. So với động mạch, tĩnh mạch có thể di dịch tương đối tùy theo cơ thể chứ không cố định một vị trí. Lớp ngoài mạch cũng tương tự động mạch được tạo thành từ sợi collagen và vòng cơ trơn.

THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT

Mao mạch

Mao mạch phân thành hai loại là mao mạch máu và mao mạch bạch huyết:

Mao mạch máu

Mao mạch là do các tiểu động mạch phân nhánh tạo thành. Chúng là cầu nối giữa động mạch và tĩnh mạch, là những mạch máu rất nhỏ dài và mỏng với độ dày khoảng 0,5 µm tạo thành một lớp tế bào nội mô. Ngay đầu mao mạch có vòng tiền mao mạch nhằm kiểm soát lượng máu đi vào mao mạch.

Giữa những tế bào mao mạch có các lỗ nhỏ với đường kính từ 6nm đến 7nm để tăng cường khả năng trao đổi chất. Bên cạnh đó, trong tế bào nội mô còn chứa các bọc ẩm bào hỗ trợ quá trình trao đổi chất. Trong cấu tạo mạch máu, có đến gần 10.000 triệu mao mạch tại nhiều vị trí khác nhau.

Mao mạch bạch huyết

Trong hệ tuần hoàn có các loại mạch máu là
Mao mạch là nơi diễn ra quá trình trao đổi chất

Vai trò chính của những mao mạch bạch huyết là khả năng duy trì cân bằng thể dịch, biến lượng máu bị thoát ra từ mao mạch trở thành bạch huyết. Các mao bạch huyết xuất hiện tại hầu hết các mô trừ tủy xương, thần kinh trung ương, sụn, biểu bì, giác mạc. So với mao mạch máu, mao mạch bạch huyết không bao gồm lớp màng nền cũng như các tế bào biểu mô đơn giản nhưng khả năng thẩm thấu lại cao hơn và có khuynh hướng hoạt động như van mở một chiều.

Lời kết

Như vậy, cơ thể có những loại mạch máu nào? Dựa theo cấu tạo mạch máu có thể thấy rằng mạch máu chia thành 3 loại chính bao gồm động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Trong đó, mỗi loại sẽ có kích thước và cấu tạo khác nhau để đảm nhận nhiệm vụ tương ứng. Mạch có vai trò quan trọng nhất là các động mạch chủ, tổn thương động mạch chủ có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, trong khi mao mạch ít quan trọng hơn nhưng vẫn là nơi trực tiếp diễn ra quá trình trao đổi chất nên không thể xem nhẹ.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Công Ty Cổ Phần NESFACO
  • Địa chỉ:Tòa nhà GIC, Lầu 1, 228B Bạch Đằng, P.24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
  • Hotline:093 878 6025 – 1900 633 004
  • Website:Nesfaco.com
  • Email:

Trong hệ tuần hoàn có các loại mạch máu là

Hệ tuần hoàn của người. Màu đỏ là động mạch, màu lam là tĩnh mạch.

Hệ tuần hoàn là hệ cơ quan có chức năng tuần hoàn máu trong cơ thể của hầu hết các động vật. Hệ tuần hoàn vận chuyển chất dinh dưỡng, oxy, cacbon đioxide, hormone, tế bào máu ra và vào các tế bào trong cơ thể để nuôi dưỡng nó và giúp chống lại bệnh tật, ổn định nhiệt độ cơ thể và độ pH, và để duy trì cân bằng nội môi. Bên cạnh đó, hệ tuần hoàn tiếp nhận sản phẩm phân huỷ (chất thái, CO2,..) do tế bào thải ra qua nước mô rồi theo máu đến các cơ quan bài tiết để thải ra ngoài.

Tổng quan chung

  1. Diện tích bề mặt cơ thể rất nhỏ so với thể tích cho nên sự khuếch tán của các chất qua bề mặt cơ thể không đáp ứng được yêu cầu của cơ thể.
  2. Khoảng cách bên trong rất lớn, gây khó khăn cho sự khuếch tán.
  3. Phần lớn bề mặt cơ thể của động vật sống trên cạn không thấm nước vì vậy có tác dụng giữ nước.

Các cơ quan chuyên biệt như hệ tiêu hóa, hệ bài tiết,... có trách nhiệm khắc phục các khó khăn trên. Hệ thống tuần hoàn mang các chất từ nơi này đến nơi khác, giúp các cơ quan thực hiện tốt chức năng của chúng.

Chức năng

  1. Vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể.
  2. Vận chuyển các chất sản phẩm bài tiết ra khỏi tế bào.
  3. Có vai trò trong hệ miễn dịch chống lại sự nhiễm khuẩn.
  4. Vận chuyển hormone.
  5. Tham gia vào quá trình lưu thông máu, bảo vệ cơ thể

Cơ quan

  1. Dịch tuần hoàn: còn gọi là máu, dùng để vận chuyển oxygen và chất dinh dưỡng, khí O2 đến các tế bào cũng như mang chất thải từ tế bào trở về và thoát ra ngoài bằng các cơ quan bài tiết. Máu bao gồm: 45% tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) và 55% huyết tương (90% nước, 10% các chất khác: vitamin, muối khoáng,..)
  2. Tim: thực chất là một máy bơm, tạo sự chênh lệch về áp suất để làm cho máu lưu thông. Tim gồm 4 ngăn (2 ngăn tâm nhĩ ở phía trên bao gồm tâm nhĩ phải và tâm nhĩ trái, 2 ngăn tâm thất ở phía dưới bao gồm tâm thất phải và tâm thất trái), giữa tâm thất và tâm nhĩ là van tim (van 2 lá bên trái, van ba lá bên phải)
  3. Mạch máu: dùng để vận chuyển máu, bao gồm: động mạch, mao mạch và tĩnh mạch.

Các dạng

Hệ thống tuần hoàn hở

Hệ tuần hoàn hở (có ở đa số Thân mềm, trừ mực ống và bạch tuộc có hệ tuần hoàn kín, và Chân khớp) là hệ tuần hoàn không có mao mạch. Gọi là "hở" vì máu có thể thoát ra khỏi hệ thống tuần hoàn. Máu được tim bơm vào một khoang chính gọi là "khoang cơ thể" bao xung quanh các cơ quan, cho phép các mô trao đổi chất trực tiếp với máu. Sau đó máu quay lại tim bằng hệ thống mạch góp. Hệ thống này chỉ thích hợp với các động vật nhỏ như động vật chân khớp hoặc thân mềm.

Hệ thống tuần hoàn kín

Hệ thống tuần hoàn kín là hệ thống tuần hoàn ở đó máu lưu thông liên tục trong mạng lưới mạch máu. Trong hệ tuần hoàn này, máu được lưu thông dưới áp lực cao, và do đó, tốc độ chảy của máu sẽ nhanh hơn. Các tế bào của mô không tiếp xúc trực tiếp với máu nhưng tắm trong dịch mô. Dịch mô được hình thành từ máu nhờ quá trình lọc qua thành mao mạch. Ở động vật có xương sống, đa số dịch mô quay trở lại mao mạch với áp suất thấp hơn nhưng một số lại được gom lại vào một hệ thống dẫn riêng biệt gọi là các mạch bạch huyết. Chúng sẽ đem dịch mô trở lại vòng tuần hoàn với áp lực thấp hơn áp lực của dịch mô. Hệ thống tuần hoàn kiểu này hoạt động rất có hiệu quả và là nhân tố quan trọng trong quá trình tiến hóa của các loài động vật có xương sống cỡ lớn.

Hệ thống tuần hoàn đơn

Hệ thống tuần hoàn đơn là hệ thống tuần hoàn mà máu chỉ đi qua tim một lần trước khi đến các mô của cơ thể. Các loài cá thường có hệ thống tuần hoàn như thế này vì chúng có được đệm đỡ từ môi trường xung quanh và thân nhiệt thay đổi theo nhiệt độ môi trường. Trong hệ tuần hoàn đơn, máu từ tim đi ra dưới áp lực thấp và chảy đến mang qua động mạch vào mang. Sau khi được oxi hóa, máu được tập trung vào động mạch ra mang, chúng gom lại để thành một mạch máu lớn duy nhất gọi là động mạch lưng chảy dọc theo thân cá. Các nhánh của động mạch chủ lưng trực tiếp đi đến các cơ quan trong cơ thể. Sau khi được khử oxi, máu được tập trung dưới áp suất thấp vào một khoang chứa máu lớn gọi là xoang tĩnh mạch. Các xoang chứa máu có thể tích lớn, từ đó máu chảy đến tim.

Hệ thống tuần hoàn kép

Hệ thống tuần hoàn kép là hệ thống tuần hoàn trong đó máu sau khi được oxy hóa sẽ trở lại tim lần thứ hai trước khi được phân phối đến các mô trong cơ thể. Do đi qua tim hai lần nên áp lực của máu và tốc độ dòng chảy rất cao. Hệ thống tuần hoàn kép gồm hai vòng tuần hoàn nhỏ hơn là vòng tuần hoàn phổi và vòng tuần hoàn hệ thống. Lưỡng cư, Bò sát, Chim và Thú có hệ thống tuần hoàn kép như thế này.

  • Vòng tuần hoàn phổi: Máu sau khi bị khử oxy được đưa vào tâm nhĩ phải ở trong tim, từ đây máu được chuyển sang tâm thất phải và được bơm lên phổi qua động mạch phổi. Ở phổi, máu giải thoát khí CO2 và hấp thụ oxy rồi quay trở lại tim qua tĩnh mạch phổi.
  • Vòng tuần hoàn hệ thống: máu chảy dưới áp lực cao từ tâm thất trái qua động mạch chủ để phân phối đi khắp cơ thể. Sau khi trao đổi chất với các tế bào trong mô, máu trở lại tâm nhĩ phải qua tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới kết thúc vòng tuần hoàn.

Hệ tuần hoàn người

Phôi thai học

Các mạch máu

Khái

Sự phân loại các mạch máu

Động mạch

Động mạch là mạch máu thuộc hệ tuần hoàn trong cơ thể, dẫn máu từ tim đến các cơ quan. Máu trong động mạch có lượng oxy cao, ngoại trừ ở động mạch phổi và động mạch rốn.

Tĩnh mạch

Tĩnh mạch hay ven, ven là mạch máu thuộc hệ tuần hoàn trong cơ thể, dẫn máu trở về tim (đối ngược với động mạch đưa máu từ tim ra). Thường thì máu trong tĩnh mạch có lượng oxy thấp khi đưa máu từ các mô trong cơ thể về tim. Hai ngoại lệ là tĩnh mạch rốn và tĩnh mạch phổi. Trong hai trường hợp này máu tĩnh mạch có lượng dưỡng khí cao.

Mao mạch

Mao mạch là các mạch máu và mạch bạch huyết (lymph vessel) nhỏ nhất của một cơ thể. Các mao mạch là nơi đảm bảo chức năng chính của hệ mạch, đó là nơi xảy ra sự trao đổi nước, O2, CO2, chất dinh dưỡng và các chất thải giữa máu và các mô xung quanh chúng.[3]. Mao mạch bạch huyết kết nối với các mạch bạch huyết lớn hơn để thoát bạch huyết thu thập được trong vi tuần hoàn.

Cấu tạo của thành mạch

Các quy luật phân phối động mạch

Quy luật về đường đi của động mạch từ nguyên ủy đến cơ quan
Quy luật phân nhánh trong các cơ quan

Vòng tuần hoàn máu

Vòng tuần hoàn lớn (đại tuần hoàn)
Tuần hoàn bé (tiểu tuần hoàn)

Tuần hoàn bàng hệ

Hệ động mạch

Thân động mạch chủ
Động mạch chủ
Hê tĩnh mạch
Các tĩnh mạch phổi
Các tĩnh mạch tim
Các tĩnh mạch chủ
Tĩnh mạch cửa

Hệ bạch huyết

Nhìn chung

Các đường bạch huyết

Ống ngực
Ống bạch huyết phải

Các mô bạch huyết

Các hạch bạch huyết

Xem thêm

  • Tim
  • Mạch máu
  • Giải phẫu cơ thể người

Tham khảo

  • W.D. Phillips and T.J. Chilton, Biology, Oxford University Press, 1991

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Hệ_tuần_hoàn&oldid=68649295”