Trưởng ban thanh tra chính phủ là ai

Chiều 18.4, tiếp tục phiên họp thứ 10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi).

Trình bày tờ trình, Tổng thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết, mục đích sửa đổi Luật Thanh tra để thể chế hóa quan điểm của Đảng, Nhà nước và Hiến pháp năm 2013 về tổ chức, hoạt động của các cơ quan thanh tra và khắc phục những hạn chế, bất cập của các quy định pháp luật về thanh tra hiện nay.

Việc sửa đổi Luật Thanh tra quán triệt và cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác thanh tra; phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính nhà nước. Thể chế hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 phù hợp với chức năng, nhiệm vụ về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Ông Đoàn Hồng Phong cũng nêu rõ, dự thảo Luật quán triệt quan điểm thanh tra là tai mắt của trên, là bạn của dưới và mục đích hoạt động thanh tra nhằm kiến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách, phòng ngừa, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước.

Vì vậy, dự thảo Luật Thanh tra lần này đề cao vai trò và rõ trách nhiệm hơn của thủ trưởng các cơ quan quản lý nhà nước trong việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động thanh tra, xử lý kết luận, kiến nghị thanh tra, nâng cao việc chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi và quyết định của mình.

Trưởng ban thanh tra chính phủ là ai
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi).

Dự thảo Luật quy định về thanh tra theo ngành, lĩnh vực gồm: Thanh tra bộ, Thanh tra tổng cục, cục thuộc Bộ và Thanh tra sở, cụ thể là:

- Thanh tra bộ là cơ quan của bộ, giúp bộ trưởng quản lý nhà nước và thực hiện thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ. Thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.

- Thanh tra tổng cục, cục là cơ quan của tổng cục, cục thuộc Bộ, giúp Tổng cục trưởng, Cục trưởng thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.

- Thanh tra sở là cơ quan của sở, giúp Giám đốc sở tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.

Dự thảo Luật được sửa đổi theo hướng quy định các bước tiến hành thanh tra chặt chẽ, cụ thể, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, giám sát và phân biệt với các hoạt động kiểm tra thường xuyên của cơ quan quản lý nhà nước.

Trường hợp cần thiết, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan nhà nước khác có tổ chức cơ quan thanh tra chuyên ngành ban hành quy trình nghiệp vụ về thanh tra chuyên ngành phù hợp với đặc điểm quản lý của ngành, lĩnh vực do mình phụ trách.

Tổng thanh tra Chính phủ cho biết, dự thảo luật quy định việc xây dựng và ban hành kết luận thanh tra, trong đó quy định việc thẩm định dự thảo kết luận thanh tra phải bảo đảm chất lượng, tính chính xác, khách quan của các kết luận, kiến nghị.

Về Thanh tra nhân dân, Tổng thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong nhấn mạnh đây là vấn đề quan trọng, do vậy Chính phủ đưa ra 2 phương án để Quốc hội thảo luận, cho ý kiến:

Phương án 1: Không quy định về thanh tra nhân dân trong Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) và kiến nghị Quốc hội đưa nội dung thanh tra nhân dân vào Dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở đang được soạn thảo.

Phương án 2: Trước mắt quy định về thanh tra nhân dân của Luật Thanh tra 2010 vẫn được giữ trong Dự thảo Luật Thanh tra, đồng thời kiến nghị Quốc hội ban hành đạo luật riêng về hoạt động giám sát của nhân dân.

Trưởng ban thanh tra chính phủ là ai

Tham dự Hội nghị có Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Thị Thanh, đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, Thanh tra Chính phủ cùng hơn 800 đại biểu là lãnh đạo các sở, ban, ngành và bí thư, chủ tịch cấp huyện, thành phố, xã, thị trấn, cán bộ tiếp dân huyện, thị và các xã, thị trấn.

Ngày 27/12, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh tra phối hợp với Ban quản lý các dự án hợp phần (Poscis)- Thanh tra Chính phủ đã tổ chức đối thoại trực tuyến với công chúng qua trang thanhtravietnam.vn về các vấn đề liên quan đến khiếu nại, tố cáo. Tham dự và trả lời các câu hỏi của công chúng có đại diện lãnh đạo một số cục, vụ, đơn vị thuộc cơ quan Thanh tra Chính phủ, đại diện Lãnh đạo thanh tra các bộ, ngành, địa phương.​

Trưởng ban thanh tra chính phủ là ai
Công bố quyết định của Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác cán bộ

Ngày 28/10, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ đã trao các quyết định của Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác cán bộ.

Theo đó, Tổng Thanh tra Chính phủ quyết định bổ nhiệm có thời hạn bà Huỳnh Thị Xuân Đào, Trưởng phòng Hành chính-Tổng hợp, Văn phòng giữ chức Phó Chánh Văn phòng Thanh tra Chính phủ;

Bổ nhiệm có thời hạn bà Lê Thị Hương Trà, Trưởng phòng Tiếp công dân I, Ban Tiếp công dân Trung ương giữ chức Phó Trưởng Ban Tiếp công dân Trung ương;

Điều động, bổ nhiệm có thời hạn Vũ Hồng Khánh, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối văn hóa xã hội (Vụ III) giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính;

Bổ nhiệm ông Trần Xuân Dũng, Thanh tra viên chính, Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp (Vụ II) giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ II.

* Trước đó, ngày 26/10, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm đã trao các quyết định của Tổng Thanh tra Chính phủ về việc điều động, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cấp vụ thuộc Vụ Tổ chức cán bộ, Văn phòng Đảng – Đoàn thể và Ban Tiếp công dân Trung ương, Thanh tra Chính phủ.

Theo đó, điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Trịnh Văn Toàn, Phó Chánh Văn phòng, Thư ký Tổng Thanh tra Chính phủ giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Thanh tra Chính phủ Thư kí Tổng Thanh tra Chính phủ.

Điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Nguyễn Duy Đông, Thanh tra viên cao cấp, Trưởng phòng Nghiệp vụ II, Vụ Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Thanh tra Chính phủ.

Điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Phạm Minh Tuấn, Thanh tra viên chính, Trưởng phòng Chính sách - cán bộ, Vụ Tổ chức Cán bộ giữ chức Phó Chánh Văn phòng Đảng - Đoàn thể, Thanh tra Chính phủ.

Điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Trần Quốc Dũng, Thanh tra viên cao cấp, Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối văn hoá - xã hội (Vụ III) giữ chức Phó Trưởng ban Tiếp công dân Trung ương, Thanh tra Chính phủ.

* Ngày 25/10, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Minh đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm ông Diêm Đăng Việt, Thanh tra viên chính Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp (Vụ II) giữ chức vụ Phó vụ trưởng Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối văn hóa - xã hội (Vụ III), Thanh tra Chính phủ.

Cùng ngày, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam đã chủ trì lễ công bố và trao quyết định điều động, bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý đối với ông Nguyễn Mạnh Cường, Thanh tra viên Cao cấp Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối văn hóa - xã hội (Vụ III) giữ chức vụ Phó vụ trưởng Vụ Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra, Thanh tra Chính phủ.


Mục lục bài viết

  • 1. Thanh tra là gì?
  • 2. Thanh tra Chính phủlà gì?
  • 3. Lịch sử hình thành
  • 4. Cơ cấu tổ chức
  • 5. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Thanh tra là gì?

Thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá cũng như thực hiện các biện pháp kỉ luật của tổ chức, cá nhân thuộc tổ chức và quy trình thanh tra sẽ được thực hiện theo trình tự pháp luật nhất định. Các hoạt động thanh tra thường nhằm mục đích phục vụ hoạt động quản lý, bảo vệ các lợi ích nhà nước cũng như các tổ chức, cá nhân khác nhau

Hiện nay, hoạt động thanh tra được xây dựng nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Cũng như phục vụ quản lí nhà nước trong các lĩnh vực sở hữu công nghiệp khác nhau.

2. Thanh tra Chính phủlà gì?

Thanh tra Chính phủlà cơ quan ngang Bộ củaChính phủ Việt Nam, có chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng ngừa, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

3. Lịch sử hình thành

Ban Thanh tra đặc biệt

Tại phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủViệt Nam Dân chủ Cộng hòangày4 tháng 10năm1945, Chính phủ đã yêu cầuBộ Nội vụlập một Ủy ban Thanh tra hành chính để đi điều tra công việc hành chính ở các địa phương, làm nhiệm vụ tiếp nhận và xử lý các thư từ, đơn kiện hoặc gặp gỡ trực tiếp bày tỏ nguyện vọng cần sớm chấm dứt các hiện tượng, việc làm sai trái của một số nhân viên trong bộ máy chính quyền các cấp, nhất là ở các địa phương.

Ngày13 tháng 11năm 1945, Hội đồng Chính phủ giao cho ôngPhạm Ngọc Thạchdự thảo một đề án về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra của Chính phủ, đồng thời quyết định thành lập ở mỗi bộ một Ban Thanh tra đặt dưới quyền viên Thanh tra hành chính do Bộ Nội vụ cử. Một ngày sau, ngày14 tháng 11, Hội đồng Chính phủ đã họp và thông qua quyết định thành lập một Ban Thanh tra Đặc biệt của Chính phủ. Ngày23 tháng 11năm 1945, Chủ tịchHồ Chí Minhđã ký Sắc lệnh số 64-SL thành lậpBan Thanh tra Đặc biệt. Đây chính là tổ chức tiền thân của Thanh tra Chính phủ sau này và ngày23 tháng 11trở thành ngày truyền thống của ngành Thanh tra Việt Nam.

Tiếp theo đó, ngày31 tháng 12năm 1945, Chủ tịchHồ Chí Minhký Sắc lệnh số 80-SL cử các ôngBùi Bằng ĐoànvàCù Huy Cậnvào Ban Thanh tra đặc biệt. Ông Bùi Bằng Đoàn được cử giữ chức Trưởng ban Thanh tra đặc biệt, trở thành vị Tổng thanh tra đầu tiên của Việt Nam.

Ban Thanh tra Chính phủ

Giữa tháng 12 năm 1949, Hội đồng Chính phủ ra quyết nghị giải thể Ban Thanh tra Đặc biệt và thành lậpBan Thanh tra Chính phủ. Ngày18 tháng 12năm1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 138 B-SL thành lập Ban Thanh tra Chính phủ, ôngHồ Tùng Mậuđược cử làm Tổng Thanh tra.

Do điều kiện chiến tranh và đặc điểm lãnh đạo, nên mặc dù đã được thành lập và có một văn phòng riêng, nhưng Ban Thanh tra Chính phủ vẫn gần như là một cơ quan chung với Ban Kiểm tra Trung ương Đảng. ÔngTrần Đăng Ninh, Trưởng ban kiểm tra Trung ương Đảng, đồng thời kiêm giữ chức Tổng Thanh tra phó. Nhiều cán bộ trong Ban kiểm tra Trung ương đều được Chính phủ bổ nhiệm làm phái viên của Ban Thanh tra Chính phủ.

Ban Thanh tra Trung ương của Chính phủ

Sau khi kiểm soát được miền Bắc, ngày28 tháng 3năm1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh số 261/SL thành lậpBan Thanh tra Trung ương của Chính phủ. ÔngNguyễn Lương Bằngđược cử làm Tổng Thanh tra, các ôngNguyễn CônvàTrần Tử Bìnhlàm Phó Tổng Thanh tra.

Ủy ban Thanh tra của Chính phủ

Ngày29 tháng 9năm1961, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 136/CP quyết định thành lậpỦy ban Thanh tra của Chính phủthay cho Ban Thanh tra Trung ương của Chính phủ và quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của cơ quan này. ÔngNguyễn Lương Bằngđược cử giữ chức Tổng Thanh tra, ông Trần Mạnh Quỳ làm Phó Tổng Thanh tra và các ông Nguyễn Cáo, Đặng Văn Quang giữ chức Ủy viên thanh tra.

Sau 4 năm hoạt động, ngày11 tháng 10năm 1965, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn việc giải thể Ủy ban Thanh tra của Chính phủ. Do đó, trong 4 năm (1965-1968), hệ thống Thanh tra Nhà nước từ Trung ương đến cấp khu, tỉnh, thành phố bị giải thể, chỉ còn các Ban Thanh tra của các Bộ, ngành hoạt động. Các Ban Thanh tra ngành do nhiều nguyên nhân đã không hoạt động đúng chức năng thanh tra mà chỉ dừng lại ở việc xét khiếu tố, và trong công tác này cũng còn nhiều hạn chế.

Mãi đến ngày11 tháng 8năm1969, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nướcViệt Nam Dân chủ Cộng hòamới ra Nghị quyết số 780/NQ-TVQH, tái thành lập Ủy ban Thanh tra của Chính phủ. ÔngNguyễn Thanh Bìnhđược cử giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban, các ông Trần Mạnh Quỳ và Nguyễn Thừa Kế được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Thanh tra của Chính phủ.

Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, cơ cấu tổ chức ngành Thanh tra cũng thống nhất trên toàn quốc. ÔngTrần Nam Trungđược bầu làm Chủ nhiệm đầu tiên của Ủy ban Thanh tra của Chính phủ thống nhất.

Ủy ban Thanh tra Nhà nước

Ngày15 tháng 2năm 1984,Hội đồng Bộ trưởngra Nghị quyết số 26/HĐBT, trong đó còn đổi tên gọi chính thức của hệ thống thanh tra làỦy ban Thanh tra Nhà nước. ÔngBùi Quang Tạo, Chủ nhiệm Ủy ban Thanh tra của Chính phủ, giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Thanh tra Nhà nước.

Thanh tra Nhà nước

Ngày1 tháng 4năm1990, Pháp lệnh Thanh tra được ban hành. Ủy ban Thanh tra Nhà nước được chuyển đổi thành một cơ cấu ngành dọc với tên gọiThanh tra Nhà nước. Ông Nguyễn Kỳ Cẩm, Chủ nhiệm Ủy ban Thanh tra Nhà nước, giữ chức vụ Tổng Thanh tra Nhà nước.

Thanh tra Chính phủ

Ngày25 tháng 4năm 2005, Nghị định 55/2005/NĐ-CP ban hành, thay thế Nghị định 46/2003/NĐ-CP ngày9 tháng 5năm 2003. Theo đó, ngành Thanh tra Nhà nước đổi tên thànhThanh tra Chính phủvà chức vụ Tổng Thanh tra Nhà nước cũng được đổi thành Tổng Thanh tra Chính phủ.

4. Cơ cấu tổ chức

Nghị định số123/2016/NĐ-CP ngày 01tháng 9năm 2016của Chính phủ vquy định cơ cấu tổ chức của thanh tra chính phủ như sau:

Điều 3. Cơ cấu tổ chức

1. Vụ Pháp chế

2. Vụ Tổ chức cán bộ

3. Vụ Hợp tác quốc tế

4. Vụ Kế hoạch - Tổng hợp

5. Văn phòng

6. Vụ Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra

7. Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối kinh tếngành (Vụ I)

8. Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp (Vụ II)

9. Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối văn hóa, xã hội (Vụ III)

10. Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 1 (Cục I)

11. Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 2 (Cục II)

12. Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 3 (Cục III)

13. Cục Phòng, Chống tham nhũng (Cục IV)

14. Ban Tiếp công dân trung ương

15. Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra

16. Báo Thanh tra

17. Tạp chí Thanh tra

18. Trường Cán bộ Thanh tra

19. Trung tâm Thông tin.

Tại Điều này, các đơn vị quy định từ Khoản 1 đến Khoản 14 là các đơn vị giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các đơn vị quy định từ Khoản 15 đến Khoản 19 là các đơn vị sự nghiệp.

Vụ Pháp chế và Vụ Hợp tác quốc tế có 02 phòng; Vụ Kế hoạch - Tổng hợp và Vụ Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra có 03 phòng; Vụ Tổ chức cán bộ có 04 phòng; Văn phòng có 05 phòng; Cục I, Cục II, Cục III có 04 phòng; Cục IV, Ban Tiếp công dân trung ương có 05 phòng.

Ban Tiếp công dân trung ương có con dấu riêng và có bộ phận thường trực tại Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước ở thành phố Hồ Chí Minh.

Tổng Thanh tra Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các vụ, cục, đơn vị trực thuộc Thanh tra Chính phủ.

5. Nhiệm vụ và quyền hạn

Thanh tra Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số123/2016/NĐ-CP ngày 01tháng 9năm 2016của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

1.Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết củaỦy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo chương trình, kếhoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Thanh tra Chính phủ đã được phê duyệt và các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

2.Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra hàng năm, các dự thảo quyết định, chỉ thị, các văn bản khác về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộcthẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ và tổ chức triển khai thực hiện.

3.Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tốcáo và phòng, chống tham nhũng.

4.Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, định hướng chương trình đã được phê duyệt về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; thông tin, tuyên truyền, phổbiến, giáo dục pháp luật vềthanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

5.Về thanh tra:

a)Lập kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ; hướng dẫn Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi tắt là Thanh tra Bộ), Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Thanh tra tỉnh) xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra;

b)Thanhtra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt làỦy ban nhân dân cấp tỉnh); thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; thanh tra vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý nhà nước của nhiều Bộ, cơ quan ngang Bộ,Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

c)Thanh tra vụ việc khác do Thủ tướng Chính phủ giao;

d)Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của các kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịchỦy ban nhân dân cấp tỉnh và của Chánh Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ, Chánh Thanh tra cấp tỉnh khi cần thiết;

đ) Quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Bộ trưởng kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Thủ tướng Chính phủ giao; quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Chủ tịchỦy ban nhân dân cấp tỉnh, Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra tỉnh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;

e)Đềnghị Bộ trưởng, yêu cầu Chủ tịchỦy ban nhân dân cấp tỉnh tiến hành thanh tra trong phạm vi quản lý của Bộ, củaỦy ban nhân dân cấp tỉnh khi phát hiện có dấu hiệu viphạm pháp luật; trường hợp Bộ trưởng, Chủ tịchỦy ban nhân dâncấp tỉnh không đồng ý thì có quyền ra quyết định thanh tra, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về quyết định của mình;

g)Chủ trì xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa cơ quan Thanh tra các Bộ; giữa Thanh tra bộ với Thanh tra tỉnh;

h)Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanhtra của Thanh tra Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ;

i)Xem xét xử lý vấn đề mà Chánh Thanh tra bộ không nhất trí với Bộ trưởng, Chánh Thanh tra tỉnh không nhất trí với Chủ tịchỦy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác thanh tra. Trường hợp Bộ trưởng không đồng ý với kết quả xử lý của Tổng Thanh tra Chính phủ thì Tổng Thanh tra Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;

k) Kiến nghị Bộ trưởng đình chỉ việc thi hành hoặc bãibỏ quy định do bộ đóban hành trái với quy định của cơ quan nhà nước cấp trên, của Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanhtra; trường hợp Bộ trưởng không đình chỉ hoặc không hủy bỏ văn bản đó thì trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;

l) Đình chỉ việc thi hành và đề nghị Thủ tướng Chính phủ bãibỏ quy định củaỦy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịchỦy ban nhân dân cấp tỉnh trái với quy định của cơquan nhà nước cấp trên, của Tổng Thanh traChính phủ về công tác thanh tra;

m) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc bãibỏ quy định trái phápluật phát hiện qua công tác thanh tra;

n) Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của Thủ tướng Chính phủ có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xửlý về thanh tra; yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra.

6.Về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo:

a)Tổ chức việc tiếp công dân; tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo; giải quyết khiếu nại,tố cáo theo quy định của phápluật;

b)Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh;

c)Xác minh nội dung tố cáo, kết luận nội dung xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ khi được giao;

d)Xem xét, kết luận việc giải quyết tố cáo mà Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịchỦy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp kết luận việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết lại;

đ) Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.

7.Về phòng, chống tham nhũng:

a)Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn công tác thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng và phòng, chống tham nhũng trong công tác thanh tra;

b)Thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng tại các Bộ, cơquan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo thẩm quyền hoặc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc phát hiện hành vitham nhũng; thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng; đôn đốc việc xử lý người có hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật và theo phân cấp quản lý cán bộ của Đảng và Chính phủ;

c)Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng hệ thống dữ liệu chung về phòng, chống tham nhũng;

d)Phối hợp với Kiểm toán Nhà nước, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và Ban Nội chínhTrung ươngtrong việc cung cấp,trao đổi thông tin, tài liệu, kinh nghiệm vềcông tác phòng, chống tham nhũng; tổng hợp, đánh giá, dự báo tình hình tham nhũng và kiến nghị chính sách, giải pháp phòng, chống tham nhũng.

8.Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng được áp dụng các quyền hạn của Thanh tra Chính phủ theo quy định của pháp luật; được yêu cầu các cơ quan, đơnvị có liên quan cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia đoàn thanh tra.

9.Yêu cầu Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo tình hình, kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tốcáo và phòng, chống tham nhũng.

10.Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáovà phòng, chống tham nhũng thuộc phạmvi quảnlý nhà nước của Chính phủ; tổng kết kinh nghiệm về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

11.Thực hiện chức năng cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng; hợp tác quốc tế về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

12.Tổ chức, chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực thanhtra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

13.Quyết định và tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính của Thanh tra Chính phủ theo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính nhà nước của Chính phủ và chỉ đạo của Thủtướng Chính phủ.

14.Chỉ đạo,hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra; bồi dưỡng nghiệp vụ thanhtra đối với đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra; thực hiện việc quản lý, bổnhiệm các ngạch công chức thanh tra theo quy định của pháp luật; cấp thẻ thanh tra viên cho công chức, sỹ quan được bổ nhiệm vào các ngạch thanh tra viên trong toàn ngành Thanh tra; ban hành tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra Bộ và Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra tỉnh.​

Thống nhất với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ và Chánh Thanh tra tỉnh.

15.Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Thanh tra Chính phủ theo quy định của pháp luật.

16.Quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp trực thuộc theo quy định của pháp luật.

17.Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.

18.Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao vàtheo quy định của pháp luật.