Trường Đại học Cần Thơ tại Đồng bằng sông Cửu Long có bảo nhiều khu

18:09' - 25/03/2022

BNEWS Trên cơ sở chất lượng nguồn nhân lực, các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần đổi mới mô hình tăng trưởng, hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp hiện đại.

Ngày 25/3, tại Cần Thơ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Cần Thơ phối hợp cùng Trường Đại học Cần Thơ, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức Hội thảo khoa học “Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long bình thường mới - vai trò của Mặt trận Tổ quốc và đội ngũ trí thức”.

Hội thảo tập trung vào các vấn đề: Xây dựng hạ tầng kinh tế, phát triển nông nghiệp đa dạng trong điều kiện thích ứng với biến đổi khí hậu, liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao làm chủ công nghệ 4.0... Ông Nguyễn Trung Nhân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Cần Thơ cho biết, với trách nhiệm của mình, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu long đã nỗ lực tập hợp, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tập trung khai thác mọi nguồn lực xã hội trong tham gia thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng ngang tầm với tiềm năng, lợi thế sẵn có. Thông qua Hội thảo, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Cần Thơ sẽ tập hợp các  giải pháp hay, khả thi, hiệu quả để hiến kế cho Trung ương, Chính phủ, lãnh đạo các tỉnh, thành trong khu vực phát triển nhanh, bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện “bình thường mới”, thích ứng với dịch COVID-19; đồng thời, kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật phù hợp hơn cho sự phát triển của vùng.

Theo Giáo sư Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long có đội ngũ trí thức đông đảo, với 18.921 người có trình độ Thạc sỹ, Tiến sỹ, bác sỹ, dược sỹ nghiên cứu khoa học… Đây là đội ngũ có tư duy mới, tầm nhìn mới, cách làm mới thông qua các giải pháp hữu hiệu đóng góp vào sự phát triển bền vững của vùng.

Trên cơ sở chất lượng nguồn nhân lực đó, các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần đổi mới mô hình tăng trưởng, hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp hiện đại, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên.

Các tỉnh, thành phố cần tập trung phát triển chuỗi cung ứng, công nghiệp chế biến, công nghiệp hỗ trợ, logistics phục vụ nông nghiệp, nông thôn… Tiêu biểu như, Đề án xây dựng Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại Cần Thơ vừa được triển khai.
Đa phần ý kiến đóng góp của đại biểu tại Hội thảo đều thống nhất xoay quanh các giải pháp cấp thiết: Thực hiện Quy hoạch, đề án, chương trình, kế hoạch, phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương bám sát quan điểm, mục tiêu, giải pháp tổng thể của Trung ương.

Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng địa phương phải đồng bộ với quy hoạch phát triển vùng, cần xác định rõ nơi nào, ngành nào có lợi thế mạnh hơn để phát triển kinh tế và liên kết tốt hơn. Các địa phương huy động tối đa nguồn lực tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, tăng cường năng lực hệ thống hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu, xem đây là khâu đột phá trong việc phát triển bền vững vùng.

Ngoài ra, các địa phương cần nghiên cứu, áp dụng vào thực tiễn nhiều hơn mô hình kinh tế thích ứng với biến đổi khí hậu; phát huy tiềm năng, thế mạnh để phát triển đi đôi với việc đảm bảo cuộc sống người dân ổn định và khá giả, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của Đồng bằng sông Cửu Long.

Các tỉnh, thành phố cần chuyển đổi mô hình phát triển phù hợp với điều kiện tự nhiên (thuận thiên), trong đó, người dân và doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm, nhà nước đóng vai trò định hướng, dẫn dắt, nhà khoa học có vai trò trọng yếu, then chốt, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ. Đặc biệt cần gắn kết, liên kết chặt chẽ hơn nữa giữa các địa phương trong vùng, giữa vùng với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, rộng hơn là tiểu vùng sông Mekong thông qua kết nối kinh tế, kết nối hạ tầng… Từ đó thu hút vốn, con người, công nghệ, thúc đẩy hình thành chuỗi giá trị cho các sản phẩm, dịch vụ vùng.

Các đơn vị truyền thông đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin để người dân, doanh nghiệp hiểu rõ tầm quan trọng của sự phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu.

Từ đó tạo chuyển biến về nhận thức, dẫn đến các thay đổi về tư duy và hành động, vận động nhân dân tích cực tham gia vào chuyển đổi quy mô lớn, phát triển chuỗi giá trị cho toàn vùng, chuyển từ “tư duy sản xuất nông nghiệp” sang “tư duy kinh tế nông nghiệp”.

Thực tiễn cho thấy, nhiều mô hình kinh tế “thuận thiên” phát huy hiệu quả trong thời gian qua như, mô hình “lúa-tôm”, mô hình chuyển đổi từ độc canh cây lúa sang đa canh…/.

Khu đô thị Đại học Đồng Bằng Sông Cửu Long (Khu dân cư Hoàng Quân Cần Thơ) nằm tại nằm tiền quốc lộ 91C, Phường Thường Thạnh, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ. Được đầu tư bởi công ty địa Ốc Hoàng Quân. Có quy mô lên đến 300.000m2, cung cấp  614 nhà phố 1 trệt 1 lầu, 131 căn hộ chung cư. Không gian xanh lớn đem lại bầu không khí trong lành cho cư dân khu đô thị. Hệ thống an ninh được lắp đặt camera và độ ngũ bảo vệ chuyên nghiệp mang lại sự an toàn và yên tĩnh. Khu đô thị Đại học Đồng Bằng Sông Cửu Long với vị trí ngay giữa lòng trung tâm thàn phố Cần Thơ sẽ đem đến cho cư dân sự đi lại thuận tiện và tầm view tuyệt đẹp.

Trường Đại học Cần Thơ tại Đồng bằng sông Cửu Long có bảo nhiều khu

Căn hộ Dai Hoc Dong Bang Song Cuu Long được kết hợp đồng bộ hệ thống giao thông đã được hoàn chỉnh, đi vào hoạt đồng, đường trải nhựa, vỉa hè hai bên đường được lắp đặt hệ thống chiếu sáng hiện đại. Những tiện ích nội khu và ngoại khu đầy đủ như trường tiểu học, mầm non, trường học các cấp; công viên cây xanh; nhà cao tầng; siêu thị; trung tâm thương mại.

Trường Đại học Cần Thơ là một trường đại học đa ngành lớn có vị thế trụ cột trong hệ thống giáo dục bậc cao của Việt Nam, với thế mạnh về đào tạo nhóm ngành nông – lâm – ngư – sinh cho miền Tây Nam Bộ, được Chính phủ xếp vào nhóm trường đại học trọng điểm quốc gia của Việt Nam. Trường là một trong ba trường đại học tại Việt Nam đạt chuẩn đào tạo quốc tế của Hệ thống đại học ASEAN. Ngoài đào tạo, trường đồng thời là trung tâm nghiên cứu khoa học và chính sách quản lý của Việt Nam.

Tiền thân của Trường Đại học Cần Thơ là Viện Đại học Cần Thơ. Từ năm 2012 đến nay, trường đã mở rộng thêm cơ sở đào tạo tại Hoà An và hệ đào tạo chính quy chất lượng cao.

Trường Đại học Cần Thơ tại Đồng bằng sông Cửu Long có bảo nhiều khu
Trường Đại Học Cần Thơ

Tầm nhìn đại học Cần Thơ :

Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), có diện tích khoảng 4 triệu hécta đất tự nhiên với trên 17 triệu dân, là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước, được ví như vựa lúa của Việt Nam. Ngoài nguồn lương thực, ĐBSCL còn có nguồn lợi về cây ăn quả, thủy hải sản xuất khẩu với trữ lượng lớn và đa dạng về chủng loại. Đây là vùng đất mới trù phú, cảnh quan xinh đẹp, cây trái tốt tươi quanh năm.

Xem thêm : Danh sách những trường đại học tốt nhất Cần Thơ 2022

Trong những năm qua, nhiều chính sách của Đảng và Nhà nước đã tác động tích cực, làm đổi thay lớn về sản xuất và phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL mang lại sự thịnh vượng chung cho toàn vùng. Bước vào thiên niên kỷ mới, với yêu cầu Công nghiêp hóa – Hiện đại hóa đất nước, nhiều vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn khoa học, việc qui hoạch chiến lược phát triển của vùng đặt ra những câu hỏi bức bách cho các nhà khoa học và chính quyền các cấp tham gia nghiên cứu, lý giải nhằm đầu tư, khai thác và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn nhân lực và tài nguyên phong phú, đa dạng của vùng.

Đại học Cần Thơ (ĐHCT), cơ sở đào tạo đại học và sau đại học trọng điểm của Nhà nước ở ĐBSCL, là trung tâm văn hóa – khoa học kỹ thuật của vùng. Trường đã không ngừng hoàn thiện và phát triển, từ một số ít ngành đào tạo ban đầu, Trường đã củng cố, phát triển thành một trường đa ngành đa lĩnh vực. Hiện nay Trường đào tạo 91 chuyên ngành đại học (trong đó có 2 chương trình đào tạo tiên tiến, 8 chương trình đào tạo chất lượng cao), 51 chuyên ngành cao học (trong đó 1 ngành liên kết với nước ngoài, 3 ngành đào tạo bằng tiếng Anh), 19 chuyên ngành nghiên cứu sinh.

Nhiệm vụ chính của Trường là đào tạo, nghiên cứu khoa học (NCKH), chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội trong vùng. Song song với công tác đào tạo, ĐHCT đã tham gia tích cực các chương trình NCKH, ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật nhằm giải quyết các vấn đề về khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hoá và xã hội của vùng. Từ những kết quả của các công trình NCKH và hợp tác quốc tế, Trường đã tạo ra nhiều sản phẩm, qui trình công nghệ phục vụ sản xuất, đời sống và xuất khẩu, tạo được uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế.

ĐHCT tranh thủ được sự hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương ĐBSCL trong các lĩnh vực đào tạo, hợp tác khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ. Trường đã mở rộng quan hệ hợp tác khoa học kỹ thuật với nhiều tổ chức quốc tế, trường đại học và viện nghiên cứu trên thế giới. Thông qua các chương trình hợp tác, năng lực quản lý và chuyên môn của đội ngũ cán bộ được nâng cao, cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm, tài liệu thông tin khoa học được bổ sung.

Cơ sở vật chất của Trường tọa lạc trên 6 địa điểm: Khu I, Khu II, Khu III, Khu Hòa An, Khu Măng Đen, Khu Vĩnh Châu.

Mục tiêu giáo dục (Educational Objective)

Đào tạo nhân lực trình độ cao, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học và công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế.

Đào tạo người học phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ; có tri thức, kỹ năng, trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng nắm bắt tiến bộ khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo, khả năng tự học, sáng tạo, thích nghi với môi trường làm việc; có tinh thần lập nghiệp, có ý thức phục vụ Nhân dân.

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

1. THỜI KỲ VIỆN ĐẠI HỌC CẦN THƠ (1966 – 1975)

Được thành lập ngày 31 tháng 03 năm 1966, Viện Đại học Cần Thơ có bốn khoa: Khoa học, Luật khoa và Khoa học Xã hội, Văn khoa, Sư phạm (có Trường Trung học Kiểu mẫu) đào tạo hệ Cử nhân, Trường Cao đẳng Nông nghiệp đào tạo hệ kỹ sư và Trung tâm Sinh ngữ giảng dạy chương trình ngoại ngữ cho sinh viên.

Cơ sở vật chất của Viện Đại học Cần Thơ tọa lạc trên 4 địa điểm:

–  Tòa Viện trưởng (Số 5, đại lộ Hoà Bình): là nơi tâp trung các bộ phận hành chính của Viện.

–  Khu I (đường 30/4): diện tích hơn 5 ha là khu nhà ở, lưu trú xá nữ sinh viên, Trường Trung học Kiểu mẫu, Trường Cao đẳng Nông nghiệp và nhà làm việc của các khoa.

–  Khu II: (đường 3/2): diện tích 87 ha, là khu nhà học chính của Trường.

–  Khu III: (số 1, Lý Tự Trọng): diện tích 0,65 ha, là cơ sở đào tạo đầu tiên gồm khoa Khoa học và Thư viện.

Trường Đại học Cần Thơ tại Đồng bằng sông Cửu Long có bảo nhiều khu

Khu II Đại học Cần Thơ (1966)

Trường Đại học Cần Thơ tại Đồng bằng sông Cửu Long có bảo nhiều khu

Các dãy nhà học đầu tiên ở khu II (1973)

2. ĐHCT GIAI ĐOẠN SAU NĂM 1975

Viện Đại học Cần Thơ được đổi thành ĐHCT. Lúc này, chương trình đào tạo và sinh viên cũ của Khoa Sư phạm và Cao đẳng Nông nghiệp được tiếp tục đào tạo tại Khoa Sư phạm Tự nhiên và Khoa Nông nghiệp của ĐHCT. Sinh viên của các khoa khác hoặc được gởi lên các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh hoặc được chuyển vào các chuyên ngành đang đào tạo tại Trường.

Sau năm 1975, Khoa Sư phạm được tách thành Khoa Sư phạm Tự nhiên và Khoa Sư phạm Xã hội đào tạo giáo viên phổ thông trung học gồm Toán học, Vật lý học, Hóa học, Sinh vật học, Văn học, Lịch sử, Địa lý, và Ngoại ngữ. Sau đó mở rộng thành 5 Khoa: Toán – Lý (1980), Hóa – Sinh (1980), Sử – Địa (1982), Ngữ văn (1983) và Ngoại ngữ (1983).

Trường Cao đẳng Nông nghiệp được đổi tên thành Khoa Nông nghiệp, đào tạo 2 ngành Trồng trọt và Chăn nuôi. Đến năm 1979, Khoa Nông nghiệp được mở rộng thành 7 Khoa: Trồng trọt (1977), Chăn nuôi – Thú y (1978), Thủy nông và Cải tạo đất (1978), Cơ khí Nông nghiệp (1978), Chế biến và Bảo quản Nông sản (1978), Kinh tế Nông nghiệp (1979), và Thủy sản (1979).

Năm 1978, Khoa Đại học Tại chức được thành lập, có nhiệm vụ quản lý và thiết kế chương trình bồi dưỡng và đào tạo giáo viên phổ thông trung học và kỹ sư thực hành chỉ đạo sản xuất cho các tỉnh ĐBSCL. Thời gian đào tạo là 5 năm. Từ năm 1981 do yêu cầu của các địa phương, công tác đào tạo tại chức cần được mở rộng hơn và Trường đã liên kết với các tỉnh mở các trung tâm Đào tạo – Bồi dưỡng Đại học Tại chức mà tên gọi hiện nay là Trung tâm Giáo dục Thường xuyên: Tiền Giang – Long An – Bến Tre, Vĩnh Long – Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang và Minh Hải.

Năm 1987, để phục vụ phát triển kinh tế thị trường phù hợp với chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, Khoa Kinh tế Nông Nghiệp đã liên kết với Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh mở thêm 4 ngành đào tạo Cử nhân Kinh tế: Kinh tế Tài chính – Tín dụng, Kinh tế Kế toán Tổng hợp, Kinh tế Ngoại thương và Quản trị Kinh doanh. Tương tự, năm 1988, Khoa Thủy nông đã mở thêm hai ngành đào tạo mới là Thủy công và Công thôn đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà cửa và cầu đường nông thôn ở ĐBSCL.

Năm 1990, Khoa Toán Lý mở hệ cao đẳng đào tạo 2 ngành: Điện tử và Tin học và nâng cấp xưởng điện tử thành Trung tâm Điện tử – Tin học.

Ngoài việc thành lập và phát triển các khoa, ĐHCT còn tổ chức các Trung tâm NCKH nhằm kết hợp có hiệu quả 3 nhiệm vụ Đào tạo – NCKH – Lao động sản xuất. Từ năm 1985 đến năm 1992 có 7 Trung tâm được thành lập: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học (1985), Năng lượng mới (1987), Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống Canh tác ĐBSCL (1988), Điện tử – Tin học (1990), Nghiên cứu và Phát triển Tôm-Artemia (1991), Ngoại ngữ (1991), Thông tin Khoa học & Công nghệ (1992).

Tháng 4 năm 2003, Khoa Y- Nha – Dược được tách ra để thành lập Trường Đại học Y- Dược trực thuộc Bộ Y Tế.

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Trường luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước, Chính phủ và Bộ chủ quản.

ĐÀO TẠO

Trường hiện có 91 chuyên ngành đại học (trong đó có 2 chương trình đào tạo tiên tiến, 8 chương trình đào tạo chất lượng cao) với 30.446 sinh viên hệ chính qui, 15.850 sinh viên hệ vừa làm vừa học, 9.473 sinh viên hệ đào tạo từ xa và 2.861 sinh viên hệ khác (cử tuyển, liên thông, bằng 2…); 51 chuyên ngành cao học (trong đó 1 ngành liên kết với nước ngoài, 3 ngành đào tạo bằng tiếng Anh) và 19 chuyên ngành nghiên cứu sinh với 3.291 học viên. Hàng năm, Trường còn tiếp nhận sinh viên từ các truờng đại học nước ngoài (Hoa Kỳ, Bỉ, Nhật Bản,…) đến học tại Trường trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác giữa hai bên.

Thời gian đào tạo tại ĐHCT từ 4 – 5 năm cho các chương trình đào tạo cử nhân, kỹ sư, theo hệ thống tín chỉ. Chương trình đào tạo gồm ba học kỳ đầu tiên dành cho các môn chung của tất cả các khối ngành và các môn cơ bản cho từng khối ngành; các học kỳ còn lại dành cho các kiến thức cơ sở và chuyên môn cho chuyên ngành đào tạo.

Chất lượng đào tạo của Trường không ngừng được nâng cao, các phương tiện phục vụ nhu cầu học tập cho sinh viên đã tương đối hoàn chỉnh, giảng viên đã áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy mới phù hợp.

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐHCT đã chủ trì nhiều đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Trường, mở rộng hợp đồng NCKH và chuyển giao tiến bộ khoa học và kỹ thuật phục vụ kinh tế xã hội vùng ĐBSCL và trong cả nước.

Các chương trình nghiên cứu quốc gia có liên kết với các trường đại học trong và ngoài nước được thực hiện trên nhiều địa bàn ở ĐBSCL và trong cả nước đã đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội cao như các chương trình: Điều tra cơ bản vùng ĐBSCL, nghiên cứu đất phèn, nghiên cứu và sản xuất Artemia – Tôm, nghiên cứu kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, vi sinh vật cố định đạm, công nghệ sinh học, chế biến và bảo quản nông sản, nghiên cứu các mô hình hệ thống canh tác và tuyển chọn các giống lúa thích nghi, phòng trừ dịch hại trên cây trồng, cải thiện hoa màu, kinh tế vườn, phát triển và chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi – thú y, mô hình VACB, cơ khí nông nghiệp và cơ khí phục vụ sau thu hoạch, qui hoạch tổng thể giáo dục ĐBSCL, phương pháp dạy và học, các mô hình hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế, thị trường chứng khoán… Các chương trình này đã tranh thủ được sự hỗ trợ của các địa phương vùng ĐBSCL và nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế và nhiều tổ chức, trường đại học khác.

HỢP TÁC TRONG NƯỚC

Trường đã ký kết hợp tác toàn diện về nghiên cứu khoa học và đào tạo với Viện Nghiên cứu Lúa ĐBSCL và Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam. Trường cũng đã Thỏa thuận hợp tác với hầu hết UBND các tỉnh vùng BĐBSCL trong công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật. Đặc biệt, Trường đã Ký kết Thỏa thuận hợp tác trong đào tạo và NCKH với 10 trường Đại học khối Nông-Lâm-Ngư trong cả nước.

Trường đang tập trung mở rộng năng lực đào tạo sau đại học nhằm giúp giải quyết nhu cầu bức thiết phải nâng cấp nhanh lực lượng cán bộ giảng dạy của Trường, các trường đại học, cao đẳng cán bộ nghiên cứu thuộc các tỉnh vùng ĐBSCL. Tăng cường đào tạo ngắn hạn, mở các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học công nghệ cho cán bộ và nhân dân trong vùng… Chuyển mạnh từ đào tạo theo khả năng sang đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp, của xã hội.

Mối quan hệ giữa Trường với các tỉnh trong vùng ngày càng được thắt chặt trong sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau. Sự ưu ái của các tỉnh trong vùng, đặc biệt là của Thành phố Cần Thơ đối với Trường ĐHCT là một nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của Trường

Ngành Đào Tạo

  • Bảo vệ thực vật
  • Bệnh học thủy sản
  • Công nghệ chế biến thủy sản
  • Công nghệ kỹ thuật hóa học
  • Công nghệ kỹ thuật hóa học (chất lượng cao)
  • Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan
  • Công nghệ sau thu hoạch
  • Công nghệ sinh học
  • Công nghệ sinh học (chương trình tiên tiến)
  • Công nghệ thông tin
  • Công nghệ thông tin (chất lượng cao)
  • Công nghệ thông tin (Tin học ứng dụng)
  • Công nghệ thực phẩm
  • Công nghệ thực phẩm (chất lượng cao)
  • Chính trị học
  • Chăn nuôi
  • Giáo dục công dân
  • Giáo dục thể chất
  • Giáo dục tiểu học
  • Hóa dược
  • Hóa học
  • Hệ thống thông tin
  • Kế toán
  • Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
  • Kỹ thuật điện
  • Kỹ thuật điện (chất lượng cao)
  • Kỹ thuật điện tử – viễn thông
  • Kỹ thuật cơ điện tử
  • Kỹ thuật cơ khí
  • Kỹ thuật cơ khí (Cơ khí ô tô)
  • Kỹ thuật cơ khí (Cơ khí chế tạo máy)
  • Kỹ thuật máy tính
  • Kỹ thuật môi trường
  • Kỹ thuật phần mềm
  • Kỹ thuật vật liệu
  • Kỹ thuật xây dựng
  • Kỹ thuật xây dựng (chất lượng cao)
  • Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
  • Kỹ thuật xây dựng công trình thủy
  • Khoa học đất (Quản lý đất và công nghệ phân bón)
  • Khoa học cây trồng
  • Khoa học cây trồng (Nông nghiệp công nghệ cao)
  • Khoa học máy tính
  • Khoa học môi trường
  • Kiểm toán
  • Kinh doanh nông nghiệp
  • Kinh doanh quốc tế
  • Kinh doanh quốc tế (chất lượng cao)
  • Kinh doanh thương mại
  • Kinh tế
  • Kinh tế nông nghiệp
  • Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
  • Luật (Luật hành chính)
  • Luật (Luật thương mại)
  • Luật (Luật tư pháp)
  • Marketing
  • Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu
  • Nông học
  • Ngôn ngữ Anh
  • Ngôn ngữ Anh (chất lượng cao)
  • Ngôn ngữ Anh (Phiên dịch – Biên dịch tiếng Anh)
  • Ngôn ngữ Pháp
  • Nuôi trồng thủy sản
  • Nuôi trồng thủy sản (chương trình tiên tiến)
  • Quản lý đất đai
  • Quản lý công nghiệp
  • Quản lý tài nguyên và môi trường
  • Quản lý thủy sản
  • Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
  • Quản trị kinh doanh
  • Sinh học
  • Sinh học ứng dụng
  • Sư phạm Địa lý
  • Sư phạm Hóa học
  • Sư phạm Lịch sử
  • Sư phạm Ngữ văn
  • Sư phạm Sinh học
  • Sư phạm Tiếng Anh
  • Sư phạm Tiếng Pháp
  • Sư phạm Tin học
  • Sư phạm Toán học
  • Sư phạm Vật lý
  • Tài chính – Ngân hàng
  • Tài chính – Ngân hàng (chất lượng cao)
  • Thông tin – Thư viện
  • Thú y
  • Toán ứng dụng
  • Triết học
  • Vật lý kỹ thuật
  • Văn học
  • Việt Nam học (Hướng dẫn viên du lịch)
  • Xã hội học