Tỷ suất sinh thô không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây

CHƯƠNG 3

MỨC ĐỘ SINH, CHẾT, DI CƯ

1. Mức độ sinh

Mức sinh là một nhân tố quan trọng tác động đến tăng trưởng dân số. Mức sinh chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sinh học, kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế và môi trường. Các chỉ tiêu liên quan đến mức sinh luôn thu hút sự quan tâm của các nhà lập chính sách, các nhà quản lý và các nhà nghiên cứu. Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009 thu thập thông tin về lịch sử sinh của những phụ nữ từ 15 đến 49 tuổi thuộc các địa bàn điều tra mẫu, bao gồm: số con đã sinh, số con còn sống, số con đã chết, tháng và năm sinh của lần sinh gần nhất, số con trai và số con gái của lần sinh gần nhất.

1.1 Tổng tỷ suất sinh (TFR) và tỷ suất sinh thô (CBR)

1.1.1 Tổng tỷ suất sinh (TFR)

Tổng tỷ suất sinh (TFR) được hiểu là số con sinh sống bình quân của một người phụ nữ trong suốt cả cuộc đời, nếu người phụ nữ đó trong suốt thời kỳ sinh đẻ tuân theo tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi như quan sát được trong 12 tháng trước điều tra. TFR là một trong những thước đo chính phản ánh mức sinh. Năm 1999 tổng tỷ suất sinh 2,72 con/phụ nữ và năm 2009 tổng tỷ suất sinh chỉ còn 2,07 con/phụ nữ. So với Tổng điều tra năm 1999, tổng tỷ suất sinh đã giảm mạnh và đặc biệt là mức sinh đã giảm đến mức sinh thay thế (2,1 con/phụ nữ). Sự giảm mạnh tỷ suất sinh trong 10 năm qua một lần nữa chứng minh sự thành công liên tục của chương trình kế hoạch hoá gia đình và chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu của nước ta.

Mức sinh thay thế là mức sinh mà một đoàn hệ phụ nữ trung bình có vừa đủ số con gái để thay thế họ trong quá trình tái sinh sản dân số. Một dân số đã đạt mức sinh thay thế hoặc dưới mức sinh thay thế có thể tiếp tục tăng về số lượng sinh trong vài thập kỷ, bởi vì mức sinh cao trong quá khứ dẫn đến sự tập trung cao số phụ nữ trong các độ tuổi sinh đẻ và do vậy tổng số sinh tiếp tục vượt quá tổng số chết.

Mức sinh thay thế của dân số là mức sinh có khả năng đảm bảo một phụ nữ trong cả đời người, có thể sinh được một người con gái để thay thế mình với điều kiện người con gái đó sống được đến độ tuổi người mẹ khi sinh ra mình. Trong dân số học, một mức sinh có TFR = 2,1 được coi là mức sinh thay thế, mức sinh thay thế là một trong những điều kiện của mô hình dân số dừng. Với mức sinh theo độ tuổi trong 12 tháng trước thời điểm TĐTDS 2009 như hiện nay, bình quân mỗi phụ nữ Bình Thuận tron cả đời người sẽ sinh 2,07 con; như vậy tính đến nay tỉnh ta có mức sinh đạt mức sinh thay thế.

TFR của khu vực thành thị năm 2009 là 1,89 con/phụ nữ thấp hơn con số 2,20 con/phụ nữ của khu vực nông thôn. Sự khác biệt này có thể là do, so với những cặp vợ chồng ở nông thôn, các cặp vợ chồng ở thành thị được tiếp cận tới các nguồn thông tin dễ dàng hơn, có nhận thức tốt hơn về lợi ích của gia đình ít con và họ cũng rất dễ dàng tiếp cận các cơ sở y tế cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình giúp họ tránh mang thai và sinh con ngoài ý muốn. Một lý do nữa là điều kiện sống ở khu vực thành thị tốt hơn rất nhiều so với khu vực nông thôn, trẻ em ở thành thị được chăm sóc tốt hơn trẻ em nông thôn, dẫn đến tỷ lệ chết sơ sinh và chết trẻ em ở thành thị thấp hơn ở nông thôn, góp phần làm giảm nhu cầu sinh thay thế ở khu vực này. Hơn nữa, mức độ phụ thuộc của cha mẹ già vào con ở khu vực thành thị thấp hơn so với khu vực nông thôn nên người dân thành thị thường ít có tâm lý sinh con để trông cậy lúc tuổi già.

1.1.2 Tỷ suất sinh thô

Tỷ suất sinh thô (CBR) biểu thị số trẻ sinh sống trong 12 tháng trước điều tra tính trên 1000 dân. Tương tự như TFR, do có sự bỏ sót trong khai báo số con đã sinh nên CBR được tính gián tiếp bằng cách lấy tỷ suất sinh thô tính trực tiếp từ số liệu cuộc điều tra nhân với hệ số điều chỉnh P/F.

Mức sinh bị tác động bởi nhiều yếu tố tâm lý, xã hội và kinh tế; ngoài ra còn phụ thuộc vào khả năng sinh học của việc tái sinh sản. Ở nước ta, việc giảm sinh được đặt thành mục tiêu cho công tác kế hoạch hóa gia đình. Một trong những công cụ đánh giá mức sinh thông dụng nhất là tính tỷ suất sinh thô, đó là số trẻ em sinh bình quân năm tính trên 1.000 dân.

Biểu 3.1: Tỷ suất sinh thô (CBR) chia theo khu vực, 1999 và 2009

Năm và khu vực

Tỷ suất sinh thô

(Trẻ em sinh sống/1000 dân)

Tổng tỷ suất sinh

(Con/phụ nữ)

Năm 1999

21,9

2,72

Năm 2009

16,6

2,07

- Thành thị

15,5

1,89

- Nông thôn

17,3

2,20

Nguồn: số liệu mẫu TĐTDS 1999 và 2009

Số liệu trong biểu cho thấy CBR của tỉnh năm 2009 là 16,6 trẻ sinh sống/1000 dân. CBR của thành thị và nông thôn vẫn còn sự khác biệt lớn: khu vực nông thôn là 17,3 trẻ sinh sống/1000 dân và cao hơn so với khu vực thành thị 15,5 trẻ sinh sống/1000 dân. Năm 1999 tỷ suất sinh thô 21,9, như vậy sau 10 năm tỷ suất sinh thô đã giảm đi 5,3 bình quân mỗi năm giảm đi 0,3. Nhìn chung, mức sinh của tỉnh có giảm nhưng ở mức thấp, tuy nhiên với mức giảm trên một phần là do tỉnh đã thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình.

1.2 Tỷ suất sinh đặc trưng theo độ tuổi (ASFR), tổng số con đã sinh (CEB) của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

1.2.1 Tỷ suất sinh đặc trưng theo độ tuổi (ASFR)

Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi (ASFR) cho biết bình quân cứ 1000 phụ nữ trong một độ tuổi (hoặc một nhóm tuổi) sẽ có bao nhiêu trẻ em sinh sống trong năm.

Biểu 3.2 trình bày tỷ suất sinh đặc trưng theo nhóm 5 độ tuổi của Việt Nam thu thập được qua hai cuộc Tổng điều tra 1999 và 2009. Số liệu của năm 2009 cho thấy phụ nữ nhóm tuổi 25-29 có mức sinh cao nhất, bình quân cứ 1000 phụ nữ nhóm tuổi này thì có 133 trẻ sinh sống. Tiếp theo, mức sinh cao thứ hai thuộc về phụ nữ trong nhóm tuổi 20-24 với 124 con sinh sống. Con số này cao hơn rất nhiều so với con số 82 trẻ sinh sống của nhóm tuổi 30-34, nhóm có mức sinh cao thứ ba. Điều này có nghĩa là phần lớn phụ nữ Việt Nam sinh con ở độ tuổi từ 20 đến 29. Từ trên 30 tuổi mức sinh của họ giảm nhanh (xem Hình 3.1).

Biểu 3.2: Tỷ suất sinh đặc trưng theo độ tuổi và khu vực, 1999 và 2009

Nhóm tuổi

ASFR (Trẻ sinh sống/1.000 phụ nữ)

Năm 1999

Năm 2009

Chung

Thành thị

Nông thôn

15 - 19

29,2

27,7

22,0

31,3

20 - 24

172,6

124,4

103,5

138,1

25 - 29

155,6

132,6

127,2

136,4

30 - 34

103,2

82,4

80,1

83,9

35 - 39

59,9

37,1

35,0

38,5

40 - 44

16,9

8,2

8,3

8,1

45 - 49

6,2

2,7

2,0

3,2

TFR

2,7

2,1

1,9

2,2

Nguồn: số liệu mẫu TĐTDS 1999 và 2009

Hình 3.1 mô tả sự thay đổi mô hình sinh trong thời kỳ 1999 - 2009. Hình này cho thấy mức sinh cao nhất dịch chuyển từ nhóm tuổi 20-24 với 173 con/1000 phụ nữ năm 1999 sang nhóm tuổi 25-29 với 133 con/ 1000 phụ nữ năm 2009. Năm 1999 mức sinh cao thứ hai thuộc về nhóm 25-29 với 156 con/1000 phụ nữ vẫn cao hơn so với mức sinh cao nhất của năm 2009. Mức sinh cao thứ ba của cả hai thời kỳ đều thấp hơn rất nhiều so với mức sinh cao thứ hai. Như vậy, so với năm 1999, phụ nữ năm 2009 sinh ít con hơn và mô hình sinh chuyển từ sớm sang muộn. Nhìn chung, trong thời kỳ 1999 -2009, mức sinh vẫn tập trung chủ yếu ở nhóm phụ nữ 20-29 tuổi. Sau độ tuổi này, mức sinh giảm nhanh, cường độ giảm mạnh từ độ tuổi 35-39 trở đi.

Tỷ suất sinh thô không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây

Tỷ suất sinh thô không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây

Hình 3.2 mô tả tỷ suất sinh đặc trưng theo nhóm tuổi của tỉnh năm 2009 theo hai khu vực thành thị và nông thôn. Đường gấp khúc biểu thị mô hình sinh của khu vực thành thị không những thấp hơn mà còn có độ trễ so với đường của khu vực nông thôn, nghĩa là phụ nữ thành thị sinh muộn và sinh ít con hơn phụ nữ nông thôn. Ở khu vực thành thị, mức sinh cao nhất thuộc về phụ nữ từ 25-29 với 127 con trên 1000 phụ nữ. Trong khi ở khu vực nông thôn, mức sinh cao nhất thuộc về nhóm tuổi 20-24 với 138 con trên 1000 phụ nữ. Điều này cho thấy phụ nữ nông thôn không có nhiều cơ hội để theo học trình độ cao hơn như phụ nữ thành thị, nên họ thường kết hôn sớm và sinh con sớm hơn phụ nữ thành thị.

Qua 10 năm mức sinh đã giảm ở tất cả nhóm tuổi của phụ nữ. Trung bình một người phụ nữ ở nông thôn có số con cao hơn ở thành thị là 0,3 con. Hai nhóm tuổi 20 - 24, 25 - 29 và ở mức độ thấp hơn là nhóm 30 - 34 có vai trò quyết định đến độ lớn và tốc độ giảm mức sinh; tuy nhiên, mức độ giảm sinh trong những năm qua giảm nhiều ở ba nhóm tuổi: 25-29, 30-34 và 35-39. Sự tăng tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai trong m­ười năm qua đã đóng vai trò quan trọng trong việc giảm mức sinh. Vì vậy, có thể xếp số phụ nữ thuộc các nhóm tuổi này vào nhóm đối tượng cần đặc biệt quan tâm đối với công tác dân số - KHHGĐ của tỉnh.

1.2.2 Tổng số con đã sinh (CEB) của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ

Số con đã sinh bình quân chia theo nhóm tuổi phụ nữ chỉ ra mức sinh tích lũy hay qui mô gia đình đầy đủ của các phụ nữ có đến thời điểm điều tra. Vì vậy, số con đã sinh của những phụ nữ thuộc nhóm tuổi 45-49 thể hiện mức sinh thực tế mà những phụ nữ này đã kinh qua trong cuộc đời của mình. Theo biểu số liệu này, qui mô gia đình đầy đủ đã giảm từ 4,6 con trong năm 1999 xuống còn 3,3 con vào năm 2009.

Biểu 3.3: Số con đã sinh trung bình chia theo nhóm tuổi của phụ nữ, 1999 và 2009

Nhóm tuổi

Số con đã sinh trung bình (Con/phụ nữ)

Năm 1999

Năm 2009

Chung

Thành thị

Nông thôn

15 - 19

0,05

0,06

0,04

0,07

20 - 24

0,73

0,57

0,46

0,64

25 - 29

1,80

1,31

1,11

1,46

30 - 34

2,78

2,03

1,78

2,19

35 - 39

3,52

2,55

2,25

2,77

40 - 44

4,25

2,97

2,60

3,26

45 - 49

4,64

3,29

2,86

3,63

Nguồn: số liệu mẫu TĐTDS 1999 và 2009

1.3 Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên

Tỉnh ta đang thực hiện chính sách giảm sinh thông qua Chương trình Dân số/ chăm sóc sức khỏe sinh sản bao gồm cả kế hoạch hóa gia đình, qui mô gia đình nhỏ đang được khuyến khích. Chính vì vậy, số liệu liên quan đến tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba trở lên hàng năm là mối quan tâm lớn của các cơ quan truyền thông dân số và kế hoạch hóa gia đình. Tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba trở lên biểu thị số phụ nữ có sinh con thứ ba trở lên trong 12 tháng trước điều tra trên 100 phụ nữ sinh con trong thời kỳ đó.

Biểu 3.4 trình bày tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba trở lên của tỉnh từ năm 2005 đến 2009 chia theo thành thị và nông thôn. Số liệu cho thấy thời gian qua, tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba trở lên trong cả nước giảm từ 30,4% năm 2005 xuống còn 22,7% năm 2009. Tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba trở lên ở nông thôn cao gấp rưỡi so với ở thành thị, tỉ lệ này có xu hướng giảm nhanh hơn ở nông thôn so với ở vùng thành thị. Sự khác biệt và xu hướng này hoàn toàn phù hợp với sự khác biệt và xu hướng giảm sinh giữa hai khu vực nông thôn và thành thị. Tỷ lệ phụ nữ chỉ có từ 1 đến 2 con ở cả khu vực thành thị và nông thôn đều giảm so trước đây, góp phần làm giảm mức sinh của tỉnh và đưa tỉnh ta trở thành một tỉnh đã đạt mức sinh thay thế. Xu hướng này giúp tỉnh ta có cơ hội ổn định dân số, giảm bớt gánh nặng phụ thuộc trẻ, tạo thời cơ thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế bền vững.

Biểu 3.4: Tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên chia theo khu vực, 2005 - 2009

Đơn vị tính: %

Khu vực

2005

2007

2009

Toàn tỉnh

30,4

26,4

22,7

- Thành thị

22,1

20,9

18,5

- Nông thôn

31,6

28,9

25,1

Nguồn: số liệu Điều tra Biến động dân số và KHHGĐ 2005, 2007 và mẫu TĐTDS 2009

Kết quả điều tra cho thấy khuynh hướng giảm sinh và khả năng mất cân bằng giới tính khi sinh của dân số. Tuy nhiên, sự tồn tại về khác biệt mức sinh đáng kể giữa thành thị và nông thôn đòi hỏi Chương trình Dân số Kế hoạch hóa gia đình cần tiếp tục đẩy mạnh đặc biệt ở những vùng có mức sinh cao. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền khẳng định nêu cao vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội nhằm xóa bỏ các quan niệm trọng nam khinh nữ, phòng chống bạo lực gia đình là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm góp phần cân bằng tỷ số giới tính khi sinh.

2. Mức độ chết

Tử vong, hay chết, là sự kết thúc của mỗi đời người. Con người không thể bất tử. Thực tế đó là không thể thay đổi. Song kéo dài sự sống để trường thọ, trì hoãn cái chết, luôn là mong ước của loài người. Con người không tiếc công sức làm tăng tuổi thọ, chính vì sống lâu là một giá trị cơ bản không thể phủ nhận.

Giảm mức chết là không dễ dàng, vì điều đó phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường, kinh tế, y tế, văn hóa, xã hội, công nghệ,... Do đó, tử vong luôn là chủ đề nghiên cứu quan trọng trong nhân khẩu học và nhiều ngành khoa học khác có liên quan như dịch tễ học, y tế cộng đồng hay thống kê,... và mục đích của nghiên cứu là thu được những kiến thức khoa học cần thiết để cải thiện cuộc sống thông qua các chương trình và chính sách thích hợp. Trong nghiên cứu nhân khẩu học, tử vong đóng vai trò khá quan trọng, do đó mức độ chết cùng với mức sinh là nhân tố quan trọng xác định tỷ lệ tăng trưởng của dân số.

Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cung cấp thông tin cho việc đánh giá mức chết của tỉnh. Trong chương này, hai số đo quan trọng về mức độ chết là tỷ suất chết thô (CDR) và tỷ suất chết sơ sinh (IMR) được sử dụng để đánh giá mức độ chết. Các chỉ tiêu về mức độ chết trên được ước lượng gián tiếp. Những số liệu sau đây được sử dụng để ước lượng mức độ chết:

- Phân bố tuổi và giới tính của dân số theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999 và 2009.

- Phân bố tuổi và giới tính của người chết trong 12 tháng trước thời điểm điều tra của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999 và 2009.

- Số con đã sinh và số con còn sống chia theo tuổi của phụ nữ của Tổng điều tra năm 2009.

Trong Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, mức độ chết được ước lượng dựa trên câu hỏi của phiếu điều tra mẫu. Hai nhóm câu hỏi được sử dụng để thu thập thông tin về chết là:

- Những trường hợp chết của hộ từ ngày 01 Tết Mậu Tý (7/2/2008 theo dương lịch) đến 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2009;

- Số con hiện còn sống và số con đã chết của phụ nữ 15-49 tuổi.

Nói chung, thông tin tử vong thu thập từ 2 nhóm câu hỏi trên, đặc biệt là nhóm câu hỏi thứ nhất, gặp phải sai số là bỏ sót người chết, dẫn đến ước lượng thấp mức độ chết, vì vậy cần phải sử dụng các phương pháp ước lượng gián tiếp để hiệu chỉnh.

2.1 Tỷ suất chết thô (CDR)

Tỷ suất chết thô (CDR) trong 12 tháng qua cho biết, trung bình cứ mỗi 1000 dân, có bao nhiêu người chết trong 12 tháng trước thời điểm Tổng điều tra. Tỷ suất chết thô bị ảnh hưởng bởi phân bố dân số theo tuổi và giới tính. Khi tỷ trọng dân số dưới 5 tuổi có tỷ lệ chết tương đối cao giảm đi trong điều kiện mức sinh thấp, tỷ suất chết thô có thể giảm. Tuy nhiên, sự gia tăng dân số già có tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi cao sẽ bù vào sự sụt giảm của số lượng chết sơ sinh và chết trẻ em. Kết quả là, tỷ suất chết thô có thể không thay đổi hoặc thậm chí tăng lên.

Biểu 3.5: Tỷ suất chết thô (CDR) chia theo khu vực, 1999 và 2009

Đơn vị tính:

Khu vực

1999

2009

Toàn tỉnh

4,8

6,1

- Thành thị

4,3

5,3

- Nông thôn

5,1

6,7

Nguồn: số liệu mẫu TĐTDS 1999 và 2009

Số liệu của Tổng điều tra 2009 cho thấy tỷ suất chết thô của toàn tỉnh là 6,1 phần nghìn, trong đó của thành thị là 5,3 và nông thôn là 6,7. Số liệu cho thấy CDR năm 2009 cao hơn so với năm 1999 là 1,3 phần nghìn; nhưng sự chênh lệch của tỷ suất chết thô giữa thành thị - nông thôn đã tăng hơn 1 phần nghìn.

2.2 Mức độ chết của trẻ sơ sinh

Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi (IMR) được đo bằng số trẻ dưới 1 tuổi chết trên 1.000 trẻ sinh ra sống trong cùng một năm. Việc khai báo số trẻ em dưới 1 tuổi thường không đầy đủ; nên mức độ khai báo số trẻ em dưới 1 tuổi sẽ sót cao hơn số chết cơ quan, do người thân không muốn nhắc đến, do vậy tỷ suất này chỉ được ước lượng gián tiếp.

Qua kết quả điều tra cho thấy mức độ chết trẻ em đã giảm đáng kể trong 10 năm qua (1999 - 2009). IMR giảm từ 24 phần nghìn xuống còn 15 phần nghìn, giảm 9 điểm phần nghìn. Mặc dù mức độ chết sơ sinh của tỉnh đã giảm đáng kể, song sự khác biệt giữa các vùng vẫn còn rất lớn. IMR của vùng cao, vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc vẫn còn khá cao.

2.3 Tuổi thọ bình quân tính từ lúc sinh

Bảng sống (hay còn gọi là bảng chết) là một biểu thống kê cho biết với mỗi độ tuổi (hoặc nhóm tuổi), xác suất một người chết trong độ tuổi đó mà không sống được đến lần sinh nhật tiếp theo. Tý suất chết đặc trưng theo tuổi được tính toán bằng cách sử dụng các tý suất chết đặc trưng theo tuổi của thế hệ thực tế. Các nhà nhân khẩu học gọi thế hệ giả định là nguồn của bảng sống và lấy giá trị xuất phát là 100.000 người. Nguồn này sẽ giảm dần từ độ tuổi này đến độ tuổi tiếp sau theo tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi. Bảng sống ở đây dựa vào ước lượng hiện thời của tý suất chết đặc trưng theo tuổi (thu được qua điều tra mẫu của tổng điều tra) và để biểu thị tuổi thọ bình quân hiện thời. Trên cơ sở mức độ chết hiện thời mà nhiều nhóm dân số đã qua và coi đó là số liệu phản ánh mức độ chết của dân số hiện tại.

Tuổi thọ bình quân năm 2009 của nam là 70,6 tuổi và của nữ là 76,0 tuổi. Tuổi thọ bình quân cả tỉnh được tính tương ứng theo tỷ số giới tính khi sinh là 73,2 tuổi. Tuổi thọ bình quân cả tỉnh, nam, nữ năm 1999 tương ứng là 72,5 tuổi; 70,8 tuổi và 74,3 tuổi. Kết quả từ Tổng điều tra năm 1999 và 2009 cho thấy tuổi thọ bình quân của tỉnh có tăng lên, đó là do điều kiện sống và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngày càng tốt hơn. Tuy vậy một số thói quen: hút thuốc lá và nghiện rượu làm mức độ chết của nam thường cao hơn mức tử vong của nữ ở tất cả các độ tuổi và đo đó tuổi thọ bình quân của nam thường thấp hơn tuổi thọ bình quân của nữ. Qua kết quả điều tra cho thấy tuổi thọ bình quân có xu hướng giảm đi ở nam và tăng lên ở nữ.

Biểu 3.6: Tuổi thọ bình quân chia theo giới tính, 1999 và 2009

Đơn vị tính: năm

Giới tính

1999

2009

Toàn tỉnh

72,5

73,2

- Nam

70,8

70,6

- Nữ

74,3

76,0

Nguồn: số liệu mẫu TĐTDS 1999 và 2009

3. Di cư và đô thị hóa

Di cư là sự thay đổi nơi cư trú của con người, từ đơn vị lãnh thổ này tới một lãnh thổ khác trong một khoảng thời gian nhất định. Hay nói cách khác là thay đổi nơi cư trú trong một khoảng thời gian nào đó. Có nhiều nguyên nhân để người dân di cư, nhưng chủ yếu là để tìm việc làm. Do di cư tác động đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nên vấn đề di cư nhận được sự quan tâm không những của các nhà quản lý, các nhà lập chính sách, các nhà xây dựng chương trình phát triển, mà còn của toàn xã hội.

Tổng điều tra năm 2009 thu thập các thông tin về di cư thông qua câu hỏi về nơi thực tế thường trú 5 năm, trước thời điểm điều tra đối với những người từ 5 tuổi trở lên. Một người được coi là người di cư, nếu nơi thường trú hiện nay và nơi thường trú 5 năm trước đó không cùng một đơn vị hành chính cấp xã.

Tổng điều tra không thể thu thập được số liệu di cư thực tế mà chỉ là số liệu di cư qua các đường ranh giới hành chính quy định. Tùy từng mục đích nghiên cứu, có thể chọn các ranh giới phù hợp để đưa ra số liệu di cư. Biểu 3.7 trình bày các tình trạng di cư mà số liệu Tổng điều tra có thể mô tả dựa vào sự thay đổi nơi thực tế thường trú trong 5 năm trước điều tra. Để dễ dàng trong cách trình bày và phục vụ có hiệu quả cho người dùng tin, tốt nhất là xác định người di cư theo các cấp hành chính. Đó là 4 loại tình trạng di cư sau: bắt đầu với những người di chuyển giữa các xã trong cùng một đơn vị hành chính cấp huyện (trong chương này từ nay về sau gọi là huyện), tình trạng di cư này gọi là di cư trong huyện; tiếp đến là di cư giữa các huyện của cùng một đơn vị hành chính cấp tỉnh (trong chương này từ nay về sau gọi là tỉnh), gọi là di cư giữa các huyện và di cư giữa các tỉnh, tức là di cư từ tỉnh này sang tỉnh khác.

Biểu 3.7: Tình trạng di cư dựa vào nơi thường trú 5 năm trước thời điểm Tổng điều tra của những người từ 5 tuổi trở lên, 2009

Nơi thường trú cách thời điểm Tổng điều tra 5 năm

Tình trạng di cư

1. Cùng xã

Không di cư

2. Khác xã

2.1 Cùng huyện

Di cư trong huyện

2.2 Khác huyện

2.2.1 Cùng tỉnh

Di cư giữa các huyện

2.2.2 Khác tỉnh

Di cư giữa các tỉnh

3. Nước ngoài

Nhập cư quốc tế

3.1 Mức độ di cư theo các hình thức di cư

Biểu 3.8: Cơ cấu di cư theo các hình thức di cư

Nơi thực tê thường trú vào 1/4/2004

Dân số 5 tuổi trở lên (người)

Không di cư (%)

Trong huyện (%)

Giữa các huyện (%)

Tỉnh khác

(%)

Năm 1999

923.092

95,55

1,68

0,82

1,96

- Nam

458.392

95,88

1,45

0,69

1,98

- Nữ

464.700

95,21

1,90

0,94

1,94

Năm 2009

1.068.618

95,70

2,12

0,70

1,48

- Nam

533.285

96,02

1,85

0,60

1,52

- Nữ

535.333

95,36

2,39

0,80

1,45

Nguồn: số liệu mẫu TĐTDS 1999 và 2009

Biểu trên trình bày quy mô của từng loại tình trạng di cư của Tổng điều tra năm 1999 và 2009. Trong biểu này, số người không di cư của mỗi tình trạng di cư được hiểu là tổng dân số từ 5 tuổi trở lên trừ đi số người di cư ở loại hình di cư đó. Tỷ suất di cư được tính cho từng loại hình di cư biểu thị bằng số người di cư tính trên 1.000 người từ 5 tuổi trở lên tại thời điểm điều tra. Trong đó, di cư giữa các xã trong huyện tăng mạnh nhất, từ 16,8 năm 1999 lên 21,2 năm 2009. Di cư từ các tỉnh khác đến giảm từ 19,6 năm 1999 xuống còn 14,8 năm 2009. Còn di cư giữa các huyện trong tỉnh cũng giảm từ 0,82 năm 1999 xuống còn 0,70 năm 2009.

Các số liệu trong Biểu 3.8 còn cho thấy, giai đoạn 2004-2009 so với thời kỳ 1994-1999 số người di cư tăng hơn 5 nghìn người. Trong khi di cư giữa các xã trong huyện tăng hơn 7 nghìn người (22,5 nghìn người năm 2009 so với 15,5 nghìn người năm 1999) thì di cư giữa các huyện trong cùng tỉnh không đổi (7,5 nghìn người) và di cư từ các tỉnh khác đến giảm 2 nghìn người (16 nghìn người năm 2009 so với 18 nghìn người năm 1999).

Đối với di cư nội tỉnh, luồng di cư chủ yếu là từ nông thôn ra thành thị. Thành phố Phan Thiết là nơi có tốc đô thị hóa cao trong tỉnh, cùng với việc phát triển của ngành dịch vụ, du lịch và công nghiệp đã thu hút người nhập cư từ các huyện trong tỉnh về đây làm việc; tuy nhiên tỷ lệ người di cư nội tỉnh trong 5 năm trước 2 cuộc Tổng điều tra đã tăng từ 25,0 lên 28,2 , điều đó phản ánh thực tế trong thời gian vừa qua cũng có một dòng người di chuyển giữa các vùng nông thôn để tìm việc làm do giá cả một số mặt hàng nông sản như Thanh long, Cao su ở nông thôn có xu hướng tăng.

3.2 Luồng di cư

Biểu 3.9: Tỷ suất di cư ngoài tỉnh trong 5 năm trước điều tra chia theo giới tính, 1999 và 2009

Đơn vị tính:

Tỷ suất di cư trong 5 năm trước trước 1/4/1999 ()

Tỷ suất di cư trong 5 năm trước trước 1/4/2009 ()

Chung

- Tỷ suất nhập cư

19,61

14,83

- Tỷ suất xuất cư

32,83

38,10

- Di cư thuần

-13,22

-23,27

Nam

- Tỷ suất nhập cư

19,78

15,20

- Tỷ suất xuất cư

29,83

32,90

- Di cư thuần

-10,05

-17,70

Nữ

- Tỷ suất nhập cư

19,45

14,45

- Tỷ suất xuất cư

35,79

43,30

- Di cư thuần

-16,34

-28,85

Nguồn: số liệu mẫu TĐTDS 1999 và 2009

Luồng di cư ngoại tỉnh ở Bình Thuận qua 2 cuộc Tổng điều tra cho thấy, tỷ suất nhập cư từ ngoài tỉnh thấp hơn tỷ suất xuất cư đi tỉnh khác. Phần lớn xuất cư của tỉnh là đi học, làm việc và xuất khẩu lao đông. Thực tế cho thấy, điều kiện sống có tác động rất lớn đối với hoạt động di cư; trong những năm qua, nền kinh tế Bình Thuận có nhiều chuyển biến tích cực, đặt biệt là sự phát triển mạnh của các ngành Công nghiệp - Xây dựng, Thương mại - Du lịch đã thu hút đông đảo lực lượng lao động đến làm việc, tuy nhiên số liệu 2009 cho thấy Bình thuận vẫn là tỉnh xuất cư thuần với tỷ suất -23,27. Hiện nay, sức hút lớn nhất của bộ phận dân số xuất cư của tỉnh vẫn là những khu công nghiệp phát triển mạnh vùng kinh tế Đông Nam bộ. Một lần nữa có thể thấy mối quan hệ hữu cơ của di cư với sự phát triển kinh tế. Thời kỳ 2004-2009 là thời kỳ các khu công nghiệp, chế xuất được xây dựng nhiều ở: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu. Những nơi này rất cần nhiều lao động đến làm việc. Hơn nữa, trong thời kỳ này người dân di chuyển ồ ạt tới các thành phố, đô thị tìm kiếm việc làm để mưu sinh; đây là hiện tượng phổ biến ở các nước đang phát triển. Nhìn chung, đây là vùng kinh tế động lực có sức hấp dẫn đối với những người di cư, vì ở đây có điều kiện sống tốt, dễ dàng tìm được việc làm phù hợp và thu nhập cao để cải thiện cuộc sống.

Đối với dân số nhập cư vào Bình Thuận ở mức tương đương khoảng 14,5 qua 2 cuộc Tổng điều tra giảm đáng kể (giảm 47,86 so năm 2006). Số liệu cho thấy, trong năm 2007 có 873 người nhập cư (chiếm 0,08% dân số của tỉnh), nguồn nhập cư vào Bình Thuận gồm nhiều tỉnh, thành trong cả nước; tuy nhiên nhiều nhất vẫn là các tỉnh, thành phố lân cận như: Đồng Nai (chiếm 12,9 % tổng số người nhập cư), TP. Hồ Chí Minh (9,1%), Bà Rịa Vũng Tàu (3,3%), Lâm Đồng (4,6%) và Ninh Thuận (4,3%); chỉ tính riêng khu vực này chiếm 34,2% tổng số lượng người nhập cư. Ngoài ra còn có một số tỉnh khu vực Bắc-Trung bộ như: Thanh Hóa (8,6%), Nghệ An (4,4%), Bình Định (4,1%) và Quãng Ngãi (4,1%). Nhìn chung, số dân nhập cư chủ yếu từ các tỉnh Bắc Trung bộ vào Bình Thuận để tìm kiếm việc làm và cùng với một bộ phận trở quê làm ăn sau thời gian sống ở nơi khác (các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ).

So sánh tỷ suất di cư cho thấy, trong 5 năm trước 2 cuộc Tổng điều tra cho thấy tỷ suất nhập cư ngày càng giảm, trong khi tỷ suất xuất cư ngày càng tăng ở cả nam lẫn nữ; điều này sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến quy mô, cơ cấu dân số. Ngoài ra khi lượng dân số xuất cư tăng, dự báo sẽ gây ra hiện tượng thiếu hụt lao động ở tỉnh trong thời gian tới, đặc biệt là khu vực nông thôn.

3.3 Đô thị hóa

Ở tỉnh ta, khu vực thành thị bao gồm các phường thuộc: thành phố Phan Thiết và thị xã La Gi và thị trấn của các huyện. Tất cả các đơn vị hành chính còn lại là xã đều thuộc về khu vực nông thôn. Đô thị phát triển phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế, hiện nay khu vực thành thị phát triển nhanh hơn ở nông thôn, nên dân cư nông thôn kéo về đô thị để tìm việc làm và sinh sống.

Phân bố dân số là yếu tố quan trọng của sự phát triển kinh tế, qua biểu trên cho thấy, dân số đô thị của tỉnh tăng nhanh qua 2 cuộc Tổng điều tra. Quá trình đô thị hóa của Bình Thuận diễn ra khá nhanh, chủ yếu do trong những năm vừa qua nhiều đơn vị hành chính chuyển từ nông thôn thành thành thị và đặc biệt trong năm 2005 có sự thay đổi lớn về cơ cấu dân số đô thị, do huyện Hàm Tân cũ chia tách thành huyện Hàm Tân mới và thị xã La Gi; trong khi việc phát triển các khu công nghiệp còn chậm chưa tương xứng với quá trình đô thị hóa.

Biểu 3.10: Số lượng và tỷ trọng dân số thành thị chia theo các huyện, 1999 và 2009

1999

2009

Tổng số (Người)

Thành thị (Người)

Tỷ trọng T. thị (%)

Tổng số (Người)

Thành thị (Người)

Tỷ trọng T. thị (%)

Tổng số

1.046.320

318.113

30,4

1.167.023

458.520

39,3

Phan Thiết

189.455

141.419

74,6

216.327

189.619

87,7

La Gi

92.650

29.982

32,4

104.525

68.562

65,6

Tuy Phong

123.231

61.676

50,0

140.708

66.077

47,0

Bắc Bình

111.594

12.937

11,6

116.901

25.537

21,8

Hàm Thuận Bắc

147.174

13.391

9,1

167.646

29.685

17,7

Hàm Thuận Nam

85.527

10.909

12,8

98.632

12.287

12,5

Tánh Linh

91.481

13.739

15,0

102.026

15.810

15,5

Đức Linh

123.149

34.060

27,7

125.033

34.166

27,3

Hàm Tân

61.031

-

-

69.487

16.777

24,1

Phú Quý

21.028

-

-

25.738

-

-

Nguồn: số liệu toàn bộ TĐTDS 1999 và 2009

Trong 10 năm qua, tỷ trọng dân số đô thị đã có biến động lớn và tăng gần 10% của năm 2009 so với năm 1999, đó là do một bộ phận dân cư từ khu vực nông thôn đổ về thành thị để làm ăn, làm việc và học tập. Nhìn chung, dân số đô thị tăng dần trong quá trình phát triển đô thị hóa là kết quả của quá trình phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa của tỉnh nhà.


Mở đầu

Chương I: Quá trình thực hiện cuộc Tổng điều tra

Chương II: Quy mô và cơ cấu dân số

Chương IV: Chất lượng dân số

Chương V: Điều kiện ở và sinh hoạt của dân cư

Các Phụ lục