Về cơ bản mạch điện tử thường được phân loại

Mạch điện tử là mạch điện bao gồm các linh kiện điện tử riêng lẻ, như điện trở, bóng bán dẫn, tụ điện, cuộn cảm, điốt, vi mạch,… được nối bằng các dây dẫn hoặc vật dẫn để dẫn dòng điện.

Hoặc chúng ta có thể hiểu theo một cách đơn giản hơn, mạch điện tử là mạch mắc bộ phận nguồn phối hợp với các linh kiện điện tử, dây dẫn để đảm nhận một chức năng nào đó.

Khi tiến hành sửa chữa tivi, máy tính, các thiết bị điện tử nói chung,… chúng ta dễ dàng bắt gặp các bảng mạch điện tử được kết nối rất tỉ mỉ bởi nhiều linh phụ kiện khác nhau.

Các sơ đồ mạch điện tử cơ bản

Phân loại mạch điện tử theo phương thức gia công, xử lý tín hiệu

Theo cách phân loại này chúng ta sẽ có hai loại mạch điện tử cơ bản đó là:

Mạch điện tử tương tự (Analog): Đây là loại mạch điện tử chuyên xử lý các tín hiệu có giá trị biến đổi liên tục theo thời gian hay các tín hiệu tương tự.

Khái niệm mạch điện tử kỹ thuật số (Digital): Hay còn được gọi là điện tử số là một mạch điện tử có tín hiệu biến đổi rời rạc, không liên tục. Mạch điện tử kỹ thuật số được biểu diễn bởi hai mức tín hiệu là “0” và “1”. Mức tín hiệu 0 là mức thấp có điện áp nhỏ hơn hoặc bằng 0V. Mức tín hiệu 1 là mức cao với điện áp có giá trị lớn hơn 0V. Đặc biệt trong miền boolean mạch điện tử này sẽ được biểu diễn bởi hai giá trị “true” và “false”.

Phân loại mạch điện tử theo chức năng và nhiệm vụ

Chúng ta có tới 4 loại mạch điện tử khác nhau.

Mạch khuếch đại: Hay còn được gọi là bộ khuếch đại, là loại mạch điện tử dùng một lượng công suất nhỏ ở đầu vào để điều khiển một luồng công suất lớn tại đầu ra. Chúng ta thường bắt gặp mạch khuếch đại tại hầu hết các thiết bị điện tử như khuếch đại tín hiệu video trong tivi màu, khuếch đại âm tần trong âm ly, cassete,…

Trong Khái niệm mạch điện tử khuếch đại

  • Khuếch đại về điện áp: Đây là loại mạch mà khi ta đưa một tín hiệu có biên độ nhỏ vào thì kết quả của đầu ra sẽ thu được một tín hiệu có biên độ lớn hơn nhiều lần.
  • Mạch khuếch đại về dòng điện: Là mạch mà khi ta đưa một tín hiệu có cường độ yếu vào thì đầu ra sẽ thu được một tín hiệu có cường độ dòng điện mạnh hơn nhiều lần.
  • Khuếch đại công suất: Là loại mạch mà khi ta đưa một tín hiệu có công suất yếu vào thì tín hiệu đầu ra sẽ có công suất mạnh hơn nhiều lần. Mạch này là sự kết hợp của cả hai loại mạch trên.

Mạch dao động tạo sóng hình sin:

Loại mạch điện tử này có khả năng tạo ra tín hiệu sin chuẩn về tần số và biên độ. Mạch này thường được dùng làm nguồn tín hiệu để phục vụ việc kiểm tra đặc tính của các linh kiện, các thiết bị điện tử và các mạch khuếch đại.

Ngoài ra, trong thu phát sóng vô tuyến, tín hiệu hình sin còn được dùng làm sóng điều chế, sóng mang,…

Mạch tạo xung:

Đây là loại mạch điện tử có khả năng biến đổi năng lượng của dòng điện một chiều thành năng lượng điện có tần số và xung theo yêu cầu.

Mạch nguồn chỉnh lưu, mạch lọc và mạch nổ áp:

Chính là loại mạch dùng để biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. Trong mạch chỉnh lưu lại gồm hai loại là mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ và toàn chu kỳ.

Thiết kế và chế tạo mạch điện tử

Ngày nay mạch điện tử được thiết kế trên máy tính bằng các phần mềm chuyên dụng thiết kế, như Fritzing, Altium (trước đây là Protel), Orcad,…

Các phần mềm này hỗ trợ thiết kế từ lập sơ đồ mạch nguyên lý đến làm mạch in. Kết quả thiết kế được xuất thành các tập tin điều khiển thiết bị chuyên dụng thực hiện các công đoạn khoan lỗ, in mạch, ăn mòn, làm sạch, phủ sơn cách điện, lắp linh kiện và hàn,…

Người đăng: chiu Time: 2021-10-22 17:37:55

Khái niệm mạch điện tử là gì? Các sơ đồ mạch điện tử ra sao? là câu hỏi mà nhiều người “ngoại đạo” vẫn thường hay hỏi. Để làm rõ những vấn đề này cũng như để hiểu hơn về mạch điện tử, chúng ta hãy cùng nhau khám phá bài viết dưới đây.

Khái niệm mạch điện tử là gì?

Mạch điện tử là mạch điện gồm các linh kiện điện tử riêng lẻ như tụ điện, điện trở, bóng bán dẫn, cuộn cảm, vi mạch, đi-ốt, … được nối bằng vệt dẫn hoặc bằng các dây dẫn để dẫn dòng điện. Sự kết hợp của các thành phần và dây dẫn cho phép thực hiện các thao tác đơn giản hoặc phức tạp: các tính toán có thể được thực hiện, tín hiệu có thể được khuếch đại, và dữ liệu có thể được di chuyển từ nơi này sang nơi khác.

Về cơ bản mạch điện tử thường được phân loại
Khái niệm mạch điện tử là gì?

Mạch điện tử có thể được chế tạo từ các thành phần rời rạc được kết nối bằng từng đoạn dây. Nhưng ngày nay phổ biến hơn để tạo ra các kết nối bằng kỹ thuật in quang học trên bề mặt lớp mỏng (một bảng mạch in hoặc PCB) và hàn các thành phần vào các mối liên kết này để tạo ra mạch thành phẩm. Trong mạch IC hoặc mạch tích hợp, các thành phần và kết nối được hình thành trên cùng một bề mặt, điển hình là chất bán dẫn như silic, hoặc một số là arsenua gali.

>>>Xem thêm: Công nghệ nhiệt điện áp dụng trong thời đại công nghệ

Các sơ đồ mạch điện tử cơ bản

Về cơ bản mạch điện tử thường được phân loại
Các sơ đồ mạch điện tử cơ bản

Khái niệm mạch điện tử hiện nay có hai cách phân loại mạch điện tử cơ bản. Nhờ đó mà chúng ta có nhiều loại mạch điện tử.

Phân loại mạch điện tử theo phương thức gia công, xử lý tín hiệu

Theo cách phân loại này chúng ta sẽ có hai loại mạch điện tử cơ bản đó là:

Mạch điện tử tương tự (Analog): Đây là loại mạch điện tử chuyên xử lý các tín hiệu có giá trị biến đổi liên tục theo thời gian hay các tín hiệu tương tự.

Khái niệm mạch điện tử kỹ thuật số (Digital): Hay còn được gọi là điện tử số là một mạch điện tử có tín hiệu biến đổi rời rạc, không liên tục. Mạch điện tử kỹ thuật số được biểu diễn bởi hai mức tín hiệu là “0” và “1”. Mức tín hiệu 0 là mức thấp có điện áp nhỏ hơn hoặc bằng 0V. Mức tín hiệu 1 là mức cao với điện áp có giá trị lớn hơn 0V. Đặc biệt trong miền boolean mạch điện tử này sẽ được biểu diễn bởi hai giá trị “true” và “false”.

Phân loại mạch điện tử theo chức năng và nhiệm vụ

Chúng ta có tới 4 loại mạch điện tử khác nhau.

Mạch khuếch đại: Hay còn được gọi là bộ khuếch đại, là loại mạch điện tử dùng một lượng công suất nhỏ ở đầu vào để điều khiển một luồng công suất lớn tại đầu ra. Chúng ta thường bắt gặp mạch khuếch đại tại hầu hết các thiết bị điện tử như khuếch đại tín hiệu video trong tivi màu, khuếch đại âm tần trong âm ly, cassete,…

Trong Khái niệm mạch điện tử khuếch đại

  • Khuếch đại về điện áp: Đây là loại mạch mà khi ta đưa một tín hiệu có biên độ nhỏ vào thì kết quả của đầu ra sẽ thu được một tín hiệu có biên độ lớn hơn nhiều lần.
  • Mạch khuếch đại về dòng điện: Là mạch mà khi ta đưa một tín hiệu có cường độ yếu vào thì đầu ra sẽ thu được một tín hiệu có cường độ dòng điện mạnh hơn nhiều lần.
  • Khuếch đại công suất: Là loại mạch mà khi ta đưa một tín hiệu có công suất yếu vào thì tín hiệu đầu ra sẽ có công suất mạnh hơn nhiều lần. Mạch này là sự kết hợp của cả hai loại mạch trên.

Mạch dao động tạo sóng hình sin:

Loại mạch điện tử này có khả năng tạo ra tín hiệu sin chuẩn về tần số và biên độ. Mạch này thường được dùng làm nguồn tín hiệu để phục vụ việc kiểm tra đặc tính của các linh kiện, các thiết bị điện tử và các mạch khuếch đại.

Ngoài ra, trong thu phát sóng vô tuyến, tín hiệu hình sin còn được dùng làm sóng điều chế, sóng mang,…

Mạch tạo xung:

Đây là loại mạch điện tử có khả năng biến đổi năng lượng của dòng điện một chiều thành năng lượng điện có tần số và xung theo yêu cầu.

Mạch nguồn chỉnh lưu, mạch lọc và mạch nổ áp:

Về cơ bản mạch điện tử thường được phân loại
Mạch chỉnh lưu, mạch lọc và mạch nổ áp:

Chính là loại mạch dùng để biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. Trong mạch chỉnh lưu lại gồm hai loại là mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ và toàn chu kỳ.

Bài viết trên đã chi các bạn biết về Khái niệm mạch điện tử. Cảm ơn các bạn đã xem qua bài viết của mình nhé.

>>Xem thêm: Điện thoại analog phone và những điều bạn cần nên biết

Lộc Đạt-tổng hợp

Tham khảo ( mayruaxegiadinh, phucgia, … )