Vì đầu con cái xa cách bố mẹ

Con cái khi còn nhỏ bình thường rất hay quấn quýt, tình cảm với mẹ nhưng từ khi lên lớp 7 con bỗng trở nên xa cách, con không còn thích cha mẹ ôm như trước. Đặc biệt, con kiên quyết không cho mẹ tham gia các buổi đi tham quan của lớp, thích tự đưa ra các quyết định có liên quan đến bản thân.

Đây cũng là một đặc điểm chung của nhiều bạn khi bước vào độ tuổi dậy thì.

Vì đầu con cái xa cách bố mẹ

Đâu là lý do?

  • Nhìn chung, việc con không chịu chia sẻ với bố mẹ, ngay cả khi bố mẹ đã rất cố gắng hỏi han thường xuất phát từ nguyên nhân có thể là do trước đây bố mẹ đã không gần gũi, không hiểu con, quá nghiêm khắc, ít khi biểu lộ tình cảm yêu thương với con.
  • Ngoài ra, có thể là do chính con không hiểu được cảm xúc, hành vi của mình. Đây là điều khá phổ biến của tâm lý tuổi teen, ở giai đoạn này nhiều thay đổi về tâm sinh lý khiến con ngỡ ngàng. Khi con chưa biết gọi tên cảm xúc của mình thì cũng khó mà tâm sự được với ai. Hoặc là con cảm thấy vấn đề là bình thường, nhưng với bố mẹ lại là chuyện quan trọng. Cũng có thể là do tính cách của con khá độc lập, muốn tự giải quyết, không thích chia sẻ.
  • Còn một nguyên nhân khác đó là vấn đề quá phức tạp, con không tin nói chuyện với bố mẹ sẽ giúp giải quyết được. Con chỉ muốn trốn tránh, không muốn đề cập đến
  • Nếu bố mẹ không tìm hiểu nguyên nhân để có giải pháp thích hợp thì rất có thể sẽ khiến khoảng cách của bố mẹ và con ngày một xa. Bố mẹ có thể sẽ bức xúc, buồn, lo lắng thậm chí còn cảm thấy như con không còn là con mình nữa. Còn về phía con, trong một số trường hợp khi gặp các vấn đề vướng mắc, do không tâm sự được với bố mẹ, không có người giúp đỡ nên con có thể rơi vào tình trạng xấu như stress, trầm cảm

Vì đầu con cái xa cách bố mẹ

Ngoài ra, bạn cần chú ý cách thức hiểu con đã nêu ở phần chung. Như vậy sẽ khắc phục được những mặt trái của việc con muốn sống độc lập với gia đình.

Chủ động và linh hoạt

Con không ôm mẹ thì mẹ ôm con.

Khi con có sự thay đổi về cách cư xử, bố mẹ nên là người chủ động thể hiện tình cảm và tìm ra lối giao tiếp phù hợp. Không chỉ có việc biểu hiện bằng những cái ôm như ví dụ trên đây, mà bạn có thể chủ động rủ con cùng đạp xe, nấu ăn, nói chuyện về bạn bè, học hành, ước mơ sau này của con, thay vì việc chỉ biết mong muốn con sẽ sà vào lòng mình như trước kia. Hãy bỏ các thói quen cũ như trước mặt các bạn, gọi con với các tên âu yếm ở nhà như Bi, Bống hoặc là ôm con thì sẽ giúp hai bên tìm được tiếng nói chung trong cách cư xử.

Tuổi dậy thì là tuổi thích độc lập

Tính độc lập ở độ tuổi dậy thì của con thể hiện ở hai khía cạnh: Có xu hướng tách rời bố mẹ và thích tự ra quyết định.

Nguyên nhân chính là do đến độ tuổi này, theo quy luật chung các con có sự thay đổi tâm sinh lý mạnh mẽ so với giai đoạn trước. Các con muốn khẳng định cái tôi của mình với mức độ khác nhau. Mới đầu con sẽ có cảm giác không muốn là đứa con nít suốt ngày quấn bố mẹ nữa. Bạn sẽ nhận thấy điều này khi con bắt đầu dậy thì hoặc tiền dậy thì khoảng cuối cấp 1, đầu cấp 2. Rồi sau đó, biểu hiện độc lập của con trong việc tự đưa ra các quyết định sẽ ngày một rõ nét hơn.

Với những con sống tình cảm, có thể trong thâm tâm chúng vẫn muốn gần gũi bố mẹ nhưng do ngại bạn bè, hoặc không vượt qua được cảm giác ngại ngại của bản thân nên cũng sẽ có xu hướng không thể hiện tình cảm như trước.

Một nguyên nhân khác khiến con thích độc lập, tỏ ra xa cách trong độ tuổi nhạy cảm này rất có thể là vì con cảm giác rằng bố mẹ không hiểu mình.

Vì đầu con cái xa cách bố mẹ

Ngoài ra, với sự phát triển nhận thức của trẻ vị thành niên, sự tiếp cận thông tin hiện đại mà nhiều khi bố mẹ không theo kịp, con sẽ thích được tự ra quyết định. Điều này thường thể hiện rõ nét ở các con cuối cấp 2 và đang học cấp 3 là do con tự tin, có cơ sở để tin vào các nhận định, lựa chọn của mình. Nhiều con muốn tự chọn ngành học, trường học sau này mà không thích bố mẹ can thiệp cũng vì lý do đó.

Bạn cần giúp con hiểu vai trò của gia đình đối với sự trưởng thành của con. Dù đã lớn con vẫn phải quan tâm, gắn bó với gia đình. Độc lập không có nghĩa là quên đi mọi người xung quanh. Độc lập là phát triển cá tính riêng theo hướng tốt đẹp, khắc phục, hạn chế những tính xấu để bản thân ngày một trưởng thành. Muốn vậy, con cần có gia đình ở bên để giúp đỡ.

Độc lập cũng cần có những giới hạn nhất định. Bạn nên yêu cầu con rằng, đối với những vấn đề quan trọng thì phải hỏi ý kiến bố mẹ đồng thời cần có quy định rõ ràng những vấn đề đó là gì, ví dụ như đi chơi xa, mua sắm đồ đắt tiền Bạn cũng nên hỏi ý kiến con để giúp con vạch kế hoạch tương lai.

Biết chấp nhận con, không khiến tình huống thêm căng thẳng

Nhiều cha mẹ, trong đó có tôi cảm thấy buồn và hụt hẫng khi con bỗng nhiên xa cách.

Việc con dần tách xa vòng tay cha mẹ, không còn những cử chỉ tình cảm gần gũi là một quy luật khó tránh khỏi. Không gần gũi không có nghĩa là con không yêu bố mẹ mà đó chỉ là thể hiện sự quan tâm và mong muốn được quan tâm theo cách khác. Đây chính là một bước, một cách thức để giúp con trưởng thành. Giống như một con chim ra ràng, khi con đủ lớn, con sẽ bay đi. Giống như một con ngài, khi đến ngày, đến tháng con sẽ vùng vẫy để thoát khỏi tổ kén của mình. Tôi đã thoát khỏi hiện tượng khủng hoảng của cha mẹ teen khi nhận ra điều này.

Khi biết chấp nhận thì không chỉ thấy mọi việc trở nên đơn giản hơn, dễ tìm ra giải pháp hơn mà các bậc phụ huynh sẽ thấy vui mừng trước sự thay đổi đó chứng tỏ con mình đã lớn.

Để cùng vượt qua giai đoạn bước ngoặt này, nhiều khi bố mẹ phải đồng ý với các quyết định của con ngay cả trong trường hợp bản thân thấy không thoải mái. Miễn là những quyết định ấy không trái với quy định của pháp luật, đi ngược với các chuẩn mực đạo đức của xã hội Đừng thể hiện sự thiếu tôn trọng con bằng cách gạt phăng ý kiến của con mà không giải thích gì. Như thế dễ khiến con càng chứng tỏ sự độc lập đối với chúng ta.

Vì đầu con cái xa cách bố mẹ

Trong cuộc sống, đặc biệt là khi nói chuyện, bạn cần thể hiện sự thông cảm với bước chuyển này của con. Coi con như một nhân cách độc lập, có chính kiến. Khi con cảm nhận được sự thông cảm, thấu hiểu từ bố mẹ, con sẽ gắn kết với bố mẹ và gia đình nhiều hơn.

Giải pháp lâu dài

Về lâu dài, để khắc phục tình hình, bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau:

Tăng cường việc hiểu con bằng cách lắng nghe và để ý những điều con đã nói, đang nói, đoán những gì con sẽ nói (chỉ để xác định trước vấn đề chứ không cần thiết phải nói ra). Nhiều bố mẹ chưa thực sự nhớ những gì con đã nói nên khiến việc hiểu con trở nên khó khăn. Ngoài ra, cần thể hiện sự tôn trọng ý kiến của con.

Khi con nói, bạn đừng vội vã quy chụp, phán xét. Hãy nhớ lại người bạn thân của bạn đã làm gì khiến bạn yêu quý, tin tưởng thì cách cư xử với con cũng nên như vậy. Khi bố mẹ yêu thương, không đòi hỏi hay tạo áp lực, đối xử với con như một người bạn tốt (hiểu và tôn trọng, ở bên những lúc khó khăn, tin tưởng, khích lệ) thì con sẽ gần gũi và sẵn sàng chia sẻ.

Vì đầu con cái xa cách bố mẹ

Những cách làm này hiệu quả đối với trường hợp con không chịu chia sẻ do cảm giác bố mẹ không gần gũi. Ngoài ra, cha mẹ có thể chủ động giúp con hiểu về những thay đổi của bản thân con, giúp con hiểu dù bây giờ con độc lập hơn nhưng vẫn phải cần đến gia đình, tạo ra sự tin tưởng ở con thì sẽ giải quyết được các trường hợp con không nói chuyện vì bản thân con cũng không hiểu điều gì đang diễn ra trong mình, con sống độc lập hoặc thiếu tin tưởng bố mẹ.

Còn đối với trường hợp con không nói vì thấy đó là vấn đề bình thường thì bạn hãy xem xét khách quan sự việc. Nếu đúng đó là chuyện không quan trọng thì hãy để con có khoảng trời riêng. Nếu không thì bố mẹ hãy bình tĩnh nói chuyện, cho con hiểu về sự quan trọng của vấn đề và bố mẹ đang muốn giúp con giải quyết được vấn đề đó.

Lời kết

Hy vọng bài viết tôi chia sẻ sẽ là nguồn thông tin tham khảo hữu ích dành cho những bậc cha mẹ đang hoặc sắp có con bước vào độ tuổi dậy thì.

113 views
Share FacebookTwitterPin It