Ví dụ vẽ biểu đồ Pareto

Phần 1: Cách vẽ Khi nào cần dùng biểu đồ Pareto

Trong nhà máy sản xuất, khi số lượng phế phẩm hay hiện tượng sản phẩm không đạt quá nhiều, không biết lấy sự cố nào để giải quyết trước, dùng biểu đồ Pareto để phân rõ phần trăm từng loại lỗi phế phẩm, xác định loại lỗi nào cần ưu tiên giải quyết trước. Biểu đồ Pareto là biểu đồ rất tiện lợi dùng để phát hiện một cách chính xác, khách quan vấn đề quan trọng nhất, quyết định các hoạt động cải tiến.

Cách lập biểu đồ Pareto Trình tự lập biểu đồ Pareto được chia thành 8 bước lớn:

  • Bước 1: Phân loại các lỗi tạo thành phế phẩm hay phân loại các hiện tượng không đạt chất lượng
  • Bước 2: Quyết định kỳ hạn tóm tắt thành biểu đồ Pareto
  • Bước 3: Lấy dữ liệu theo các loại lỗi đã phân loại
  • Bước 4: Ghi tỷ lệ vào giấy dùng vẽ biểu đồ
  • Bước 5: Vẽ biểu đồ cột theo thứ tự độ lớn của dữ liệu
  • Bước 6: Chấm điểm các giá trị lũy tích, nối các điểm thành đường
  • Bước 7: Ghi nguồn gốc dữ liệu, tên biểu đồ Bước 8: Ghi những vấn đề đọc được từ biểu đồ Pareto.

Bước 1: Phân loại các lỗi tạo thành phế phẩm hay phân loại các hiện tượng không đạt chất lượng Phân loại các lỗi cho phù hợp với mục đích điều tra lỗi. Có thể thay đổi cách phân loại khác nhau: trong trường hợp đã vẽ xong biểu đồ Pareto nhưng không thể tìm thấy được yếu tố nào nổi bật thì phải thay đổi cách phân loại. Cách phân loại thường dùng là theo nội dung hiện tượng phế phẩm, phân biệt theo nơi phát sinh, thời gian phát sinh, đặctính, máy móc, công đoạn, phươn gphaps thao tác, nguyên liệu v.v..

Bước 2: Quyết định kỳ hạn tóm tắt thành biểu đồ Pareto

Kỳ hạn chọn có thể là một ngày, một tuần, một tháng, một năm.

Bước 3: Lấy dữ liệu theo các loại lỗi đã phân loại

Tính số  lỗi và  tính tỷ lệ lũy tích Ví dụ:

Ví dụ vẽ biểu đồ Pareto

Tính số lượng tích lũy và tỷ lệ tích lũy:

  • Tỷ lệ lỗi 1: = 14 lỗi/31 lỗi = 45% Tỷ lệ lỗi 1 và 2: = (14+8)/31 = 71%
  • Tỷ lệ lỗi 1,2 và 3: = (14+8+3)/31 = 81% Tỷ lệ lỗi 1,2,3 và 4: = (14+8+3+2)/31 = 87%
  • Tỷ lệ lỗi 1,2,3,4 và 5: = (14+8+3+2+2)/31 = 94%
  • Tỷ lệ lỗi 1,2,3,4,5 và 6: = (14+8+3+2+2+1)/31 = 97%
  • Tỷ lệ lỗi 1,2,3,4,6 và 7: = (14+8+3+2+2+1+1)/31 = 100%

Bước 4: Ghi tỷ lệ vào giấy dùng vẽ biểu đồ Vẽ vào giấy theo trục hoành, tỷ lệ các yếu tố có giá trị lớn trước (không để khoảng cách giữa các cột ghi tên lỗi), thường lấy từ 5 đến 10 lỗi để phân loại. Nên vẽ chiều dài trục tung và trục hoành gần bằng nhau. Đối với trục tung, thường chọn đơn vị là thời gian hoặc số lần phát sinh. Tuy nhiên, nếu số lần phát sinh nhiều giá trị sản phẩm lỗi thấp thì có giải quyết được lỗi cũng không đạt hiệu quả cao. Do đó, có thể chọn đơn vị là số tiền.

Ví dụ vẽ biểu đồ Pareto

Bước 5: Vẽ biểu đồ cột theo thứ tự độ lớn của dữ liệu Sau khi vẽ xong các lỗi có dữ liệu đã tổng kết,thứ tự từ trái sang phải tương ứng với các lỗi nhiều dữ liệu (nhiều lỗi hoặc tốn nhiều chi phí).

Ví dụ vẽ biểu đồ Pareto

Bước 6: Chấm điểm các giá trị tích lũy và nối thành đường. Chấm các điểm của giá trị tích lũy và nối thành đường, gọi là đường cong tích lũy. Sau khi vẽ tỷ lệ vào trục tung bên phải, điểm cuối cùng của đường cong này phải ở mức 100%.

Ví dụ vẽ biểu đồ Pareto

Bước 7: Ghi nguồn gốc dữ liệu, tên biểu đồ

Ví dụ vẽ biểu đồ Pareto
Bước 8: Ghi những điểm đọc được từ biểu đồ Pareto

Ví dụ: để giảm số lỗi trong tháng 7, trước tiên phải giải quyết lỗi “Có vết bẩn”… (Xem phần 2: Cách sử dụng biểu đồ Pareto trong quản lý sản xuất)

Văn phòng NSCL