Ví dụ về một nhà quản trị thành công

Netflix được biết đến như là một trong những câu chuyện về thành công quản trị tuyệt vời nhất trong suốt 2 thập kỷ qua.

Ra mắt vào năm 1998, là dịch vụ xem video trực tuyến của Mỹ, nội dung chủ yếu là phim và các chương trình truyền hình đang được yêu thích trên toàn cầu. Hiện tại họ có 3.500 nhân viên và tạo ra hơn 7 tỷ USD mỗi năm từ 81 triệu thuê bao trên dịch vụ phát trực tuyến.

Chúng ta biết rằng, từ trước tới nay các quy tắc được tạo ra nhằm bảo vệ chất lượng cũng như tính nhất quán và lợi nhuận khi một công ty phát triển. Nhưng ở Netflix thì hoàn toàn ngược lại, yếu tố làm nên thành công ở đây chính là sự thiếu nguyên tắc.

Các nhà lãnh đạo của Netflix đã giải thích lối tư duy truyền thống về các quy tắc và những lợi ích ngắn hạn của việc giảm bớt sai lầm. Và họ nhận định việc quá tập trung vào quá trình sẽ loại bỏ mất những nhân viên có kỹ năng mà công ty muốn giữ lại. Khi thị trường luôn luôn thay đổi nếu các công ty, doanh nghiệp không chủ động nắm bắt xu hướng rất dễ bị mất khách hàng và tụt hậu hơn so với đối thủ cạnh tranh. Với Netflix cho rằng trong môi trường càng “nặng” về quy tắc thì khiến bộ máy hoạt động càng trì trệ và ép buộc.

Ví dụ về một nhà quản trị thành công
 

Thay vì tạo ra rất nhiều quy tắc và quy trình, như cách mà phần lớn các công ty áp dụng với sự tăng trưởng lớn, Netflix khẳng định rằng một doanh nghiệp nên đặc biệt tập trung vào hai điều:

  • Đầu tư vào việc tuyển những nhân viên tài năng.
  • Xây dựng và duy trì một văn hóa công bằng, ghi nhận người có thành tích cao, và loại bỏ những người liên tục có biểu hiện không tốt.

Netflix cho rằng những nhân viên có trách nhiệm, người mà mọi công ty đều muốn tuyển không chỉ xứng đáng được tự do làm việc, họ thậm chí còn phát triển mạnh hơn trong môi trường thoải mái. Lãnh đạo hay giám đốc nhân sự nên cân nhắc việc tạo nên một môi trường lý tưởng cho tổ chức mình, nơi mà các cá nhân không bị áp chế bởi vô số quy tắc để giúp họ có thể phát huy tối đa giá trị của bản thân.

Ví dụ tại Netflix có "chính sách nghỉ phép không giới hạn". Thay vì đặt ra chính sách nghỉ phép theo quy định, họ quyết định để cho nhân viên muốn nghỉ bao nhiêu tùy ý. Tuy nhiên, việc này chỉ áp dụng cho vài bộ phận chứ không áp dụng hoàng loạt. Thêm vào đó, bất cứ ai muốn nghỉ hơn 30 ngày thì phải đến gặp bộ phận nhân sự.

Chính văn hóa không quy tắc tại tổ chức này đã thu hút lượng độc giả trên Harvard Business Review về bài viết do McCord tổng hợp.

"Nếu công ty cẩn thận tuyển những người luôn đặt lợi ích của công ty lên đầu, luôn thấu hiểu và mong muốn có một nơi làm việc hiệu suất cao thì 97% nhân viên sẽ làm điều đúng đắn. Đa số các công ty chi rất nhiều thời gian và tiền bạc để vạch ra các chính sách nhân sự đối phó, điều này thật không hiệu quả. Mà hãy thay vào đó nên cố gắng chọn lọc ứng viên nào phù hợp với tổ chức hơn là chọn người tài, người giỏi.”

Ví dụ về một nhà quản trị thành công

Từ câu chuyện tại văn hóa làm việc của Netflix đã giúp giám đốc nhân sự hình dung rõ hơn về vai trò của mình nếu muốn xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh, hãy tự hỏi:

- Việc đánh giá nhân viên đã thực hiện hiệu quả?

- Có thể đầu tư bao nhiêu cho quy trình tuyển dụng?

- Xây dựng kiểu văn hóa nào để phù hợp với nhân sự?

- Thiết kế công việc ra sao để người giỏi có thể phát triển mạnh mẽ, cũng như cải thiện người chưa giỏi?

- Có hay không nên sa thải những nhân viên làm chưa tốt? Tại sao?

Nếu năng lực tự quản trị của nhân viên càng cao thì doanh nghiệp càng ít cần đến các nguyên tắc. Như McCord đã nói: "Chỉ nên tuyển, khen thưởng, và khoan dung cho những người thực sự trưởng thành."

Theo Forbes

Chương trình đào tạo

GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ

Chief Human Resources Officer (CHRO)

Góp phần xác lập và phát triển một chuẩn mực nghề nghiệp về nhân sự
và quản trị nhân sự cho ngành quản trị nhân sự tại Việt Nam
 

Vui lòng xem thêm thông tin chi tiết về chương trình tại đây

Với tầm ảnh hưởng và danh vọng đã đạt được, thành công của những nhà quản trị giỏi luôn là mơ ước của không ít người. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc bí quyết của họ là gì? Làm sao để có thể chạm tới vinh quang giống họ? Ngay bây giờ, chúng ta sẽ cùng trả lời câu hỏi này qua bài viết dưới đây.

Thế nào là 1 nhà quản trị giỏi?

Trên thực tế, không có câu trả lời chính xác nào về khuôn mẫu của một nhà quản trị giỏi. Bởi mỗi người đều có một phong cách lãnh đạo và tầm nhìn khác biệt. Tuy nhiên, chúng ta có thể liệt kê ra một số điểm chung đáng chú ý sau đây:

Biết cách xác định phương hướng đúng đắn cho doanh nghiệp

Để đạt được mục tiêu, trước tiên nhà quản trị phải vạch ra được đường đi để tiến gần tới mục tiêu đó. Nó được gọi là định hướng phát triển. Bạn cần xác định được đâu là chính sách cần được ưu tiên cho công việc của tổ chức, lợi nhuận doanh thu muốn đạt được là bao nhiêu? Từ đó tập trung nguồn lực để thực hiện và hoàn thành hoạch định đã đề ra.

Ví dụ về một nhà quản trị thành công
Thế nào là 1 nhà quản trị giỏi?

Trình độ chuyên môn vững chắc

Một khi trở thành nhà quản trị, chắc chắn trình độ chuyên môn của bạn phải có điểm nổi trội hơn những người khác. Đó là cả quá trình trau dồi, học hỏi không ngừng nghỉ. Bởi một lĩnh vực mà bạn không có hiểu biết thì làm sao có thể xử lý được công việc. Kiến thức giúp họ không bị mất phương hướng trong việc định vụ và quản lý tổ chức.

Ví dụ về một nhà quản trị thành công
Trình độ chuyên môn vững chắc

♦ Tìm hiểu thêm: Nên dùng phần mềm bán hàng nào trong quản lý nhân sự?

Nắm bắt cơ hội

Để làm được điều này, yêu cầu nhà quản trị phải thực sự sáng suốt và quyết đoán. Đôi khi có những cơ hội chỉ xuất hiện duy nhất một lần. Trong khi bạn đang chần chừ suy nghĩ xem có nên tiếp nhận hay không, thì rất có thể nó đã rơi vào tay của người khác. Bạn cần nhìn nhận được mặt tích cực, tiềm năng mà nó mang lại. Hãy tìm cách giải quyết và lường trước những rủi ro có thể xảy đến thay vì sợ sệt.

Ví dụ về một nhà quản trị thành công
Nắm bắt cơ hội

Kỹ năng quản lý thời gian

Trở thành nhà quản trị đồng nghĩa với việc khối lượng công việc, vai trò và nhiệm vụ lớn hơn gấp nhiều lần. Tuy nhiên, một ngày của bạn cũng chỉ có 24 giờ. Vậy nếu không biết cách quản lý thời gian một cách hiệu quả, chắc chắn bạn sẽ không thể nào giải quyết được hết công việc. Hãy xác định đâu là việc quan trọng, cần được ưu tiên, nên dành bao nhiêu thời gian để hoàn thành.

Ví dụ về một nhà quản trị thành công
Kỹ năng quản lý thời gian

Các nhà quản trị giỏi ở Việt Nam

Nhà quản trị Việt Nam ngày càng chứng tỏ được khả năng, vị thế của bản thân trên thị trường quốc tế. Họ là ai? Chúng ta cùng điểm qua những gương mặt tiêu biểu qua danh sách sau đây.

Phạm Nhật Vượng

Được Forbes ví như “Donald Trump của Việt Nam”. Và từng đứng ở vị trí 974 trong danh sách những tỷ phú giàu nhất thế giới. Phạm Nhật Vượng chính là chủ tịch tập đoàn Vingroup. Người sở hữu khối tài khoản khổng lồ với hàng trăm dự án thuộc nhiều lĩnh vực. Có thể kể đến như: bất động sản, du lịch, y tế, sức khỏe, công nghệ ô tô, mua sắm bán lẻ,… Cùng với đó là hệ thống khách sạn, công viên giải trí trải dài trên khắp Việt Nam.

Ví dụ về một nhà quản trị thành công
Phạm Nhật Vượng – nhà quản trị giỏi ở Việt Nam

♦ Tìm hiểu thêm: Cách sử dụng phần mềm bán hàng để quản lý nhân viên hiệu quả

Đoàn Nguyên Đức

Từng là người Việt Nam duy nhất được Wall Street Journal ghi tên vào danh sách những doanh nhân có ảnh hưởng nhất tại khu vực Đông Nam Á . Đồng thời được coi là người có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân Việt Nam. Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai Đoàn Nguyên Đức là điển hình cho ví dụ 1 nhà quản trị giỏi. Ông đang thoát dần khỏi nguồn phụ thu chủ yếu từ các dự án bất động sản trong nước. Chuyển dần mũi nhọn sang các dự án nước ngoài.

Ví dụ về một nhà quản trị thành công
Đoàn Nguyên Đức – nhà quản trị giỏi ở Việt Nam

Mai Kiều Liên

Mai Kiều Liên là chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk. Được tạp chí Quản trị Doanh nghiệp Châu Á bình chọn là một trong những nhà quản trị doanh nghiệp (CEO) xuất sắc của Châu Á trong lĩnh vực Quan hệ với nhà đầu tư. Bên cạnh đó, bà cũng được tạp chí Forbes vinh danh trong danh sách 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất khu vực Châu Á. Với sự phát triển của Vinamilk trước những giai đoạn khủng hoảng, chúng ta có thể đánh giá được khả năng quản trị xuất chúng của vị nữ doanh nhân này.

Ví dụ về một nhà quản trị thành công
Mai Kiều Liên – nhà quản trị giỏi ở Việt Nam

♦ Tìm hiểu thêm: phần mềm Abit – công cụ quản lý nhân viên từ xa

Để trở thành một nhà quản trị giỏi không phải là một thử thách đơn giản. Nó đòi hỏi bạn phải có sự cố gắng, quyết tâm, kỹ năng cũng như khả năng. Thành công sẽ mỉm cười khi bạn thực sự đủ nỗ lực và năng lực.

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG ĐA KÊNH (FANPAGE, SÀN TMĐT), QUẢN LÝ TỒN KHO.

Ví dụ về một nhà quản trị thành công