Ví dụ về phương pháp phỏng vấn sâu

Ngoài việc tiến hành các cuộc khảo sát trực tuyến, các trang web thu thập đánh giá của người dùng... để lấy dữ liệu khách quan thì phỏng vấn sâu cũng là một phương pháp phổ biến khác được dùng nhiều trong xã hội học nhằm lấy thông tin, đánh giá thông tin hữu ích. Dù thế, không dễ để tiến hành phỏng vấn sâu vì nhiều lý do, nhất là người chuẩn bị, thực hiện phải thực sự là một người có đầy đủ kỹ năng chuyên môn.

Tìm hiểu về khái niệm phỏng vấn sâu và vai trò

1. Phỏng vấn sâu là gì? Khi nào cần tiến hành in-depth interview?

1.1. Định nghĩa phỏng vấn sâu

Phỏng vấn sâu (tiếng Anh là in-depth interview) là một kỹ thuật nghiên cứu định tính liên quan đến việc thực hiện các cuộc phỏng vấn cá nhân chuyên sâu với một số ít người. Người được hỏi sẽ thể hiện quan điểm của họ về một ý tưởng, chương trình hoặc tình huống cụ thể trong câu trả lời. Ví dụ, nhân viên thị trường có thể hỏi người tham gia về trải nghiệm cá nhân của họ khi tham gia một hoạt động, suy nghĩ đối với quy trình, khâu tổ chức và đề xuất các thay đổi...
Có nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng trong chiến lược quản lý trải nghiệm khách hàng toàn diện của công ty, nhưng các cuộc phỏng vấn sâu đặc biệt ở chỗ có thể giúp bạn thu thập dữ liệu đồng thời cung cấp thông tin chi tiết phong phú về trải nghiệm và sở thích của đối tượng mục tiêu từ một mẫu rộng. Trong các cuộc phỏng vấn sâu, các nhà nghiên cứu và người tham gia có quyền tự do khám phá các quan điểm bổ sung và thay đổi hướng của quá trình khi cần thiết. Nó là một phương pháp nghiên cứu độc lập có thể áp dụng nhiều chiến lược tùy theo nhu cầu của nghiên cứu.

1.2. Mục đích của phỏng vấn sâu

Hiểu phỏng vấn sâu là gì, vậy bạn có biết mục đích chính của phỏng vấn sâu là thế nào hay không? Nhìn chung, tất cả các in-depth interview đều được sử dụng để hiểu hành vi của người tiêu dùng và đưa ra quyết định sáng suốt. Các doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược tiếp thị của họ dựa trên thông tin nhận được từ những người được hỏi. Họ cũng có thể hiểu rõ về nhu cầu cũng như kỳ vọng của người tiêu dùng.
Trong trường hợp của các doanh nghiệp B2B, các nhà nghiên cứu thị trường có thể hiểu nhu cầu chi tiết hơn và có thể đặt các câu hỏi được nhắm mục tiêu cho chuyên gia. Những cuộc phỏng vấn sâu mang đến cơ hội hiểu được quy trình suy nghĩ của khách hàng và thiết kế các sản phẩm có nhiều cơ hội được chấp nhận trên thị trường hơn.

2. Các đặc điểm của phỏng vấn sâu

Có nhiều loại phỏng vấn để thu thập dữ liệu và mỗi loại đều có những đặc điểm riêng, trong trường hợp này, đặc điểm quan trọng nhất của phỏng vấn sâu là:

  • Cấu trúc linh hoạt: Mặc dù không có cấu trúc quá phức tạp nhưng phỏng vấn sâu phải bao gồm một số chủ đề dựa trên hướng dẫn chi tiết, cho phép người phỏng vấn bao quát các lĩnh vực phù hợp với người được phỏng vấn.
  • Tương tác: Người tiến hành phỏng vấn sâu cũng sẽ là người xử lý tài liệu được tạo ra trong cuộc phỏng vấn vì thế mà khi tương tác, người phỏng vấn đặt ra những câu hỏi ban đầu một cách tích cực, để người trả lời được khuyến khích và có hướng trả lời.
  • Chuyên sâu: Nhiều kỹ thuật thăm dò được sử dụng trong phỏng vấn sâu để cuối cùng bạn có thể hiểu đúng về kết quả trả lời của người được hỏi. Người phỏng vấn phải biết cách đặt các câu hỏi theo trình tự để có góc nhìn sâu hơn và hiểu quan điểm của người tham gia.
  • Tìm ra những ý tưởng mới: Thường xuyên tương tác với đối tượng mục tiêu của bạn tạo ra kiến ​​thức mới. Ví dụ, nếu bạn đang nói chuyện với khách hàng của mình, bạn sẽ tìm hiểu thêm về hành vi mua hàng, họ coi trọng tính chất nào của hàng hóa, giá cả, khi nào ra quyết định mua...
Ví dụ về phương pháp phỏng vấn sâu

Phỏng vấn sâu mang đến những thuận lợi gì?

3. Tầm quan trọng của phỏng vấn sâu trong khai thác thông tin

Vì phỏng vấn sâu là cuộc trò chuyện trực tiếp, người phỏng vấn sẽ có đủ cơ hội để tìm ra nguyên nhân gốc rễ của việc thích/ không thích một sản phẩm hoặc dịch vụ, nhận thức hoặc niềm tin của người được hỏi. Về cơ bản, các câu hỏi nên là câu hỏi mở và cần được tùy chỉnh theo tình huống cụ thể. Người phỏng vấn cũng sẽ có cơ hội phát triển mối quan hệ với người tham gia để khiến họ cảm thấy thoải mái, đưa ra phản hồi trung thực. Bản thân người phỏng vấn phải chú ý đến chi tiết, chẳng hạn như biểu hiện và ngôn ngữ cơ thể để cuối cùng ghi nhận các dữ liệu định tính phong phú.
Với các cuộc khảo sát trực tuyến hay qua bảng hỏi đơn giản, người trả lời có thể vội vàng và qua loa nhưng, với phỏng vấn sâu thì nguy cơ này đã được loại trừ. Đó cũng là lý do mà hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng phỏng vấn sâu là một phương pháp tuyệt vời để thu hút dữ liệu. Phỏng vấn sâu nhằm mục đích khám phá các vấn đề cần có kết quả chi tiết, hướng đến dữ liệu ý nghĩa để công ty, tổ chức có cái nhìn chính xác cả về kinh nghiệm, cảm xúc và quan điểm của những người được phỏng vấn.

4. Các bước thực hiện phỏng vấn sâu để thu thập dữ liệu

MỤC LỤC:
1. Phỏng vấn sâu là gì? Khi nào cần tiến hành in-depth interview?
2. Các đặc điểm của phỏng vấn sâu
3. Tầm quan trọng của phỏng vấn sâu trong khai thác thông tin
4. Các bước thực hiện phỏng vấn sâu để thu thập dữ liệu
5. Ưu và nhược điểm của phỏng vấn sâu

Đọc thêm: Phỏng vấn nhóm là gì? Cách ghi điểm với nhà tuyển dụng

Đọc thêm: Lời chúc cho người đi phỏng vấn, chúc phỏng vấn tốt

Quy trình phỏng vấn sâu bao gồm các bước cơ bản như:

  • Có thông tin cần thiết về người trả lời và bối cảnh mà họ hoạt động.
  • Lập kịch bản hoặc danh sách các chủ đề bạn muốn đề cập. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng thêm các câu hỏi phụ khi cần.
  • Lên lịch phỏng vấn dựa theo lịch trình, lựa chọn của người được hỏi.
  • Đặt câu hỏi một cách tự tin và để người được phỏng vấn cảm thấy thoải mái, để họ cũng tự tin và có thể trả lời cả câu hỏi khó một cách dễ dàng.
  • Đặt thời lượng hợp lý để người được hỏi không bị quá tải.
  • Quan sát và ghi chú lại các biểu hiện, cử chỉ của người được phỏng vấn.
  • Khách quan, trung thực, tôn trọng người được hỏi trong suốt quá trình.
  • Diễn giải các đoạn ghi âm phỏng vấn và xác minh với người được phỏng vấn.

Hướng dẫn cách thực hiện phỏng vấn sâu chuyên nghiệp

5. Ưu và nhược điểm của phỏng vấn sâu

5.1. Ưu điểm

  • Tiếp cận và có được đáp án trong các câu hỏi phỏng vấn chuyên sâu cả về chủ đề nhạy cảm, không dễ trao đổi.
  • Thu thập thông tin bổ sung qua câu hỏi phụ và quay lại các câu hỏi chính để hiểu rõ hơn về thái độ của những người tham gia.
  • Lấy mẫu chính xác hơn so với các phương pháp thu thập dữ liệu khác.
  • Theo dõi được những thay đổi trong giọng điệu và cách lựa chọn từ ngữ của những người tham gia.
  • Không cần nhiều người tham gia vẫn có được thông tin hữu ích.

5.2. Nhược điểm của phỏng vấn sâu

  • Tốn nhiều thời gian vì phải được sao chép, sắp xếp, phân tích chi tiết
  • Nếu người phỏng vấn thiếu kinh nghiệm, tổng thể quá trình sẽ bị ảnh hưởng
  • Tốn kém hơn so với các phương pháp khác
  • Những người tham gia phải được lựa chọn cẩn thận để tránh thiên vị.

Một cuộc phỏng vấn sâu nên tuân theo tất cả các bước của quy trình để thu thập dữ liệu chính xác, đầy đủ có ý nghĩa. Hy vọng các thông tin JobOKO chia sẻ sẽ hữu ích với bạn trong tổng hợp, phân tích và khai thác thông tin có được từ phỏng vấn sâu.

Ví dụ về phương pháp phỏng vấn sâu

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Phương pháp phỏng vấn sâu

Ví dụ về phương pháp phỏng vấn sâu

Phương pháp phỏng vấn sâu

By xahoihoc June 5, 2007

Bài liên quan: CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

PHỎNG VẤN SÂU LÀ GÌ

Định nghĩa

Phỏng vấn sâu là những cuộc đối thoại được lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên cứu và người cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu cuộc sống, kinh nghiệm và nhận thức của người cung cấp thông tin thông qua chính ngôn ngữ của người ấy.


Một số điểm mấu chốt: 1) sự lặp lại của các cuộc đối thoại: thời gian 2) cuộc đối thoại giữa nhà nghiên cứu và đối tượng: bình đẳng 3) tìm hiểu quan điểm của đối tượng

4) tìm hiểu đối tượng trong ngôn ngữ tự nhiên của chính họ. ...

Những điểm hạn chế: 1. Các câu trả lời không được chuẩn hóa nên khó lượng hóa 2. Phỏng vấn viên có tay nghề cao và nhiều kinh nghiệm 3. Việc phân tích tốn nhiều thời gian

Khi nào cần sử dụng phỏng vấn sâu

1. Chủ đề nghiên cứu mới và chưa được xác định rõ 2. Nghiên cứu thăm dò, khi chưa biết những khái niệm & biến số 3. Khi cần tìm hiểu sâu 4. Khi cần tìm hiểu về ý nghĩa hơn là tần số

Ai có thể thực hiện phỏng vấn sâu

- Người nắm rõ vấn đề nghiên cứu - Người được huấn luyện tốt - Người có kinh nghiệm trong tiếp xúc với những người thuộc các thành phần xã hội khác nhau - Người kiên nhẫn và biết lắng nghe người khác

KỸ THUẬT PHỎNG VẤN SÂU

1. Phỏng vấn không cấu trúc 2. Phỏng vấn bán cấu trúc

Các loại câu hỏi thường sử dụng trong phỏng vấn sâu

Câu hỏi mô tả: Yêu cầu đối tượng mô tả về sự kiện, người, địa điểm hay kinh nghiệm của họ. Được sử dụng để bắt đầu cuộc phỏng vấn làm cho đối tượng cảm thấy yên tâm vì tạo cho họ cảm giác chủ động Câu hỏi cơ cấu: Tìm hiểu xem đối tượng sắp xếp kiến thức của họ như thế nào. Câu hỏi đối lập: Đối tượng so sánh các sự kiện và trao đổi về ý nghĩa của các sự kiện đó Câu hỏi về quan điểm/giá trị: Tìm hiểu quá trình tư duy và phân tích của đối tượng, họ nghĩ gì về những người nào đó, vấn đề, hay sự kiện nào đó. Câu hỏi về cảm nhận: Tìm hiểu phản ứng tình cảm của đối tượng. Câu hỏi về kiến thức: Tìm hiểu xem đối tượng thực sự có những thông tin gì và quan điểm của họ về những điều đó. Câu hỏi về cảm giác: Tìm hiểu về những gì mà đối tượng nhìn thấy, nghe thấy và cảm thấy, ngửi thấy ... Người được phỏng vấn mô tả về các tác động mà họ là đối tượng. Câu hỏi về tiểu sử: Tìm hiểu một số đặc điểm cá nhân của đối tượng.

Kỹ thuật phỏng vấn sâu

a. Bắt đầu một cuộc phỏng vấn sâu như thế nào?

- khẳng định với đối tượng về tính chất khuyết danh của cuộc phỏng vấn. Giải thích tại sao bạn lại cho rằng ý kiến hay quan sát của họ về một chủ đề nào đó là quan trọng. - nói với đối tượng PV rằng bạn đang cố gắng để học hỏi từ họ. Khuyến khích họ ngắt lời bạn trong khi phỏng vấn nếu họ nghĩ ra điều gì quan trọng. - yêu cầu đối tượng cho phép ghi âm cuộc phỏng vấn và ghi chép trong quá trình phỏng vấn. - luôn thành thật và thẳng thắn và thực sự quan tâm đến những gì mà đối tượng nói với bạn.

b. Hãy để cho đối tượng dẫn dắt

- đối tượng phải hiểu câu hỏi, - họ phải có những thông tin mà bạn cần - họ phải sẵn sàng dành thời gian và công sức ra để nói chuyện với bạn. - cố gắng tạo được một quan hệ giao tiếp tự nhiên, an toàn, chân thành và thông cảm - Tuy nhiên không nên để cho cuộc phỏng vấn trở thành một cuộc đối thoại thông thường để tránh sự lan man vòng vèo, lạc đề. Quy tắc: Đưa đối tượng vào chủ đề bạn quan tâm và để cho đối tượng được tự do. Hãy để cho đối tượng cung cấp những thông tin mà họ cho là quan trọng.

c. Sử dụng kỹ thuật thăm dò

Im lặng: Im lặng chờ đợi đối tượng tiếp tục nói. Có thể đi kèm với cái gật đầu và ánh mắt chờ đợi của bạn. Nhắc lại Nhắc lại câu cuối cùng mà đối tượng vừa nói và yêu cầu họ nói tiếp. Gật gù: Khuyến khích đối tượng bằng cách gật gù hoặc "vâng", "đúng rồi" ... Đặt câu hỏi dài: đem lại nhiều câu trả lời hơn và dễ gây thiện cảm hơn. Hướng dẫn: không nên lái đối tượng trả lời ý mình bằng cách đưa ra các câu hỏi như "Ông có cho rằng ...." mà nên hỏi "Ông nghĩ thế nào về ...". Đối phó với đối tượng nói nhiều, lạc đề: những đối tượng nói nhiều cần phải được ngắt lời. nhưng không làm họ phật ý. Xác nhận: hãy tỏ ra là bạn đã nắm được một số thông tin nào đó về chủ đề của cuộc phỏng vấn để khiến đối tượng cởi mở hơn và đỡ áy náy hơn vì đã tiết lộ thông tin của nhóm.

Khía cạnh đạo đức của việc thăm dò

1. Không làm điều gì bất lợi cho đối tượng bằng cách tiết lộ các thông tin mà họ đã cung cấp cho bạn. Tuy nhiên trong trường hợp đặc biệt phải đặt lợi ích của cộng đồng lên trên. 2. Đôi khi đối tượng trở nên rất cởi mở và sẵn sàng thổ lộ với bạn những điều rất riêng tư và sau đó họ cảm thấy hối hận và lo lắng. Nếu thông tin đó không cần thiết hãy khéo léo hướng câu chuyện sang hướng khác. Ngược lại, trước khi kết thúc phỏng vấn hãy chuyển sang một chủ đề khác nhẹ nhàng hơn để đối tượng không cảm thấy nặng nề.

Học cách phỏng vấn

- thực hành nhiều - tập phỏng vấn trước những người khác với sự giúp đỡ của một người có kinh nghiệm - không bao giờ sử dụng bạn của mình là đối tượng để tập phỏng vấn - tập phỏng vấn phải thực sự là các vấn đề mà bạn quan tâm thích thú và với những đối tượng có vẻ như biết nhiều về các chủ đề đó.

Sử dụng máy ghi âm

• Chuẩn bị 2 máy ghi âm tốt, có đèn báo pin • Chỉ sử dụng băng ghi âm loại tốt, luôn luôn mang theo băng trắng dự trữ. Tua băng một lần trước khi ghi âm. • Luôn luôn thử băng, thử máy trước cuộc phỏng vấn, nhưng ở nhà • Chuẩn bị pin tốt cho máy từ khi ở nhà. Mang theo pin dự trữ. • Luôn luôn ghi chép vì có lúc ghi âm không thành công.

Kết thúc phỏng vấn như thế nào?

- giữ mối thiện cảm với đối tượng cho những PV sau - tỏ thái độ biết ơn và trân trọng những thông tin mà đối tượng vừa cung cấp - có thể kết thúc phỏng vấn sớm hơn dự định hoặc yêu cầu đối tượng cho kéo dài cuộc phỏng vấn.

• Một số cách để kết thúc cuộc phỏng vấn:

1. Giải thích lý do kết thúc cuộc phỏng vấn. 2. Câu hỏi thông qua 3. Tóm tắt cuộc phỏng vấn 4. Nhận xét hoặc hỏi han các vấn đề cá nhân 5. Biểu lộ bằng các cử chỉ 6. Cảm ơn và biểu lộ sự hài lòng

PHÂN TÍCH SỐ LIỆU PHỎNG VẤN SÂU

1. Xử lý số liệu

- Gỡ băng - Đọc lại các ghi chép

2. Phân tích

- Mã hóa - Ghi nhớ phân tích - Phân loại - Lập bảng, sơ đồ_________________

Ví dụ: Cuộc phỏng vấn sâu một đối tượng về những lần đi chơi gái của anh ta

Nguồn:

http://156.freebb.com/xhh2006/xhh2006-article158.html

To comment or make friends with this person, you need to Log in or Sign up