Vì sao bài thơ bánh trôi nước được nhiều người ca ngợi

Phân tích bài thơ Bánh trôi nước

  • Dàn ý phân tích bài thơ Bánh trôi nước
  • Phân tích bài thơ Bánh trôi nước - Mẫu 1
  • Phân tích bài thơ Bánh trôi nước - Mẫu 2
  • Phân tích bài thơ Bánh trôi nước - Mẫu 3
  • Phân tích bài thơ Bánh trôi nước - Mẫu 4
  • Phân tích bài thơ Bánh trôi nước - Mẫu 5
  • Phân tích bài thơ Bánh trôi nước - Mẫu 6
  • Phân tích bài thơ Bánh trôi nước - Mẫu 7
  • Phân tích bài thơ Bánh trôi nước - Mẫu 8

Dàn ý phân tích bài thơ Bánh trôi nước

I. Mở bài

Giới thiệu đôi nét về tác giả Hồ Xuân Hương, bài thơ Bánh trôi nước.

II. Thân bài

1. Hình ảnh chiếc bánh trôi nước

- Hình dáng bên ngoài: màu sắc (vừa trắng), hình dáng (vừa tròn).

- Cách thức làm bánh:

  • Luộc bánh trong nước, khi nào bánh nổi lên mặt nước có nghĩa là đã chín.
  • Rắn hay nát phụ thuộc vào tay người nặn.

- Nhân bánh: thường được làm bằng đường phên (tấm lòng son).

=> Hình ảnh tả thực chiếc bánh trôi từ hình thức đến cách thức.

2. Hình ảnh người phụ nữ

- “Thân em” - mô típ quen thuộc trong ca dao xưa:

Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

*

Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

*

Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày.

- Hình ảnh ẩn dụ: “bánh trôi” để chỉ người phụ nữ.

- Ngoại hình của người phụ nữ được miêu tả: “vừa trắng lại vừa tròn” gợi ra một thân hình khá đầy đặn, nước da trắng hồng. Đó là chuẩn mực của người phụ nữ đẹp trong xã hội xưa.

- Số phận của người phụ nữ:

  • “Bảy nổi ba chìm”: cuộc đời vất vả, gặp nhiều gian truân.
  • “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nạn”: số phận phải phụ thuộc vào người khác, không được tự mình quyết định. (Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử - Ở nhà thì nghe theo cha, lấy chồng thì nghe theo chồng, chồng chết thì nghe theo con).
  • “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”: Dù cuộc đời có khó khăn, khổ cực thì người phụ nữ vẫn giữ được tấm lòng thủy chung, son sắc và không thay đổi.

=> Hình ảnh người phụ nữ hiện lên với đầy đủ nét đẹp từ ngoại hình đến tâm hồn.

III. Kết bài

Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Bánh trôi nước”.

Soạn bài Bánh trôi nước Hồ Xuân Hương

1.Bài Bánh trôi nước thuộc thể thơ gì? Vì sao?
2.
Nghĩa thứ nhất của bài thơ thuộc về nội dung miêu tả bánh trôi nước khi đang được luộc chín. Nghĩa thứ hai thuộc về nội dung phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Từ sự gợi ý trên, em hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước đã được miêu tả như thế nào? Chú ý các từ ngữ:trắng, tròn, chìm, nổi, rắn nát, lòng son.
b) Với nghĩa thứ hai, vẻ đẹp, phẩm chất cao quý và thân phận chìm nổi của người phụ nữ được gợi lên như thế nào? Chú ý cụm từ: vừa trắng lại vừa tròn, bảy nổi ba chìm, rắn nát mặc dầu, giữ tấm lòng son.
c) Trong hai nghĩa, nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ? Tại sao?
Lời giải:
I. Về thể loại
Bài Bánh trôi nước được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật). Bài gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ, ngắt theo nhịp 4/3 truyền thống. Vần được gieo ở cuối câu 1, câu 2 và câu 4.
II. Tóm tắt bài bánh trôi nước
Bài thơ vừa miêu tả hình ảnh cái bánh trôi nước vừa trắng, vừa tròn, khi sống thì chìm, chín thì nổi. Dù sao, bánh vẫn giữ chất lượng tốt. Qua phép ẩn dụ, bài thơ còn miêu tả về người phụ nữ xã hội phong kiến xinh đẹp nhưng không tự chủ được bản thân, phải lệ thuộc hoàn toàn vào lễ giáo phong kiến. Bài thơ là một lời tự hào về vẻ đẹp, phấm chất tốt đẹp củangười phụ nữ nhưng cũng là một lời đồng cảm, xót thương cho số phận người phụ nữ..
III. Đọc hiểu văn bản
Câu 1: Bài Bánh trôi nước thuộc thể thơ gì? Vì sao?
BàiBánh trôi nướcthuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Vì bài thơ có bốn câu, mỗi câu bảy chữ, hiệp vần ở chữ cuối câu 1, câu 2 và câu 4.
Câu 2: Nghĩa thứ nhất của bài thơ thuộc về nội dung miêu tả bánh trôi nước khi đang được luộc chín. Nghĩa thứ hai thuộc về nội dung phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Từ sự gợi ý trên, em hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước đã được miêu tả như thế nào? Chú ý các từ ngữ:trắng, tròn, chìm, nổi, rắn nát, lòng son.
b) Với nghĩa thứ hai, vẻ đẹp, phẩm chất cao quý và thân phận chìm nổi của người phụ nữ được gợi lên như thế nào? Chú ý cụm từ:vừa trắng lại vừa tròn, bảy nổi ba chìm, rắn nát mặc dầu, giữ tấm lòng son.
c) Trong hai nghĩa, nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ? Tại sao?
Trả lời:
a) Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước đã được miêu tả như một vật thể có màu trắng của bột, hình dạng viên tròn, nếu nhào bột mà nhiều nước quá thì nát (nhão), ít nuớc quá thì rắn (cứng). Khi luộc trong nước sôi, bánh chín thì nổi lên, bánh chưa chín thì còn chìm xuống.
b) Với nghĩa thứ hai, người phụ nữ được gợi lên qua một số nét:
– Hình thể: trắng, đẹp
– Phẩm chất: không bị cảnh ngộ chi phối, luôn giữ lòng son sắt thủy chung, tình nghĩa
– Thân phận: chìm nổi bấp bênh giữa cuộc đời.
c) Trong hai nghĩa, nghĩa thứ hai b) quyết định giá trị bài thơ. Vì đó là mục đích sáng tác của tác giả, phải thông qua nghĩa a) ta mới hiểu được nghĩa b).
Luyện tập
Câu1: Hãy ghi lại những câu hát than thân mà em đã học ở Bài 4 (kể cả phần Đọc thêm) bắt đầu bằng hai từ “Thân em”. Từ đó, tìm mối liên quan trong cảm xúc giữa bài thơBánh trôi nướccủa Hồ Xuân Hương với các câu hát than thân thuộc ca dao, dân ca.
– Những câu hát than thân mở đầu bằng hai từ ‘Thân em’.
+ Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
+ Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
+ Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa.
– Mối liên quan cảm xúc về những câu hát than thân và bài thơ:
+ Đều viết về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
+ Đều đề cập đến nỗi khổ đau vì bị phụ thuộc, không có quyền quyết định được số phận và cuộc đời của mình. Đều bị số phận đưa đẩy theo may rủi
+ Như vậy từ những tiếng than của người phụ nữ trong ca dao, Hồ Xuân Hương đã cất lên tiếng thơ của mình, vì vậy mà tiếng thơ của Xuân Hương dù được làm bằng thể thơ Đường luật vẫn rất gắn bó gần gũi với đời sống, với mọi người.
Giải các bài tập Bài 7 SGK Ngữ văn 7 Sau phút chia li (Trích Chinh phụ ngâm khúc) Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương) Quan hệ từ Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm
Bài trước Bài sau

Soạn bài: Bánh trôi nước (soạn 2 cách)

Câu 2 (trang 95 sgk Ngữ văn 7 Tập 1)

Nghĩa thứ nhất của bài thơ thuộc về nội dung miêu tả bánh trôi nước khi đang được luộc chín. Nghĩa thứ 2 thuộc về nội dung phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Từ sự gợi ý trên em hãy trả lời các câu hỏi sau:

a. Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước được miêu tả như thế nào?

b. Với nghĩa thứ hai vẻ đẹp phẩm chất cao quý và thân phận chìm nổi của người phụ nữ được gợi lên như thế nào?

c. Trong hai nghĩa, nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ? Vì sao?

Soạn cách 1

a. Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước được miêu tả qua các chi tiết: trắng, tròn, bảy nổi, ba chìm, do tay người nặn, và cuối cùng tạo thành hình thù của chiếc bánh (hình tròn).

b. Vẻ đẹp về con người, phẩm chất của người phụ nữ được hiện lên qua cách miêu tả:vừa trắng lại vừa tròn=>vẻ đẹp ngoại hình.Bảy nổi ba chìm=> số phận lận đận, long đong, vất cả của người phụ nữ.Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn=> Thân phận bị phụ thuộc đấy đưa của người phụ nữ. Giữ tấm lòng son=> Sự son sắc, thủy chung của người phụ nữ

=> Những câu thơ rất ngắn, nhưng lại đúc rút được vẻ đẹp về ngoại hình cũng như phẩm hạnh của người phụ nữ trong xã hội xưa.

c. Bài thơ mang 2 ý nghĩa khác nhau nhưng có mối liên hệ lẫn nhau. Xác định nghĩa làm nên giá trị của bài thơ, chúng ta thấy rõ là nghĩa thứ 2 đảm nhiệm vai trò đó. Vì một tác phẩm có giá trị thì nó phải mang trong mình những tư tưởng nhân văn, những thông điệp ý nghĩa sâu sắc. Do đó, nếu tác giả chỉ muốn dừng lại ở việc miêu tả bánh trôi nước thì tác phẩm của Hồ Xuân Hương chắc chắn sẽ không được lưu truyền đến tận bây giờ, và những lời nói, từ ngữ cũng không cần quá chọn lọc để viết một bài thơ về một món ăn như vậy. Thế nên, Những thông điệp, những dụng ý mà tác giả muốn thể hiện đó chính qua hình ảnh biểu khắc họa vẻ đẹp cũng như số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa.

Soạn cách 2

a. Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước được miêu tả như sau:

- Bánh trôi có hình tròn và màu trắng

- Rắn hay nát là ở bàn tay của người nhào nặn

- Đun sôi trong nước vài lần mới chín

b. Với nghĩa thứ hai, vẻ đẹp, phẩm chất cao quý và thân phận chìm nổi của người phụ nữ được gợi lên:

- Hình thức: Trắng trẻo, xinh đẹp

- Thân phận: nổi trôi, bấp bênh giữa cuộc đời.

- Phẩm chất: trong trắng, dù cuộc đời nhiều điều bấp bênh vẫn giữ được tấm lòng son sắt, thủy chung, tình nghĩa

c. Nghĩa thứ hai quyết định bài thơ. Bởi vì bài thơ được sáng tác bởi một nữ thi sĩ và có mục đích ca ngợi vẻ đẹp đồng thời nói lên nỗi bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Tìm hiểu chung tác giả, tác phẩm

Để soạn bài Bánh trôi nước chi tiết, ngắn gọn, mời các bạn đến với phần tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm. Đây là nội dung cơ bản nhất. Nếu bạn đang tìm kiếm thông tin soạn bài Bánh trôi nước thì nên tham khảo nhé.

Đôi nét về tác giả, nhà thơ Hồ Xuân Hương

Hồ Xuân Hương là một thi sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX. Các tác phẩm của bà đều là là thơ và đa số được viết bằng chữ Nôm. Bà còn được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm.

Xuân Hương là con vợ lẽ.Bà có con đường tình duyên lận đận, 2 lần làm lẽ và cả 2 lần đều trở thành góa phụ. Thơ Hồ Xuân Hương luôn mang nét phóng túng và tiềm ẩn.

Ý tưởng trong thơ cũng rất táo bạo và là những điều cấm kị đối với lễ giáo thời xưa. Các tác phẩm tiêu biểu của Hồ Xuân Hương phải kể đến như Chùm thơ tự tình, Quả mít, Bánh trôi nước…

Vì sao bài thơ bánh trôi nước được nhiều người ca ngợi

Thể loại của Bánh trôi nước

Bánh trôi nước thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Bài thơ gồm có bốn câu, mỗi câu có bảy chữ. Cách hiệp vần ở câu 1, 2 và 4 (tròn – non – son).

Bố cục của bài Bánh trôi nước

Trước hết, để soạn bài Bánh trôi nước bạn đọc cần nắm được bố cục của bài. Bài Bánh trôi nước được chia thành 2 phần. Cụ thể:

  • Phần 1: hai câu đầu. Nội dung phần 1 là hình ảnh chiếc bánh trôi nước.
  • Phần 2: hai câu cuối. Đoạn này nói về thân phận, phẩm chất người phụ nữ qua hình ảnh bánh trôi nước.

Nội dung bài Bánh trôi nước

Nội dung bài Bánh trôi nước có nhiều tầng ý nghĩa. Ý nghĩa tả thực là miêu tả chiếc bánh trôi nước trắng, tròn, chìm nổi. Bài thơ là tiếng lòng cảm thông, xót xa cho thân phận lênh đênh, chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội xưa.

Đây còn là lời ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất trong sáng, tình nghĩa, sắt son của người phụ nữ Việt Nam.

Giá trị nghệ thuật bài thơ Bánh trôi nước

Giá trị nghệ thuật của bài thơ Bánh trôi nước được thể hiện qua:

  • Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
  • Ngôn ngữ thơ bình dị, thành ngữ, mô-típ dân gian.
  • Sáng tạo trong việc xây dựng từ ngữ nhiều tầng ý nghĩa.