Vì sao chơi ngông chưa bao giờ là bản lĩnh

Phần II. Đọc hiểu (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Bạn nào tuổi teen cũng thấy mình khổ hơn người khác. Các bạn luôn phóng to những điểm thiệt thời của mình lên và thu nhỏ phần vất vả của người khác lại. Đồng thời, các bạn luôn cảm thấy oan ức, bất công và nghĩ rằng cuộc đời này đối xử với mình tệ hơn rất nhiều những gì hy vọng. [...] Rất tiếc, thưa các bạn teen, các bạn đang hiểu nhầm nghiêm trọng. Ai cũng phải trải qua nhiều khó khăn gian khổ và ai cũng phải chịu hoặc từng chịu bất công. Vì thế, đừng bi kịch hóa cuộc đời của mình, điều đó không giúp gì cho các bạn cả. Ngoài ra, những lỗi lầm gảy ra thường do chính bản thân mình, nên đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh hay người khác. [...] Tuổi teen có tính ghen ty rất lớn. Các bạn luôn ngắm nghĩa và so bị với người khác để thấy cha mẹ thật tệ, không hiểu minh, cha mẹ chiều em, chị, anh minh hơn [...] Nhiều bạn thấy như bị bỏ rơi, hay cha mẹ lạc hậu, kém cỏi, giỏi mắng mỏ nhưng hiểu biết ít. Thực ra, điều đó không chính xác. Cha mẹ các bạn đều đã trải qua giai đoạn này nên nhìn xa hơn. Họ biết với tính cách như thế, cách học tập, lao động như thế..., thì hệ quả, hậu quả là gì. Vì thế, bố mẹ có nói nhiều một chút, trách móc một chút, ghê gớm một chút, cũng là vì thương, lo lắng cho các bạn. [...] Nhiều bạn thấy cảnh rú ga lao vút trên đường rất bản lĩnh. Nếu tầm nhìn hữu hạn thì mọi thứ đơn giản là vậy. Tuy nhiên, chỉ cần nghĩ xa hơn chút nữa, các bạn sẽ nhìn ra phía sau cảnh rú ga, lao ầm ầm đỏ là bệnh viện với máu me, xương cốt hoặc cảnh đảm tang u buồn. Chơi ngông chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là bản lĩnh. (TS. Vũ Thu Hương. Tuổi dậy thì tưởng chơi ngông là bản lĩnh, báo điện tử News.Zing. Giaoduc. 7/10/2015) Câu 1: (0,5 điểm) Theo tác giả, các bạn tuổi teen luôn thấy mình khổ hơn người khác bởi những lý do nào Câu 2: (0,75 điểm) Vì sao người viết lại cho rằng “Chơi ngông chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là bản lĩnh " Câu 3: (0,75 điểm) Theo em, làm thế nào để sống có bản lĩnh trong thời đại hôm nay?

Những câu hỏi liên quan

Phần II. Đọc hiểu (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Bạn nào tuổi teen cũng thấy mình khổ hơn người khác. Các bạn luôn phóng to những điểm thiệt thời của mình lên và thu nhỏ phần vất vả của người khác lại. Đồng thời, các bạn luôn cảm thấy oan ức, bất công và nghĩ rằng cuộc đời này đối xử với mình tệ hơn rất nhiều những gì hy vọng. [...] Rất tiếc, thưa các bạn teen, các bạn đang hiểu nhầm nghiêm trọng. Ai cũng phải trải qua nhiều khó khăn gian khổ và ai cũng phải chịu hoặc từng chịu bất công. Vì thế, đừng bi kịch hóa cuộc đời của mình, điều đó không giúp gì cho các bạn cả. Ngoài ra, những lỗi lầm gảy ra thường do chính bản thân mình, nên đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh hay người khác. [...] Tuổi teen có tính ghen ty rất lớn. Các bạn luôn ngắm nghĩa và so bị với người khác để thấy cha mẹ thật tệ, không hiểu minh, cha mẹ chiều em, chị, anh minh hơn [...] Nhiều bạn thấy như bị bỏ rơi, hay cha mẹ lạc hậu, kém cỏi, giỏi mắng mỏ nhưng hiểu biết ít. Thực ra, điều đó không chính xác. Cha mẹ các bạn đều đã trải qua giai đoạn này nên nhìn xa hơn. Họ biết với tính cách như thế, cách học tập, lao động như thế..., thì hệ quả, hậu quả là gì. Vì thế, bố mẹ có nói nhiều một chút, trách móc một chút, ghê gớm một chút, cũng là vì thương, lo lắng cho các bạn. [...] Nhiều bạn thấy cảnh rú ga lao vút trên đường rất bản lĩnh. Nếu tầm nhìn hữu hạn thì mọi thứ đơn giản là vậy. Tuy nhiên, chỉ cần nghĩ xa hơn chút nữa, các bạn sẽ nhìn ra phía sau cảnh rú ga, lao ầm ầm đỏ là bệnh viện với máu me, xương cốt hoặc cảnh đảm tang u buồn. Chơi ngông chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là bản lĩnh. (TS. Vũ Thu Hương. Tuổi dậy thì tưởng chơi ngông là bản lĩnh, báo điện tử News.Zing. Giaoduc. 7/10/2015) Câu 1: (0,5 điểm) Theo tác giả, các bạn tuổi teen luôn thấy mình khổ hơn người khác bởi những lý do nào Câu 2: (0,75 điểm) Vì sao người viết lại cho rằng “Chơi ngông chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là bản lĩnh " Câu 3: (0,75 điểm) Theo em, làm thế nào để sống có bản lĩnh trong thời đại hôm nay?

Bạn nào tuổi teen cũng thấy mình khổ hơn người khác. Các bạn luôn phóng to những điểm thiệt thòi của mình lên và thu nhỏ phần vất vả của người khác lại. Đồng thời, các bạn luôn cảm thấy oan ức, bất công và nghĩ rằng cuộc đời này đối xử với mình tệ hơn rất nhiều những gì hy vọng (…). Rất tiếc, thưa các bạn teen, các bạn đang hiểu nhầm nghiêm trọng. Ai cũng phải trải qua nhiều khó khăn gian khổ và ai cũng phải chịu hoặc từng chịu bất công. Vì thế, đừng bi kịch hóa cuộc đời của mình, điều đó không giúp gì cho các bạn cả. Ngoài ra, những lỗi lầm gây ra thường do chính bản thân mình, nên đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh hay người khác.

(…) Tuổi teen có tính ghen tỵ rất lớn. Các bạn luôn ngắm nghía và so bì với người khác để thấy cha mẹ thật tệ, không hiểu mình, cha mẹ chiều em/chị/anh mình hơn… Nhiều bạn thấy như bị bỏ rơi, hay cha mẹ lạc hậu, kém cỏi, giỏi mắng mỏ nhưng hiểu biết ít. Thực ra, điều đó không chính xác. Cha mẹ các bạn đều đã trải qua giai đoạn này nên nhìn xa hơn. Họ biết với tính cách như thế, cách học tập, lao động như thế…, thì hệ quả/hậu quả là gì. Vì thế, bố mẹ có nói nhiều một chút, trách móc một chút, ghê gớm một chút, cũng là vì thương, lo lắng cho các bạn.

(…) Nhiều bạn thấy cảnh rú ga lao vút trên đường rất bản lĩnh. Nếu tầm nhìn hữu hạn thì mọi thứ đơn giản là vậy. Tuy nhiên, chỉ cần nghĩ xa hơn chút nữa, các bạn sẽ nhìn ra phía sau cảnh rú ga, lao ầm ầm đó là bệnh viện với máu me, xương cốt hoặc cảnh đám tang u buồn. Chơi ngông chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là bản lĩnh.

 (Trích Tuổi dậy thì tưởng chơi ngông là bản lĩnh, TS. Vũ Thu Hương, báo điện tử News.Zing.Giaoduc, 7/10/2015)

Câu 1: Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 2: Tuổi teen thường bi kịch hóa cuộc đời của mình thế nào?

Câu 3: em đã bao giờ rơi váo tình huống bất mãn, cảm thấy bố mẹ không hiểu mình chưa? Theo em, trong tình huống đó, cần làm gì để tìm được tiếng nói chung giữa mình và bố mẹ?

PHẦN I : ĐỌC HIỂU (2,0 điểm)Đọc  đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Lòng tự trọng là một trong những phẩm chất tốt đẹp nhất của Con Người. Đó là đức tính luôn luôn chú ý giữ gìn phẩm giá, nhân cách của mình, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Người có lòng tự trọng là người có đạo đức, có thiên lương, có tư tưởng nhân nghĩa, không bao giờ làm điều xấu, việc ác với đồng loại và môi trường thiên nhiên…Có thể nêu ra rất nhiều biểu hiện của lòng tự trọng: không tham tiền bạc, của cải bất chính; nhặt được của rơi, trả lại người mất; lỡ va quệt xe cộ vào người đi đường thì đỡ người ta dậy, hỏi han và xin lỗi, hoặc đưa vào bệnh viện; đi xe không lạng lách, đánh võng, vượt ẩu, thực hiện tốt văn hóa giao thông; ăn nói và trang phục lịch sự, khiêm nhường; cử chỉ đứng đắn, hiền hòa; sống gần người lưu manh, trộm cướp, côn đồ, nghiện hút, mà không nhiễm thói xấu; ở nơi xóm phố hoặc đến nơi công cộng thì tỏ ra ý tứ, biết giữ gìn cảnh quan, môi trường và bảo vệ của công... Và như vậy, người có lòng tự trọng phải biết xấu hổ khi lỡ xảy ra điều gì sai trái và có ý thức sửa chữa đến cùng.      (Lòng tự trọng, Báo mới, 22/2/2014)Câu 1: Xác định câu nêu luận điểm của đoạn ? (0.5)Câu 2 : Xác định vấn đề nghị luận của đoạn trích? (0.5) Câu 3: Tác dụng của những dẫn chứng đó ? (1.0)Phần II: Tập làm văn (8,0 điểm)        Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:

                                       Uống nước nhớ nguồn

I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới

[1] Kiểu người đáng thương nhất trong đời là người luôn than vãn với bất cứ điều gì không vừa ý. Chơi với người mắc bệnh than cũng là một thử thách sự kiên nhẫn và chịu đựng của bạn, và tôi cá rằng rất khó khăn để bền lâu. Than là căn bệnh nguy hiểm và nan y, nó truyền nhiễm và hủy hoại mọi người, mọi việc ở không gian thời gian mà nó chạm vào, bởi năng lượng tiêu cực và buồn bã ấy sẽ làm cạn sinh lực, kiệt niềm vui và khô cả tình yêu trong cuộc sống mà bạn có thể đã dày công nuôi dưỡng.

[2] Buồn cười là chả ai than về niềm vui, về sự sung sướng, về những gì mà họ nhận được. Nhưng bất kì sở thích hay ý muốn nào chưa được thỏa mãn, họ thường sẽ tìm cách đổ lỗi và than phiền. Với “bệnh than” thì dù bạn có giàu nhất thì bạn cũng sẽ than phiền tại sao bạn lại chưa giàu như Jef Bezos. Dù bạn có hát hay như Celine Dion thì bạn cũng sẽ khổ não tại sao bạn không đẹp như Aishiwarya Rai… Bạn luôn cảm thấy cuộc đời u ám và chống lại bạn. Ai cũng biết, than vãn vẫn chỉ làm mình trở nên kém cỏi đi, nó không hề làm mọi khó khăn trong đời bạn biến mất mà chỉ triệt tiêu mọi năng lượng vui sống của bạn. Khi bạn đổ lỗi cho cả thế giới và chán chường cả chính mình thì chẳng có thế lực nào, dù siêu nhiên, có thể nâng bạn đặt vào chiếc ghế của sự thành công.

[3] Nếu khó khăn thậm chí bi kịch là rác thải thì tại sao bạn không biến nó thành phân bón cho cây đời xanh tốt. Nó là công việc chúng ta phải làm một mình, không ai ở đây có thể giúp chúng ta thay đổi và biến hóa. Nếu bạn kiên nhẫn với việc biến rác thành phân bón hữu cơ, tôi tin chắc một ngày cây đời của bạn sẽ trổ hoa và kết trái ngọt. Chỉ cần bạn ngừng than vãn là bạn sẽ cảm nhận được hương vị đẹp của cuộc sống mà thôi...

(Trích Một mai qua cơn mê, Samson Phạm, Phụ nữ mới số 44-45,7.8.2020)

câu 1: Anh chị có đồng tình với quan điểm " Chỉ cần bạn ngừng than vãn là bạn sẽ cảm nhận được hương vị đẹp của cuộc sống mà thôi..."

Câu 2: Thông điệp anh chị nhận được từ đoạn trích trên là gì? Lí giải vì sao?

ĐỀ 3

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (6 điểm)

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Bơi càng lên mặt ao thấy càng nóng, cá Chuối mẹ bơi mãi, cố tìm hướng vào bờ. Mặt ao sủi bọt, nổi lên từng đám rêu. Rất khó nhận ra phương hướng. Chuối mẹ phải vừa bơi vừa nghếch lên mặt nước để tìm hướng khóm tre, trời bức bối ngột ngạt. Lắm lúc Chuối mẹ muốn lặn ngay xuống đáy cho mát, nhưng nghĩ đến đàn con đang đói, chờ ở vùng nước đằng kia, Chuối mẹ lại cố bơi. Khóm tre bên bờ đã gần đây rồi. Khi tới thật gần, Chuối mẹ chỉ còn trông thấy gốc tre, không thấy ngọn tre đâu. Chuối mẹ bơi sát mép nước rồi rạch lên chân khóm tre. Tìm một chỗ mà Chuối mẹ đoán chắc là có tổ kiến gần đó. Chuối mẹ giả vờ chết, nằm im không động đậy. Trời nóng hầm hầm. Hơi nước lá ải cùng với mùi tanh trên mình Chuối mẹ bốc ra làm bọn kiến lửa gần đó thèm thuồng. Bọn chúng thi nhau đi kiếm mồi. Vừa bò loằng ngoằng vừa dò dầm về phía cỏ mùi tanh cá.

Đầu tiên Chuối mẹ cảm thấy buồn buồn ở khắp mình, sau đó đau nhói trên da thịt. Biết kiến kéo đến đã đông, Chuối mẹ liền lấy đuôi quẩy mạnh, rồi nhảy tũm xuống nước. Bọn kiến không kịp chạy, nổi lềnh bềnh trên mặt ao. Đàn Chuối con ùa lại tranh nhau đớp tới tấp. Thế là đàn Chuối con được mẻ no nê. Chuối mẹ bơi quanh nhìn đàn con đớp mồi, vui quá nên quên cả những chỗ đau bị kiến đốt.”

Trích “Mùa xuân trên cánh đồng” – Xuân Quỳnh

Bài 1: Trắc nghiệm

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể loại nào?

A. Truyện ngắn

C. Truyện truyền thuyết

B. Truyện đồng thoại

D. Truyện cổ tích

Câu 2. Nhân vật chính trong đoạn trích trên là:

A. Cá Chuối mẹ

C. Bọn kiến lửa

B. Đàn Chuối con

D. Tổ kiến

Câu 3. Chỉ ra từ láy trong câu văn sau: “Bọn chúng thi nhau đi kiếm mồi. Vừa bò loằng ngoằng vừa dò dm về phía cỏ mùi tanh cá.”

A. Loằng ngoằng, dò dẫm

C. Dò dẫm, phương hướng

B. Kiếm mồi, loằng ngoằng

D. Mùi tanh, loằng ngoằng

Câu 4. Cá Chuối mẹ bơi mãi, cố tìm phương hướng vào bờ làm gì?

A. Để tìm hướng khóm tre

B. Để tìm chỗ giả chết, nằm im không động đậy

C. Để dụ đàn kiến

D. Để tự làm đau mình

Câu 5. Khi Chuối mẹ thấy đàn kiến đến đông, Chuối mẹ có hành động gì?

A. Quẫy đuôi để đuổi đàn kiến đi

B. Tự cắn vào da thịt mình

C. Cảm thấy buồn buồn khắp mình và cho đàn kiến cắn mình

D. Đuôi quẩy mạnh, rồi nhảy tũm xuống nước

Câu 6. Đoạn văn trên sử dụng ngôi kể thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

C. Ngôi thứ ba

B. Ngôi thứ hai

D. Ngôi tự do

Câu 7. Nhân vật trong câu chuyện trên được xây dựng bằng biện pháp nghệ thuật chính là:

A. So sánh

B. Nhân hoá

C. Điệp ngữ

D. Hoán dụ

Câu 8. Trong câu: “Bọn kiến không kịp chạy, nổi lềnh bềnh trên mặt ao.” có mấy vị ngữ?

Bài 2: Tự luận

Câu 1 (2.0 điểm).

a. Nhân vật Chuối mẹ trong câu chuyện vừa mang đặc điểm của loài vật vừa mang đặc điểm của con người, em hãy chỉ rõ đặc điểm đó.

b. Vì sao Chuối mẹ  lại rạch lên chân khóm tre tìm lũ kiến? Em hãy giải nghĩa từ “rạch” trong câu “Chuối mẹ bơi sát mép nước rồi rạch lên chân khóm tre”.

Câu 3 (2.0 điểm).

Qua đoạn trích trên, em hãy cho biết tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì? Diễn đạt thông điệp đó bằng 1 đoạn văn ngắn khoảng 3 – 5 câu.

II. PHẦN VIẾT (4 điểm)

       Hãy viết một bài văn kể lại một trải nghiệm của con về tình bạn mà con nhớ mãi.

-----------Hết------------

Đề 2.I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Ước mơ bây giờ là đánh thắng giặc Mỹ, là Độc lập, Tự do của đất nước. Mình cũng nhưnhững thanh niên khác đã lên đường ra tiền tuyến và tuổi trẻ qua đi giữa tiếng bom rơi đạn nổ.Tuổi trẻ của mình đã thấm đượm mồ hôi, nước mắt, máu xương của những người đang sống vànhững người đã chết. Tuổi trẻ của mình đã cứng cáp trong thử thách gian lao của chiến trường.Tuổi trẻ của mình cũng đã nóng rực vì ngọn lửa căm thù đang ngày đêm hun đốt. Và gì nữa,phải chăng mùa xuân của tuổi trẻ cũng vẫn thắm đượm thêm vì màu sắc của mơ ước và yêuthương vẫn ánh lên trong những đôi mắt nhìn mình. Một đôi mắt đen thâm quầng vì thức đêmnhưng bao giờ đến với mình cũng là niềm vui và sôi nổi. Một đôi mắt long lanh dưới hàng mi dàicũng vậy bao giờ cũng đến với mình tha thiết tin yêu. Và đôi mắt tinh ranh của một người bạngái nhìn mình như hiểu hết, như trao hết niềm tin. Th. ơi! Đó phải chăng là hạnh phúc mà chỉ Thmới được hưởng mà thôi? Hãy vui đi, hãy giữ trọn trong lòng niềm mơ ước và đề màu xanh củatuổi trẻ ngời rạng mãi trong đôi mắt và nụ cười nghe Thùy!(Trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà văn, 2005)Câu 1 (0,5 điểm): Tại thời điểm viết những dòng nhật kí trên, tác giả ước mơ điều gì ?Câu 2 (1,0 điểm): Gọi tên các phép liên kết hình thức và chỉ ra từ ngữ làm phương tiện của cácphép liên kết ấy trong hai câu văn sau: "Một đôi mắt long lanh dưới hàng mi dài cũng vậy baogiờ cũng đến với mình tha thiết tin yêu. Và đôi mắt tinh ranh của một người bạn gái nhìn mìnhnhư hiểu hết, như trao hết niềm tin."Câu 3 (1,0 điểm): Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu sau: "Tuổi trẻ của mình đã cứng cáp trongthử thách gian lao của chiến trường." Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn đó thuộc kiểu câu nào?(1.0)Câu 4 (0,5 điểm): Nêu tác dụng của điệp ngữ “tuổi trẻ của mình” trong những câu văn sau:"Tuổi trẻ của mình đã thấm đượm mồ hôi, nước mắt, máu xương của những người đang sống vànhững người đã chết. Tuổi trẻ của mình đã cứng cáp trong thử thách gian lao của chiến trườngTuổi trẻ của mình cũng đã nóng rực vì ngọn lửa căm thù đang ngày đêm hun đốt."Câu 5 (1,0 điểm): Nhận xét về hoàn cảnh sống, chiến đấu và vẻ đẹp tâm hồn của tác giả ĐặngThùy Trâm qua đoạn nhật kí trên.

Phần I. Đọc, hiểu văn bản (3,0 điểm)

Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi:

“Trăng cứ tròn vành vạnhKể chi người vô tìnhÁnh trăng im phăng phắcĐủ cho ta giật mình”

(Trích Ánh trăng – Nguyễn Duy, Ngữ văn 9 - Tập một - NXBGD năm 2014)

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định các phương thức biểu đạt trong khổ thơ trên.

Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra các từ láy có trong khổ thơ.

Câu 3 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của khổ thơ.

Câu 4 (1,0 điểm). Qua nội dung của khổ thơ trên, em rút ra cho mình thái độ sống như thế nào?

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung khổ thơ phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (từ 8-10 câu) về lòng vị tha.

Câu 2 (5,0 điểm). Em hãy thay lời nhân vật ông Hai, kể lại truyện ngắn Làng của nhà văn Kim 

I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (4 điểm) Hãy đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu bên dưới. […] Anh hạ giọng nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều: - Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác ? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc ? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào giờ “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hằng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?” (Trích Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9 - Tập một, NXBGD) a. Xác định các phương thức biểu đạt trong đoạn trích trên. b. Tìm từ ngữ xưng hô có trong đoạn trích. c. Nhân vật anh thanh niên đang nói với ai? Hãy chuyển lời thoại sau thành lời dẫn gián tiếp: Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì ?” d. Qua tâm sự,“công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”, em cảm nhận được vẻ đẹp gì ở nhân vật “cháu" ?