Vì sao cuộc tấn công pháo đài nhà tù ba-xti

Những dấu tích và giai thoại về nhà ngục Bastille

11:35 28/04/2017
Sự kiện đánh chiếm nhà ngục Bastille là thắng lợi to lớn và quan trọng của nhân dân Pháp chống lại chế độ chuyên chế phong kiến, khởi đầu cuộc đại cách mạng tư sản. Cho đến nay, nhà ngục Bastille không còn chút dấu tích gì ngoài quảng trường Paris mà nhiều thế hệ người dân vẫn quen gọi là quảng trường Bastille. Liên quan đến pháo đài-nhà ngục này và cuộc đại cách mạng tư sản năm 1789 có nhiều điều thú vị.

  • Chìa khóa ngục Bastille được lưu giữ ở Mỹ

Tọa lạc trên vị trí của quảng trường Paris ngày nay là thành lũy- pháo đài Bastille, cứ điểm quân sự quan trọng của kinh thành Paris được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1370-1383 dưới thời Vua Charles đệ V.

Tới thế kỷ XVII, Hồng y Richelieu cải tạo nó thành nhà tù, chủ yếu giam giữ những phạm nhân chính trị. Bức tường thành bằng đá bao bọc nhà ngục Bastille cao 24m, dày 3m, có 8 tháp canh, mỗi tòa tháp cao 28m, trên các tòa tháp đều xây pháo đài. Xung quanh tường bao có giao thông hào, rộng 26m, sâu 8m; trên toàn bộ hệ thống giao thông hào chỉ có 2 chiếc cầu treo, là con đường duy nhất để ra- vào ngục Bastille.

Ngày 14-7-1789, gần 300.000 người dân thành Paris, chủ yếu là công nhân, thợ thủ công và dân nghèo khởi nghĩa, tấn công ngục Bastille. "Hãy tiến chiếm Bastille!"- Lời kêu gọi được truyền đi từ người này sang người khác và chẳng bao lâu lan ra khắp thành phố. Từ tất cả mọi khu phố, đoàn người khởi nghĩa kéo về nhà ngục biểu tượng cho nền thống trị chuyên quyền phong kiến. Nhưng ngục Bastille với tường cao thành dày, bố trí trọng pháo, lại có giao thông hào ngăn cách, khống chế chặt chẽ hai đường cầu treo...

Vì sao cuộc tấn công pháo đài nhà tù ba-xti
Tranh minh họa cảnh hành quyết Hoàng hậu Marie Antoinette.

Những người tiến công xông vào cửa lớn của nhà tù, nhưng cầu đã rút và hầu như không thể nào vào pháo đài được. Sau một lúc khá lâu, một số người dũng cảm tìm cách vượt qua hào để đặt cầu nhưng lại không có kết quả. Tư lệnh bảo vệ nhà tù thấy thế vô cùng hoảng sợ, lập tức ra lệnh nổ súng. Những người mang vũ khí trong đoàn quân khởi nghĩa cũng bắt đầu chống trả kịch liệt.

Người chết, người bị thương nằm la liệt trong vũng máu. Máu chảy càng tăng thêm lòng phẫn nộ của quần chúng, một cuộc công thành mãnh liệt bắt đầu, kéo dài hơn 4 giờ. Chính vào lúc đó, quân viện trợ khởi nghĩa đã đến. Họ đặt đại bác nhằm vào cửa chính nhà ngục khai hỏa, một phát đại bác bắn đứt dây xích cầu treo, cầu sập xuống. Đoàn quân khởi nghĩa ồ ạt xông vào bên trong như sóng nước triều dâng. Đội quân đồn trú Bastille nhanh chóng buông súng đầu hàng. Quân cách mạnh giải viên tư lệnh quân bảo vệ nhà tù đến trước tòa nhà thị chính và xử tử chặt đầu.

Trong tư duy của đám đông quần chúng đầy phấn khích và cuồng nộ, không có gì tượng trưng cho cuộc cách mạng sống động hơn là chiếc máy chém, phương tiện chủ yếu của những cuộc tử hình công khai.

Học giả nổi tiếng, nhà triết học Pháp Jacques Derrida đã cho rằng, chiếc máy chém này là phát minh của nhà lập pháp cách mạng- bác sĩ Joseph-Ignace Guillotin, ngay bản thân ông cũng đã không thể trốn chạy khỏi máy chém sau khi bị giam cầm trong thời kỳ khủng bố năm 1793-1794. Trong quyển sách "Cách mạng Pháp cho người mới bắt đầu" ("French Revolutions for Beginners"), tác giả cho rằng, mặc dù máy chém xuất hiện lần đầu tiên trong thời kỳ Cách mạng, nhưng Guillotin không phải là người phát minh ra nó.

Trong thực tế, ông phản đối án tử hình, và chủ trương thực hiện án tử hình bằng loại một máy không gây đau đớn. Hơn nữa, các thiết bị tương tự đã được phát triển từ thế kỷ trước đó, bao gồm cả những thiết bị gần giống với máy chém như là máy "Halifax Gibbet" ở West Yorkshire (Anh) và "Scottish Maiden", hiện vẫn còn được trưng bày tại Bảo tàng Scotland ở Edinburgh.

Vì sao cuộc tấn công pháo đài nhà tù ba-xti
Chìa khóa ngục Bastille do tướng Lafayette tặng Tổng thống Mỹ đầu tiên G.Washington.

Nổi tiếng nhất trong số các tử tội phải bước lên đoạn đầu đài sau cuộc đại cách mạng là vua Louis XVI và hoàng hậu Marie Antoinette. Nhiều giai thoại thời đó lưu truyền rằng, câu nói "được cho là đã châm ngòi cho cuộc Cách mạng Pháp" chính là câu nói: "Nếu người dân đói không có bánh mì để ăn, hãy cho họ ăn bánh ngọt".

Trong thực tế, từ tiếng Pháp mà hoàng hậu Marie Antoinette nói, không phải là "gateaux" (bánh ngọt), mà là "brioche" (một loại bánh như bánh mì), nhưng vấn đề là bà chưa bao giờ nói câu đó. Các "dị bản" của câu nói này, được cho là do những nhà cầm quyền Pháp trước đó nói, thịnh hành vào khoảng những năm 1600 và được nhắc đến nhiều nhất trong quyển "Những lời thú tội" (Confessions) của triết gia, nhà tư tưởng Jean-Jacques Rousseau.

Quyển sách này thậm chí đã được viết trước khi Marie Antoinette kết hôn với vua Louis XVI, nó bị lên án vì thể hiện sự thiếu hiểu biết và dửng dưng của những thành viên hoàng gia vốn quen sống trong nhung lụa nên không hiểu và cũng không màng đến cuộc sống lầm than của người dân.

Sau năm 1789, sự chống đối của bà đối với cuộc Cách mạng Pháp đã biến bà thành một trong những nhân vật bị căm ghét nhất nước Pháp. Những nhà báo ghét phụ nữ đã miêu tả bà như là một kẻ đồng tính luyến ái nữ bệnh hoạn, một người đàn bà theo chủ nghĩa khoái lạc, vô độ trong đời sống tình dục và âm mưu bán nước cho kẻ thù của Pháp là Áo, quê hương bà.

Các bài viết của họ về bà có tựa đề kiểu như "The Royal Dildo" (dildo là tên một đồ chơi tình dục) và "Nhà chứa quốc gia dưới sự bảo trợ của Nữ hoàng". Câu nói nổi tiếng nhẫn tâm về người nghèo đó chẳng qua chỉ làm cho mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn. Vào mùa thu năm 1793, chưa đầy một năm sau khi chồng mình, vua Louis XVI, bị xử tử, chính quyền cách mạng đã đưa Marie Antoinette ra xét xử vì những tội ác của bà, bao gồm các cáo buộc lạm dụng tình dục với chính con trai mình. Bị chứng minh là có tội, bà đã bị đưa lên máy chém.

Cuộc tiến chiếm nhà tù Bastille đã thúc đẩy cao trào cách mạng ở thành thị và nông thôn cả nước Pháp. Khí thế cách mạnh thúc đẩy nông dân, công nhân khắp nơi đánh phá thành lũy của địa chủ, đốt bỏ các văn tự thu thuế của chính quyền phong kiến. Dân thường ở nhiều thành thị còn bắt chước Paris thành lập chính quyền cách mạng. Nhưng khi xông vào Bastille, đội quân cách mạng đã giải cứu được những tù nhân nào?

Đúng là trong suốt thế kỷ XVII-XVII, chế độ quân chủ Pháp đã giam cầm hàng trăm nhà văn được cho là nổi loạn- người nổi tiếng nhất trong số này là Voltaire-trong nhà ngục hắc ám ở phía đông Paris. Nhưng nhà ngục này đã không còn là nơi giam cầm tù nhân từ nhiều năm trước khi nổ ra cuộc cách mạng. Vào ngày 14-7-1789, trong ngục Bastille chỉ còn bảy tù nhân: bốn người làm hàng giả, hai kẻ điên và một nhà quý tộc bị buộc tội biến thái tình dục.

Đám đông quần chúng xông vào nhà ngục để chiếm lấy lượng thuốc súng được lưu trữ ở đó nhằm trang bị chống lại một cuộc tấn công quy mô của quân đội hoàng gia nhắm vào thành phố và các hội đồng cách mạng mới. Những ký ức về vai trò trước đây của ngục Bastille đã làm cho sự sụp đổ của nó mang tầm quan trọng có tính biểu tượng. Không lâu sau đó, hội đồng cách mạng ra lệnh phá hủy thành trì và pháo đài của nhà ngục.

Vì sao cuộc tấn công pháo đài nhà tù ba-xti
Cây cột Tháng Bảy trên Quảng trường Paris, tên gọi ngày nay của Quảng trường Bastille.

Vào năm 1808, trong những dự án cải tạo lại Paris, hoàng đế Napoléon Bonaparte đã quyết định xây dựng tại quảng trường Bastille một bức tượng con voi. Cùng với đó, ở bên bờ kia sông Seine, tại quảng trường Étoile là công trình Khải Hoàn Môn. Bức tượng con voi của quảng trường Bastille dự tính cao 24 mét, được đúc bằng đồng từ những khẩu pháo lấy của người Tây Ban Nha.

Để leo lên đỉnh bức tượng, một cầu thang được đặt ở một trong bốn chân của con voi. Kiến trúc sư Jean-Antoine Alavoine bắt đầu thực hiện công trình vào năm 1833, nhưng chỉ có bản mẫu bằng thạch cao được dựng.

Trong cuốn tiểu thuyết "Những người khốn khổ" (Les Misérables), nhà văn Victor Hugo đã miêu tả con voi này là nơi trú ẩn của cậu bé Gavroche. Tới năm 1846 thì công trình bị phá hủy. Năm 1833, vua Louis-Philippe I quyết định xây dựng Cây cột Tháng Bảy, công trình vốn đã được dự định từ năm 1792. Công trình được hoàn thành vào năm 1840. Như vậy chiếc cột tồn tại đến ngày nay tại địa điểm nhà ngục không phải để kỷ niệm sự sụp đổ của nhà ngục Bastille mà nhằm tôn vinh "ba ngày vinh quang" của cuộc cách mạng tháng 7-1830.

Sau ngày đánh chiếm ngục Bastille, tướng quân Lafayette, Tư lệnh Vệ binh quốc gia, từng tham gia chiến tranh giành độc lập của nước Mỹ đã ra lệnh phá bỏ ngục Bastille. Sau đó vài tháng, nơi đây được xây dựng thành Quảng trường Bastille và sau nhiều lần tu bổ đã hình thành Quảng trường Paris.

Những tảng đá dỡ ra từ ngục Bastille được dùng để xây dựng chiếc cầu Alexandr đệ III trên sông Sein. Năm 1989, nhân kỷ niệm 200 năm đại cách mạng Pháp, nhân dân Pháp lại xây dựng trên Quảng trường Paris một nhà hát hiện đại với tên "Viện Ca kịch Bastille". Kiến trúc mặt trước của Viện Ca kịch Bastille có hình tròn, dáng vẻ rất giống lô cốt thành lũy. Sự tạo hình độc đáo này có ý nhắc nhở mọi người hãy đừng quên lịch sử ở đây.

Nhà ngục Bastille tuy không còn chút dấu tích gì, nhưng chiếc chìa khóa dài 30cm của nhà ngục thì lại được bảo tồn hoàn hảo. Như trên đã đề cập, Lafayette vốn là một phụ tá của George Washington trong cuộc chiến giành độc lập cho Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.

Về Pháp, đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng 1789, Lafayette được trao nhiệm vụ chỉ huy lực lượng Vệ binh Quốc gia, và được giữ chìa khóa ngục Bastille Tháng 3-1790, Lafayette gửi chiếc chìa khóa ngục Bastille tặng tổng thống Mỹ. George Washington rất trân trọng món quà này, ông đem trưng bày nó tại phòng khánh tiết Phủ tổng thống ở New York.

Khi thủ đô tạm đặt tại Philadelphia, ông cũng trưng bày chiếc chìa khoá ở đây. Trước khi về hưu năm 1797, chìa khoá Bastllle được đem về tư dinh của Washington ở Mount Vernon. Năm 1989, nhân kỷ niệm 200 năm cuộc đại cách mạng tư sản Pháp, Chính phủ Pháp cử hành ngày quốc khánh với nghi lễ rất long trọng và đã đề nghị chính phủ Mỹ được đưa chiếc chìa khóa ngục Bastille về Pháp, để nhân dân Pháp được dịp thưởng lãm, sau đó lại đem trả lại.

Cho đến nay, chiếc chìa khóa vẫn được lưu giữ ở làng Vernon, nơi sinh ra George Washington, Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ. Chiếc chìa khóa được đặt trong chụp pha lê hình bán cầu và đặt trong tủ kính. Mỗi khi mọi người đến thăm quê hương Washington đều có thể được chiêm ngưỡng chiếc chìa khóa của nhà ngục Bastille.

# Bastille dấu tích giai thoại ngục Bastille nhà ngục
Facebook Twitter Link gốc