Vì sao giá vàng giảm mạnh

Cụ thể, lúc 15h30 chiều nay (18/7), giá vàng trong nước tiếp tục giảm sâu. Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng ở mức 62 triệu đồng/lượng (mua vào) và 64 triệu đồng/lượng (bán ra).  Như vậy, tính từ đầu giờ sáng đến hiện tại, mỗi lượng vàng đã bốc hơi 5,3 triệu đồng/lượng (mua vào) và 5 triệu đồng/lượng (bán ra).

Trước đó, lúc 14h chiều, giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 64 triệu đồng/lượng (mua vào) và 65,3 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm 2,2 triệu đồng (mua vào) - 2,65 triệu đồng/lượng (bán ra) so với đầu giờ sáng.

Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng ở mức 64 triệu đồng/lượng (mua vào) và 65 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm 2,1 triệu đồng (mua vào) - 1,8 triệu đồng/lượng (bán ra) so với đầu giờ sáng. 

Theo chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh, giảng viên Đại học Tài chính, Hà Nội, giá vàng trong nước rơi tự do trong phiên giao dịch hôm nay là chuyện dễ hiểu, do giá vàng thế giới đã giảm liên tiếp trong nhiều phiên gần đây. 

Vì sao giá vàng giảm mạnh

Giá vàng trong nước liên tục lao dốc trong phiên hôm nay 18/7.

Chuyên gia phân tích, giá vàng thế giới trong 1 tuần nay đều dao động ở ngưỡng hơn 1.700 USD/ounce. Đây là ngưỡng thấp nhất hơn 1 năm nay. Trước đó, giá vàng chủ yếu dao động ở 1.800 - 1.900 USD/ounce, thậm chí có thời điểm leo đến gần 2.000 USD/ounce.

Theo quy luật, nếu giá vàng thế giới tăng, thường giá vàng trong nước sẽ tăng ngay theo. Nhưng khi vàng thế giới giảm, vàng trong nước thường giảm chậm chạp. Vì vậy, khi vàng thế giới đã giảm từ nhiều phiên trước, đến hôm nay vàng trong nước mới giảm cũng là bình thường.

“Đồng USD mạnh lên là nguyên chính khiến vàng giảm giá vì đồng USD đắt sẽ khiến chi phí nắm giữ vàng tăng cao”, chuyên gia Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh.

Cũng theo ông Thịnh, trong khi USD tăng mạnh liên tiếp nhiều phiên gần đây lên mức cao nhất lịch sử 20 năm qua, thì đồng euro của châu Âu lại vừa trải qua một “cú sốc lớn” khi lần đầu tiên trong vòng 20 năm giảm xuống mức ngang bằng USD. Một trong những nguyên nhân khiến đồng euro mất giá là do giá khí đốt tăng mạnh và sự không chắc chắn xung quanh nguồn cung năng lượng từ Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine, gây ra lo ngại suy thoái trong khu vực đồng euro.

Cũng nhận định về giá vàng, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu nhận xét, thị trường vàng trong nước và thế giới chưa có sự liên thông với nhau, nên nhiều thời điểm giá vàng trong nước và thế giới tăng giảm không đồng đều. 

Các chuyên gia cũng khuyến cáo nhà đầu tư không nên đầu tư vàng thời điểm này. Ông Đinh Trọng Thịnh cho rằng, vàng còn biến động rất nhiều nên nhà đầu tư không nên mạo hiểm mua vào.

“Mức giảm 1.700 USD/ounce còn có thể giảm nữa nếu lãi suất tăng. Giá USD còn tăng thì vàng sẽ giảm nữa. Hoặc khi nền sản xuất chững lại cũng có thể khiến giá vàng tăng”, ông Thịnh nhận định.

Ngọc Vy

Phiên giao dịch sáng nay (19/7), giá vàng trong nước tiếp tục gây ngỡ ngàng cho nhiều nhà đầu tư. Mở cửa, vàng SJC có lúc rớt mạnh xuống vùng 60-61 triệu đồng/lượng, nhưng chỉ sau vài chục phút đồng hồ lại đảo chiều tăng mạnh. Hiện giá vàng SJC lại tăng lên 62,5-65 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

Trước đó, trong ngày 18/7, nhiều nhà đầu tư không khỏi bị "sốc" khi giá vàng SJC đột ngột giảm tới 5 triệu đồng/lượng, mức giảm mạnh trong phiên rất hiếm thấy.

Mặc dù giảm mạnh nhưng chênh lệch giá vàng trong nước và giá vàng thế giới vẫn rất lớn. Trên thị trường quốc tế, giá vàng giao ngay hiện ở mức 1.707 USD/ounce, tương đương với 48,6 triệu đồng/lượng khi quy đổi theo tỷ giá USD ngân hàng và tương đương với 50,6 triệu đồng/lượng khi tính theo tỷ giá USD tự do.

Như vậy, giá vàng trong nước đang đắt hơn 14-16 triệu đồng/lượng so với giá vàng quốc tế. Trước đó, chênh lệch của vàng nội và vàng ngoại có lúc lên tới 20 triệu đồng/lượng.

Lý giải diễn biến giảm mạnh của vàng trong nước phiên 18/7, ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch Công ty Vàng bạc đá quý SJC Phú Thọ cho biết, lực bán mạnh không xuất phát từ những nhà buôn vàng miếng chính như SJC, DOJI, hay PNJ...mà có thể xuất phát từ một số ngân hàng hay Quỹ đầu tư khác. Họ bán mạnh vàng để cơ cấu lại danh mục tài sản khi thấy xu thế giá vàng có thể xuống tiếp, đồng USD đang tăng mạnh do Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất và Euro quá yếu kể từ 2022.

"Nếu chú ý chút thì cả ngày 16 và 17/7 các nhà buôn vàng lớn như DOJI, PNJ, SJC,... vẫn để giá mua là 68 triệu đồng/lượng và chênh lệch mua – bán chỉ 600 nghìn đồng/lượng. Do đó, họ không có động cơ để hạ đột ngột giá kim loại quý như vậy", ông Hải chia sẻ.

Việc giá vàng giảm từ trưa 18/7 như đã nói, đã kích thích một số tổ chức và cá nhân chốt lời hay mua vào vùng 63-64 triệu đồng/lượng để cân bằng trạng thái đã bán vùng 65 triệu đồng/lượng trước đó. Vị chuyên gia cho biết, xu thế vàng SJC giảm tiếp nữa hay không còn tùy thuộc vào giá vàng thế giới, độ tăng của USD Index và khả năng bán tiếp của các ngân hàng thương mại, các quỹ đầu tư khác.

Xung quanh những diễn biến khó lường của giá vàng trong nước và mức chênh lệch lớn với vàng quốc tế thời gian gần đây, đã có nhiều ý kiến cho rằng Ngân hàng Nhà nước cần có động thái can thiệp nhập khẩu vàng nguyên liệu về để tăng nguồn cung cho thị trường.

Ông Trần Thanh Hải cho rằng, Ngân hàng Nhà nước sẽ không làm như vậy, đặc biệt khi tỷ giá USD đang có xu hướng tăng mạnh trong tháng 7 này. Ngoài ra, tác động tích cực chống vàng hóa từ Nghị định 24/2012 là rõ ràng nên cơ quan quản lý không cần vội nhập vàng để giao SJC gia công và bán ra.

Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng kiến nghị nên sửa đổi Nghị định 24/2012 để thị trường vàng phát triển minh bạch, lành mạnh hơn và giải quyết được vấn đề giá vàng trong nước chênh lệch quá lớn với vàng quốc tế. Ông cho rằng nên điều chỉnh theo hướng thành lập sàn vàng thương mại, nâng tỷ lệ margin khi tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua – bán vàng. "Làm được vậy thì cầu vàng vật chất cho đầu tư, đầu cơ sẽ giảm, sẽ không tác động tới tỷ giá mà còn có thể kéo lùi khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế giới vì lúc này thị trường vàng có nhiều người mua – bán", ông nói.

Tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết, giá vàng có chung xu hướng với giá vàng thế giới. Tuy nhiên, tốc độ điều chỉnh giảm của giá vàng trong nước lại chậm hơn giá vàng thế giới. Hiện nay NHNN cũng đã chủ động các phương án điều tiết, sẵn sàng can thiệp nếu thấy cần, tuy nhiên, theo số liệu cập nhật thì người dân không có nhu cầu mua vàng miếng quá nhiều, thậm chí còn có xu hướng bán ròng. Do vậy, chỉ trong trường hợp cần thiết thì NHNN mới tiến hành nhập khẩu vàng để can thiệp.

Theo lãnh đạo NHNN, trước đây thị trường vàng cũng đã từng xảy ra bất ổn đối với nền kinh tế vĩ mô nên Chính phủ đã ban hành Nghị định 24 với chủ trương chống vàng hóa. Từ khi Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng được ban hành, các chính sách quản lý nhà nước được thực hiện hiệu quả, nhiều năm nay thị trường tiền tệ ngoại hối ổn định, giúp Việt Nam được nâng hạng theo các đánh giá quốc tế.

https://cafef.vn/vi-sao-gia-vang-sjc-dot-ngot-rot-manh-2022071910541779.chn

Vì sao giá vàng giảm mạnh

Giá vàng SJC giảm sâu, nhưng giao dịch không tăng đột biến.

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay trên sàn Kitco vào khoảng 13 giờ 15 ngày 19/7 ở mức 1.706,7 USD/ounce, giảm khoảng 10 USD/ounce so với hôm trước. Tại thị trường trong nước, giá vàng SJC được cho là giảm mạnh là do ảnh hưởng đà lao dốc của giá vàng thế giới. Chỉ trong vòng 1 tháng, giá vàng giảm từ mốc khoảng 1.840 USD/ounce xuống quanh mốc 1.700 USD/ounce.

Cụ thể, cuối giờ chiều 19/7, giá vàng SJC tại Doji Hà Nội và TP Hồ Chí Minh giao dịch 62,5 – 64,5 triệu đồng/lượng, giảm từ 500.000 đến 1 triệu đồng/lượng mua vào và giảm 1 triệu đồng/lượng bán ra so với phiên trước; tại Phú Quý, giá vàng SJC mua vào và bán ra là 62,7 – 64,7 triệu đồng/lượng, giảm 800.000 đồng/lượng ở 2 chiều so với phiên trước.

Tại hệ thống SJC ở Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh, giá vàng SJC giao dịch 63 – 65,02 triệu đồng/lượng, giảm 500.000 đồng/lượng mua vào và tăng 500.000 đồng/lượng bán ra so với phiên trước. Trong khi đó sáng 19/7, giá vàng miếng SJC giảm dao động từ 2 – 3,5 triệu đồng/lượng. Cụ thể: Công ty SJC tiếp tục giảm 3,5 triệu đồng/lượng mua vào và 2 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra so với phiên trước, giao dịch ở mức 60.000.000 đồng/lượng mua vào và 62.500.000 đồng/lượng bán ra. Chênh lệch biên độ mua và bán lên đến 2,5 triệu đồng/lượng.

Trao đổi với phóng viên báo Tin tức chiều 19/7, chuyên gia kinh tế, PGS TS Đinh Trọng Thịnh cho biết: “Giá vàng trong nước giảm theo đà giảm sâu của giá vàng thế giới, nhưng tốc độ giảm của SJC chậm. Khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế giới vẫn vênh nhau nhiều, nhất là giữa giá vàng miếng với vàng trang sức, nên giá vàng SJC giảm là điều không khó hiểu. Đặc biệt thời gian qua, giá USD tăng mạnh, nên giá vàng giảm. Hiện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chưa có động thái gì tác động tới thị trường vàng".

Theo chủ một cửa hàng vàng trên phố Trần Nhân Tông (Hà Nội), tháng 7 hàng năm thường gọi là tháng “trũng” của thị trường vàng, nên ít khách giao dịch. Từ đầu năm đến nay, lượng khách tới mua bán vàng khá ảm đạm, kể cả ngày 19/7, giá vàng SJC “bốc hơi” tới trên 5 triệu đồng/lượng, nhưng khách hàng tỏ ra rất thờ ơ. Hiện chênh lệch giá vàng SJC và giá vàng nguyên liệu 99,99 đang thu hẹp còn hơn 10 triệu đồng/lượng, thay vì mức khoảng 15 - 16 triệu đồng/lượng như những ngày trước.

Theo Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA), nếu như trước đây, thị trường vàng trong nước sôi động nhờ có nhiều thành phần tham gia, nhiều nhà đầu tư và người kinh doanh. “Hiện, vàng không còn hấp dẫn như xưa, nhà đầu tư chuyển sang thị trường cổ phiếu, bất động sản; ngân hàng thương mại cũng không còn cho vay tiền để kinh doanh vàng, đầu tư vàng nên quy mô thị trường nhỏ và thu hẹp lại nhiều. Sự biến động của giá vàng SJC hiện tại không ảnh hưởng lớn đến thị trường, kinh tế vĩ mô”, ông Nguyễn Thành Long cho biết.

Một số chuyên gia kinh tế cho rằng: NHNN nên cấp phép cho doanh nghiệp đủ điều kiện được nhập vàng nguyên liệu để sản xuất vàng nữ trang, vì đây là mục tiêu lâu dài "nhắm" tới của thị trường. Hiện các doanh nghiệp không có nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất vàng nữ trang, mà chủ yếu mua trôi nổi từ thị trường, do đó giá vàng không ổn định. VGTA kiến nghị cho nhập vàng nguyên liệu để sản xuất vàng nữ trang, đáp ứng nhu cầu của thị trường, góp phần thu hẹp chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới. Đối với vàng miếng, kiến nghị NHNN mở hơn về quy định. Hiện vàng miếng SJC không được sản xuất thêm và mỗi lần mở máy dập, gia công vàng SJC cũng phải xin phép. Nên thoáng hơn trong quy định này, về lâu dài nên cho thêm một vài thương hiệu vàng miếng khác, thay vì độc quyền như hiện tại.

Tại các kỳ họp Quốc hội gần đây, nhiều đại biểu Quốc hội đều nêu ý kiến, đã đến lúc NHNN cần có động thái chấn chỉnh thị trường vàng trong nước để đảm bảo phù hợp với thị trường vàng thế giới. Cụ thể: Nghị định 24/2012 về quản lý thị trường vàng đã được ban hành cách đây 10 năm, đến nay đã bộc lộ những bất cập và cần sớm sửa nghị định này cho phù hợp.

Để khoảng cách giá vàng thế giới và trong nước không quá vênh nhau, ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch Công ty Vàng bạc đá quý SJC Phú Thọ kiến nghị: NHNN nên sửa đổi Nghị định 24/2012 để thị trường vàng phát triển minh bạch, lành mạnh hơn và giải quyết được vấn đề giá vàng trong nước chênh lệch quá lớn với vàng quốc tế. Theo đó, NHNN nên điều chỉnh theo hướng thành lập sàn vàng thương mại, nâng tỷ lệ margin khi tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua – bán vàng. “Làm được vậy thì nhu cầu vàng vật chất cho đầu tư, đầu cơ sẽ giảm, sẽ không tác động tới tỷ giá mà còn có thể kéo lùi khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế giới vì lúc này thị trường vàng có nhiều người mua – bán", ông Trần Thanh Hải cho biết.

Trong thời gian gần đây, USD tăng giá mạnh khiến tiền đồng cũng chịu nhiều áp lực điều chỉnh, đặc biệt là tỷ giá trên thị trường tự do đã vượt mốc 24.000 đồng/USD, hiện xoay quanh 24.600 - 24.700 đồng. Sau khi tăng mạnh vào tuần trước, tỷ giá giữa tiền đồng Việt Nam và USD đã giảm. Đến ngày 19/7, tỷ giá trung tâm của NHNN là 23.224 đồng/USD, giảm 21 đồng so với ngày 18/7. Ngày 19/7, tỷ giá trung tâm của NHNN là 23.224 đồng/USD, giảm 21 đồng so với ngày 18/7, bằng với mức cuối tuần trước nhưng vẫn cao hơn đáng kể so với đầu tuần trước. Tại Vietcombank, tỷ giá niêm yết ở chiều bán ra là 23.590 đồng/USD, giữ nguyên so với ngày 18/7 nhưng vẫn cao hơn khoảng 100 đồng so với đầu tuần trước.

Chiều 19.7, Trung tâm nghiên cứu của Công ty CP Chứng khoán VNDirect (VNDirect Research) công bố bản báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Cụ thể: Ngày 12/7, chỉ số USD (đo sức mạnh của đồng USD so với rổ tiền tệ) đạt 108,5 điểm, mức cao nhất trong 20 năm. Đồng USD mạnh lên kéo tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng tăng khoảng 2,4% kể từ đầu năm (tăng 0,4% so với đầu tháng).

Trong khi đó, tỷ giá hối đoái do NHNN Việt Nam quy định đối với USD/VND đứng ở mức 23.183 đồng, nhích 0,3% so với đầu tháng (tăng 0,2% so với đầu năm); còn tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do cũng nhích 0,8% so với tháng trước (tăng 2,6% so với đầu năm).

Trung tâm này dự báo tỷ giá USD/VND sẽ duy trì trong khoảng 22.900 - 23.300 đồng vào cuối năm 2022, tương ứng mức tăng không quá 2% so với cuối năm 2021.

Theo MINH PHƯƠNG (Báo Tin Tức)