Vì sao nên làm việc ở long an

Vì sao nên làm việc ở long an

Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh - Trương Văn Nam phát biểu tại cuộc giám sát

Qua gần 2 năm triển khai Đề án Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tỉnh Long An, giai đoạn 2020 – 2025, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ Việc làm Long An phối hợp các doanh nghiệp có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài tổ chức tư vấn, tuyên truyền về công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được 75 cuộc, có 10.409 người dự.

Sở đã phối hợp Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Long An trong việc hỗ trợ, hướng dẫn thủ tục vay vốn đi làm việc ở nước ngoài; triển khai các nội dung liên quan chính sách hỗ trợ vay vốn cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài; tư vấn trực tiếp cho người lao động tại các buổi hội thảo, hội nghị,...

Từ ngày 01/01/2020 đến ngày 30/9/2021, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Long An tiếp nhận và giải ngân vốn cho 10 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài với tổng số tiền là 807 triệu đồng.

Thời gian qua, toàn tỉnh có 417 người lao động đi làm việc ở nước ngoài (tính đến ngày 20/10/2021), trong đó, thị trường Nhật là 376 lao động, thị trường Đài Loan 38 lao động, các nước khác là 3 lao động.

Như vậy, chỉ tiêu đưa lao động của tỉnh đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài chưa đạt kế hoạch đề ra. Số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài còn khiêm tốn so với tiềm năng của lực lượng lao động và nhu cầu đi làm việc nước ngoài tại địa phương.

Theo báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, trình độ tay nghề, ngoại ngữ của người lao động còn thấp, khó tham gia vào thị trường lao động có yêu cầu cao. Hình thức đi làm việc nước ngoài chưa đa dạng, chủ yếu là do các doanh nghiệp có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thực hiện, thông qua việc trực tiếp ký hợp đồng với người lao động.

Tại cuộc giám sát, Phó Giám đốc Công ty TNHH ESUHAI (đơn vị có chức năng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài) - Nguyễn Xuân Lanh, đề xuất mô hình gắn kết mang tính đồng bộ, lâu dài, đó là tiếp cận sớm với đối tượng học sinh THPT, sau khi tốt nghiệp lớp 12 để các em vào học tiếng Nhật, học nghề khoảng 3 năm tại Trường Cao đẳng Long An.

Khi có bằng, các em sẽ được đi thực tập tại các công ty trong nước khoảng 3 tháng để làm quen với môi trường làm việc; kết nối đưa các em chính thức đi làm việc tại Nhật Bản để tiếp cận với khoa học, kỹ thuật, tác phong công nghiệp.

“Khi các em có nhu cầu về nước làm việc thì sẵn sàng hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi. Với cách làm này, sẽ tạo ra đội ngũ lao động có tay nghề cao, kinh nghiệm sâu, tác phong chuẩn công nghiệp, đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội” – ông Nguyễn Xuân Lanh nói.

Qua kết quả giám sát, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, các trường nghề, Trung tâm Dịch vụ Việc làm phối hợp các tổ chức chính trị - xã hội và địa phương tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền sâu, rộng, phong phú, đa dạng để người lao động, nhất là thanh niên nắm được đầy đủ thông tin về đề án, từ đó mạnh dạng đăng ký tham gia đi làm việc ở nước ngoài.

Đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa trong quản lý lao động, việc làm để chia sẻ thông tin, kết nối giữa cơ quan nhà nước, nhà tuyển dụng và người có nhu cầu đi làm việc; tìm hiểu, dự báo chính xác nhu cầu thị trường lao động, nhất là lao động nước ngoài để gắn kết với các chương trình, kế hoạch đào tạo nguồn lao động tại địa phương;...Kịp thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung đề án và đưa ra các định hướng mới phù hợp với nhu cầu thị trường và thực tiễn lao động trong bối cảnh hiện nay./.

Kỳ Nam

Vì sao nên làm việc ở long an
(Ảnh minh họa: PV/Vietnam+)

Những ngày qua, Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An quy định tạm thời các trường hợp F0, F1 không triệu chứng được đến cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp làm việc đã giúp giải quyết cấp bách vấn đề thiếu hụt nguồn cung lao động và giải quyết tất cả các công việc trong cơ quan hành chính Nhà nước.

Ông Phạm Tấn Hòa, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An, cho biết thực hiện theo Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ về việc Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19," Long An là một trong những tỉnh, thành phố đầu tiên của cả nước kiểm soát được dịch bệnh và thích ứng trong điều kiện bình thường mới. Tuy nhiên, thời gian gần đây, biến chủng Omicron ảnh hưởng rất lớn và số lượng ca mắc trong cộng đồng cao.

Theo yêu cầu công tác, các cơ quan, đơn vị của Nhà nước phải giải quyết công việc cấp bách; các doanh nghiệp trong tình trạng hiện nay thiếu hụt nguồn cung lao động ở khu, cụm công nghiệp của Long An. Chính vì vậy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An đã ban hành công văn cho phép các trường hợp F0, F1 được đến cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp để làm việc.

Quy định trên áp dụng với các trường hợp F0 (không triệu chứng), F1 là người lao động làm việc trong cơ quan Nhà nước và công ty, doanh nghiệp đang trong thời gian cách ly, điều trị.

Cụ thể, các trường hợp F0 (không triệu chứng), F1 là cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động trong tổ chức, cơ quan, đơn vị nhà nước trên địa bàn tỉnh được đến cơ quan làm việc để thực hiện nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của cơ quan, đơn vị trên tinh thần tự nguyện và phải có sự đồng ý của thủ trưởng hoặc cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang trong tình trạng thiếu hụt nguồn lao động, nếu không bổ sung kịp thời sẽ không hoàn thành các hợp đồng giao hàng cho đối tác đúng thời gian quy định... được phép sử dụng lao động của công ty đang là F0 (không triệu chứng), F1 đang trong thời gian cách ly để làm việc.

[Long An: F0, F1 được đến cơ quan làm việc trên tinh thần tự nguyện]

Việc sử dụng lực lượng lao động này phải dựa trên tinh thần tự nguyện của người lao động, được sự đồng ý của chủ doanh nghiệp và theo hướng dẫn của Trung tâm Y tế cấp huyện hoặc cấp xã (khi được Trung tâm Y tế cấp huyện phân công)….

Theo ông Võ Thanh Tú, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hòa Thành, đặt tại xã An Thạnh, huyện Bến Lức, Công ty chuyên sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, hàng hóa 100% xuất khẩu sang các nước châu Âu, châu Mỹ và một số nước Trung Đông. Vì vậy, khi nhận được công văn các trường hợp F0, F1 không triệu chứng được đi làm, công ty rất vui mừng vì có nguồn lao động kịp thời trong sản xuất, kinh doanh khi công nhân bị F0. Hiện công ty có 2 công nhân F0 và được bố trí phòng riêng, khu vực ăn uống, khu vực vệ sinh riêng để hỗ trợ công việc của công ty trong thời gian bị bệnh.

Ông Trần Văn Tươi, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Bến Lức cho biết Ủy ban Nhân dân huyện đã kịp thời triển khai văn bản cho F0, F1 được đi làm việc ngay trong hệ thống chính trị và đặc biệt, trong hệ thống doanh nghiệp được thông tin nhanh qua nhóm group Hội doanh nghiệp, Zalo thông tin Bến Lức nên các doanh nghiệp hưởng ứng ủng hộ. Nếu thực hiện như cách ly trước đây, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện không có lao động sản xuất, kinh doanh.

"Trường hợp một khâu nào đó của đơn vị Nhà nước, hay doanh nghiệp bị gián đoạn do công nhân F0, F1 bị cách ly, công việc bị đình đốn ngay. Do đó, văn bản tỉnh ban hành rất kịp thời và huyện tiếp cận, thực hiện triển khai đúng theo quy định. Hiện rất nhiều doanh nghiệp chia sẻ và đồng cảm với quy định tạm thời của Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An,” ông Trần Văn Tươi cho biết thêm.

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An Phạm Tấn Hòa thông tin: “Qua triển khai nội dung văn bản các trường hợp F0, F1 không triệu chứng được đi làm, theo thăm dò dư luận và ý kiến từ các doanh nghiệp, tất cả đều đồng thuận rất cao. Ủy ban Nhân dân tỉnh sẽ tiếp tục theo dõi tình hình để có sự điều chỉnh phù hợp, vì đây là quy định thí điểm thực hiện trong giai đoạn hiện nay.”

Trước đây, Long An là tỉnh đi đầu trong việc áp dụng "thẻ xanh COVID-19," sớm khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh của hơn 13.000 doanh nghiệp trong tỉnh sau thời gian giãn cách xã hội.

Hiện nay, tỉnh tiếp tục là địa phương tiên phong để F0, F1 tham gia làm việc, minh chứng cho sự linh hoạt, cởi mở trong quản lý, điều hành của chính quyền tỉnh và chủ trương đồng hành cùng doanh nghiệp, để Long An thật sự là điểm đến thân thiện, giàu tiềm năng cho các nhà đầu tư./.

Thanh Bình (TTXVN/Vietnam+)

Vì sao nên làm việc ở long an
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Theo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Long An, từ năm 2020 đến nay, Long An có 417 người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó thị trường Nhật Bản 376 lao động, thị trường Đài Loan 38 lao động và các nước khác là 3 lao động (đạt khoảng 67% kế hoạch năm 2020 và 8% kế hoạch năm 2021).

Qua kết quả giám sát chuyên đề “Thực hiện chính sách, pháp luật về người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” của Ban Văn hóa-Xã hội Hội đồng Nhân dân tỉnh Long An cho thấy tỷ lệ đưa người lao động làm việc nước ngoài còn thấp.

Nguyên nhân chủ yếu là công tác tuyên truyền đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài chưa sâu rộng, chưa tạo được sự quan tâm, nhất là đối tượng người lao động có nhu cầu trực tiếp tham gia đi làm việc ở nước ngoài; vẫn còn một vài doanh nghiệp tuyển dụng người lao động không thông qua các cơ quan quản lý nhà nước.

Người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài trình độ tay nghề, kỹ năng giao tiếp và ngoại ngữ chưa đạt yêu cầu khi đăng ký… Bên cạnh đó còn có nguyên nhân khách quan là do ảnh hưởng đại dịch COVID-19.

[Cơ hội để Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc]

Ông Nguyễn Đại Tánh, Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Long An cho biết thời gian tới ngành lao động tỉnh tiếp tục triển khai các kế hoạch liên quan đến Đề án “Đưa người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2020-2025,” góp phần chuẩn bị sẵn sàng nguồn lao động để đến khi tình hình dịch COVID-19 tạm ổn và kiểm soát được sẽ đưa nguồn lao động này xuất cảnh làm việc.

Sở cũng phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, các cấp tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, nhất là người lao động về nội dung Đề án, trong đó chú trọng việc tuyên truyền, phổ biến trong các trường Trung học phổ thông, Trung cấp, Cao đẳng, Đại học để các em có điều kiện tiếp cận thông tin và có định hướng trong lựa chọn nghề nghiệp, việc làm tương lai.

Tỉnh Long An giới thiệu nguồn lực lao động, trong đó ưu tiên đối tượng là học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, sinh viên sau khi ra trường, bộ đội xuất ngũ, lao động thất nghiệp chưa tìm được việc làm tham gia chương trình đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Ngoài ra, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh tư vấn, tuyên truyền, tổ chức các lớp đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Hoa, giáo dục định hướng tại Trường Cao đẳng Long An để tạo điều kiện cho lao động tham gia đi làm việc ở nước ngoài giảm chi phí ăn ở, đi lại ban đầu trước khi được phỏng vấn, tuyển dụng; đồng thời, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.

Đề án “Đưa người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2020-2025” của tỉnh Long An nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống, nhất là đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao về phục vụ quê hương, đất nước.

Tỉnh phấn đấu mỗi năm đưa từ 1.000 lao động trở lên đi làm việc nước ngoài. Năm 2020, tỉnh Long An đưa được 500 người đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng./.

Thanh Bình (TTXVN/Vietnam+)