Vì sao người già de bị gãy xương và khi gãy thì xương lâu lành hơn ở trẻ em

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Khi xương bị gãy sẽ có tình trạng co mạch để hạn chế chảy máu từ phần mềm và xương. Ít hay nhiều ở vùng gãy xương cũng có khối máu tụ. Người ta nhận thấy trong khối máu tụ có nhiều tế bào gốc đa năng có thể biến đổi thành tế bào tạo xương osteblast. Khi hai đầu xương gãy được cố định sẽ có sự hoại tử một phần đầu xương gãy do thiếu máu nuôi tạm thời làm khe gãy rộng ra. Sau đó sẽ hình thành mô xơ nối hai đầu xương gãy.

Vì sao người già de bị gãy xương và khi gãy thì xương lâu lành hơn ở trẻ em

Máu nuôi từ màng ngoài xương và trong tủy xương sẽ mang các tế bào tạo xương để tạo nên chất nền cho sự lành xương cũng như hình thành tế bào xương và sau đó là giai đoạn canxi hóa để biến thành canxi xương. Như vậy quá trình lành xương sẽ đi từ canxi xơ sang canxi sụn và kết thúc bằng canxi xương.

Có hai yếu tố giúp lành xương. Đầu tiên là yếu tố cơ học, hai đầu xương gãy phải được cố định vững chắc và chỉ cho phép hai đầu xương gãy có những cử động nhỏ để kích thích sự lành xương mà thôi. Yếu tố thứ hai là yếu tố sinh học, nghĩa là máu nuôi. Hệ máu nuôi đến từ các cơ bao xung quanh xương và máu trong lòng tủy xương. Nếu hệ thống này không bị phá hủy, ví dụ như trong trường hợp gãy xương có kèm giập nát mô mềm hay gãy xương mà được mổ mở banh, thì xương sẽ lành bình thường.

Xương là phần cứng nâng đỡ cơ thể khi di chuyển. Khi bị gãy ở một số xương như mâm chày, cổ xương đùi, trần chày hay gãy nát… không thể chịu được tải trọng vì sẽ di lệch khi đi đứng. Do vậy các bác sĩ sẽ phải cho bệnh nhân đi nạng không chống chân, đôi khi phải mang bột.

Quá trình liền xương bị gãy nhanh hay chậm phụ thuộc vào mức độ tổn thương và tuổi tác của người bệnh. Quá trình liền xương sẽ nhanh hơn ở những người trẻ. Chẳng hạn như bạn bị gãy xương bàn tay thì thời gian liền xương của bạn sẽ rơi vào khoảng từ 4-6 tuần.

Thời gian liền xương còn phụ thuộc người bị gãy xương có các bệnh lý mãn tính đi kèm không như tiểu đường, phổi, loãng xương... vì những bệnh lý này có thể khiến thời gian liền xương lâu hơn... đồng thời không được vận động. Xương liền thẳng hay cong là do vùng bị gãy có được cố định tốt hay không.

Sau 6 tháng kể từ lúc bị gãy xương được điều trị, người bệnh có thể tập luyện thể dục cần nhiều sức mạnh. Còn đối với những trường hợp bị gãy xương bàn chân, phải mất từ 3-4 tháng để liền xương. Không có phương thuốc nào giúp thời gian liền xương ngắn hơn thời gian liền xương sinh lý.

Để xương mau lành, cần phục hồi môi trường sinh học nhằm đảm bảo máu lưu thông tốt, xương được cố định vững chắc .

Nếu bạn phải bó bột gãy xương thì nên hạn chế đi lại trong 2-3 tuần đầu để bớt sưng. Có thể chườm lạnh để giảm đau nếu chỉ nẹp bột.

Bạn cần phải thực hiện chế độ ăn uống đủ chất và hạn chế đi lại để xương nhanh lành.

BS tư vấn: BS Hoàng Văn Triều, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình

Vì sao người già de bị gãy xương và khi gãy thì xương lâu lành hơn ở trẻ em

Ta biết xương gồm 2 thành phần hóa học: chất hữu cơ ( cốt giao) và chất vô cơ ( canxi và muối khoáng). Chất hữu cơ giúp cho xương có tính dẻo dai, chất vô cơ giúp xương có tính rắn chắc. Ở người già, xương bị thoái hóa, thành phần hữu cơ trong xương cũng giảm đáng kể làm cho tính dẻo dai của xương giảm đi chỉ còn lại chất vô cơ nên xương giòn hơn và dễ gãy.

=> khi ngã người già dễ gãy xương hơn trẻ nhỏ.

Ta biết khi xương gãy, thì màng xương sẽ phân chia tế bào và làm cho xương lành lại. Trẻ em là tuổi đang phát triển, khi xương gãy thì màng xương có khả năng phân chia tế bào lớn nên xương sẽ nhanh lành hơn. Còn ở người già, xương đã thoái hóa, phát triển chậm hoặc không còn khả năng phát triển, vì vậy khả năng phân chia tế bào của màng xương cũng hạn chế.

=> Ở trẻ nhỏ xương gãy nhanh lành trở lại hơn người già.

Khi đến giữa cuộc đời, xương dễ gãy hơn do bắt đầu giảm mật độ. Đặc biệt ở những người trên 50 tuổi, loãng xương ở người già luôn là vấn đề được quan tâm bởi nó không chỉ khiến xương dễ gãy mà còn làm mất nhiều thời gian hơn để chữa lành.

Khung xương có vai trò hỗ trợ và tạo khung cấu trúc cho cơ thể. Khớp là nơi xương kết hợp với nhau. Chúng cho phép khung xương linh hoạt để di chuyển. Hầu hết tất cả mọi người đều đối diện với tình trạng mất khối lượng hoặc mật độ xương khi già đi, đặc biệt là phụ nữ sau khi mãn kinh. Hiện tượng này có tên gọi là loãng xương ở người già. Xương mất canxi và các khoáng chất khác nên xương dễ gãy hơn so với trước đó.

Cột sống được tạo thành từ các xương gọi là đốt sống. Giữa hai đốt sống là một lớp đệm giống như gel gọi là đĩa đệm. Khi lão hóa, phần thân đốt sống trở nên dẹp hơn do các đĩa đệm mất dần chất lỏng và mỏng. Đốt sống cũng mất một số thành phần khoáng chất, làm cho mỗi xương mỏng hơn. Cột sống trở nên cong và bị nén (dồn lại với nhau). Các gai xương do lão hóa và sử dụng tổng thể của cột sống cũng có thể hình thành trên các đốt sống.

Vòm bàn chân trở nên kém rõ ràng hơn, góp phần làm giảm chiều cao một chút. Các xương dài của cánh tay và chân giòn hơn do mất chất khoáng, nhưng chúng không thay đổi chiều dài. Điều này làm cho cánh tay và chân trông dài hơn.

Các khớp cũng trở nên cứng và kém linh hoạt hơn. Dịch khớp có thể giảm, các sụn bắt đầu cọ xát với nhau và mòn đi. Vi khoáng chất có thể lắng đọng bên trong và xung quanh một số khớp dẫn đến hiện tượng vôi hóa. Điều này thường xuất hiện phổ biến xung quanh khớp vai.

Các khớp háng và khớp gối có thể bắt đầu mất sụn và thay đổi theo hướng thoái hóa. Khớp ngón tay bị mất dần sụn và xương dày lên.

Loãng xương ở người già đóng vai trò chính giải thích nguyên nhân tại sao xương người già dễ gãy khó lành. Loãng xương là một bệnh lý phổ biến, đặc biệt là đối với phụ nữ lớn tuổi. Phối hợp với quá trình thoái hóa dẫn đến hậu quả xương dễ gãy hơn. Ngoài ra, loãng xương ở người già có thể làm tăng nguy cơ chấn thương do thay đổi dáng đi, tư thế không ổn định và dễ mất thăng bằng.

Ở những người lớn tuổi, chức năng hệ tiêu hóa thường không ổn định dẫn đến nhu cầu dinh dưỡng thường không được đảm bảo. Khả năng lành vết thương nói chung và khả năng lành xương nói riêng không được duy trì ở mức tốt như ở người trẻ tuổi. Quá trình lành xương có thể diễn ra chậm, chất lượng can xương yếu làm tăng nguy cơ tái gãy.

Phụ nữ có nhiều khả năng gặp phải tình trạng loãng xương ở người già hơn nam giới. Tại Hoa Kỳ, khoảng một nửa tổng số phụ nữ trên 50 tuổi và 1/4 tổng số đàn ông trên 50 tuổi có xương dễ gãy vì loãng xương.

Khả năng bị gãy xương dễ tăng lên nếu bạn mắc các bệnh lý xương khớp khác đi kèm như bị viêm khớp dạng thấp, dùng một số loại steroid nhất định, thừa cân béo phì, hút thuốc lá hoặc lạm dụng đồ uống có cồn. Khả năng xương dễ gãy cũng tăng lên khi gặp phải các tình trạng rối loạn nội tiết tố, chẳng hạn như bệnh đái tháo đường hoặc mãn kinh sớm.

Nhiều tổ chức y khoa trên thế giới khuyến nghị kiểm tra mật độ xương hằng năm cho phụ nữ 65 tuổi trở lên, đàn ông 70 tuổi trở lên và bất kỳ ai bị gãy xương sau 50 tuổi. Nếu bạn có các yếu tố nguy cơ khác dẫn đến xương dễ gãy hoặc tiền sử gia đình bị loãng xương, hãy nói chuyện với bác sĩ về những lo lắng này.

Vì sao người già de bị gãy xương và khi gãy thì xương lâu lành hơn ở trẻ em

Tình trạng loãng xương ở người già là nguyên nhân chính khiến xương dễ gãy

Một số trường hợp, gãy xương là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo rằng đã đến lúc cần gặp bác sĩ và có nên cân nhắc việc chụp cắt lớp mật độ xương hay không.

Như đã biết, loãng xương ở người già là nguyên nhân phổ biến nhất gây mất mật độ xương và dẫn đến xương dễ gãy. Nguyên nhân hiếm gặp hơn có thể là các bệnh xương chuyển hóa, chẳng hạn như bệnh Paget, nhuyễn xương hoặc các loại ung thư xương.

Các dấu hiệu cảnh báo một tình trạng nghiêm trọng:

  • Gãy xương hông, cột sống và cổ tay (phổ biến nhất do loãng xương);
  • Gãy xương do ngã ở độ cao khi đứng hoặc thấp hơn (còn gọi là gãy xương dễ gãy);
  • Gãy xương nhỏ ở cột sống, có thể xuất hiện do lực nén theo thời gian.

Một số người đột nhiên cảm thấy căng hoặc đau khi có áp lực lên vùng gãy xương, nhưng những người khác thậm chí có thể không nhận ra ngay rằng họ đã bị gãy xương. Nếu bạn không cảm thấy đau, trước tiên có thể nhận thấy gãy cột sống thông qua dấu hiệu giảm chiều cao hoặc cột sống bị cong.

Một khi bạn đã bị gãy xương dễ gãy, bạn hoàn toàn có nhiều khả năng lặp lại nó. Điều quan trọng là phải ngăn chặn những lần gãy xương tương tự vì những hậu quả tiềm ẩn nghiêm trọng của chúng, bao gồm đau mãn tính, mất khả năng vận động, tàn tật và phải phụ thuộc vào người khác.

Khi gãy xương dễ gãy được phát hiện và điều trị đúng cách, bạn sẽ có cơ hội tốt hơn để ngăn ngừa các biến chứng và giảm thiểu tần suất lặp lại của chúng.

Mặc dù gãy xương hông thường là dấu hiệu của bệnh loãng xương ở người lớn tuổi, nhưng các nghiên cứu gần đây cho thấy chỉ có khoảng 1/4 số bệnh nhân gãy xương hông thường được giáo dục và điều trị chuyên biệt về loãng xương. Những trường hợp loãng xương ở người già và/ hoặc xương dễ gãy tái phát nhiều lần cần được tư vấn về các vấn đề sau:

  • Khuyến nghị về chế độ ăn uống;
  • Vật lý trị liệu và hướng dẫn các bài tập thể dục;
  • Thiết lập kế hoạch sinh hoạt cá nhân để giành lại khả năng độc lập, từ việc chải tóc đến khả năng đi lại;
  • Hướng dẫn sử dụng thuốc (nếu cần thiết;
  • Cải thiện môi trường sống xung quanh để giảm nguy cơ té ngã.

Theo một cách nào đó, loãng xương là một căn bệnh có thể hình thành từ trước. Vận động khi còn nhỏ, có chế độ dinh dưỡng hợp lý và tập thể dục nhiều ngay từ khi còn nhỏ là cách tốt nhất để ngăn ngừa loãng xương.

Tiếp tục tập luyện sức mạnh cơ bắp và sự cân bằng trong suốt cuộc đời của bạn có thể giúp ngăn ngừa gãy xương. Canxi và vitamin D cũng là những thành phần quan trọng đối với sức khỏe của hệ xương khớp. Phụ nữ trên 50 tuổi và nam giới trên 70 tuổi cần ít nhất 1.200 mg canxi mỗi ngày và hầu hết người lớn cần 1.000 IU vitamin D trở lên mỗi ngày.

Vì sao người già de bị gãy xương và khi gãy thì xương lâu lành hơn ở trẻ em

Bổ sung canxi theo liều lượng giúp phòng xương dễ gãy ở người già

Bạn có thể tìm thấy canxi trong một số loại thực phẩm và vitamin D khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tự nhiên. Bác sĩ có thể giúp bạn xác định những cách tốt nhất để có được những chất dinh dưỡng thiết yếu này.

Một số người có nguy cơ bị gãy xương do ngã nên họ tránh mọi hoạt động. Nhưng ý kiến này không thực sự có lợi vì nó làm cho cơ bắp thậm chí còn yếu hơn và làm tăng nguy cơ ngã sau đó.

Thay vào đó, hãy thực hành các mẹo sau để ngăn ngừa ngã:

  • Thường xuyên tập các bài tập thể dục chịu được trọng lượng, chẳng hạn như đi bộ, chạy bộ, khiêu vũ, làm vườn, các bài tập thăng bằng;
  • Sử dụng đèn ngủ ở hành lang, phòng ngủ và phòng tắm;
  • Đảm bảo cầu thang đủ ánh sáng và có tay vịn hai bên;
  • Loại bỏ các tấm thảm lỏng lẻo và trơn trượt trên sàn nhà;
  • Thêm chất kết dính, dải chống trượt trong bồn tắm và sàn phòng tắm;
  • Lắp các thanh vịn gần bồn cầu và bồn tắm;
  • Từ từ đứng dậy khỏi ghế hoặc giường;
  • Hãy cẩn thận khi đi trên sàn nhà được đánh bóng tại các ngân hàng, cửa hàng tạp hóa hoặc khách sạn. Chúng có thể trở nên trơn trượt và nguy hiểm;
  • Sử dụng gậy hoặc khung tập đi nếu bạn cần thêm sự ổn định;
  • Mang những đôi giày có đế cao su hỗ trợ để tạo độ bám đường tốt, thay vì những đôi tất trơn hoặc những đôi dép lê;
  • Sử dụng điện thoại di động và luôn mang theo bên mình để tránh phải vội vã chạy quanh nhà khi cần trả lời cuộc gọi.

Tóm lại, khả năng bị gãy xương dễ tăng lên nếu bạn mắc các bệnh lý xương khớp khác đi kèm như viêm khớp dạng thấp, dùng một số loại steroid nhất định, thừa cân béo phì, hút thuốc lá hoặc lạm dụng đồ uống có cồn. Vì vậy, nếu bạn có các yếu tố nguy cơ khác dẫn đến xương dễ gãy hoặc tiền sử gia đình bị loãng xương, hãy nói chuyện với bác sĩ về những lo lắng này.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM: