Vì sao note 7 bị nổ

Theo Samsung, đã có 35 trường hợp báo cáo gặp sự cố và 2,5 triệu điện thoại đã được sản xuất. Trong khi con số này là tương đối cao thì tỷ lệ sự cố chỉ là rất nhỏ.

Đây cũng là ý kiến mà Donal Finegan, một kỹ sư hóa học tại Đại học London (Anh) đưa ra. Ông nói: “Sai sót pin là điều cực kỳ hiếm. Tuy nhiên bất kỳ loại lỗi nào cũng gây chú ý của giới truyền thống, và thực sự nó có thể ảnh hưởng đến danh tiếng của một sản phẩm dựa trên pin”.

Cũng giống như nhiều thiết bị sạc, điện thoại sử dụng pin lithium-ion, và Finegan cho rằng việc cung cấp mật độ năng lượng dày đặc khiến chúng có nhiều năng lượng, dẫn đến rất dễ bị bốc cháy một cách đặc biệt nghiêm trọng.

Dưới đây là những nguyên nhân cụ thể mà Finegan đặt ra cho sự cố xảy ra đến sản phẩm cao cấp mà Samsung gặp phải, theo Forbes.

Nguồn nhiệt

Hiện tượng quá nóng là do nhiệt độ tăng. Điều này có thể do môi trường, chẳng hạn như một chiếc xe hơi nóng vào mùa hè, hoặc thông qua nhiệt chuyển giao đến pin từ một thành phần bên trong điện thoại. Đó là những lý do đứng đằng sau vấn đề pin trên Galaxy Note 7.

Một nguyên nhân gây cháy là vấn đề với hệ thống quản lý dòng điện trong pin, thường đi kèm với chip bên trong điện thoại để ngăn chặn việc sạc khi pin đã đầy. Nếu hệ thống hoặc chip bị lỗi, pin có thể đưa vào trạng thái nạp quá nhiều năng lượng.

Vì sao note 7 bị nổ

Sai sót trong thiết kế pin khiến Galaxy Note 7 dễ bị bốc cháy

Ảnh: iFixit

“Pin có thể tiếp tục sạc, và có thể chứa nhiều năng lượng khiến hoạt động không ổn định và cuối cùng là bắt lửa mà không cần hoạt động làm nóng từ bên ngoài”, Finegan giải thích.

Điện thoại không có quạt làm mát hoặc cơ chế làm mát bằng chất lỏng như các máy tính chơi game hoặc xe điện, vì vậy nhiệt tỏa ra môi trường xung quanh. Khi điều này không xảy ra, nhiệt được tạo ra nhanh hơn. Khi pin đạt nhiệt độ khoảng 100 độ C, vật liệu của nó bắt đầu bị phá vỡ, gây ra phản ứng dây chuyền hóa học giải phóng năng lượng riêng. Điều này làm tăng tốc độ nóng lên và dẫn đến một hiệu ứng gọi là “quả cầu tuyết”, một quá trình gọi là “giải thoát nhiệt”.

Ông Finegan cho biết: “Hiệu ứng quả cầu tuyết xảy ra quá nhanh, chỉ trong một giây, toàn bộ các tế bào pin đi từ trạng thái nguyên vẹn đến phá hủy hoàn toàn”.

Lan truyền nhiệt

Ông Finegan và các đồng nghiệp tại phòng thí nghiệm Paul Shearing thuộc Đại học London đã chứng minh các thay đổi cho phép nhiệt có thể lây lan thông qua một pin lithium-ion. Họ dựa vào hình ảnh X-quang để kiểm tra pin trước và sau khi gặp sự cố.

Cụ thể, Paul Shearing mô phỏng một loạt các điều kiện hoạt động (lên đến 300 độ C) và sử dụng hình ảnh nhiệt để xem những gì sẽ xảy ra trong quá trình giải thoát nhiệt. Nhóm cũng sử dụng X-quang tần số cao để tạo ra hình ảnh 3D của sự cố.

Tế bào pin lithium-ion được tạo thành từ nhiều lớp, mỗi lớp gồm một điện cực dương và một điện cực âm, cách nhau bởi một lớp cách điện. Khi sạc, dòng điện chạy từ cực dương sang âm, và các ion tích điện âm sẽ được chuyển đến cực dương khi hoạt động.

Khi vật liệu bên trong một tế bào di chuyển xung quanh, lớp cách điện phân cách điện cực có thể bị rách, gây nghẽn mạch tạo ra một tia lửa. “Ngay cả những tia lửa nhỏ nhất bên trong pin cũng đủ để bắt đầu quá trình giải thoát nhiệt”, Finegan nói.

Vì sao note 7 bị nổ

Các lớp tế bào mỏng được cuốn quanh tế bào khối hình trụ (a) hoặc không có khối hình trụ (b)

Ảnh: Đại học London

Các Ion lithium được tạo bởi một dung dịch điện phân, là một chất lỏng dễ bay hơi. Ảnh chụp X-quang của Finegan tiết lộ rằng khi nung nóng, điện phân xuất bong bóng khí khiến tế bào bị mất đi sự toàn vẹn của cấu trúc và có thể tạo ra hiện tượng nghẽn mạch.

Các lớp tế bào pin mỏng được bố trí bên trong một khối chữ nhật với các lớp điện cực như một trang giấy, sau đó cuốn quanh một tế bào hình trụ hoặc cuộn lại như một tờ báo. Việc cuốn lại như một tờ báo dễ bị sự cố hơn so với cuốn quanh tế bào hình trụ, bởi vì dạng hình trụ có khả năng ngăn chặn sự biến dạng, có thể cắt dòng điện khi bị kéo căng. Điện thoại không sử dụng dạng hình trụ mà sử dụng các khối chữ nhật.

Theo Finegan thì pin không an toàn bởi hạn chế về khoa học, trong khi các nhà sản xuất thì lại thích cung cấp pin năng suất cao, dẫn đến độ ổn định của các tế bào kém hơn. Kỹ thuật hóa học có thể giúp ngành công nghiệp điện thoại giảm nguy cơ hư hỏng pin trong tương lai. Đó chính là mục tiêu mà các nhà nghiên cứu như Finegan hướng đến nhằm ngăn chặn các trường hợp xấu nhất trong tương lai.

Tin liên quan

Sau nhiều tháng điều tra, Tập đoàn Samsung đã chính thức công bố nguyên nhân dẫn đến việc cháy nổ trên dòng điện thoại Note 7, theo đó, pin là nguyên nhân chính gây ra sự cố trên.

Tại buổi họp báo sáng 23/1, ông Koh Dong-jin, Chủ tịch ngành hàng thiết bị truyền thông di động của Công ty Điện tử Samsung, nói “đây là một cuộc khủng hoảng đau đớn”, tuy nhiên Samsung đã học hỏi được nhiều điều từ sự cố này.

Samsung cho biết, cuộc điều tra của hãng có sự tham gia của 700 nhân viên, thử nghiệm 200.000 điện thoại và 30.000 viên pin. Kết quả điều tra của Samsung cũng tương tự với phát hiện của ba doanh nghiệp độc lập bên ngoài là UL, Exponent và TUV Rheinland.

Theo kết luận chính thức của Samsung, hai nguyên nhân dẫn đến sự vụ cháy nổ của các sản phẩm điện thoại dòng Note 7 là chất lượng pin của đợt hàng đầu tiên và sự vội vàng của việc thay thế pin sau đó.

Theo đó, ở đợt hàng Note 7 đầu tiên với phần lớn pin của nhà sản xuất A (được biết là công ty sản xuất pin của Samsung), vỏ pin được thiết kế quá hẹp, không có đủ không gian để pin nở ra trong trường hợp nóng lên khi sạc. Vì thế, hai phần điện cực âm và dương của pin tiếp xúc, gây ra hiện tượng ngắn mạch dẫn đến cháy nổ pin. 

Ngoài ra, theo Samsung, vị trí đặt đầu cực dương không chuẩn, đã làm tăng nguy cơ khiến cho pin bị nóng lên và bốc cháy.

Sau khi thu hồi (với pin của nhà sản xuất A), Samsung vội vàng thay thế bằng pin của nhà sản xuất khác (B). Theo hãng, lô pin đầu tiên được xác định là tốt, không có vấn đề gì về thiết kế pin, tuy nhiên, do áp lực về tốc độ sản xuất của Samsung, trong quá trình hàn siêu âm tạo ra những điểm lồi trên bề mặt, khiến pin gặp hiện tượng đoản mạch. Ngoài ra, một số viên pin mới cũng bị thiếu băng cách nhiệt, khiến nhiệt lượng toả khắp viên pin gây ra lỗi.

“Thiết kế Note 7 không phải nguyên nhân khiến pin bị cháy”, đại diện Samsung nói và cho biết, hãng sẽ chịu trách nhiệm về lỗi trong việc xác định và xác minh những vấn đề phát sinh từ thiết kế và sản xuất pin. Đại diện Samsung cũng cho biết sẽ tiếp tục khắc phục các vấn đề liên quan để đảm bảo tình trạng này không bao giờ xảy ra nữa.

Ngày 2/8, Samsung chính thức giới thiệu sản phẩm Note 7 trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, một tháng sau, ngày 2/9, Samsung đã tổ chức buổi họp báo tại Hàn Quốc công bố nhiều chi tiết về các vụ cháy, nổ pin trên Galaxy Note 7.

Sau đó, Samsung Việt Nam cũng đã phát đi thông cáo về việc tạm dừng bán mẫu smartphone này tại Việt Nam để điều tra nguyên nhân lỗi pin, đồng thời cam kết sẽ đổi máy mới cho những người đã mua điện thoại này trong thời gian tới.

Tính đến trước thời điểm họp báo trên, Samsung Mobile phát hiện 35 trường hợp máy bị lỗi. Lỗi này được ước tính sẽ chỉ ảnh hưởng đến khoảng 24 máy cho mỗi 1 triệu chiếc bán ra, tương đương tỷ lệ 1/42.000 máy có nguy cơ cháy nổ. Tuy nhiên lệnh thu hồi toàn cầu vẫn cần được ban bố.

Ước tính vụ ngừng sản xuất và thu hồi điện thoại Galaxy Note 7 gây thiệt hại ít nhất khoảng 5,3 tỷ USD cho Samsung.

Samsung đã công bố lý do viên pin Galaxy Note 7 bị nổ, phải thử 200.000 máy để tìm ra nguyên nhân

Vì sao note 7 bị nổ

2 lý do làm cho pin Note 7 bị nổ đã chính thức được Samsung công bố: phần khung pin quá nhỏ dẫn đến đoản mạch ở phiên bản Note 7 đầu tiên. Sau khi Samsung thay đổi hoàn toàn phiên bản pin này để tạo ra Note7 thay thế thì vô tình lại xuất hiện thêm một lỗi mới trong quá trình sản xuất: lỗi liên quan đến việc hàn các linh kiện bên trong pin cũng làm nó bị đoản mạch và bốc cháy. Họ cũng đồng thời công bố quy trình kiểm tra pin, xin lỗi khách hàng và hứa hẹn sẽ không để xảy ra những sự cố tương tự trong tương lai. Để tìm ra được nguyên nhân gây nổ thì Samsung đã phải thiết lập 4 trung tâm thử nghiệm ở 4 nhà máy khác nhau của họ, đề phòng những sai sót có thể xảy ra: Gumi Hàn Quốc, Hà Nội Việt Nam và Huizhou, Tianjin Trung Quốc. Đã có hơn 200.000 chiếc Note 7 khác nhau được thử nghiệm và thêm 30.000 viên pin lẻ khác được kiểm tra để đảm bảo là không một nguyên nhân nào được bỏ qua. Samsung đã phải sử dụng đến hơn 700 kỹ sư chỉ để kiểm tra hết số thiết bị này. Các kỹ sư Samsung đã thử nghiệm hơn từ phần mềm, phần cứng, quá trình sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm cho đến quá trình vận chuyển... nhưng vẫn không tìm ra nguyên nhân. Sau cùng thì họ quay trở lại tìm hiểu kỹ hơn về pin và tái tạo được vì sao nó nổ. Có 2 nhà cung cấp pin cho Samsung, nhà cung cấp pin A chịu trách nhiệm cho vụ thu hồi đầu tiên và B là thứ 2. Thực tế thì Samsung dùng pin của cả A và B cho cả 2 đợt Note 7 cũ và Note 7 thu hồi. Người ta tin là có 2 công ty cung cấp pin cho Samsung: Samsung SDI và Amperex.

Lý do đợt 1:

Không có gì ngạc nhiên, chúng ta đã nghe điều này khá nhiều rồi. Phần khung ngoài của viên pin quá nhỏ để có thể chứa các cell pin lớn như vậy. Thông thường thì pin sẽ hơi lớn hơn khi nó sạc và sử dụng, nhà cung cấp pin cho Samsung đã không chừa đủ diện tích vỏ pin đủ lớn để chịu được thể tích tăng thêm này. Chính điều này đã làm cho cực âm và cực dương của pin chạm vào nhau trong một số trường hợp, tạo ra đoản mạch và cháy nổ. Viên pin của nhà sản xuất A bị trường hợp này nhưng B thì không.


Vì sao note 7 bị nổ

Trước đây, một số nguồn tin cho rằng lý do thật sự ở chỗ Samsung đã cưỡng ép việc nhét pin dung lượng cao vào máy nhỏ, nhưng với công bố này thì lỗi thật sự nằm ở nhà sản xuất pin nhiều hơn. Dù sao thì Samsung cũng sẽ chừa nhiều diện tích hơn cho pin trong tương lai nhằm tránh những trường hợp tương tự có thể xảy ra.

Lý do đợt 2:

Sau khi Note 7 bị thu hồi thì Samsung sử dụng đợt pin của nhà sản xuất thứ 2, và lần này lại xuất hiện một lỗi hoàn toàn mới liên quan đến quá trình sản xuất. Các viên pin của nhà sản xuất B vốn hoạt động rất tốt trong đợt đầu tiên trở nên "giở chứng" trong đợt thứ 2. Lý do là khi Samsung gia tăng đặt hàng đột ngột với số lượng lớn, biến nhà sản xuất B thì công ty cung ứng pin chính trên Note 7 mới thì họ phải tăng cường sản xuất và không thể kiểm soát chất lượng tốt như lúc đầu. Trong một thời gian ngắn, số lượng pin mà Samsung đặt hàng lên tới 10 triệu đơn vị. Trong quá trình hàn các bản mạch của pin bằng siêu âm, một số phần thừa bị sót lại có thể dẫn đến đoản mạch pin. Các bạn có thể xem hình phía dưới để hiểu rõ hơn.


Vì sao note 7 bị nổ


Samsung sẽ làm gì? Trưởng bộ phận di động Samsung, ông D.J.Koh cho biết để tìm ra được lỗi pin của nhà sản xuất A thì họ phải chụp X quang các viên pin trong khi B cần phải tháo bung viên pin ra để xem. Hiện tại thì Samsung không thực hiện việc này trong các phòng thí nghiệm của họ mà giao phó cho nhà cung ứng pin, nhưng điều đó sẽ thay đổi trong những điện thoại tiếp theo. Để ngăn cản các trường hợp tương tự có thể xảy ra, Samsung sẽ thiết lập một quy trình 8 điểm liên quan đến pin trong tương lai:

  • Kiểm tra bằng bên ngoài: kiểm tra xem có những gì bất thường với một loạt những tiêu chuẩn của công ty đưa ra
  • Kiểm tra chụp X Quang: để phát hiện có những lỗi hay điểm bất thường nào bên trong viên pin
  • Thử nghiệm sạc và xả pin: đây là thử nghiệm mới hoàn toàn, sạc đến 100% pin rồi xả, sau đó lặp lại
  • TVOC: đây là thử nghiệm mới hoàn toàn, kiểm tra xem có bất cứ vấn đề gì liên quan đến rò rỉ pin hay thiết bị
  • Bóc tách pin: tháo toàn bộ các thành phần của viên pin ra để kiểm tra
  • Thử nghiệm đẩy pin đến mức tối đa: đây là thử nghiệm mới hoàn toàn, tạo ra những ngữ cảnh trong đó điện thoại sẽ hoạt động hết công suất, tiêu thụ đến mức tối đa để xem pin có vấn đề gì hay không.
  • AOCV: kiểm tra sự thay đổi hiệu điện thế trong suốt quá trình sản xuất, từ đầu đến cuối
  • Kiểm tra độ bền: nhiệt độ, áp lực, bấm vào pin bằng móng tay...
Ông Koh cho biết ông hy vọng với việc áp dụng toàn bộ những quy trình trên sẽ thúc đẩy sự an toàn của ngành công nghiệp pin Lithium Ion toàn cầu. Samsung sẽ mở toàn bộ những bằng phát minh liên quan đến an toàn pin của họ ra và cho tất cả mọi người cùng sử dụng mà không cần tốn bất cứ một chi phí nào.

Ông cũng đồng thời cho biết Samsung sẽ mất nhiều thời gian để lấy lại niềm tin từ phía khách hàng: " đối với khách hàng, chúng tôi luôn phải sáng tạo những ưu tiên lớn nhất là sự an toàn của người dùng. Ông Koh hy vọng: "cuối cùng, chúng tôi sẽ có thể lấy lại những niềm tin đó".

Vì sao note 7 bị nổ
Vì sao note 7 bị nổ
Vì sao note 7 bị nổ
Vì sao note 7 bị nổ
Vì sao note 7 bị nổ
Vì sao note 7 bị nổ
Vì sao note 7 bị nổ
Vì sao note 7 bị nổ
Vì sao note 7 bị nổ
Vì sao note 7 bị nổ
Vì sao note 7 bị nổ
Vì sao note 7 bị nổ
Vì sao note 7 bị nổ
Vì sao note 7 bị nổ
Vì sao note 7 bị nổ
Vì sao note 7 bị nổ
Vì sao note 7 bị nổ

Tham khảo: CNET, Engadget

Vì sao note 7 bị nổ

Vì sao note 7 bị nổ