Vì sao phải yêu cầu doanh thu trong đấu thầu

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Theo hướng dẫn tại Điểm a ghi chú số 6 Mục 2 Chương III Mẫu hồ sơ mời thầu một giai đoạn một túi hồ sơ ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cách tính toán thông thường về mức yêu cầu doanh thu trung bình hàng năm đối với gói thầu có thời gian thực hiện hợp đồng trên 12 tháng như sau:

Yêu cầu tối thiểu về mức doanh thu trung bình hàng năm = (Giá gói thầu/thời gian thực hiện hợp đồng theo năm) x k. Thông thường yêu cầu hệ số k trong công thức này là từ 1,5 đến 2.

Theo quy định tại Điểm d, Khoản 5, Điều 3 Thông tư nêu trên, trường hợp có chỉnh sửa các quy định nêu trong Mẫu hồ sơ mời thầu thì tổ chức, cá nhân thực hiện việc lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu phải bảo đảm việc chỉnh sửa đó là phù hợp, khoa học, chặt chẽ hơn so với quy định nêu trong Mẫu hồ sơ mời thầu và không trái với quy định của pháp luật về đấu thầu.

Trong tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơ mời thầu phải nêu rõ các nội dung chỉnh sửa so với quy định trong Mẫu hồ sơ mời thầu và lý do chỉnh sửa để chủ đầu tư xem xét, quyết định.

Đối với trường hợp của ông Đạo, việc lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu và thực hiện theo quy định, hướng dẫn nêu trên.

  • Trả lời công dân - doanh nghiệp

Ông Trần Trọng Toản (Hà Nội) hỏi, về tình hình tài chính của nhà thầu thì lợi nhuận trước thuế được hiểu là lợi nhuận trước thuế của tổng lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN và lợi nhuận sau thuế hiểu là lợi nhuận sau thuế của tổng lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN có đúng không?

Trong Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT, ông Toản thấy có cụm từ "chứng minh tình hình tài chính lành mạnh của nhà thầu", vậy tình hình tài chính của nhà thầu như thế nào thì lành mạnh?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Khoản 1, Điều 15 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu, căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.

Theo hướng dẫn tại khoản 2.1 Mục 2 Chương III của Mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa (mẫu số 01) ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16/6/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì năng lực tài chính của nhà thầu được đánh giá thông qua các tiêu chí như giá trị tài sản ròng năm gần nhất phải dương; doanh thu bình quân hàng năm từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu mà không yêu cầu về lợi nhuận.

Đối với vấn đề của ông Toản, việc đánh giá hồ sơ dự thầu về năng lực tài chính được thực hiện theo quy định nêu trên.

Chinhphu.vn


  • Trả lời công dân - doanh nghiệp

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:

Theo hướng dẫn tại Chương III, mục 2.1, ghi chú số 6, Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 6/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cách tính toán thông thường về mức yêu cầu doanh thu bình quân hàng năm:

Yêu cầu tối thiểu về mức doanh thu bình quân hàng năm = (Giá gói thầu/thời gian thực hiện hợp đồng theo năm) x k.

Thông thường yêu cầu hệ số “k” trong công thức này là từ 1,5 đến 2.

Trường hợp thời gian thực hiện hợp đồng dưới 1 năm thì cách tính doanh thu như sau:

Yêu cầu tối thiểu về mức doanh thu trung bình hàng năm = Giá gói thầu x k.

Thông thường yêu cầu hệ số “k” trong công thức này là 1,5.

Đối với trường hợp của ông Khánh, việc đưa ra yêu cầu về doanh thu trung bình hàng năm trong hồ sơ mời thầu phải tuân thủ theo quy định nêu trên.

Chinhphu.vn



Đấu thầu là một phần trong hoạt động mua sắm giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp và cơ quan nhà nước. Đây là hình thức cạnh tranh văn minh trong nền kinh tế thị trường, là một phương thức giao dịch đặc biệt dành cho các giao dịch quy mô lớn đòi hỏi hiệu quả và minh bạch. Do đó, tất cả các doanh nghiệp chuyên nghiệp dù là Việt Nam hay nước ngoài, dù ở lĩnh vực nào, quy mô nào, nếu có đủ năng lực thì đều không thể bỏ qua đấu thầu. Vậy đấu thầu là gì? Khi tham gia đấu thầu cần nắm những thông tin gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của DauThau.info để tìm hiểu về các khái niệm cơ bản trong đấu thầu, giải thích lý do tại sao đấu thầu là hình thức kinh doanh mang tính xu thế ở Việt Nam, phân tích việc doanh nghiệp có nên tham gia không và làm thế nào để doanh nghiệp có thể tham gia đấu thầu?

Vì sao phải yêu cầu doanh thu trong đấu thầu

Đấu thầu là gì Những thông tin cần nắm khi tham gia đấu thầu

Các nội dung chính:

Đấu thầu là gì?

Theo Luật đấu thầu (số 43/2013/QH13) năm 2013: Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Nói một cách đơn giản, đấu thầu là quá trình bên mời thầu lựa chọn nhà thầu (hoặc nhà đầu tư) đáp ứng các yêu cầu của mình.

Sau trinh thực hiện đấu thầu nhà thầu sẽ được thông báo kết quả trúng thầu từ phía bên mời thầu nếu nhà thầu trúng gói thầu đó. Trúng thầu là gì? Trúng thầu có nghĩa là nhà thầu được bên mời thầu lựa chọn để ký hợp đồng.

Trở lại mục lục

Tại sao cần đấu thầu?

Bên mời thầu thực hiện đấu thầu để các nhà thầu (hoặc nhà đầu tư) cạnh tranh nhau. Mục tiêu của việc này là tìm được nhà thầu (hoặc nhà đầu tư) thỏa mãn các yêu cầu của mình về kỹ thuật, chất lượng với chi phí thấp nhất. Do đó, đấu thầu là một hình thức kinh doanh văn minh trong nền kinh tế thị trường phát triển, mang lại lợi ích to lớn cho chủ đầu tư nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung. 

Đối với đầu thầu có sử dụng ngân sách nhà nước, việc đấu thầu sẽ bắt buộc phải tuân thủ Luật đấu thầu (số 43/2013/QH13) năm 2013

Đối với đấu thầu tư nhân, không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật đấu thầu thì bên mời thầu vẫn có quyền lựa chọn áp dụng luật đấu thầu (hoặc không, tùy theo nhu cầu của bên mời thầu). Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung giới thiệu về đấu thầu nhà nước (mua sắm công). Nếu doanh nghiệp quan tâm đến mua sắm tư nhân thì vui lòng tìm hiểu thêm tại đây: https://dauthau.net/vi/about/tim-hieu-ve-dau-thau.html

Như vậy, nhìn từ phía nhà thầu, tham gia đấu thầu là cách thức duy nhất để nhà thầu tham gia vào thị trường mua sắm nhà nước - là thị trường khổng lồ đầy hấp dẫn.

Vì đấu thầu tạo ra cạnh tranh, cho nên thị trường to lớn này cạnh tranh cũng hết sức khốc liệt, tuy nhiên các doanh nghiệp khó có thể bỏ qua vì đây là phương thức kinh doanh chủ đạo của các doanh nghiệp lớn, mặt khác với nguồn vốn dồi dào và quy mô đặc biệt lớn của thị trường này sẽ luôn hấp dẫn các doanh nghiệp tìm tới.

Chào thầu là gì?

Chào thầu là cách mà các nhà thầu đưa ra bảng chào giá hoặc năng lực nhân sự để gửi cho bên mời thầu nhằm chứng minh năng lực và khả năng cạnh tranh cho một gói thầu nhất định

Trúng thầu là gì?

Trúng thầu là kết quả lựa chọn nhà thầu sau khi mở thầu, đây là cách nói khác khi mà nhà thầu tham dự được lựa chọn để thực hiện gói thầu.

Trở lại mục lục

Bỏ thầu là gì?

Theo một cách hiểu đơn giản, bỏ thầu là khi nhà thầu thôi không tham dự gói thầu nữa và bỏ giữa chừng khi gói thầu đang diễn ra. Hiện tượng này thường xảy ra trong các trường hợp như biến đổi về giá nguyên vật liệu hoặc các chi phí khác tăng giá đột ngột khiến nhà thầu không thể đáp ứng được

Trở lại mục lục

Đấu thầu có phải chỉ dành cho nhà nước (mua sắm công)?

Do đặc điểm môi trường kinh doanh của Việt Nam mới mở cửa do tư nhân trong vài chục năm trở lại đây nên đấu thầu ở Việt Nam gắn với hai chữ nhà nước là chủ yếu (bên mời thầu chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước, các cơ quan nhà nước; sử dụng nguồn ngân sách nhà nước). Và thị trường này được gọi là thị trường mua sắm công.

Trên thực tế không phải chỉ có thị trường mua sắm công mới sử dụng hình thức mời thầu. Các doanh nghiệp tư nhân lớn (ví dụ Lotte, Vingroup...) muốn tìm các đối tác họ cũng phải triển khai thủ tục đấu thầu. Ngay cả quốc tế cũng vậy, các phương thức đấu thầu quốc tế cũng không khác Việt Nam là mấy, chỉ có điều thủ tục đơn giản hơn, hệ thống hiện đại hơn (ví dụ đấu thầu online 100%, không có chuyện lobby chủ đầu tư hoặc phải chia % cho bên mời thầu nếu trúng thầu...).

Ở Việt Nam, xu thế các doanh nghiệp tư nhân mua sắm chuyên nghiệp thông qua đấu thầu cũng ngày càng trở nên phổ biến. Nếu doanh nghiệp của bạn chỉ muốn tham gia thị trường mua sắm tư nhân, không muốn tham gia mua sắm công, hoặc bạn alf doanh nghiệp tư nhân muốn mời thầu dự án của mình, hãy truy cập: http://dauthau.net - Mạng đấu thầu dành cho tư nhân đầu tiên ở Việt Nam - để tìm hiểu thêm thông tin!

Trở lại mục lục

Mua sắm công là gì?

Mua sắm công (Public Procurement - hay còn gọi là mua sắm của chính phủ - Government procurement) là việc mua sắm hàng hóa hay dịch vụ do các tổ chức nhà nước thực hiện. Với 12% GDP toàn cầu năm 2018, mua sắm chính phủ chiếm một phần đáng kể trong nền kinh tế toàn cầu[6].

Ở Việt Nam, mua sắm công được điều chỉnh bởi Luật đấu thầu (số 43/2013/QH13) năm 2013 và Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017. Trong đó đại đa số các hoạt động mua sắm công sẽ được thực hiện theo hình thức đấu thầu, dựa theo Luật đấu thầu. Trong khuôn khổ và phạm vi hoạt động mà DauThau.INFO thực hiện, toàn bộ dữ liệu mà phần mềm DauThau.INFO đang phân tích là từ website mua sắm công của chính phủ Việt Nam.

Vì sao phải yêu cầu doanh thu trong đấu thầu
Đấu thầu mua sắm công

Có nên tham gia đấu thầu nhà nước/ mua sắm công không?

Như đã phân tích ở trên, đấu thầu là một hình thức kinh doanh văn minh trong nền kinh tế thị trường phát triển. Việc đấu thầu ở Việt Nam còn nhiều tiêu cực là do thông tin chưa đủ minh bạch và chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước mời thầu. Điều này do lịch sử để lại (chúng ta mới mở cửa 30 năm, cũng chừng ấy năm chúng ta có doanh nghiệp tư nhân) và chúng ta cần thời gian để thay đổi. Và mọi thứ đang thay đổi rất nhanh bởi vì số doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước ở Việt Nam từ chỗ có hơn 12.000, đến năm 2001 giảm xuống còn 5.655 doanh nghiệp, và đến thời điểm tháng 10 năm 2016 chỉ còn 718 doanh nghiệp[1]. Theo kế hoạch của chính phủ Việt Nam, đến năm 2020, Việt Nam chỉ còn 103 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước chủ yếu ở các ngành công nghiệp quốc phòng, xuất bản, thủy lợi, dịch vụ công cộng và một số tập đoàn lớn quan trọng đối với nền kinh tế chủ yếu thuộc các ngành độc quyền tự nhiên như Dầu khí, Điện lực và Viettel[2][3].

Trong tương lai, môi trường kinh doanh ở Việt Nam sẽ ngày càng hoàn thiện, nền kinh tế thị trường tại Việt Nam ngày càng trở nên phát triển. Nhờ triển khai đấu thầu trực tuyến và các quy định về đấu thầu ngày càng chặt chẽ, nhất là việc minh bạch thông tin được quản lý và phân tích triệt để thông qua các phần mềm phân tích thông tin thầu[4], đấu thầu nhà nước sẽ ngày càng minh bạch hơn và sẽ đi về đúng bản chất.

Khối doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam tuy mới nhưng cũng đang phát triển rất mạnh mẽ [5], sẽ ngày càng có nhiều doanh nghiệp lớn, do đó khả năng cạnh tranh minh bạch, bình đẳng qua hình thức đấu thầu để tham gia vào thị trường mua sắm công của khối này sẽ ngày càng trở nên phổ biến và ít lệ thuộc vào quan hệ xin - cho. Đây là xu thế tất yếu của nền kinh tế thị trường. Mà trong một nền kinh tế thị trường phát triển, nếu doanh nghiệp bạn chưa thể tham gia đấu thầu thì hẳn là doanh nghiệp của bạn chưa đủ chuyên nghiệp, bởi vì tất cả các doanh nghiệp chuyên nghiệp dù là Việt Nam hay nước ngoài, dù ở lĩnh vực nào, quy mô nào, nếu có đủ năng lực thì đều không thể bỏ qua thị trường mua sắm công của chính phủ.

Làm thế nào để doanh nghiệp tham gia đấu thầu nhà nước (dưới tư cách nhà thầu) và đón đầu các xu thế này?

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ nói về đấu thầu áp dụng theo Luật đấu thầu (số 43/2013/QH13) năm 2013. Vì vậy, các nhà thầu muốn tham gia vào sân chơi lớn đầy kịch tính này đầu tiên cần phải đọc Luật đấu thầu (số 43/2013/QH13) năm 2013 để hiểu về trình tự và các quy định pháp luật về đấu thầu.

Tùy từng gói thầu, bên mời thầu sẽ quy định các tiêu chí về năng lực nhà thầu và các yêu cầu khác liên quan đến khả năng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp... do đó doanh nghiệp (nhà thầu) cần tích lũy năng lực, kinh nghiệm, khả năng cạnh tranh để sẵn sàng tham gia đấu thầu. Doanh nghiệp bạn nên bắt đầu từ các gói thầu bé và dần dần tiếp cận với các gói thầu lớn hơn để năng cao năng lực. Ngoài ra có thể thực hiện việc liên danh liên kết để kết hợp với các bên có năng lực tốt hơn mình để kéo năng lực của doanh nghiệp mình đi lên.

 

Để tham dự đấu thầu và hướng tới mục tiêu thắng thầu, các nhà thầu phải tự hoàn thiện mình trên tất cả phương diện, trong đó có việc tiếp cận và phân tích thông tin mời thầu. Để phát huy tối đa tính chủ động trong việc tìm kiếm các cơ hội tham dự đấu thầu, ví dụ sử dụng các phần mềm săn tin mời thầu như của DauThau.info để tự động hóa khâu tìm kiếm và săn thông tin thầu, tiếp cận thông tin thầu nhanh hơn, chính xác hơn, với chi phí rẻ hơn!

Các doanh nghiệp phải tự hoàn thiện các mặt quản lý, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý trong tham gia đấu thầu và thực hiện các gói thầu đã thắng thầu, ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các khâu từ lập dự toán cho tới thiết kế, sản xuất/ thi công, quản trị, giám sát và chăm sóc khách hàng (ví dụ sử dụng các phần mềm CRM, ERP)... nhằm tự nâng cao hiệu quả ở tất cả các khâu, giúp thúc đẩy nâng cao hiệu quả kinh tế giúp giá bỏ thầu thấp nhưng vẫn thu được lợi nhuận cao.

 
Chú thích: Tìm hiểu thêm về Đấu thầu:

Vì sao phải yêu cầu doanh thu trong đấu thầu