Vì sao phong trào Cần Vương đã thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước chống ngoại xâm

a. Lãnh đạo: Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Thiện Kế, Nguyễn Thiện Tuyển, Nguyễn Thiện Thường, Đốc Tít, Tạ Hiện, Nguyễn Thiện Dương...

Là một trong các cuộc khởi nghĩa củaphong trào Cần Vươngcuối thế kỷ 19của nhân dânViệt Namchống lại ách đô hộ củathực dânPháp, diễn ra vào năm 1883-1892 tại Bãi Sậy thuộc huyệnVăn Giang,Khoái ChâuMỹ Hàothuộc tỉnhHưng Yên[1]dưới sự lãnh đạo củaNguyễn Thiện Thuật.

b. Trước chiếu Cần vương

Sau khi đánh chiếm Nam Kỳ, người Pháp tiến quân ra bắc và tiếp tục đánh chiếm đượcBắc KỳcủaViệt Nam.Nhà Nguyễnhạ lệnh các cánh quân chống Pháp hạ vũ khí, Nguyễn Thiện Thuật kháng lệnh triều đình, quyết tâm đánh Pháp. Ông về Đông Triềumộ quân, hợp lực với tướngquân Cờ ĐenLưu Vĩnh Phúcchống Pháp. Ông liên lạc vớiĐinh Gia Quếphát triển lực lượng ở vùng đồng bằng, tập hợp được nhiều tướng như Nguyễn Thiện Kế, Nguyễn Thiện Dương (Lãnh Giang), Đốc Tít, Đốc Cọp, Đốc Sung, Đề Ban, Đội Văn, Đề Tính, bà Đốc Huệ và các nhà nho Ngô Quang Huy, Nguyễn Hữu Đức tham gia.

Cuối năm 1883, sau khi kýHiệp ước Harmand, nhà Nguyễn ra lệnh bãi binh đợi chỉ dụ. Nguyễn Thiện Thuật không nghe theo, mang quân lênTuyên Quangcùng vớiNguyễn Quang Bíchgiữ thành. Sau khi cácthành Hưng HóaLạng Sơnthất thủ, Nguyễn Thiện Thuật chạy sang Long Châu (Trung Quốc) chuẩn bị lực lượng tiếp tục chiến đấu.

c. Hưởng ứng chiếu Cần vương

Sau cuộctấn công ở kinh thành Huếthất bại,Tôn Thất Thuyếtmang vua Hàm Nghi chạy ra ngoài. Tháng 7 năm 1885, vuaHàm Nghihạ chiếu Cần Vương. Nguyễn Thiện Thuật trở về nước, thành lập căn cứ địa Bãi Sậy do Đồng Quế trao lại. VuaHàm Nghiphong cho ông làm Bắc Kỳ hiệp thống quân vụ đại thần, gia trấn Trung tướng quân, nên nhân dân còn gọi ông là quan Hiệp thống. Dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Thiện Thuật, khởi nghĩa Bãi Sậy lan ra khắp tỉnhHưng Yênvà một số tỉnh lân cận.

Tháng 9 năm 1885 nghĩa quân vượtsông Hồngsang đánh phá các huyệnThanh Trì,Thường Tín,Phú Xuyên,Ứng Hòa[2]. Đêm 28 rạng ngày 29 tháng 9, quân Bãi Sậy tấn côngthành Hải Dương, quân Pháp phải điều hai pháo hạm tuần tiễu trênsông Thái Bìnhđể bảo vệ.

Tháng 10 năm 1885 Thống tướngRoussel de Courcygiao cho thiếu tướngFrançois de Négrier, trung tá Donnier cùngHoàng Cao Khảimở cuộc càn quét lớn vào căn cứ Bãi Sậy. Được tin, Nguyễn Thiện Thuật lệnh cho các tướng bí mật tấn công vào các đồn địch, chặn đường địch hành quân. Sau đó, ông nhử địch vào sâu căn cứ nơi đặt trận địa mai phục. Khi quân Pháp biết bị mắc lừa định rút lui thì quân Bãi Sậy nổ súng và dùngđoản đao,mã tấuđánh giáp lá cà. Nhiều quân Pháp bị giết, tướng Négrier chạy thoát.

Thống tướng De Coursy bị bãi chức,Charles-Auguste-Louis Warnetsang thay. Warnet thực hiện càn quét quy mô lớn bằng chiến lược phân tán quân đội, lập các đồn nhỏ để dễ tuần tiễu, đồng thời chuyển chế độ cai trị bằng quân sự sang dân sự, nhưng cũng không thành công.

Ngày 9 tháng 2 năm 1888, em Nguyễn Thiện Thuật là Nguyễn Thiện Dương bị tử trận trong cuộc đụng độ với quân Pháp do viên đội Fillipe chỉ huy. Được tin em chết, ngay đêm đó Nguyễn Thiện Thuật lệnh cho Tuần Vân, Đề Tính tấn công đồn Ghênh và đồn Bần Yên Nhân để trả thù, giết chết 21 quân địch.

Ngày 11 tháng 11 năm 1888, Hoàng Cao Khải cùng giám binh Ney chỉ huy đồn Mỹ Hào đưa lính về gặt lúa ở Liêu Trung tổng Liêu Xá, muốn buộc dân hết lương phải ra đầu thú, xa rời quân Bãi Sậy. Nguyễn Thiện Thuật được tin, lệnh cho các tướngNguyễn Thiện Kế,Nguyễn Văn Sung,Vũ Văn Đồngđem 800 quân trong đó có 400 tay súng giả dạng phu gặt để phục kích. Quân Bãi Sậy nổ súng giết chết 31 quân địch, trong đó có giám binh Ney, Bang tá Nguyễn Hữu Hào. Hoàng Cao Khải trốn thoát về Mỹ Hào rồi nhờ giáo dân Kẻ Sặt đưa đường chạy về Hải Dương.

Tháng 6 năm 1889,Thống sứ Bắc Kỳra lệnh thành lập đạo quân Tuần cảnh doHoàng Cao Khảivới chứcKhâm sai Bắc Kỳlàm Tư lệnh trưởng, Muselier làm Cảnh sát sứ. Quân Bãi Sậy giao chiến quân Tuần cảnh suốt 8 tháng, gây cho địch khá nhiều thiệt hại. Trận Đông Nhu, quân Bãi Sậy giết viên quản khố xanh Leglée; ngày 24 tháng 7 giết chết viên quản khố xanh Escot ở làng Hoàng Vân. Ngày 18 tháng 10 Nguyễn Thiện Thuật bắn viên quản Montillon bị trọng thương. Ngày 11/4/1891 quân củaHai KếĐề Vinhbị vây ởMậu Duyệt, hai bên bắn nhau, viên quản Desmot bị giết, giám binh Lambeet bị thương.

Nhiều lần không thắng được, người Pháp phải tặng Nguyễn Thiện Thuật danh hiệu Vua Bãi Sậy.

d. Thoái trào

Từ sau khi vua Hàm Nghi bị bắt (1888) và lưu đày ở châu Phi, phong trào Cần vương bắt đầu suy yếu. Sức mạnh của quân Bãi Sậy cũng suy yếu dần. Quân Pháp thiết lập được nhiều đồn quanh căn cứ Bãi Sậy, các tướng Lãnh Điều, Lãnh Lộ, Lãnh Ngữ, Đề Tính cùng một số tướng lĩnh khác tử trận, số còn lại bị truy kích. Hoàng Cao Khải nhân danh vuaĐồng Khánhchiêu dụ Nguyễn Thiện Thuật ra hàng và hứa khôi phục chức tước. Ông đã viết vào tờ sớ dụ này 4 chữ “Bất khẳng thụ chỉ” (Không chịu nhận chỉ). Sau đó, ông giao quyền cho em là Nguyễn Thiện Kế rồi sang Trung Quốc mưu tính cuộc vận động mới.

Cuộc chiến đấu của quân Bãi Sậy còn kéo dài đến năm 1892 mới chấm dứt. Những cuộc mưu tính của Nguyễn Thiện Thuật ở Trung Quốc không thành, ông không tiếp tục được việc chống Pháp tại Việt Nam. Sau đó ông lâm bệnh mất tại Trung Quốc năm 1926.

2. Khởi nghĩa Ba Đình

Lực lượng: nghĩa quân Ba Đình gồm khoảng 300 người, tuyển từ ba làng và các vùng Thanh Hóa, bao gồm cảngười Kinh, Thái, Mường. Nghĩa quân có 10 toán, mỗi toán có một hiệp quản chỉ huy. Về vũ khí, nghĩa quân tựtrang bị bằng súng hỏa mai, giáo mác, cung nỏ.

Căn cứ:

a. Mô tả :

Căn cứ này gọi là Ba Đình vì mỗi làng có một cái đình, từ làng này có thể nhìn thấy đình của hai làng kia.Để chuẩn bị chiến đấu lâu dài, Đinh Công Tráng đã cho bao bọc xung quanh căn cứ là lũy tre dày đặc và một hệ thống hào rộng, cắm đầy chông tre. Ở trong là một lớp thành đất cao 3m, chân rộng 8 đến 10m. Trên mặt thành, nghĩa quân đặt các rọ tre chứa đất nhào rơm xếp vữngchắc có những khe hở làm lỗ châu maisẵn sàng chiến đấu.Thành rộng 400 m, dài 1.200 m. Phía trong thành có hệ thống giao thông hào dùng để vận chuyển lương thực vàvận động khi chiến đấu. Ở những nơi xung yếu đều có công sự vững chắc. Các hầm chiến đấu được xây dựng theohình chữ “chi”, nhằm hạn chế thương vong.Ở mỗi làng, tại vị trí ngôi đình được xây dựng một đồn đóng quân. Ở Thượng Thọ có đồn Thượng, ở Mậu Thịnhcó đồn Trung và ở Mỹ Khê có đồn Hạ. Ba đồn này có thể hỗ trợ tác chiến cho nhau khi bị tấn công, đồng thời cũngcó thể chiến đấu độc lập. Có thể nói rằng căn cứ Ba Đình có vị trí tiêu biểu nhất, là một chiến tuyến phòng ngự quy mô nhất thời kỳ Cần Vương cuối thế kỷ 19.

Ngoài Ba Đình, còn có các căn cứ hỗ trợ: căn cứ Phi Lai củaTống DuyTânCao Điển, căn cứ Quảng Hóa củaTrần Xuân Soạn, căn cứ Mã Cao của Hà Văn Mao.Từ Ba Đình, nghĩa quân có thể tỏa đi các nơi, kiểm soát các tuyến giao thông quan trọng trong vùng, tổ chức phụckích các đoàn xe vận tải của đối phương đi lại trên con đường Bắc-Nam...Chính vì vậy, mà quân Pháp rất quyết tâm tiêu diệt cuộc khởi nghĩa.

Vào mùa mưa, căn cứ này trông như một hòn đảo nổi giữa cánh đồng nước mênh mông, tách biệt với các làng khác.

b. Điểm mạnh

Căn cứ xây dựng kiên cố, độc đáo, khó tiếp cận, có các vị trí thuận lợi cho việc kiểm soát các tuyến giao thông.-Sức sáng tạo to lớn của nghĩa quân trong lối đánh chiến tuyến (Chính Pháp phảithừa nhận: “Bên trong Ba Đình khiến chúng tôi hết sức ngạc nhiên và chứng tỏ thành đã được xây dựng với một kĩ thuật cao. Đường công sự có thể đánh xiên cạnh sườn bất cứ chỗ nào, và mỗi làng trong ba làng đều có công sựbố trí khéo để nếu hai làng bịchiếm thì làng kia vẫn là một pháo đài chiến đấu”)

b. Điểm yếu: dễ bịcô lập, dễ bịbao vây, không thể dùng chiến thuật, chỉ có thể ápdụng lối đánh chiến tuyến mà thôi

c.Nguyên nhân thất bại:

Mặc dù nghĩa quân đã chiến đấu dũng cảm, nhưng khởi nghĩa thất bại do còn thiếunhiều điều kiện: tổ chức chưa chu đáo, đường lối lãnh đạo chưa đúng đắn, tương quan lực lượng chênh lệch.

d.Bài học kinh nghiệm:

Cần biết lợi dụng địa hình địa vật, tránh thủ hiểm một nơi, thực hiện chiến tranh du kích, liên hệ với các cuộc khởi nghĩa khác, mở rộng thành một cuộc kháng chiến toàn dân.

3. Khởi nghĩa Hương Khê

Khởi nghĩa hưởng ứng chiếu Cần vương, có quy mô lớn, tổ chức chặt chẽ, do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo.

Đây là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn nhất, độc đáo nhất và kéo dài nhất trong phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX. Cuộc khởi nghĩa do Phan Đình Phùng lãnh đạo với sự trợ giúp của Cao Thắng, Ngô Quảng, Cao Đạt, Hà Văn Mỹ, Nguyễn Chanh, Nguyễn Trạch…

Địa bàn hoạt động của nghĩa quân bao gồm 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, trong đó địa bàn chính vẫn là Nghệ An - Hà Tĩnh.

Phan Đình Phùng đã chia địa bàn 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình thành 15 quân thứ, xây dựng những chiến tuyến cố định, mạnh kết hợp lối đánh du kích với lối đánh lớn chuyến tuyến cố định, cuộc khởi nghĩa Hương Khê đã gây cho Pháp nhiều tổn thất lớn. Những chiến thắng của Phan Đình Phùng như: trận đánh úp thành Hà Tĩnh, bắt sống Tri phủ Đinh Nho Quang 1892, trận Vạn Sơn tháng 3-1893, trận tập kích Hà Tĩnh lần thứ hai năm 1894 và trận Vụ Quang tháng 10-1894 được coi là một thành tựu của nghệ thuật quân sự Việt Nam lúc đó.

Phó tướng Cao Thắng, là người có tài chế súng theo kiểu năm 1874 của Pháp (Quân khởi nghĩa tự chế được trên 500 súng hoả mai và súng trường) . Thực dân Pháp phải huy động một lực lượng quân đội lớn, với nhiều vũ khí hiện đại chúng tấn công thành Ba Đình. Cao Thắng hy sinh lúc mới 30 tuổi. Phan Đình Phùng tạ thế ở núi Quạt (Hà Tĩnh) ngày 28-12-1895. 23 bộ tướng của ông cũng bị giặc Pháp bắt và sử tử tại Huế.

Đầu năm 1896, những tiếng súng cuối cùng của phong trào Cần Vương cũng kết thúc.

IV. NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI, Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CUỐI THẾ KỶ XIX

1. Nguyên nhân thất bại

Tính chất địa phương: sự thất bại của phong trào Cần Vương có nguyên nhân từ sự kháng cự chỉ có tính chất địa phương. Các phong trào chưa quy tụ, tập hợp thành một khối thống nhất đủ mạnh để chống Pháp. Các lãnh tụ Cần Vương chỉ có uy tín tại nơi họ xuất thân, tinh thần địa phương mạnh mẽ làm họ chống lại mọi sự thống nhất phong trào trên quy mô lớn hơn. Khi các lãnh tụ bị bắt hay chết thì quân của họ hoặc giải tán hay đầu hàng.

Quan hệ với dân chúng: các đạo quân này không được lòng dân quê nhiều lắm bởi để có phương tiện sống và duy trì chiến đấu, họ phải đi cướp phá dân chúng.

Mâu thuẫn với tôn giáo: sự tàn sát vô cớ những người Công giáo của quân Cần Vương khiến giáo dân phải tự vệ bằng cách thông báo tin tức cho phía Pháp. Những thống kê của người Pháp cho biết có hơn 20.000 giáo dân đã bị quân Cần Vương giết hại.

Mâu thuẫn sắc tộc: Chính sách sa thải các quan chức Việt và cho các dân tộc thiểu số được quyền tự trị rộng rãi cũng làm cho các sắc dân này đứng về phía Pháp. Chính người Thượng đã bắt Hàm Nghi, các bộ lạc Thái, Mán, Mèo, Nùng, Thổ đều đã cắt đường liên lạc của quân Cần Vương với Trung Hoa làm cạn nguồn khí giới của họ. Quen thuộc rừng núi, họ cũng giúp quân Pháp chiến tranh phản du kích đầy hiệu quả.

Theo Đào Duy Anh, ngoài việc thiếu liên kết và thống nhất về tổ chức (tương tự như "tính chất địa phương" mà Nguyễn Thế Anh phản ánh), phong trào Cần Vương còn có những nguyên nhân thất bại khác:

Nền sản xuất lạc hậu, kém phát triển làm nền tảng, vì vậy vũ khí thô sơ không thể chống lại vũ khí hiện đại của Pháp.

Lực lượng và chiến thuật: các cuộc khởi nghĩa không đủ mạnh, chỉ có thể tấn công vào những chỗ yếu, sơ hở của địch; không đủ khả năng thực hiện chiến tranh trực diện với lực lượng chính quy của địch

Tinh thần chiến đấu: Ngoại trừ một số thủ lĩnh có tinh thần chiến đấu đến cùng và chết vì nước, không ít thủ lĩnh quân khởi nghĩa nhanh chóng buông vũ khí đầu hàng khi tương quan lực lượng bắt đầu bất lợi cho quân khởi nghĩa, khiến phong trào nhanh chóng suy yếu và tan rã.

2. Đánh giá phong trào Cần vương (đặc điểm).

- Tính chất: Căn cứ vào thành phần lãnh đạo, lực lượng tham gia, mục tiêu và hỡnh thức đấu tranh:

+ Lãnh đạo chủ yếu là văn thân sĩ phu yêu nước, ngoài ra có một số là thổ hào, nông dân;

+ Lực lượng tham gia gồm đông đảo nông dân;

+ Mục tiêu : chống thực dân Pháp xâm lược, chống giai cấp phong kiến đầu hàng, lập lại chế độ phong kiến độc lập;

+ Hình thức là khởi nghĩa vũ trang.

=> Đây là phong trào yêu nước trên lập trường phong kiến.

3. Ý nghĩa lịch sử

Tiếp nối truyền thống yêu nước của dân tộc. Chứng tỏ sự phá sản của con đường cứu nước theo ngọn cờ phong kiến. Tạo tiền đề cho phong trào kháng Pháp ở giai đoạn sau.

B. MỘT SỐ CÂU HỎI LUYỆN TẬP

Câu 1: Hoàn cảnh dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Cần Vương? Theo em, chiếu Cần Vương đã ảnh hưởng như thế nào đến bộ phận văn thân, sỹ phu yêu nước và nhân dân ta?

Trả lời:

a.Hoàn cảnh dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Cần Vương:

- Sau Hiệp ước Pa tơ nốt( 1884), nhân dân đấu tranh rất mạnh mẽ chống cả pháp lẫn triều đình phong kiến đầu hàng. Thực dân Pháp tăng cường lực lượng, siết chặt bộ máy kìm kẹp để ổn định tình hình, triệt hạ các trung tâm kháng Pháp của nhân dân ta.

- Phái chủ chiến trong triều đứng đầu là Tôn Thất Thuyết ra sức chuẩn bị lực lượng kháng chiến: phế bỏ những ông vua có khuynh hướng thân Pháp, đưa Ưng Lịch lên làm vua hiệu là Hàm nghi; chuẩn bị lực lượng (bí mật liên kết với sĩ phu, văn thân, hào kiệt các nơi, chuyển vũ khí, lương thực, vàng bạc lên các sơn phòng dọc Trường Sơn.

- Thực dân Pháp rất lo lắng, chúng khiêu khích và tìm cách trừ khử phe chủ chiến.Tình thế cấp bách buộc Tôn Thất Thuyết phải hành động bằng cách tổ chức cuộc phản công kinh thành Huế (đêm mùng 4 rạng ngày 5/7/1885), cuộc phản công thất bại, Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi lên Tân Sở (Quảng Trị).

- Ngày 13 tháng 7 1885, Tôn Thất Thuyết thay mặt vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân, sỹ phu và nhân dân cả nước đứng lên giúp vua cứu nước…

b.Chiếu Cần Vương đã ảnh hưởng đến giới văn thân và sỹ phu yêu nước là:

- Đây là bộ phận trí thức phong kiến, nặng tư tưởng “trung quân ái quốc”, trước khi có chiếu Cần Vương, họ bị giằng xé trong mối mẫu thuẫn giữa “trung quân” và “ ái quốc”…

Khi chiếu cần Vương ra đời, mâu thuẫn trong lòng họ được giải tỏa, lúc này yêu nước đồng nghĩa với giúp vua cứu nước nên họ rất hăng hái tham gia phong trào…

-Với nhân dân:

Nhân dân không bị ràng buộc nhiều với tư tưởng quan điểm phong kiến nhưng lòng yêu nước rất nồng nàn, họ sẵn sàng đứng lên đấu tranh chống Pháp ngay cả khi triều đình không tổ chức, kêu gọi. Thậm chí, họ còn “ chống cả Triều lẫn Tây” khi triều đình đầu hàng, nhưng khi có chiếu Cần Vương, họ có điều kiện được tập hợp đông đảo hơn, nên tham gia nhiệt tình hơn, sáng tạo hơn, sôi nổi hơn…

Câu 2: Nguyên nhân bùng nổ, nguyên nhân thất bại, tính chất, ý nghĩa lịch sử của phong trào Cần vương.

Trả lời:

a. Nguyên nhân bùng nổ.

- Tình hình thực dân Pháp: Hoàn thành cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam. Khó khăn: sự kháng cự của một số quan lại, văn thân sĩ phu, nhân dân... Hoạt động của phe chủ chiến…Âm mưu của thực dân Pháp tỡm cỏch loại phe chủ chiến ra khỏi triều đỡnh.

- Đêm 4 rạng ngày 5-7 -1885, phe chủ chiến tấn công...sáng 5 -7, quân Pháp phản công...Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra sơn phũng Tõn Sở, tại đây, ngày 13 - 7 - 1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương kêu gọi văn thân sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến.

Chiếu Cần vương đã giúp các văn thân sĩ phu không còn mâu thuẫn trong tư tưởng giữa “ trung quân” và “ ái quốc” nên họ hưởng ứng đông đảo,tập hợp nhân dân tạo thành phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp mạnh mẽ, kéo dài hơn 10 năm cuối thế kỉ XIX.

b. Nguyên nhân thất bại : Bộ phận lãnh đạo do hạn chế về giai cấp và thời đại nên đã không quan tâm bồi dưỡng lực lượng nông dân tạo sức mạnh chiến đấu lâu dài; chiến thuật nặng về thủ hiểm, không có sự liên kết giữa các cuộc khởi nghĩa. Thực dân Pháp đã củng cố được nền thống trị của chúng ở Việt Nam, tương quan lực lượng chênh lệch.

c. Tính chất:

Căn cứ vào thành phần lãnh đạo, lực lượng tham gia, mục tiêu và hình thức đấu tranh: Lãnh đạo chủ yếu là văn thân sĩ phu yêu nước, lực lưng tham gia gồm đông đảo nông dân; mục tiêu : chống thực dân Pháp xâm lược, chống giai cấp phong kiến đầu hàng, lập lại chế độ phong kiến độc lập; hình thức là khởi nghĩa vũ trang. Đây là phong trào yêu nước trên lập trường phong kiến.

d. ý nghĩa: Tiếp nối truyền thống yêu nước của dân tộc. Chứng tỏ sự phá sản của con đường cứu nước theo ngọn cờ phong kiến. Tạo tiền đề cho phong trào kháng Pháp ở giai đoạn sau.

Câu 3: Lập bảng so sánh 2 giai đoạn của phong trào Cần vương

Trả lời:

Nội dung

Giai đoạn I - Cần vương có vua (1885 - 1888).

Giai đoạn II - Cần vương

không vua (1888 - 1896).

Lãnh đo

- Phong trào đặt dưới sự chỉ huy thống nhất đến một trình độ nhất định của triều đình kháng chiến.

- Văn thân, sĩ phu lãnh đạo; có một số người tài giỏi xuất thân từ nông dân tham gia lãnh đạo.

- Không còn sự lãnh đạo của triều đình kháng chiến.

- Văn thân, sĩ phu lãnh đạo; có một số người tài giỏi xuất thân từ nông dân tham gia lãnh đạo.

Lực lượng

Nông dân miền xuôi và đồng bào các dân tộc miền núi .

Nông dân miền xuôi và đồng bào các dân tộc miền núi .

Địa bàn hoạt động

Rộng lớn: chủ yếu ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ

Phát triển theo chiều sâu: thu hẹp ở miền đồng bằng, các trung tâm chuyển dần lên miền núi và trung du, dựa vào địa thế hiểm trở để kháng cự lâu dài.

KN tiêu biểu

Mai Xuân Thưởng (Bình Định), Hoàng Đình Kinh (Bắc Giang); Nguyễn Thiệt Thuật (Hưng Yên).

Tống Duy Tân. Cao Điển, Phan Đình Phùng, Cao Thắng (Hà Tĩnh)

Diễn biến chính

- Giặc Pháp truy lùng, o ép, Tôn Thất Thuyết phải đưa vua Hàm Nghi ra sơn phòng Phú Gia ( Hà Tĩnh).

- 11 - 1888, vua Hàm Nghi bị

thực dân Pháp bắt và lưu đày sang Angieri.

- Khởi nghĩa Hùng Lĩnh, Hương Khê giành một số thắng lợi vang dội.

- Đầu 1896, phong trào bị dập tắt. PT coi như chấm dứt

Câu 4: Lập bảng các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương theo tiêu chí: Lãnh đạo, địa bàn, Diễn biến chính, Kết quả, nhận xét.

Trả lời:

Tên KN

Lãnh đạo

Địa bàn

Diễn biến chính

Kết quả

Nhận xét

KN Bãi Sậy (1883 - 1892)

Nguyễn Thiện Thuật

- Bãi Sậy (Hưng Yên)

- Hai Sông

- 1885 – 1887, XD căn cứ, bẻ gẫy nhiều đợt tấn công.

- 1888, cuộc chiến đấu quyết liệt, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch; vận động binh lính về với gia đình.

- căn cứ Hai Sông bị bao vây. 1892, PT thất bại

- Điểm mạnh: thể hiện lòng yêu nước, có tính nhân dân sâu sắc, lòng dũng cảm.

KN Ba Đình (1886 - 1887)

Phạm Bành, Đinh Công Tráng

Thanh Hoá

- XD căn cứ chính (Ba Đình)

- Chặn đánh các đoàn xe tải Pháp trên đường hành quân, gây nhiều tiệt hại.

- Pháp tổ chức nhiều đợt tấn công nhưng thất bại.

1/1887, toàn bộ căn cứ Ba Đình bị Pháp chiếm.

- Điểm mạnh: thể hiện tính nhân dân sâu sắc, lòng yêu nước.

- Điểm yếu” thiên về thế bị động, không có sự liên kết.

KN Hương Khê (1885 - 1896)

Phan Đình Phùng

- Hương Khê (Hà Tĩnh) – 1 nơi hiểm

Sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu. Phía Bắc ra được Thanh Hoá, HB.

Phía Nam ra Quảng Bình, Quảng Trị, TT Huế.

Phía Tây sang Lào và CPC.

Đại bản doanh ở Ngàn Trươi

- 1885 – 1888: XD LL cơ sở, chế tạo sung trường (1874).

- 1888 – 1896: chiến đấu quyết liệt. 1889, mở nhiều cuộc tập kích, tiêu diệt nhiều sinh lực địch.

- 1892, Cao Thắng hi sinh.

- 1895, PĐP trúng đạn và thương nặng, hi sinh.

- 1896, thủ lĩnh cuối cùng bị Pháp bắt. KN thất bại.

- Điểm mạnh: địa bàn HĐ rộng lớn, chế tạo được sung trường, chủ động tấn công quân Pháp, giành nhiều thắng lợi.

- Điểm yếu: chưa có sự liên kết LL với các cuộc KN khác chống Pháp; hạn chế về đường lối, PP tổ chức và lãnh đạo.

Câu 5: Trình bày một cuộc khởi nghĩa mà em cho là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương? Ý nghĩa của phong trào đó?

Trả lời:

a. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất phong trào Cần Vương: KN Hương Khê (1885 - 1896).

* Căn cứ: Huyện Hương Khê - miền núi phía Tây tỉnh Hà Tĩnh; giáp 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

* Lãnh đạo: Phan Đình Phùng xây dựng căn cứ ở vùng núi thuộc 2 huyện Hương Sơn, Hương Khê (Hà Tĩnh), sau đó ra Bắc, giao cho Cao Thắng tổ chức và xây dựng phong trào ở Nghệ - Tĩnh.

* Hoạt động:

- Giai đoạn 1885 -> 1888: Chuẩn bị, xây dựng lực lượng và cơ sở chiến đấu của nghĩa quân.

+ Đầu năm 1887, Phan Đình Phùng giao quyền chỉ huy cho Cao Thắng để ra Bắc liên kết lực lượng...

+ Cao Thắng: Tuyển lựa, huấn luyện nghĩa quân, sắm sửa khí giới, xây dựng công sự trong vùng rừng núi; chú trọng phối hợp với các toán nghĩa quân khác, vận động nhân dân tham gia khởi nghĩa; chế tạo súng trường theo mẫu của Pháp.

- Giai đoạn 1888 - >1895: Thời kì chiến đấu quyết liệt của nghĩa quân.

+ Cuối tháng 9/1889, Phan Đình Phùng trở về Hà Tĩnh, cùng Cao Thắng trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa; mở rộng địa bàn hoạt động ra 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

+ Nghĩa quân chia thành 15 quân thứ (100 -> 500 nghĩa binh trên một quân thứ). Đại bản doanh ở núi Vụ Quang (từ đây có thể theo đường núi vào Quảng Bình, Quảng Trị, ra Nghệ An, Thanh Hóa hay có thể theo đường sông đi xuống đồng bằng, có thể lánh sang Lào và các căn cứ khác).

+ Từ 1889 –> 1892, nghĩa quân đánh thắng nhiều trận càn của địch, tấn công đồn trại Pháp.

+ Đầu năm 1892, Pháp mở cuộc tấn công càn quét lớn vào Ngàn Trươi. Nghĩa quân một mặt bố trí lực lượng chống trả tại chỗ; một bộ phận luồn về hoạt động ở vùng sau lưng địch, buộc chúng phải rút quân về, nghĩa quân tập kích thẳng vào Hà Tĩnh. Trước tình hình đó Pháp đã tăng cường càn quét, tìm cách thu hẹp địa bàn, phạm vi hoạt động của nghĩa quân, cắt đứt liên lạc giữa các quân thứ, giữa nghĩa quân với nhân dân.

+ Tháng 11/1893, Cao Thắng đem 1000 quân đánh đồn Nu (Thanh Chương, Nghệ An), trên đường hành quân về giải phóng thành Vinh ông bị trúng đạn và hy sinh.

+ Trước những cuộc vây ráp của địch nghĩa quân đã cố gắng chống trả. Cuối tháng 3/1894, sau trận tập kích vào Hà Tĩnh nghĩa quân đã rút lui rồi cố thủ ở núi Quạt, núi Vụ Quang.

+ Ngày 17/10/1894, Phan Đình Phùng chỉ huy đánh thắng trận Vụ Quang. Pháp cử Nguyễn Thân đem 3000 quân bao vây căn cứ Vụ Quang, Phan Đình Phùng hy sinh 28/12/1895. Đầu năm 1896, những thủ lĩnh cuối cùng của cuộc khởi nghĩa Hương Khê bị Pháp bắt . Khởi nghĩa Hương Khê tan rã.

b. Ý nghĩa.

- Khởi nghĩa Hương Khê là đỉnh cao nhất của phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX, kéo dài 10 năm, có quy mô rộng lớn, tổ chức tương đối chặt chẽ, lập nhiều chiến công, gây cho địch nhiều tổn thất...

- Huy động được sự ủng hộ và tiềm năng to lớn của nhân dân.

- Biết sử dụng những phương thức tác chiến linh hoạt, chủ động sáng tạo trong quá trình chuẩn bị và giao chiến với quân địch....

Câu 6: Việc Hàm Nghi xuất bôn, hạ chiếu Cần Vương kêu gọi chống Pháp đã có tác động như thế nào đối với các văn thân, sĩ phu yêu nước? Căn cứ vào đâu để khẳng định phong trào Cần Vương (1885 – 1896) đã đánh dấu bước phát triển mới của cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp trong nửa sau thế kỉ XIX.

Trả lời:

a. Tác động của chiếu Cần vương:

Văn thân , sĩ phu là những quan lại tri thức, những người có học vấn trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ, họ bị chi phối nặng nề bởi tư tưởng nho giáo – tư tưởng “trung quân, ái quốc”. Tháng 7-1885, chiếu Cần Vương ban ra, lập tức các sĩ phu, văn thân hưởng ứng sôi nổi, nhiệt tình. Biểu hiện là họ đứng ra tập hợp nghĩa binh, xây dựng căn cứ lãnh đạo nhân dân chống thực dân Pháp...

b. Căn cứ:

Từ 1858 - 1884, phong trào đấu tranh chống Pháp diễn ra trong hoàn cảnh: Pháp đang từng bước xâm lược nước ta, triều đình nhà Nguyễn chưa hoàn toàn đầu hàng... Phong trào diễn ra theo tiến trình xâm lược của thực dân Pháp, mang tính chất tự phát, cục bộ, thiếu sự lãnh đạo thống nhất...

Phong trào Cần Vương (1885 - 1896), đánh dấu bước phát triển của phong trào yêu nước chống thực dân Pháp nửa sau thế kỉ XIX. Phong trào nổ ra trong hoàn cảnh: thực dân Pháp cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược nước ta, triều đình nhà Nguyễn đầu hàng và trở thành tay sai cho Pháp. Mục đích phong trào cao hơn giai đoạn trước... Phong trào được chuẩn bị và khởi xướng bởi vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết. Do đó, trong một chừng mực nhất định phong trào được đặt dưới sự chỉ huy thống nhất (1885 - 1888)...

Phong trào do các văn thân, sĩ phu yêu nước lãnh đạo diễn ra với qui mô rộng lớn hơn trước, phong trào nổ ra cùng một lúc ở Bắc và Trung Kì, tồn tại lâu dài (1885 - 1896)...

Phong trào Cần vương có nhiều cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn, trình độ tổ chức, phương thức đấu tranh linh hoạt, có tính sáng tạo như: Khởi nghĩa Bãi Sậy, Hùng Lĩnh, Hương Khê ... gây cho thực dân Pháp gặp nhiều khó khăn trong việc bình định nước ta...

Câu 7: Tại sao khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

Trả lời:

a. Trước hết, khởi nghĩa Hương Khê mang đầy đủ những đặc điểm chung của phong trào Cần Vương :

- Lãnh đạo là văn thân sĩ phu (Phan Đình Phùng), chống Pháp dưới ngọn cờ phong kiến

- Lực lượng tham gia là đông đảo nông dân.

- Hình thức: khởi nghĩa vũ trang. Sử dụng chiến thuật du kích.

- Chưa thể triển khai thành phong trào toàn quốc, kết cục thất bại

b. Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa lớn nhất, có những ưu điểm nổi bật nhất trong phong trào Cần Vương:

- Thời gian dài nhất: 11 năm, lại được phân chia thành 2 giai đoạn chuẩn bị và chiến đấu quyết liệt.

- Quy mô lớn nhất: 4 tỉnh

- Huy động đến mức cao nhất sự ủng hộ và tiềm năng lớn của nhân dân

- Nhân vật lãnh đạo xuất sắc

- Tổ chức tương đối chặt chẽ: 15 quân thứ...

- Tự chế tạo được súng trường lợi hại

- Chủ động, linh hoạt trong triển khai tác chiến (HS lấy ví dụ)

- Lập nhiều chiến công và gây cho địch nhiều tổn thất nặng nề (HS lấy ví dụ)

Câu 8: Trình bày những điểm giống và khác nhau giữa phong trào Cần vương và phong trào nông dân Yên Thế.Giải thích vì sao có sự khác nhau đó.

Trả lời:

a.Giống nhau, khác nhau.

- Về lãnh đạo: phong trào Cần vương là các sĩ phu văn thân yêu nước ( Tôn Thất Thuyết, Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật), một số là thổ hào (Đinh Công Tráng)và nông dân ( Cao Thắng, Cao Điền); phong trào Yên Thế lãnh đạo là nông dân ( Đề Nắm, Đề Thám, Cả Trọng, Cả Dinh, Cả Huỳnh)

- Về mục đích: phong trào Cần vương nhằm chống thực dân Pháp, khôi phục quốc gia phong kiến có chủ quyền,phong trào nông dân Yên Thế nhằm mục đích bảo vệ cuộc sống của mình, chống chính sách cướp bóc và bình định quân sự của thực dân Pháp.

- Về thời gian: phong trào Cần vương kéo dài hơn 10 năm( từ 1885 đến 1896), phong trào nông dân Yên Thế duy trì cuộc chiến đấu ngót 30 năm( từ 1884 đến 1913).

- Về quy mô: phong trào Cần vương bao gồm hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ trên một phạm vi rộng nhất là ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, phong trào nông dân Yên Thế diễn ra trên một địa phương nhỏ hẹp phía tây bắc tỉnh Bắc Giang.

- Về lực lượng: Cả hai phong trào lực lượng chủ yếu đều là nông dân, nhưng phong trào nông dân Yên Thế đầu thế kỷ XX có nét mới : trở thành nơi tụ hội của những nghĩa sĩ yêu nước từ khắp nơi kéo về, trong đó có những sĩ phu yêu nước tiến bộ như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Kỳ Đồng Nguyễn Văn Cẩm; tham gia tích cực vào vụ “Hà thành đầu độc” của binh lính người Việt .

- Về hình thức đấu tranh: Cả hai phong trào đều tiến hành khởi nghĩa vũ trang.

* Cả phong trào Cần vương và phong trào nông dân Yên Thế đều nằm trong phạm trù phong kiến, đều thể hiện truyền thống đấu tranh bất khuất, khả năng quật khởi của nông dân Việt Nam, nhưng đầu thế kỷ XX phong trào nông dân Yên Thế đã có mối liên hệ nhất định với phong trào theo khuyng hướng tư sản.

b.Vì sao có sự khác nhau .

Do thành phần lãnh đạo khác nhau. Có một thời gian tồn tại song song với nhau nhưng phong trào nông dân Yên Thế không quy tụ vào phong trào Cần vương, điều đó chứng tỏ chế độ phong kiến nước ta đã quá khủng hoảng, lỗi thời, không còn sức hấp dẫn như xưa nữa.

KẾT LUẬN

Chuyên đề “Phong trào Cần vương (1885- 1896)” là một chuyên đề quan trọng, là một trong những nội dung trọng tâm của các kì thi Trại hè Hùng vương cũng như thi HSG Quốc gia môn Lịch sử. Phương pháp chủ yếu khi dạy chuyên đề này là sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống hóa kiến thức, luyện viết để rèn kĩ năng trình bày; đặc biệt, học sinh phải nâng cao ý thức tự học.

Học tập nói chung và học tập lịch sử nói riêng là quá trình tiếp thu kiến thức. Kiến thức lịch sử lại hết sức phong phú và tăng lên với mức độ nhanh chóng mà trường chuyên cũng không sao truyền thụ hết được. Trong khi đó khả năng hiểu biết và học tập trong cả cuộc đời là có hạn. Cho nên, trong quá trình dạy học, càn thiết phải làm cho quá trình học tập của học sinh trở thành quá trình chủ động học tập, tiến dần lên quá trình tự nghiên cứu độc lập.

Do vậy, muốn nâng cao chất lượng của tư duy, người giáo viên cần phải chú ý đến số bài tập rèn luyện tư duy và phải để học sinh chuyên tiếp xúc với các loại, các dạng bài tập tư duy khác nhau.

Việc sử dụng bài tập trong dạy học lịch sử ở trường THPT nói chung và trường chuyên nói riêng trong quá trình dạy học là rất cần thiết và nó có tác dụng về nhiều mặt, đặc biệt là gây hứng thú học tập, phát triển tư duy độc lập, sáng tạo và rèn kĩ năng thực hành bộ môn cho học sinh.

Trên đây kinh nghiệm giảng dạy chủ quan của bản thân khi giảng dạy chuyên đề “Phong trào Cần vương (1885- 1896)”. Trong quá trình trình bày không tránh khỏi những sai sót, kính mong các thầy cô đồng nghiệp rút kinh nghiệm và chia sẻ ý kiến!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách giáo khoa Lịch sử (nâng cao) lớp 11

2. Giáo trình Lịch sử Việt Nam tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2019.

3. Hướng dẫn ôn thi bồi dưỡng HSG THPT Chuyên đề Lịch sử, Nxb Quốc gia Hà Nội, 2015.

Phong trào Cần Vương là gì?

Cần Vương được hiểu là giúp vua, nó có ý nghĩa cho sự phò vua giúp nước. Thực chất phong trào Cần Vương là tập hợp hệ thống các cuộc khởi nghĩa vũ trang diễn ra trên phạm vi cả nước từ năm 1885 đến năm 1896 với sự hưởng ứng từ chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi.

Phong trào đã thu hút được sự tham gia của một số quan lại trong triều đình và văn thân, ngoài ra phong trào thu hút được đông đảo nhân dân thuộc tầng lớp sĩ phu yêu nước thời bấy giờ. Tuy nhiên lại có một hạn chế, tuy phong trào diễn ra sôi nỗi trên khắp cả nước nhưng lại mang tính chất riêng lẻ, màn tính địa phương mà không có sự liên kết với nhau.

Về nguyên nhân bùng nổ phong trào Cần Vương thì là do vào năm 1884 thực dân Pháp xác lập ách thống trị đô hộ trên toàn bộ Việt Nam, dưới sự ủng hộ của quần chúng nhân dân mà phe chủ chiến của ta đã trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.

Vì vậy mà đến rạng sáng ngày 5/7/1885 cuộc phản cộng của ta dưới sự lãnh đạo của Tôn Thất Thuyết đã diễn ra. Tuy nhiên cuộc phản công đã thất bại, vua Hàm Nghi buộc phải chạy đến Quảng Trị sơ tán và tại đây ông đã ban chiếu Cần Vương lần đầu tiên. Đến ngày 20/9/1885 thì chiếu Cần Vương lần thứ hai đã được ban ra, từ đó làm bùng nổ mạnh mẽ cuộc kháng chiến Cần Vương.

Phong trào Cần Vương

  • I. Cần Vương có nghĩa là gì?
  • II. Nguyên nhân bùng nổ phong trào Cần Vương
  • III. Phong trào Cần Vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào
  • IV. Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương
  • V. Diễn biến của phong trào Cần Vương
  • VI. Tính chất của phong trào Cần Vương
  • VII. Nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương

I. Cần Vương có nghĩa là gì?

Cần Vương có nghĩa là giúp vua, phò vua giúp nước. Trong lịch sử Việt Nam, đã từng có những lực lượng nhân danh giúp nhà vua như thời Lê sơ, các cánh quân hưởng ứng lời kêu gọi của vua Lê Chiêu Tông chống lại quyền thần Mạc Đăng Dung.

Tuy nhiên, phong trào này không để lại nhiều dấu ấn. Cho nên khi nhắc tới Cần Vương, người ta thường nghĩa tới phong trào chống Pháp xâm lược.

II. Nguyên nhân bùng nổ phong trào Cần Vương

Sau khi cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi ra khỏi Hoàng thành, rồi chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị).

Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương. Chiếu Cần Vương nhanh chóng thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong nhân dân, thành một phong trào vũ trang chống Pháp sôi nổi, liên tục kéo dài trong hơn 10 năm mới chấm dứt.

=> Cuộc phản công kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ phong trào Cần Vương.

III. Phong trào Cần Vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào

Hoàn cảnh bùng nổ Phong trào Cần Vương như sau:

- Sau hai Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, Pháp đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Kì.

- Phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là Tôn Thất Thuyết mạnh tay hành động, phế bỏ những ông vua thân Pháp, đưa Hàm Nghi lên ngôi, bí mật xây dựng sơn phòng, tích trữ lương thảo và vũ khí để chuẩn bị chiến đấu.

- Đêm ngày 4 rạng ngày 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công Pháp tại đồn Mang Cá, toà Khâm sứ. Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt. Pháp phản công, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị).

- Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết mượn danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến.

⟹ Phong trào Cần Vương bùng nổ.

IV. Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương

Phong trào Cần Vương phát triển qua hai giai đoạn:

  • Giai đoạn I (1885 – 1888): Phong trào bùng nổ trên khắp cả nước
  • Giai đoạn II (1888 – 1896): Phong trào quy tụ các cuộc khởi nghĩa lớn

Nội dung

Giai đoạn thứ nhất (1885 - 1888)

Giai đoạn thứ hai (1888 - 1896)

Lãnh đạo

Vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, văn thân, sĩ phu yêu nước.

Văn thân, sĩ phu yêu nước.

Lực lượng

Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.

Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.

Địa bàn

- Rộng lớn, khắp Bắc và Trung Kì.

- Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định, đề đốc Tạ Hiện (Thái Bình), Nguyễn Thiện Thuật (Hưng Yên),…

- Thu hẹp, quy tụ dần thành các trung tâm lớn, chuyển trọng tâm hoạt động lên vùng trung du và miền núi.

- Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Cao Điển và Tống Duy Tân lãnh đạo, khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo,…

Kết quả

Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc và chịu án lưu đày sang An-giê-ri (Bắc Phi).

Năm 1896, phong trào Cần Vương chấm dứt.

Đặc điểm

- Phong trào diễn ra dưới danh nghĩa “Cần vương”.

- Phát huy cao độ lòng yêu nước, huy động sự ủng hộ của đông đảo nhân dân.

- Nổ ra lẻ tẻ, rời rạc, chưa tạo thành sự liên kết giữa các cuộc khởi nghĩa.

- Mặc dù nhà vua đã bị bắt, phong trào vẫn diễn ra sôi nổi.

- Phát huy cao độ lòng yêu nước, huy động sự ủng hộ của đông đảo nhân dân.

- Nổ ra lẻ tẻ, rời rạc, chưa tạo thành sự liên kết giữa các cuộc khởi nghĩa.

V. Diễn biến của phong trào Cần Vương

*Giai đoạn I (1885 – 1888): Phong trào bùng nổ trên khắp cả nước

Hưởng ứng lời kêu gọi chiếu Cần Vương, nhiều văn thân, sĩ phu và nhân dân yêu nước đứng lên, tập hợp các nghĩa binh, xây dựng căn cứ khởi nghĩa. Họ đấu tranh mạnh mẽ quyết liệt trước thực dân Pháp cùng bè lũ tay sai trên các địa bàn rộng lớn thuộc Bắc và Trung Kì. Nhiều tướng lĩnh đã tham gia chỉ huy như Phan Đình Phùng, Trần Xuân Soạn, Phàm Bành,

Triều đình Hàm Nghi với sự phò tá trợ giúp của Tôn Thất Đàm và Tôn Thất Nghiệp (là hai người con của Tôn Thất Thuyết). Dưới sự đàn áp của thực dân Pháp, vua Hàm Nghi phải rút lui và chiến đấu ở vùng núi Quảng Bình, sau đó lui về Ấu Sơn (Hà Tĩnh).

Tháng 6/1886, Triều đình Đồng Khánh của thực dân Pháp theo lệnh toàn quyền Pháp xuống dụ kêu hàng. Thế nhưng, không ai trong triều đình Hàm Nghi chịu đầu hàng buông súng.

Trong giai đoạn này, các cuộc đấu tranh chỉ dừng lại ở phạm vi nhất định, còn riêng lẻ. Các cuộc khởi nghĩa lần lượt nổ ra ở hầu hết các vùng Bắc Kì và Trung Kì.

Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc nên vua Hàm Nghi bị bắt và đày đi Angieri. Phong trào Cần Vương giai đoạn thứ nhất kết thúc.

Giai đoạn II (1888 – 1896): Phong trào quy tụ các cuộc khởi nghĩa lớn

Từ cuối năm 1888, mặc dù không còn sự lãnh đạo trực tiếp từ triều đình nhưng phong trào Cần Vương vẫn tiếp tục diễn ra. Nhiều văn thân, sĩ phu yêu nước đứng lên lãnh đạo và phát triển thành nhiều cuộc khởi nghĩa lớn, với tổ chức cao hơn

Một số cuộc khởi nghĩa lớn tiêu biểu đã diễn ra như: cuộc khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng và Cao Thắng, khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Tống Duy Tân lãnh đạo, khởi nghĩa Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuật chỉ huy,….

Trong giai đoạn này, nhiều cuộc khởi nghĩa lớn đã nổ ra nhưng thực dân Pháp cũng tăng cường lực lượng truy quét. Do đó, để duy trì và phát triển, các nghĩa quân phải liên tục di chuyển địa bàn hoạt động, từ đồng bằng lên vùng trung du và miền núi.

Phong trào Cần Vương giai đoạn này vẫn hoạt động riêng lẻ, chưa có sự thống nhất giữa các cuộc khởi nghĩa lớn. Tính địa phương của các khởi nghĩa dẫn đến sự thiếu lãnh đạo và liên kết. Các cuộc khởi lần lượt thất bại dưới sự đàn áp liên tục của quân đội Pháp.

Năm 1896, phong trào Cần Vương kết thúc.

VI. Tính chất của phong trào Cần Vương

Tính chất của phong trào Cần Vương là phong trào yêu nước chống thực dân Pháp theo ý thức hệ phong kiến, thể hiện tính dân tộc sâu sắc.

VII. Nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương

Nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương có rất nhiều nguyên nhân như sau:

  • Tính chất địa phương: Phong trào Cần Vương thất bại có nguyên nhân đến từ sự kháng cự chỉ có tính chất địa phương. Các lãnh đạo của phong trào chỉ có uy tín tại địa phương nơi xuất thân, khi họ bị bắt hoặc giết thì nghĩa quân đầu hàng hoặc giải tán.
  • Thiếu sự quy tụ và đường lối lãnh đạo: Phong trào Cần Vương vẫn chưa hội tụ và tập hợp được thành một khối thống nhất; chưa có phương hướng hoạt động cũng như đường lối chiến lược rõ ràng đủ mạnh để chống Pháp
  • Quan hệ với nhân dân: Các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương không lấy được sự tin tưởng từ nhân dân bởi gốc rễ chưa xuất phát từ nông dân. Các đạo quân còn đi cướp bóc của dân chúng.
  • Mâu thuẫn với tôn giáo: Việc xung đột với Công giáo của quân Cần Vương buộc nhiều giáo dân phải tự vệ bằng cách kết nối thông đồng với thực dân Pháp. Theo thống kê của người Pháp cho biết, có hơn 20.000 giáo dân đã bị quân Cần Vương giết hại.
  • Mâu thuẫn sắc tộc: Sự sai lầm trong chính sách sa thải các quan chức Việt, cho dân tộc thiểu số quyền tự trị khiến các sắc dân này đã đứng về phía Pháp. Chính người Thượng đã bắt Hàm Nghi. Các bộ lạc Thái, Mán, Mèo, Nùng, Thổ đều đã cắt đường liên lạc của quân Cần Vương. Họ cũng giúp quân Pháp chiến tranh phản du kích đầy hiệu quả.
  • Vũ khí: Với vũ khí tự túc, thô sơ, quân Cần Vương khó mà đối đầu với vũ khí hiện đại của quân đội Pháp.
  • Lực lượng chênh lệch: Lực lượng của phong trào Cần Vương quá chênh lệch so với đội quân hùng mạnh của Pháp. Họ chỉ có thể tấn công vào những chỗ yếu, sơ hở của địch; không đủ khả năng thực hiện chiến tranh trực diện với lực lượng của địch.
  • Tinh thần chiến đấu: Ngoại trừ một số thủ lĩnh có tinh thần chiến đấu đến cùng và hi sinh vì nước, không ít thủ lĩnh quân khởi nghĩa nhanh chóng buông vũ khí đầu hàng khi tương quan lực lượng bắt đầu bất lợi. Vì vậy mới khiến phong trào nhanh chóng suy yếu và tan rã.

Bài 1 trang 112 SBT sử 8

Quảng cáo

Đề bài

Phong trào Cần Vương nổ ra và phát triển như thế nào? Vì sao chiếu Cần Vương được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lại bài 26. Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX

Lời giải chi tiết

* Về phong trào Cần Vương:

- Cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết phải đưa vua chạy lên Tân Sở (Quảng Trị).

- Ngày 13-7-1885, ông nhân danh vua Hàm Nghi ra“Chiếu Cần Vương”,kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.

=> Một phong trào yêu nước chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương diễn ra sôi nổi từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX.

- Diễn biến phong trào có thể chia thành 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1 (1885 - 1888): phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra.

+ Giai đoạn 2 (1888 - 1896): phong trào quy tụ những cuộc khởi nghĩa lớn, tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Kì và Bắc Kì.

* Chiếu Cần Vương đượcđông đảo nhân dân hưởng ứng là do:

- Đây là lời kêu gọi tâm huyết của một ông vua trẻ tuổi, có tinh thần yêu nước và khảng khái. Ông đã đứng về phía nhân dân, và ủng hộ phái chủ chiến chống thực dân Pháp, mong muốn giành lại độc lập cho dân tộc trong khi triều đình Huế nhu nhược, cam tâm làm tay sai cho giặc.

- “Chiếu Cần Vương”phù hợp với tâm tư, nguyện vọng và truyền thống yêu nước của quảng đại quần chúng nhân dân Việt Nam.

=> Chiếu Cần Vương đã thổi bùng ngọn lửa yêu nước đó trong mỗi con người.

Loigiaihay.com

Bài tiếp theo

Vì sao phong trào Cần Vương đã thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước chống ngoại xâm

  • Bài 2 trang 112 SBT sử 8

    Giải bài tập 2 trang 112 sách bài tập Lịch sử 8. Nêu những chuyển biến trong xã hội Việt Nam dưới tác động của

  • Bài 3 trang 112 SBT sử 8

    Giải bài tập 3 trang 112 sách bài tập Lịch sử 8. Hãy so sánh để thấy được điểm mới và khác trong con đường cứu nước

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

sử 11 bài 21 phong trào yêu nước chống pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.19 KB, 16 trang )

Bài 21
Phong trào yêu nước chống Pháp của
nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
- Giúp học sinh hiểu rõ hoàn cảnh phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp
cuối thế kỷ XIX, trong đó có cuộc khởi nghĩa Cần Vương và khởi nghĩa Tự vệ (tự
phát).
- Nắm được khái niệm lịch sử.
- Nội dung, diễn biến cơ bản của một số khởi nghĩa tiêu biểu: Ba Đình, Bãi
Sậy, Hương Khê, Yên Thế.
2. Về tư tưởng
- Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, ý trí đấu tranh giải phóng dân tộc,
bước đầu nhận thức được những yêu cầu mới cần phải có để đưa cuộc đấu tranh
chống ngoại xâm đến thắng lợi.
3. Về kỹ năng
- Củng cố kỹ năng phân tích, nhận xét, rút ra bài học lịch sử, kỹ năng sử dụng
kiến thức bổ trợ để nắm được bài.
II. Thiết bị tài liệu dạy - học
- Lược đồ phong trào Cần Vương
- Lược đồ các căn cứ khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy
III. Gợi ý tiến trình Tổ chức dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
1. Hoàn cảnh, nội dung cơ bản của hiệp ước 1883 - 1884
2. Tại sao cuối cùng Việt Nam bị rơi vào tay Pháp.
2. Dẫn dắt vào bài mới
Năm 1884 sau hiệp ước Pitơnốt thực dân Pháp đã đặt được cách thống trị trên
toàn cõi Việt Nam. Tuy vậy trên thực tế chúng mới chỉ khuất phục được bộ phận
phong kiến đầu hàng, còn đông đảo quần chúng nhân dân vẫn nuôi trí chờ thời, sẵn
sàng đứng lên chống xâm lược. Để hiểu được phong trào yêu nước chống Pháp của
nhân dân ta cuối thế kỷ XIX diễn ra như thế nào chúng ta cùng học bài 21


3. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp
Hoạt động của Thầy - trò
Kiến thức cơ bản của học sinh cần
nắm
* Hoạt động 1: Cả lớp / cá nhân
- Giáo viên nêu câu hỏi: em hãy nhắc lại kết quả của
cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta 1858
- 1884.
- Học sinh nhớ lại kiến thức cũ, trả lời mặc dù nhân
dân ta anh dũng kháng chiến “nào sợ thằng Tây bắn
đạn nhỏ, đạn to ” song còn tự phát. Triều đình bảo
thủ, nhu nhược, ảo tưởng trước thực dân Pháp,
đường lối kháng chiến nặng nề về phòng thủ, nghị
hòa, bỏ rơi không đoàn kết nhân dân, vì vậy cuối
cùng thực dân Pháp đã tấn công Thuận An, buộc
Triều Nguyễn ký văn Kiện đầu hàng. Thực dân
Pháp hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam và
bắt đầu thiết lập chế độc bảo hộ ở Bắc Kỳ và Trung
Kỳ.
- Giáo viên cung cấp kiến thức mới: Mặc dù Pháp
đã khuất phục được Triều đình Huế (bộ phận chủ
hòa) song chúng không thể khuất phục được nhân
dân ta và một bộ phận chủ chiến trong triều đình,
phong trào đấu tranh chống Pháp tiếp tục phát triển.
- Học sinh theo dõi SGK phong trào kháng cự của
nhân dân ta từ Bắc đến Nam phản đối các hiệp ước
1883 và 1884. Thái độ kiên quyết của nhân dân cả
nước đã cổ vũ phe chủ chiến trong triều đình, dựa
vào phong trào kháng chiến của nhân dân phe chủ
chiến mạnh tay hành động chuẩn bị cho một cuộc


chống Pháp giành lại chủ quyền.
- Giáo viên cung cấp thêm một số tư liệu: Từ khi
Pháp chiếm Nam Kỳ nội bộ triều Nguyễn đã có sự
phân hóa làm 2 phe: chủ chiến và chủ hòa trong đó
phe chủ hòa được vua Tự Đức ủng hộ, còng phe chủ
chiến do Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường
đứng đầu.
- Tôn Thất Thuyết (1835 - 1913) quê ở Thôn Phú
I. Phong trào Cần Vương bùng nổ
1. Cuộc phản công quân Pháp của
phái chủ chiến tại kinh thành Huế
và sự bùng nổ phong trào Cần
Vương
* Nguyên nhân của cuộc phản công:
- Sau hai hiệp ước Hácmăng năm
1883 và Patơnốt 1884 thực dân Pháp
bắt đầu thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc
Kỳ và Trung Kỳ.
- Phong trào đấu tranh chống Pháp của
nhân dân ta đã tiếp tục phát triển.
⇒ Dựa vào phong trào kháng chiến
của nhân dân phe chủ chiến trong triều
đình do Tôn Thất Thuyết đứng đầu
mạnh tay trong hành động.
Mộng xã Xuân Long (Huế) là người trong hoàng
tộc, nhưng thuộc một chi xa của dòng họ chính, ông
từng giữ nhiều chức quan lớn nhỏ, tháng 6/1883
ông được xung vào viện cơ mật. Sau khi Tự Đức
mất, ông là một trong 3 phụ chính đại thần, giữ
chức thượng thư bộ binh nắm quyền chỉ huy quân


đội. Năm 1883 - 1884 triều đình ký các hiệp ước
thừa nhận nền đô hộ của thực dân Pháp. Nhưng
trước sau ông vẫn là người chủ chiến trong triều,
kiên quyết chống lại những hoạt động phản bội của
bọn đầu hàng, ra sức chuẩn bị lực lượng để đánh
giặc giành lại chủ quyền.
- Người Pháp đánh giá về Tôn Thất Thuyết: “Lòng
yêu nước của Tôn Thất Thuyết không chấp nhận
một sự thỏa hiệp nào, ông ta xem quan lại chủ hòa
như kẻ thù của dân tộc Tuy nhiên, dù cho sự đánh
giá ông của những người cùng thời thiên vị như thế
nào, một đạo đức lớn đã bộc lộ rõ rệt trong mọi
hoàn cảnh của đời ông, đó là sự gắn bó lạ lùng của
ông với Tổ Quốc”
“Rõ ràng là Thuyết không hề bao giờ muốn giao
thiệp với chúng ta (chỉ người Pháp), ông biểu lộ
lòng căm ghét không cùng đối với chúng ta trong
mọi hoàn cảnh. Chúng ta có thể nói rằng ông ta đã
căm ghét chúng ta, đó là quyền và có lẽ cũng là bổn
phận của ông ta”.
- Tôn Thất Thuyết tìm mọi cách trừ khử những
người của phe chủ hòa, kể cả những ông vua do
phái chủ hòa đưa lên. Tất cả những việc làm của
ông biểu lộ rõ lòng trung của ông với tổ quốc, thái
độ kiên quyết chống Pháp đến cùng không chịu thỏa
hiệp của ông.
* Hoạt động 2: Cá nhân
- Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi sách giáo
khoa phần chữ nhỏ những hành động của phe chủ
chiến, và đặt câu hỏi những hành động ấy nhằm


mục đích gì?
- Học sinh theo dõi SGK trả lời
+ Phế bỏ những ông vua có biểu hiện thân Pháp, trừ
khử những người không cùng chính kiến, đưa người
trẻ tuổi yêu nước Hàm Nghi lên ngôi.
+ Liên kết với các sỹ phu, văn thân xây dựng căn cứ
Sơn Phòng, tích trữ lương thực, rèn vũ khí, chuẩn bị
chiến đấu.
→ Hành động đó nhằm mục đích chuẩn bị cho một
cuộc nổi dậy chống Pháp giành lại chủ quyền.
- Giáo viên kết luận: Hành động của phe chủ chiến
nhằm chuẩn bị cho một cuộc nổi dậy chống Pháp
giành chủ quyền. Vì vậy thực dân Pháp âm mưu
tiêu diệt phe chủ chiến trong triều do Tôn Thất
Thuyết đứng đầu để dễ dàng điều khiển bọn tay sai
phong kiến thiết lập nền bảo hộ ở nước ta. Quan hệ
giữa tòa Khâm sứ Pháp ở Trung Kỳ và triều đình trở
nên căng thẳng nhất là từ sau sự kiện Hàm Nghi lên
ngôi. Hàm Nghi được Tôn Thất Thuyết và Nguyễn
Văn Tường đưa lên ngôi không báo cáo với tòa
khâm sứ Pháp ở Trung Kỳ, vì đây là chuyện nội bộ
của nước Nam, viện cớ này thực dân Pháp muốn
thực hiện âm mưu tiêu diệt phe chủ chiến. Tháng 5 -
1885 Toàn quyền Trung, Bắc Kỳ đưa quân vào Huế
và mời các quan viên cơ mật của triều đình sang
Tòa khâm sứ để âm mưu bắt Tôn Thất Thuyết tại
tòa Khâm. Đoán biết được âm mưu của Pháp, Tôn
Thất Thuyết đã cáo ốm không sang, song thực dân
Pháp cố tình bắt ép Tôn Thất Thuyết, yêu cầu cho
người khiêng sang. Pháp tăng thêm lực lượng quân


sự, tìm mọi các loại phái chủ chiến.
⇒ Pháp tỏ rõ thái độ muốn tiêu diệt Tôn Thất
Thuyết và phe chủ chiến. Trước tình hình ấy phe
chủ chiến buộc phải ra tay hành động trước, tấn
công trước.
* Hoạt động 3: Cả lớp cá nhân
- Giáo viên dùng lược đồ Kinh Thành Huế (1885)
để trình bày về cuộc phản công kinh thành Huế của

- Những hành động của phe chủ chiến
nhằm chuẩn bị cho một cuộc nổi dậy
chống Pháp giành chủ quyền.
phái chủ chiến? Diễn biến, kết quả (theo sách giáo
khoa).
- Học sinh quan sát lược đồ, nắm bắt kiến thức.
- Giáo viên giúp học sinh tìm ra nguyên nhân thất
bại của cuộc phản công ở kinh đô Huế (SGK) liên
hệ với chủ trương kháng chiến toàn dân, toàn diện
và vấn đề thời cơ khởi nghĩa).
- Giáo viên cung cấp thêm tư liệu về Hàm Nghi:
Tên thật là Ưng Lịch, em ruột vua Kiến Phúc. Sau
khi Kiến Phúc bị giết, Ưng Lịch mới 13 tuổi được
đưa lên ngôi tháng 8 - 1884. Sau khi kinh thành Huế
thất thủ, Tôn Thất Thuyết đã đưa Hàm Nghi cùng
tam cung chạy khỏi hoàng thành lên Tân Sở (Quảng
Trị). Đạo ngự có tới hơn 1000 người, phần đông là
các quan đại thần; ông hoàng, bà chúa, già có, trẻ có
đi kiệu, đi ngựa, đi bộ, sau 2 ngày lên đường Đoàn
ngự đến Quảng Trị, sau đó chia làm 2 đoàn, một
đoàn gồm Hoàng Thân quan lại già yếu phụ nữ, trẻ


nhỏ, quay lại Huế. Còn lại theo vua đi xây dựng căn
cứ chống Pháp. Nhà vua lúc đầu không chịu nổi khí
hậu của miền Trung đầy nắng cát và gió Lào, song
trước thái độ kiên quyết của Tôn Thất Thuyết nhà
vua dần dần ý thức được trách nhiệm của một ông
vua đang mất nước và quyết tâm kháng chiến. Hàm
Nghi đã phê chuẩn chiếu Cần Vương với trách
nhiệm rõ ràng của một ông vua khi có ngoại xâm.
- Giáo viên có thể trình chiếu trên Powerpoint đoạn
trích chiếu Cần Vương hoặc cho học sinh đọc phần
chữ nhỏ SGK trang 129 để học sinh tìm hiểu khái
niệm Cần Vương.
* Hoạt động 4: Cá nhân
- Giáo viên nêu câu hỏi: Em hiểu thế nào là “Cần
Vương”? Xuống chiếu Cần Vương nhằm mục tiêu
gì?
- Học sinh suy nghĩ trả lời
- Giáo viên nhận xét, kết luận: Cần Vương có nghĩa
là giúp vua chiếu Cần Vương nội dung chủ yếu là
⇒ Thực dân Pháp âm mưu tiêu diệt
phe chủ chiến ⇒ Tôn Thất Thuyết
quyết định ra tay trước.
* Diễn biến cuộc tấn công quân
Pháp:
- Đêm 4 rạng 5 - 7 - 1885 Tôn Thất
Thuyết hạ lệnh cho quân triều đình tấn
công Pháp ở tòa Khâm sứ và Đồn
Mang Cá.
- Sáng 6 - 7 - 1885 quân Pháp phản
công kinh thành Huế. Tôn Thất


Thuyết đưa Hàm Nghi cùng triều đình
rút khỏi kinh thành lên Sơn Phòng,
Tân Sở (Quảng Trị).
- Ngày 13 - 7 - 1885 Tôn Thất Thuyết
đã lấy danh nghĩa Hàm Nghi xuống
chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân
giúp vua cứu nước.
kêu gọi “bách quan, khanh sỹ” - Văn Thân sỹ phu
và nhân dân ra sức Cần Vương vì mục tiêu: đánh
Pháp khôi phục nền độc lập dân tộc, lập lại chế độ
phong kiến có vua hiền, tôn giỏi. Vì vậy có thề hiểu
ngắn gọn: Chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân, sỹ
phu, nhân dân, phò vua, giúp vua cứu nước, khẩu
hiệu “Cần Vương” đã nhanh chóng thổi bùng ngọn
lửa yêu nước cháy âm ỉ bấy lâu, một phong trào đấu
tranh vũ trang chống Pháp diễn ra sôi nổi, liên tục
kéo dài 12 năm, đến cuối XIX mới chấm dứt. Vốn
trước đây triều Nguyễn chưa một lần hiệu triệu
nhân dân đứng lên cứu nước, vì vậy ngọn cờ Cần
Vương giờ đang nhanh chóng quy tụ được lực
lượng.
* Hoạt động 1: Nhóm
- Giáo viên chia lớp thành 2 khu vực và giao việc
+ Khu vực thứ nhất (1 dãy hoặc 2 dãy bàn) đọc sách
giáo khoa diễn biến giai đoạn 1 phong trào Cần
Vương để thấy được:
- Lãnh đạo:
- Lực lượng tham gia:
- Địa bàn:
- Diễn biến:


- Kết quả:
+ Khu vực 2: Còn lại - đọc sách giáo khoa giai đoạn
2 của phong trào để thấy được:
- Lãnh đạo:
- Địa bàn:
- Diễn biến:
- Kết quả:
- Tính chất của phong trào Cần Vương
- Giáo viên yêu cầu học sinh mỗi một bàn hợp thành
một nhóm đọc sách giáo khoa, thảo luận, tự trình
bày vào vở. Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi
- Chiếu Cần Vương đã thổi bùng ngọn
lửa đấu tranh của nhân dân ta →
Phong trào Cần Vương bùng nổ kéo
dài suốt 12 năm cuối thế kỷ XIX
2. Các giai đoạn phát triển của phong
lược đồ coi đó là nguồn kiến thức.
- Học sinh làm theo hướng dẫn của giáo viên.
- Giáo viên gọi đại diện một nhóm: giai đoạn 1 lên
trình bày kết quả làm việc của nhóm:
- Học sinh trả lời về giai đoạn 1885 - 1888 (từ khi
phát động đến khi Hàm Nghi bị bắt).
+ Lãnh đạo trực tiếp là Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết
và các sỹ phu, văn thân yêu nước
+ Lực lượng tham gia: Chủ yếu là nhân dân, có các
đồng bào dân tộc thiểu số.
+ Địa bàn: Rộng lớn từ Bắc vào Nam, song sôi nổi
nhất là từ Huế trở ra Bắc (nhìn vào lược đồ không
thấy đấu tranh của nhân dân Nam Kỳ, vì Nam Kỳ
đã bị Pháp thôn tính từ trước).


+ Diễn biến chính: Các cuộc khởi nghĩa vũ trang
bùng nổ, khắp nơi gây cho địch nhiều thiệt hại, tiêu
biểu có khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê
gắn liền với tên tuổi của các thủ lĩnh: Phan Đình
Phùng, Phạm Bành, Đinh Công Tráng, Nguyễn
Thiên Thuận, Nguyễn Quang Bích Sau đó thực
dân Pháp phối hợp với tay sai mở các cuộc đàn áp,
các cuộc khởi nghĩa lần lượt thất bại, nhiều lãnh tụ
bị bắt hoặc hy sinh, Tôn Thất Thuyết sang Trung
Quốc cầu viện.
+ Kết quả: Phong trào Cần Vương khiến thực dân
Pháp phải đối phó vất vả. Sợ không thực hiện được
yêu cầu ổn định tình hình Việt Nam của chính phủ
và quốc hội Pháp. Thực dân Pháp quyết tâm bắt
được Hàm Nghi hòng dập tắt phong trào Cần
Vương. Dùng binh lực không được chúng đã dùng
kế phản gián, mua chuộc tên Trương Quang Ngọc
người thân cận của Vua Hàm Nghi, đêm 30/10/1888
Trương Quang Ngọc đã dẫn thủ hạ đến bắt vua giữa
lúc mọi người đang ngủ say, Hàm Nghi rơi vào tay
giặc.
- Giáo viên cung cấp thêm tư liệu: Sau khi bắt được
trào Cần Vương.
- Phong trào Cần Vương bùng nổ và
phát triển qua 2 giai đoạn
vua Hàm Nghi tại căn cứ Hà Tĩnh thực dân Pháp đã
đưa vua xuống thuyền đưa về Huế, bấy giờ vua mới
17 tuổi, Pháp tìm mọi cách thuyết phục nhà vua trẻ
cộng tác với Pháp làm bù nhìn và lấy gia đình vua
để mua chuộc, Pháp đề nghị đưa vua về Huế gặp gia


đình, thăm vua Đồng Khánh nhưng Vua đều từ
chối quyết liệt, thẳng thắn khước từ vua nói: “Thân
đã tù, nước đã mất, còn dám nghĩ chi đến cha mẹ
anh chị em nữa”.
Không mua chuộc nổi, thực dân Pháp đã đẩy vua đi
an trí tại Angiêri (thủ đô Angiêri thuộc địa của Pháp
ở Bắc Phi), từ đấy Hàm Nghi ở tại một ngôi biệt thự
cách Angiêri 12km, đặt tên là biệt thự Gia Long, lúc
đầu nhà vua tẩy chay không học tiếng Pháp về sau
để hiểu được văn hóa Pháp và thế giới, cựu hoàng
đã học và nhanh chóng làm chủ tiếng Pháp, hiểu sâu
sắc về văn chương, mĩ thuật Pháp và trở thành một
họa sỹ có tài. Dù vậy về đến nhà, vua vẫn giữ tập
quán Việt Nam, búi tóc, quần the, áo dài Việt Nam.
Cựu Hoàng cưới con gái một vị chánh án, có 3 con:
Một hoàng tử và 2 hoàng nữ. Cựu hoàng sống ở
Angiêri 47 năm và mất tại đây, thọ 64 tuổi.
Lúc đầu những nhà vua yêu nước như Hàm Nghi,
Thành Thái, Duy Tân không được thờ trong thế
miếu của nhà Nguyễn. Đến 1956 chính phủ Sài Gòn
mới thiết hương án thờ Hàm Nghi trong thế miếu ở
Huế cùng với các vua Thành Thái, Duy Tân.
- Giáo viên tiếp tục gọi đại diện học sinh nhóm hai
trình bày kết quả làm việc của nhóm mình:
- Học sinh trả lời:
+ Lãnh đạo: Không có sự chỉ đạo của triều đình, chỉ
còn các sỹ phu, văn thân, vua bị bắt.
+ Địa bàn: Thu hẹp dần, quy tụ thành những trung
tâm lớn, hoạt động đi vào chiều sâu
+ Kết quả: Khi tiếng súng khởi nghĩa Hương Khê


đã im trên núi Vụ Quang, cuối năm 1895 đầu năm
1896 thì phong trào Cần Vương coi như chấm dứt.
+ Từ 1885 - 1888
- Lãnh đạo: Hàm Nghi, Tôn Thất
Thuyết, các văn thân, sỹ phu yêu
nước.
- Lực lượng: Đông đảo nhân dân, có
cả dân tộc thiểu số.
- Địa bàn: rộng lớn từ Bắc vào Nam,
sôi nổi nhất là Trung Kỳ (từ Huế trở
ra) và Bắc Kỳ.
- Diễn biến: Các cuộc khởi nghĩa vũ
trang bùng nổ tiêu biểu có khởi nghĩa
Ba Đình, Hương Khê, Bãi Sậy.
- Kết quả: cuối 1888 Hàm Nghi bị
thực dân Pháp bắt và bị lưu đày sang
Agiêri.
- Giáo viên nêu câu hỏi: Tại sao sau khi vua Hàm
Nghi bị bắt phong trào vẫn tiếp tục nổ ra? Điều đó
nói lên cái gì? Giáo viên gợi ý phong trào Cần
Vương là phong trào hưởng ứng khẩu hiệu phò vua
giúp nước (cứu nước) vậy tại sao khi bị bắt mà
phong trào vẫn diễn ra?
- Học sinh suy nghĩ trả lời:
- Giáo viên nhận xét, kết luận: Sau khi vua bị bắt
tính chất Cần Vương, phò vua không còn, nhưng
mục đích cứu nước còn và luôn là mục tiêu hướng
tới của nhân dân ta vì vậy mà phong trào vẫn tiếp
tục diễn ra kể cả sau khi vua bị bắt. Chứng tỏ Cần
Vương chỉ là danh nghĩa khẩu hiểu còn tính chất


yêu nước chống Pháp chủ yếu vì vậy phong trào
Cần Vương mang tính dân tộc sâu sắc.
* Hoạt động 1: Nhóm
- Giáo viên: Do tiết này khối lượng kiến thức rất lớn
vì vậy giáo viên tổ chức cho học sinh tự học theo
nhóm là chính
- Giáo viên lập một mẫu bảng thống kê lên bảng,
hoặc trình chiếu trên PowerPoint.
* Từ năm 1888 - 1896
- Lãnh đạo: Các sỹ phu, văn thân yêu
nước tiếp tục lãnh đạo.
- Địa bàn: Thu hẹp, quy tụ thành trung
tâm lớn. Trọng tâm chuyển lên vùng
núi và trung du, tiêu biểu có khởi
nghĩa Hồng Lĩnh, Hương Khê.
- Kết quả: Năm 1896 phong trào thất
bại.
* Tính chất của phong trào: Là phong
trào yêu nước chống thực dân Pháp
theo khuynh hướng, ý thức hệ phong
kiến song thể hiện tính dân tộc sâu sắc.
II. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
trong phong trào Cần Vương và
phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế
kỷ XIX
Cuộc khởi nghĩa
Thời
gian
Lãnh đạo
Hoạt động


chủ yếu
Kết quả ý nghĩa
- KN Ba Đình
- KN Bãi Sậy
- KN Hương Khê
- KN Nông dân Yên Thế
- Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm: sau đó giao nhiệm vụ:
+ Nhóm 1: Thống kê về cuộc khởi nghĩa Ba Đình theo mẫu và trả lời câu hỏi: Căn cứ Ba
Đình có điểm mạnh, điểm yếu gì?
+ Nhóm 2: Thống kê về cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy và trả lời câu hỏi: Cách tổ chức và chiến
đấu của nghĩa quân Bãi Sậy có gì khác biệt với nghĩa quân Ba Đình?
+ Nhóm 3: Thống kê về khởi nghĩa Hương Khê và trả lời câu hỏi? Tại sao khởi nghĩa Hương
Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong trào Cần Vương?
+ Nhóm 4: Thống kê về cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế và trả lời câu hỏi: Những điểm
khác biệt của khởi nghĩa nông dân Yên Thế với các cuộc khởi nghĩa Cần Vương.
- Học sinh: cứ hai bàn làm hợp thành một nhóm nhỏ và cử đại diện làm thư ký ghi chép tổng
hợp kết quả làm việc của nhóm vào giấy (hoặc vào vở).
- Giáo viên động viên khuyến khích và hướng dẫn các nhóm tự làm việc trả lời các câu hỏi
được giao, sau đó gọi đại diện các nhóm trả lời.
- Học sinh các nhóm trình bày trước lớp kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác
theo dõi nhận xét.
- Giáo viên: Sau khi học sinh nhóm một trình bày xong cuộc khởi Ba Đình, giáo viên treo
lên bảng một bảng thống kê do giáo viên làm sẵn (hoặc trình chiếu PowerPoint) về cuộc
khởi nghĩa Ba Đình để làm thông tin phản hồi giúp học sinh chỉnh sửa phần các em tự làm.
Cuộc khởi
nghĩa
Lãnh
đạo
Địa bàn
Hoạt động


chủ yếu
Kết quả ý nghĩa - Bài học
kinh nghiệm
- Khởi nghĩa
Ba Đình
(1886 - 1887)
- Phạm
Bành
- Đinh
Công
Tráng
- Ba làng:
Mậu
Thịnh,
Thượng
Thọ, Mĩ
Khê (Nga
Sơn,
Thanh
Hoá)
- Xây dựng căn cứ Ba
Đình kiên cố, độc đáo
làm căn cứ chính và
một số căn cứ ngoại vi
như căn cứ Mã Cao.
Xây dựng lực lượng
tập trung có khoảng
300 người.
- Hoạt động chủ yếu
của nghĩa quân là


chặn đánh các đoàn
xe, toán lính đi qua
căn cứ, gây cho Pháp
nhiều thiệt hại.
- Pháp tổ chức nhiều cuộc
tấn công căn cứ Ba Đình
nhưng thất bại.
- Ngày 15/1/1887 quân Pháp
tổng tấn công căn cứ, cuộc
chiến diễn ra ác liệt → đêm
20/1/1887 nghĩa quân phải
mở đường máu rút lên Mã
Cao → 21/1 địch chiếm
được căn cứ, các thủ lĩnh bị
bắt hoặc tự sát, khởi nghĩa
thất bại
- Kinh nghiệm: Tránh thủ
hiểm ở một nơi, phải liên lạc
với các cuộc khởi nghĩa
khác.
- Giáo viên vừa dùng lược đồ căn cứ Ba Đình vừa bổ sung kiến thức cho Học sinh
+ Lý giải tại sao khởi nghĩa mang tên Ba Đình vì căn cứ chính của khởi nghĩa được xây
dựng ở Ba làng, mỗi làng có một ngôi đình, đứng ở đình làng này trông thấy đình làng kia.
+ Bổ sung: Căn cứ Ba Đình, là một căn cứ được xây dựng kiên cố, độc đáo khó tiếp cận, vị
trí thuận lợi cho việc kiểm soát các tuyến giao thông, một người Pháp đánh giá “bên trong
Đình khiến chúng tôi hết sức ngạc nhiên và chứng tỏ thành được xây dựng với kỹ thuật rất
cao, đường công sự có thể đánh xiên cạnh sườn bất cứ chỗ nào, và mỗi làng trong ba làng
đều có công sự bố trí độc đáo, nếu hai làng bị chiếm thì làng kia vẫn là một pháo đài chiến
đấu”.
Điểm yếu của căn cứ thủ hiểm ở một chỗ sẽ rất dễ bị cô lập, bị bao vây không thể dùng chiến


thuật chỉ có thể áp dụng lối đánh chiến tuyến, tập kích, phục kích mà thôi. Không cơ động
linh hoạt.
Thất bại của cuộc khởi nghĩa để lại bài học kinh nghiệm: cần biết lợi dụng địa hình, địa vật
tránh thủ hiểm một nơi.
- Học sinh nhóm 2 trình bày kết quả thống kê về cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy.
- Giáo viên: tương tự như lần trước giáo viên đưa ra bảng thống kê do giáo viên tự làm về
khởi nghĩa Bãi Sậy.
Cuộc khởi
nghĩa
Lãnh
đạo
Địa bàn Hoạt động chủ yếu
Kết quả
ý nghĩa
- Bãi Sậy
1885 -1892
-
Nguyễn
Thiện
Thuật
- Căn cứ
chính: Bãi
Sậy
(Hưng
Yên)
- Địa bàn
hoạt động:
Hưng
Yên, Hải
Dương,


Bắc Ninh,
Thái
Bình,
sang cả
Nam
Định,
Quảng
Yên.
+ Giai đoạn từ 1885 -
1887 xây dựng căn cứ Bãi
Sởy, từ đây tỏa ra khống
chế các tuyến giao thông
Hà Nội - Hải Phòng, Hà
Nội - Nam Định, Hà Nội -
Bắc Ninh, đường sông
Thái Bình, sông Hồng,
sông Đuống.
- Nghĩa quân phiên chế
thành những phân đội nhỏ
10 - 15 người trà trộn vào
dân để hoạt động.
+ Giai đoạn từ năm 1888
bước vào chiến đấu, quyết
liệt, di chuyển linh hoạt
đánh thắng một số trận
lớn ở các tỉnh Đồng Bằng.
- Qua nhiều ngày chiến
đấu nghĩa quân đã bị
giảm sút nhiều.
- Căn cứ Bãi Sậy và căn


cứ Hai Sông bị Pháp bao
vây. Nguyễn Thiện
Thuận phải sang Trung
Quốc, Đốc Tít phải ra
hàng giặc.
- Năm 1892 những người
còn lại ra nhập nghĩa
quân Yên Thế.
- Để lại những kinh
nghiệm tác chiến ở Đồng
Bằng.
- Giáo viên vừa dùng lược đồ Khởi nghĩa Bãi Sậy vừa bổ sung kiến thức về tổ chức và chiến
đấu của nghĩa quân Bãi Sậy khác với Ba Đình ở chỗ: khởi nghĩa Ba Đình tổ chức nghĩa quân
tập trung lực lượng lên tới 300 nghĩa quân, địa bàn thủ hiểm ở một nơi, cách đánh chủ yếu là
đánh chiến tuyến. Còn nghĩa quân Ba Đình phiên chế thành nhóm nhỏ, cơ động, linh hoạt,
hoạt động trên một địa bàn rộng, bên cạnh hoạt động du kích còn có hoạt động binh vận,
chống càn, đánh phá các tuyến đường giao thông, đánh đồn.
- Học sinh nhóm 3 trình bày kết quả thống kê về cuộc khởi nghĩa Hương Khê.
- Giáo viên tiếp tục đưa ra bảng thống kê do giáo viên chuẩn bị sẵn về khởi nghĩa Hương
Khê.
Cuộc khởi nghĩa
Lãnh
đạo
Địa bàn Hoạt động chủ yếu
Kết quả ý nghĩa - bài học
kinh nghiệm
- Hương Khê
(1885 - 1896)
-
Phan


Đình
Phùng
- Cao
Thắng
- Căn
cứ
chính:
Hương
Khê
(Hà
Tĩnh)
- Địa
bàn hoạt
động
rộng 4
tỉnh Bắc
Trung
Kỳ
- Giai đoạn 1885
-1888 chuẩn bị lực
lượng, xây dựng căn
cứ, chế tạo vũ khí
(súng trường) tích
lương thực,
- Giai đoạn từ 1888 -
1896 bước vào giai
đoạn chiến đấu quyết
liệt, từ năm 1889 liên
tục mở các cuộc tập
kích, đẩy lùi các cuộc


hành quân càn quét
của địch. Chủ động
tấn công thắng nhiều
trận lớn nổi tiếng.
- Từ cuối 1893 lực lượng
nghĩa quân bị hao mòn. Cao
Thắng hi sinh trong trận tấn
công đồn Lu (Thanh
Chương) tháng 10/1893.
- Trong một trận đánh ác liệt
Phan Đình Phùng hy sinh
28/12/1895, sang năm 1896
những thủ lĩnh cuối cùng rơi
vào tay giặc → khởi nghĩa
thất bại.
- Là cuộc khởi nghĩa tiêu
biểu nhất trong phong trào
Cần Vương.
- Giáo viên vừa dùng lược đồ khởi nghĩa Hương Khê vừa bổ sung kiến thức cho học sinh.
Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương
vì:
+ Kéo dài hơn 10 năm, dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa Cần Vương.
+ Địa bàn rộng khắp 4 tỉnh Bắc Trung Bộ.
+ Căn cứ rộng lớn khắp vùng núi 4 tỉnh căn cứ chính Hương Khê, còn có nhiều căn cứ khác.
+ Chuẩn bị tương đối chu đáo: có thể chế tạo được súng trường, tích trữ lương thảo; đào đắp
công sự liên hoàn.
+ Đánh nhiều trận nổi tiếng.
Cao Thắng đã cùng thợ rèn dày công nghiên cứu, mô phỏng, chế tạo thành công loại súng
trường theo kiểu của Pháp (500 khẩu) để trang bị cho nghĩa quân, Pháp phải công nhận súng
do Cao Thắng chế tạo “giống hệt súng trường của công binh xưởng nước ta” (Pháp) chế tạo,


chỉ khác hai điểm: Lò xo yếu và nòng súng không xẻ rãnh nên đạn bay không xa và không
mạnh. Tuy nhiên trong điều kiện kỹ thuật đương thời thì đó là một thành công lớn. Vè Quan
đình ca ngợi:
“Khen thay Cao Thắng tài to
Lấy ngay súng giặc về cho lò rèn
Đêm ngày tỉ mỉ giở xem
Lại thêm có cả đội quân cùng tài
Xưởng trong cho chí trại ngoài
Thợ rèn các tỉnh đều mời hội công
Súng ta chế được vừa xong
Đem ra mà bắn nức lòng lắm thay
Bắn cho tiệt giống quân Tây
Cậy nhiều súng ống phen này hết khoe”.
- Học sinh nhóm 4 trình bày kết quả làm việc của nhóm về khởi nghĩa nông dân Yên
Thế.
- Giáo viên tiếp tục đưa ra bảng thống kê do giáo viên chuẩn bị về khởi nghĩa nông dân
Yên Thế.
Cuộc khởi
nghĩa
Lãnh
đạo
Địa
bàn
Hoạt động chủ yếu
Kết quả
ý nghĩa
- Nông dân
Yên Thế 1884
-1913
Hoàng


Hoa
Thám
Yên
Thế -
Bắc
Giang
- Giai đoạn 1884 - 1892 tại
vùng Yên Thế (Bắc Giang)
có hàng trục toán quân hoạt
động riêng lẻ chống chính
sách cướp bóc bình định của
thực dân Pháp, thủ lĩnh uy tín
nhất là Đề Nắm, nghĩa quân
đã xây dựng 7 hệ thống
phòng thủ ở Bắc Yên Thế.
- Tháng 3/1892 Pháp tấn
- Trong quá trình tồn tại,
phong trào đã kết hợp
được yêu cầu độc lập với
nguyện vọng của nhân
dân.
- Khởi nghĩa là phong trào
đấu tranh lớn nhất của
nông dân trong những
năm cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX. Nói lên ý trí,
công, Đề Nắm bị sát hại.
- Giai đoạn 1893 - 1897 do
Đề Thám lãnh đạo, giảng hòa
với Pháp 2 lần nhưng bên


trong vẫn ngấm ngầm chuẩn
bị lực lượng làm chủ 4 tổng
Bắc Giang
- Giai đoạn 1898 - 1908:
trong 10 năm hòa hoãn, căn
cứ Yên Thế trở thành nơi hội
tụ của những nghĩa sỹ yêu
nước.
sức mạnh bền bỉ, dẻo dai
của nông dân.
- Giáo viên sử dụng lược đồ khởi nghĩa Nông dân Yên Thế và bổ sung.
+ Điểm khác nhau căn bản giữa phong trào nông dân Yên Thế và phong trào Cần Vương là:
Phong trào Cần Vương gồm những cuộc khởi nghĩa hưởng ứng chiếu Cần Vương với mục
đích giúp vua cứu nước, hưởng ứng lời kêu gọi của Triều Đình. Còn phong trào nông dân
Yên Thế nhằm mục đích chống chính sách cướp bóc và bình định quân sự của thực dân
Pháp, các xóm làng của nông dân từ các nơi tụ họ về nương nhờ lẫn nhau để sinh sống và
chống lại các thế lực đe dọa từ bên ngoài, họ tự mình đứng lên để bảo vệ cuộc sống của
mình, đó là phong trào mang tính tự phát (tính chất tự vệ) của nông dân. Vì vậy không thể
xếp phong trào nông dân Yên Thế vào phong trào Cần Vương.
+ Giai đoạn 1909 - 1913 của phong trào còn được tìm hiểu ở những phần sau.
+ Hoàng Hoa Thám từng tham gia khởi nghĩa Hoàng Đình Kinh (Cai Kinh) lấy tên là Đề
Dương được Cai Kinh đổi tên thành Hoàng Hoa Thám (Đề Thám) khi Cai Kinh chết, Đề
Thám tách ra hoạt động riêng và trở thành thủ lĩnh của phong trào nông dân Yên Thế. Cuộc
khởi nghĩa do ông lãnh đạo kéo dài gần 30 năm gây cho Pháp nhiều thiệt hại. Không thực
hiện được âm mưu tiêu diệt nghĩa quân, Pháp hai lần giảng hòa với Đề Thám, lần thứ nhất
phải để cho ông làm chủ 4 tổng gần hết Yên Thế. Lần hai Pháp phải công nhận để ông khai
hoang ở Phồn Xương và được giữ 25 tay súng để bảo vệ đất đai. Đồn điền Phồn Xương thực
chất là căn cứ chống Pháp của Hoàng Hoa Thám, ông ngấm ngầm luyện tập quân ngũ, tích
trữ lương thực sẵn sàng đối phó với Pháp. Phồn Xương là nơi thu hút các sỹ phu yêu nước,
thủ lĩnh nhiều nơi bàn bạc việc phối hợp tác chiến, viện trợ lẫn nhau giữa các phong trào.


Trong đó có cả Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.
Tháng 1/1909 Thực dân Pháp tấn công trở lại Yên thế nghĩa Quân kịp thời đối phó.
- Tháng 11/1909 thực dân Pháp dồn lực lượng bao vây Đề Thám, vợ Ba Đề Thám (bà Ba
Cẩn) bị bắt cùng nhiều nghĩa quân khác. Đề Thám còn lại một mình với 2 nghĩa quân sống
ẩn náu trong rừng. Ngày 10/2/1913 Đề Thám bị tay sai của Pháp sát hại. Khởi nghĩa nông
dân Yên Thế chấm dứt.
- Gần đây một người nông dân ở Mai Trung - Hiệp Hòa - Bắc Giang đã vô tình tìm thấy mộ
của Đề Thám khi làm vườn, đây quả là một phát hiện lịch sử thú vị về một lãnh tụ nông dân
nổi tiếng Hoàng Hoa Thám.
4. Sơ kết bài học
-Củng cố: Khái quát lại bài
+ Các phong trào đấu tranh chống Pháp cuối XIX.
+ ý nghĩa của các phong trào đó: Phản ánh tính chất yêu nước chống Pháp nổi
bật và có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình lịch sử Việt Nam.
- Dặn dò: Học sinh học bài, đọc trước bài mới.

Tìm hiểu về phong trào Cần Vương

Phong trào Cần Vương là gì?

  • Phong trào Cần Vương nổ ra vào cuối thế kỷ 19 do đại thần nhà Nguyễn là Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi khởi xướng, trước sự xâm lược của thực dân Pháp.
Vì sao phong trào Cần Vương đã thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước chống ngoại xâm
Phong trào cần vương nổ ra và phát triển như thế nào Lịch sử lớp 8

Ý nghĩa của phong trào Cần Vương

  • Cần Vương nghĩa mang nghĩa là “phò vua”, “giúp vua”. Trong lịch sử Việt Nam, trước nhà Nguyễn, đã có những thế lực nhân danh vua giúp vua như thời Lê sơ, nghĩa quân hưởng ứng lời kêu gọi của vua Lê Chiêu Tông chống lại gian thần Mạc Đăng Dung. Tuy nhiên, phong trào này không để lại nhiều ấn tượng và khi nhắc đến Cần Vương, người ta thường hiểu là phong trào chống thực dân Pháp xâm lược.
  • Phong trào thu hút một số quan lại triều đình và văn thân tham gia. Ngoài ra, phong trào còn thu hút được đông đảo các tầng lớp sĩ phu yêu nước lúc bấy giờ tham gia. Phong trào Cần Vương thực sự trở thành một hệ thống các cuộc khởi nghĩa vũ trang trên cả nước, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, kéo dài từ năm 1885 đến năm 1896.
Vì sao phong trào Cần Vương đã thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước chống ngoại xâm
Phong trào cần vương nổ ra và phát triển như thế nào Lịch sử lớp 8

Phong trào cần vương nổ ra và phát triển như thế nào

Phong trào Cần Vương nổ ra

  • Phe chủ chiến trong triều đình Huế do Tôn Thất Thuyết đại diện đã ra tay, thủ tiêu các vua thân Pháp và tiến hành các cuộc phản công.
  • Cuộc phản công ở kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết phải đưa vua Hàm Nghi chạy về căn cứ Tân Sở (Quảng Trị).
  • Ngày 13/7/1885, ông ban hành “Chiếu Cần Vương” nhân danh vua Hàm Nghi, kêu gọi quân dân đứng lên phò vua cứu nước.

=> Một phong trào yêu nước chống ngoại xâm nổi lên, kéo dài đến cuối thế kỷ XIX, được gọi là Phong trào Cần Vương.

Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương

Phong trào Cần Vương diễn ra sôi nổi từ năm 1885 đến cuối thế kỷ 19. Chia làm 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1 từ giữa năm 1885 đến tháng 11 năm 1888

  • Sau khi chiếu Cần Vương ra đời, nhiều văn thân, sĩ phu yêu nước nhiệt liệt hưởng ứng. Họ đã tập hợp nghĩa quân, xây dựng căn cứ, chiến đấu quyết liệt với thực dân Pháp và tay sai trên một địa bàn rộng lớn, tại các tỉnh Miền Bắc và Trung Kỳ.
  • Có nhiều văn thân, người cùng chí hướng tham gia như Trần Xuân Soạn, Mai Xuân Thưởng, Phan Đình Phùng, Phạm Bành.
  • Đặc điểm của phong trào thời kỳ này là trong những hoàn cảnh nhất định, phong trào đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của triều đình kháng chiến do vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết đứng đầu.
  • Cuối năm 1888, vua Hàm Nghi bị bắt, giai đoạn đầu kết thúc.

+ Giai đoạn 2 từ cuối năm 1888 đến năm 1896

  • Tuy không còn sự lãnh đạo thống nhất của triều đình nhưng các phong trào Cần Vương vẫn tiếp tục phát triển và quy tụ thành những cuộc nổi dậy rộng lớn, có trình độ tổ chức cao hơn và duy trì được cuộc kháng chiến chống Pháp trong nhiều năm như: Khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Tống Duy Tân, khởi nghĩa Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo, khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo.
  • Tuy nhiên, phong trào phản vua thời kỳ này không thể khắc phục được tình trạng hy sinh, thiếu sự phối hợp, chỉ đạo thống nhất của địa phương Các cuộc nổi dậy lần lượt thất bại, năm 1896 phong trào Cần Vương chấm dứt. .

Khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa cao nhất trong phong trào Cần Vương vì:

  • Cuộc khởi nghĩa kéo dài 10 năm, từ 1885 đến 1996.
  • Phạm vi hoạt động rộng khắp 4 tỉnh Bắc Trung Kì (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình).
  • Lực lượng tham gia thu hút đông đảo lực lượng nhân dân khắp 4 tỉnh Bắc Trung Bộ.
  • Tổ chức trận không chiến: Nghĩa quân có tổ chức tương đối chặt chẽ, sử dụng linh hoạt, chủ động, sáng tạo phương thức tác chiến trong quá trình chuẩn bị lực lượng cũng như khi chiến đấu với quân Pháp. Những người nổi dậy đã chế tạo và sử dụng một khẩu súng trường tương tự như của người Pháp
  • Nghĩa quân đã tổ chức nhiều trận đánh lớn, gây cho quân Pháp nhiều tổn thất nặng nề. Thực dân Pháp và bè lũ tay sai đã phải tốn nhiều công sức để bao vây, dập tắt.
Vì sao phong trào Cần Vương đã thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước chống ngoại xâm
Phong trào cần vương nổ ra và phát triển như thế nào Lịch sử lớp 8

>>Đọc thêm: Chứng minh câu tục ngữ có công mài sắt có ngày nên kim<<