Vì sao tổ chức Hiệp ước Vacsava ra đời

Đề bài:

A. chống lại khối quân sự NATO do Mĩ cầm đầu.

B. tăng cường mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa các nước xã hội chủ nghĩa.

C. giữ gìn hòa bình và an ninh châu Âu.
D. tăng cường sức mạnh chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa.

A

Vì sao tổ chức Hiệp ước Vacsava ra đời

81 điểm

Phương Lan

Tổ chức Hiệp ước Vacsava (5/1955) ra đời nhằm mục đích A. tạo sự đối lập với khối quân sự NATO. B. tăng cường sức mạnh của các nước xã hội chủ nghĩa C. Bảo vệ các nước thành viên, duy trì hoà bình ở châu Âu và làm đối trọng với NATO

D. tăng cường tình đoàn kết giữa Liên xô với Đông Âu.

Tổng hợp câu trả lời (1)

Đáp án C Trước những hành động của Mĩ (thực hiện kế hoạch Mácsan để lôi kéo các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu và thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương), Liên Xô và các nước Đông Âu đã thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácsava, đây là một liên minh chính trị, quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu, giúp duy trì hòa bình ở châu Âu và làm đối trong với NATO.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết dừa được trồng nhiều nhất ở vùng nào sau đây? A. Đông Nam Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long.
  • Thuận lợi để phát triển du lịch biển đảo ở nước ta không thể hiện qua việc? A. dọc bờ biển nước ta có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp B. một số đảo, quần đảo thuộc chủ quyền nước ta có các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng và phong cảnh đẹp C. vùng biển ấm quanh năm, các hoạt động thể thao dưới nước có thể phát triển D. vùng biển nước ta có độ muối trung bình khoảng 30 - 33‰
  • Đâu là con sông nội địa dài nhất Việt Nam? A. Sông Hồng B. Sông Chảy C. Sông Cửu Long D. Sông Đồng Nai
  • Có ý kiến cho rằng: "Lũ ở đồng bằng sông Cửu Long hàng năm gây nhiều thiệt hại nhưng cũng mang đến một số nguồn lợi cho đồng bằng này". Dựa vào kiến thức và hiểu biết của bản thân, em thấy ý kiến này đúng hay sai, em hãy làm rõ ý kiến trên.
  • Từ thập niên 90 của thế kỉ XX đến nay, hoạt động nội thương của nước ta ngày càng nhộn nhịp, chủ yếu là do A. Cơ chế quản lí thay đổi B. Nhu cầu tiêu dùng của người dân cao C. Sự đa dạng của các mặt hàng D. Tác động của thị trường ngoài nước
  • Công nghiệp dầu khí phát triển mạnh ở Đông Nam Bộ, nguyên nhân cơ bản do: A. vùng tập trung tài nguyên dầu mỏ giàu có nhất cả nước B. vùng có trình độ khoa học – kĩ thuật cao, cơ sở hạ tầng công nghiệp hiện đại C. vùng thu hút nhiều nhất nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước D. chính sách phát triển công nghiệp của Nhà nước
  • Động lực thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa và thâm canh trong nông nghiệp ở nước ta là do A. Hoạt động dịch vụ nông nghiệp phát triển B. Nhu cầu của thị trường C. Sự xuất hiện các hình thức sản xuất mới trong nông nghiệp D. Sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu ngành nông nghiệp
  • Vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước là A. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế B. Tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững C. Chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ D. Xác định cơ cấu kinh tế hợp lí, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
  • Đâu là điểm du lịch lễ hội truyền thống của nước ta? A. Đền Hùng, Điện Biên Phủ, Tân Trào.B. Đền Hùng, Chùa Hương, Tân Trào. C. Đền Hùng, Chùa Hương, Yên Tử.D. Đền Hùng, Chùa Hương, Trà Cổ.
  • Giá trị sản lượng nông nghiệp của nước ta năm 2005 là: A. 61817,5 tỉ đồng B. 82307,1 tỉ đồng C. 112111,7 tỉ đồng D. 137112,0 tỉ đồng

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 12 hay nhất

xem thêm

Đáp án C

Trước những hành động của Mĩ (thực hiện kế hoạch Mácsan để lôi kéo các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu và thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương), Liên Xô và các nước Đông Âu đã thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácsava, đây là một liên minh chính trị, quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu, giúp duy trì hòa bình ở châu Âu và làm đối trong với NATO.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Tổ chức Hiệp ước Vacsava (5/1955) ra đời nhằm mục đích


A.

tạo sự đối lập với khối quân sự NATO.

B.

tăng cường sức mạnh của các nước xã hội chủ nghĩa.

C.

Bảo vệ các nước thành viên, duy trì hoà bình ở châu Âu và làm đối trọng với NATO

D.

tăng cường tình đoàn kết giữa Liên xô với Đông Âu.

Nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Vacsava là:


A.

Đảm bảo hòa bình và an ninh châu Âu

B.

Tăng cường lực lượng cho Liên Xô và các nước Đông Âu

C.

Chạy đua vũ trang với NATO

D.

Phòng thủ trước sự đe dọa của Mĩ và NATO

Trong suốt nửa sau thế kỷ XX, Tổ chức Hiệp ước Warszawa là vấn đề gây đau đầu không dứt đối với các tướng lĩnh Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO). Không thể hình dung kỷ nguyên Chiến tranh lạnh mà không có sự đối đầu giữa hai liên minh quân sự-chính trị mạnh nhất thế giới này.

Ít ai biết rằng, Tổ chức Hiệp ước Warszawa, được ví như “thành trì hòa bình” và “lá chắn của chủ nghĩa xã hội”, ra đời muộn hơn nhiều so với đối thủ phương Tây của mình.

Liên minh các nước xã hội chủ nghĩa

Các nhà lãnh đạo Liên Xô, cũng như các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Trung Âu chịu tầm ảnh hưởng của Liên Xô, đã có thái độ khá bình tĩnh trước việc các cường quốc phương Tây thành lập NATO vào năm 1949. Lúc đó, khối phía Đông cho rằng, các thỏa thuận phòng thủ song phương mà Liên Xô đã ký với những đồng minh mới của mình, cũng như sự hiện diện quân đội Xô viết trên lãnh thổ của họ, là hoàn toàn đủ để đảm bảo an ninh cho khối.

Vì sao tổ chức Hiệp ước Vacsava ra đời
Vì sao tổ chức Hiệp ước Vacsava ra đời
Vì sao tổ chức Hiệp ước Vacsava ra đời
Vì sao tổ chức Hiệp ước Vacsava ra đời
Vì sao tổ chức Hiệp ước Vacsava ra đời
Ký kết Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác và Tương trợ tại Warszawa, ngày 14-5-1955. Ảnh: Sputnik.

Ngoài ra, do chịu tổn thất nặng nề trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nên Liên Xô khi đó không đủ tiềm lực kinh tế và phương tiện kỹ thuật để thành lập một tổ chức cho riêng mình tương tự như NATO. Tuy nhiên, về sau tình hình kinh tế ở Liên Xô bắt đầu được cải thiện. Bằng nỗ lực của hàng trăm cố vấn quân sự Liên Xô, các lực lượng vũ trang Đông Đức, Tiệp Khắc, Ba Lan, Hungary và Romania đã được tổ chức lại theo mô hình của Liên Xô, trong khi nhiều sĩ quan của những nước này được đào tạo tại các trường quân sự và quân chính Xô viết.

Ngay trong năm 1951, Tham mưu trưởng Tập đoàn quân Liên Xô tại Đức, Đại tướng Sergey Shtemenko trong một cuộc họp có sự tham dự của nhà lãnh đạo Joseph Stalin, đã nêu ra ý tưởng thành lập “Liên minh quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa anh em”. Tuy nhiên, sau khi Stalin qua đời thì mới xuất hiện Tổ chức Hiệp ước Warszawa.

Nguyên nhân chính cho sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Warszawa là xuất phát từ việc các đồng minh phương Tây ký kết Hiệp định Paris vào năm 1954. Theo đó, Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) gia nhập Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương, đồng thời Liên minh Tây Âu (Tổ chức chính trị-quân sự của các nước châu Âu) cũng đã được thành lập. Việc tăng cường vị thế nhanh chóng như vậy của đối thủ tiềm tàng ở Trung Âu cuối cùng đã dẫn đến việc, ngày 14-5-1955 tại Warszawa, Liên Xô, Bulgaria, Hungary, Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức), Ba Lan, Romania, Albania và Tiệp Khắc đã ký kết Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác và Tương trợ, nhằm chính thức hóa việc thành lập một liên minh quân sự-chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa.

Dưới sự lãnh đạo của Moscow

Các bên cam kết tương trợ cho nhau trong trường hợp bị đe dọa quân sự, thành lập Bộ chỉ huy chung các lực lượng vũ trang của những nước này. Theo thỏa thuận giữa các bên, các lực lượng vũ trang sẽ được giao cho Bộ chỉ huy chung và triển khai “các biện pháp đã thống nhất khác cần thiết cho việc tăng cường khả năng phòng thủ, nhằm mục đích bảo vệ lao động hòa bình của nhân dân đất nước họ, bảo đảm sự bất khả xâm phạm biên giới và lãnh thổ của họ, cũng như bảo vệ trước sự xâm lược nào có thể xảy ra”.

Vì sao tổ chức Hiệp ước Vacsava ra đời
Vì sao tổ chức Hiệp ước Vacsava ra đời
Vì sao tổ chức Hiệp ước Vacsava ra đời
Vì sao tổ chức Hiệp ước Vacsava ra đời
Vì sao tổ chức Hiệp ước Vacsava ra đời
Cuộc tập trận quân sự mang tên “Vltava” của Liên Xô và các nước tham gia Hiệp ước Warszawa. Ảnh: V. Gzhelsky/Sputnik.

Mặc dù trong Hiệp ước có tuyên bố về sự bình đẳng của các bên tham gia, nhưng Liên Xô vẫn luôn đóng vai trò chủ chốt từ những ngày đầu thành lập cho đến khi giải thể Tổ chức này. Ngay từ đầu, Moscow là nơi phê chuẩn các dự thảo văn kiện quan trọng nhất do Ủy ban Hiệp thương Chính trị (Cơ quan tối cao của Tổ chức Hiệp ước Warszawa) xem xét. Các cuộc họp của Ủy ban này luôn có sự tham dự của người đứng đầu Chính phủ các nước đồng minh.

Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang chung của các nước thành viên Hiệp ước Warszawa, cũng như Tham mưu trưởng luôn là các tướng lĩnh của Liên Xô. Thông thường, đại diện quân đội các nước khác trong khối chỉ nắm giữ các chức vụ Phó Tổng tư lệnh và Phó tham mưu trưởng.

Trong khi Hoa Kỳ tính toán cặn kẽ và phân chia nghĩa vụ tài chính cho việc duy trì hoạt động của NATO lên tất cả các nước thành viên, thì Liên Xô đã mạnh dạn gánh vác gần như toàn bộ chi phí lên vai mình. Theo đó, nếu phần đóng góp tài chính của Liên Xô cho hoạt động của Bộ chỉ huy chung và Bộ tham mưu chiếm 45%, thì mức chi phí đóng góp của nước này nhằm duy trì Lực lượng vũ trang chung và cơ sở hạ tầng của Liên minh là hơn 90%.

Chống phản cách mạng

Liên minh quân sự-chính trị khối phía Đông được Ban lãnh đạo Liên Xô xem như đối trọng hiệu quả với Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô khi đó là Nikita Khrushchev đã gọi Hiệp ước Warszawa là “nhân tố quan trọng giúp ổn định tại châu Âu”.

Bên cạnh việc Tổ chức Hiệp ước Warszawa đối với Moscow là công cụ của chính sách đối ngoại, thì nó còn là phương tiện quan trọng nhằm giải quyết tình trạng khủng hoảng xảy ra trong phe các nước xã hội chủ nghĩa.

Trong cuộc nổi dậy ở Hungary năm 1956, quân đội Liên Xô đã tiến vào nước này, như tuyên bố trong quân lệnh của Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang chung, Nguyên soái Ivan Konev, là nhằm mục đích “hỗ trợ nhân dân Hungary anh em trong việc bảo vệ thành quả xã hội chủ nghĩa, đập tan thế lực phản cách mạng và loại bỏ nguy cơ phục hưng chủ nghĩa phát xít”. Có ý kiến khẳng định rằng, quân đội Liên Xô đã hành động “phù hợp với đề nghị của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Hungary trên cơ sở Hiệp ước Warszawa đã được ký kết giữa các nước thuộc phe xã hội chủ nghĩa”.

Nếu tại Budapest, Liên Xô chủ yếu tự xoay xở bằng lực lượng của mình với sự ủng hộ của Quân đội nhân dân Hungary và các cơ quan tình báo của nước này, thì đến sự kiện “Mùa xuân Praha năm 1968”, Liên Xô đã lôi kéo toàn diện các đồng minh của mình vào để chống lại các thế lực phản cách mạng. Ngoài các đơn vị quân sự Liên Xô, tiến vào Tiệp Khắc khi đó còn có quân đội Ba Lan, Bulgaria, Hungary và Cộng hòa Dân chủ Đức.

Năm 1985, Hiệp ước Warszawa hết hạn. Ngày 26-4 năm đó, các bên đã lặng lẽ gia hạn Hiệp ước này thêm 20 năm, mà không hề biết rằng, thực tế sau đó nó chỉ còn tồn tại thêm chừng 5 năm. Sau khi Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu tan rã, cũng như hai miền nước Đức thống nhất, thì Liên minh quân sự phía Đông này đã không còn ý nghĩa để tiếp tục tồn tại.

Ngày 1-7-1991 tại Praha, các đại diện Liên Xô, Bulgaria, Hungary, Ba Lan, Romania và Tiệp Khắc đã ký kết Biên bản chấm dứt hoàn toàn hiệu lực của Hiệp ước Warszawa. Và rồi trong vòng 20 năm tiếp theo, tất cả những nước đồng minh cũ của Moscow đã lần lượt gia nhập Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).

QUỐC KHÁNH (theo Russia Beyond)