Vì sao uống rượu bia không được lái xe

Mục lục bài viết

  • 1. Sử dụng rượu bia khi lái xe thì bị xử phạt như thế nào ?
  • 2. Uống rượu điều khiển phương tiện gây tai nạn thì bị phạt như nào ?
  • 3. Va chạm xe do uống rượu bia có phải bồi thường không ?
  • 4. Điều khiển xe không mũ bảo hiểm say rượu thì có lỗi không ?
  • 5. Say rượu gây tai nạn bị xử phạt như thế nào ?

1. Sử dụng rượu bia khi lái xe thì bị xử phạt như thế nào ?

Thưa luật sư, Em có sử dụng rượu khi lái xe, thổi nồng độ cồn thì biết 1020mg/lít khí thở. Khi đang tham gia giao thông em có vô tình gây tai nạn giao thông cho một người khác nhưng 2 bên đã giải quyết ổn thỏa. Vậy thưa luật sư em có thể bị xử phạt hành chính như thế nào ?

Rất mong được sự tư vấn của luật sư. Em xin cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật Giao thông, gọi:1900.6162

Trả lời:

Đối với trường hợp điều khiển phương tiện là ô tô:

K10 Điều 5Nghị định 100/2019/NĐ-CP đuy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định:

10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

Theo quy định này, hành vi vi phạm quy định về việc sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông với nồn độ cồn trên 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bạn có thể phải chịu mức phạt lên đến 40.000.000 đồng

Đối với trường hợp điều khiển phương tiện là xe máy:

Căn cứ nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

Điều 6. Xử phạt người Điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

Theo quy định này, đối với trường hợp bạn điều khiển xe máy mà nồng độ cồn trong hơi thở của bạn cao đến 1.020 miligam/1 lít khí thở thì bạn có thể phải chị mức phạt lên đến 8.000.000 đồng.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.6162 để được giải đáp.

2. Uống rượu điều khiển phương tiện gây tai nạn thì bị phạt như nào ?

Kính gửi Luật Sư, Em tên là Hải. Em muốn nhờ luật sư tư vấn giúp em về trường hợp sau. Trên đường đi làm về nhà, em có quan sát và xi nhan sang đường. Khi sang gần đến bên kia đường thì có thanh niên phóng xe nhanh đâm vào em, em bị bất tỉnh.

Người dân đã đưa em và thanh niên kia vào bệnh viện. Kết quả chụp chiếu, em bị gãy xương đòn làm 3 đoạn, cần mổ ngay, và em đã phải mổ và ghim, đinh, thanh niên kia cũng gãy xương đòn nhưng không phải mổ mà chỉ bó bột rồi ra viện sau 2 ngày, em nằm viện điều trị mất 8 ngày mới ra viện. Bây giờ bên gia đình nhà thanh niên kia, có bố làm ở phòng giáo dục, có quan hệ với bên công an giao thông của huyện. Họ nói em đi sai, đòi bên em phải đền bù cho họ mà khi người đó đâm vào em, mấy người bạn đi cùng em nói thanh niên đó nồng nặc mùi rượu. Mà khu đô thị đông đúc, người đó phóng rất nhanh, đâm vào em làm em lăn mấy vòng. Ngày mai công an hẹn giải quyết, em sợ bên họ có quen biết nhau, làm biên bản không đúng sự thật để ép bên em phải bồi thuờng. Vậy em mong quý Luật sư tư vấn giúp em để bên đó không dựa vào quan hệ mà làm sai sự thật được.

Em xin cảm ơn Luật sư nhiều ạ!

>> Luật sư tư vấn pháp luật giao thông trực tuyến (24/7) gọi số: 1900.6162

Trả lời:

- Theo như bạn trình bày thì thanh niên đâm vào bạn đã vi phạm luật giao thông đường bộ và khi bạn có ý định sang đường thì bạn đã quan sát và có tín hiệu xin sang đường nên bạn là người đi đúng. Cụ thể thanh niên kia đã vi phạm các điều luật sau:

+Khoản 8,19 điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về các hành vi bị cấm.

8. Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.
19. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn.
+Điểm (a) khoản 5 điều 14 quy định về vượt xe, thanh niên kia đã không tuân thủ quy định của pháp luật khi vượt xe phía trước.

5. Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:

a) Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;

Khoản 2 điều 14 "2. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải."

- Về trách nhiệm hình sự:

Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong tình trạng nông độ cồn vượt quá quy định mà gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 về Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Cụ thể:

Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

- Về trách nhiệm dân sự:

Ngoài việc phải chịu trách nhiệm hình sự thì người gây tai nạn còn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về dân sự. Việc bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được quy định tại Điều 591 Bộ luật dân sự 2015 bao gồm:

“Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

…Theo quy định trên, bạn tham gia giao thông nếu thuộc trường hợp nêu trên sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng.

=>Như vậy, thanh niên kia có thể sẽ bị xử phạt theo quy định tại đ 260 blhs 2015 phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.Và bạn cần giám định sức khỏe xem mức bạn bị tổn hại về sức khỏe bao nhiêu phàn trăm để có mức phạt cụ thể nhất .

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

3. Va chạm xe do uống rượu bia có phải bồi thường không ?

chào luật sư! em có câu hỏi như sau em trai của em cùng với bạn lưu thông trên đường có xảy ra va chạm giao thông với 1 chiếc container đi ngược chiều, chiếc xe container rẽ trái còn xe của em là đi thẳng. Khi va chạm xảy ra chiếc container ko dừng lại mà chạy hẳn vào đường rẽ bên trái mới dừng lại, hậu quả là em trai của em bị gẫy chân, đa chấn thương phải nhập viên, còn người bạn đi cùng chết tại chỗ.

Vào thời điểm đó không xác định rõ được bên nào vượt đèn đỏ vì lúc tai nạn xảy ra là 1h sáng, cũng như ko xác định đc là tài xế container là người chạy hay là lơ xe chạy, ( vì bên gia đình em nghi ngờ là do lơ xe chạy). E trai của em và bạn có xử dụng rượu bia, chạy với tốc độ khoảng 80km, cũng như người điều khiển xe ko có bằng lái xe.

Vậy luật sư cho e hỏi vụ việc trên sẽ xử lí như thế nào? ai là bên phải bồi thường thiệt hại..Công an cũng có nói là e trai em sai vì sử dụng rượu bia nên cũng bị xử lí nhưng em trai của em là người ngồi sau trong trường hợp này bên công an nói vậy là đúng hay sai? Em trai của em có được bên nhà xe bồi thường hay ko?

Mong luật sư tư vấn giúp em. Em xin chân thành cảm ơn.

>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự gọi:1900.6162

Trả lời:

Điều 596 Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định như sau:

“1. Người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường.

2. Khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.”

Như vậy,khi người do uống rượu hoặc dùng chất kích thích khác gây ra thiệt hại thì việc bồi thường thiệt hại được xác định theo các trường hợp sau đây:

– Nếu người gây thiệt hại đã tự mình uống rượu hoặc chất kích thích và tự đưa mình vào tình trạng mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình thì họ phải hoàn toàn gánh chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Bởi lẽ, người gây thiệt hại trong trường họp này là người mà trước đó họ hoàn toàn có khả năng nhận thức nên họ bị coi là có lỗi khi tự đưa mình “lâm vào” tình trạng mất khả năng nhận thức và vì thế, họ phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả của hành vi đó. Thậm chí, họ còn phải chịu cả trách nhiệm hình sự nếu việc gây thiệt hại của họ đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định tại Bộ Luật Hình sự: “Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác, thì van phải chịu trách nhiệm hình sự”.

– Đối với trường hợp một người gây thiệt hại do người khác cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác để đưa họ vào tình trạng mất khả năng nhận thức mà gây thiệt hại: Trong trường hợp này, nếu người đã cố ý đưa người gây thiệt hại vào tình trạng nói trên có chứa đựng động cơ, mục đích là nhằm để người dùng rượu hoặc chất kích thích khác gây ra thiệt hại cho người khác thì họ phải chịu trách nhiệm bồi thường; nếu người đã cố ý cho người khác uống rượu hoặc dùng chất kích thích khác mà gây ra thiệt hại nhưng không chứa đựng động cơ, mục đích nói trên và người gây thiệt hại là người có năng lực hành vi dân sự thì người gây thiệt hại phải bồi thường.

– Nếu người tự mình dùng rượu hoặc chất kích thích mà gây thiệt hại nhưng họ là người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự thì họ vẫn không phải chịu trách nhiệm bồi thường. Trách nhiệm bồi thường trong tình huống này được xác định đối với cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đã gây ra thiệt hại.

– Nếu người gây thiệt hại là người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi nhưng họ bị người khác cố ý cho họ dùng rượu hoặc chất kích thích khác mà gây ra thiệt hại thì người đã cho họ dùng rượu hoặc chất kích thích phải chịu trách nhiệm bồi thường kể cả khi việc cố ý cho những người này uống rượu hoặc dùng các chất kích thích khác không chứa đựng động cơ, mục đích nói trên.

Như vậy, cần phải xem xét nhiều yếu tố mới có thể khẳng định được tính chất đúng sai của trường hợp này, bạn có thể căn cứ vào các quy định nêu trên để xác định trường hợp của em bạn nêu trên.

Theo quy định pháp luật hiện hành các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng này (thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường…). Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được với nhau thì các bên có quyền khởi kiện ra tòa án để yêu cầu giải quyết.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

4. Điều khiển xe không mũ bảo hiểm say rượu thì có lỗi không ?

Thưa luật sư ! Vợ tôi điều khiển xe honda tới ngã 3 thì qua đường lúc đó có 1 xe tải cũng rẽ về hướng ngược lại thì có 1 xe honda từ dưới chay lên người điều khiển xe này không nón bảo hiểm say rượu lấn sau đuôi xe tải. Xe honda tông vào vợ tôi ở giữa vạch phân cách làn xe 2 bánh và xe tải trong khi người điều khiển honda đâm vào vợ tôi mất tầm nhìn vì xe tải rẽ vậy luật sư cho hỏi xe nào bị lỗi ?

Xin cảm ơn Luật sư!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty Luật Minh Khuê. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Xét về lỗi:

Thứ nhất xe của vợ bạn do bị khuất tầm nhìn nên không có lỗi. Sẽ chỉ cấu thành lỗi nếu vợ bạn vượt quá tốc độ.

Thứ hai xe honda đâm vào xe vợ bạn.

Vì không đội mũ bảo hiểm và trong máu có nồng độ còn nên xe này chắc chắn bị xử phạt vi phạm hành chính

-Theo quy định tại khoản 2 điều 6 Nghị định200/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính lĩnh vực giao thông đương bộ và đường sắt.

Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

i) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;

k) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

Theo như mô tả của bạn thì xe honda đâm vợ bạn không có dấu hiệu vượt xe tải và chạy quá tốc độ. Nếu xe honda này nhìn thấy xe vợ bạn mà cố tình không nhường đường thì sẽ bị xử phạt thêm về lỗi chuyển hướng không nhường đường cho các xe đi ngược chiều quy định tại Nghị định200/2019/NĐ-CP

1Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

d) Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ;

đ) Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ;

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Emailhoặc qua Tổng đài tư vấn:1900.6162.

5. Say rượu gây tai nạn bị xử phạt như thế nào ?

Xin kính chào công ty Luật Minh Khuê ! Sáng ngày 29 tết vừa qua (07/02/2016), mẹ tôi đang chạy xe sirius trên phần đường của mình thì bất ngờ xe ô tô 4 chỗ chạy ngược chiều do uống say ngủ gật trên xe chạy lạc tay lái sang hết phần đường bên kia và tông thẳng vào mẹ tôi, dù mẹ tôi đã chạy sát lề đường, xe bị cán nát. Mẹ tôi bị gãy tay phải, bong gân, dập chân phải, phần đầu đang được theo dõi.

Phía gây tai nạn chở mẹ tôi đi bệnh viện và lo viện phí. Nhưng mẹ tôi phải nằm suốt không thể đi nổi, mẹ tôi cũng là một phần kinh tế của gia đình, gãy tay phải nên ko làm gì được trong thời gian này, do mẹ đã 57 tuổi nên sức khỏe càng yếu, vết thương lâu lành.

Theo tôi được biết người gây tai nạn cho mẹ tôi không phải lần đầu gây tai nạn. Vậy cho tôi hỏi trong trường hợp này nguời gây tai nạn sẽ bị phạt như thế nào ? Trong trường hợp thỏa thuận mức bồi thường mà bên kia không đồng ý thì khi ra kiện ra Tòa có được bồi thường không ? Mong nhận được hồi âm sớm. Cảm ơn luật sư !

>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự gọi:1900.6162

Trả lời:

Theo như thư bạn đã trình bày, lỗi hoàn toàn thuộc về người lái xe ô tô (say rượu, ngủ gật, đi ngược chiều) còn mẹ bạn không vi phạm quy định luật giao thông đường bộ. Vì vậy, người lái xe ô tô đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Về trách nhiệm hình sự:

Theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định là một trong những hành vi bị cấm. Mức nồng độ cồn tối đa được quy định tại khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ là 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong tình trạng nông độ cồn vượt quá quy định mà gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 về Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Cụ thể:

Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

Theo quy định trên, bạn tham gia giao thông nếu thuộc trường hợp nêu trên sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng.

- Về trách nhiệm dân sự:

Ngoài việc phải chịu trách nhiệm hình sự thì người gây tai nạn còn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về dân sự. Việc bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được quy định tại Điều 591 Bộ luật dân sự 2015 bao gồm:

“Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật giao thông - Công ty luật Minh Khuê.