Việt đoàn so sánh đổi chiều về Tết xưa và Tết nay

Theo lịch trăng, gắn liền với nền văn minh lúa nước có chiều dài lịch sử hàng ngàn năm dằng dặc đầy bão dông, máu lửa, cái Tết khởi niên bắt đầu từ buổi sáng thứ nhất của 12 tháng. Người Việt vẫn thường gọi Tết Âm lịch là Tết ta để phân biệt với Tết Dương lịch được coi là Tết tây. Riêng cái tên gọi Tết Nguyên đán cũng đã bao hàm ý nghĩa sự bắt đầu.

Do có sự giao thoa về văn hóa với người Trung Hoa, Tết Nguyên đán du nhập vào Việt Nam từ rất lâu rồi. Tuy vậy, dần dà nó cũng đã được “Việt hóa” để trở thành hoạt động mang bản sắc dân tộc ta. Sách "Tùy thư-Địa lý chí" viết về lễ, Tết, các phong tục, tập quán của người Việt vào giữa thế kỷ 1 sau Công nguyên có đoạn: "Năm nào đến ba ngày Nguyên đán, người ta cũng dọn cỗ bàn linh đình cúng tổ tiên, trai gái ăn chay và dùng hương hoa niệm Phật, rồi rủ nhau chơi đu, ném còn, hát múa, kéo co, bên nào được cuộc thì uống rượu, bên nào thua cuộc thì phải chịu uống nước lã…".

Việt đoàn so sánh đổi chiều về Tết xưa và Tết nay
Việt đoàn so sánh đổi chiều về Tết xưa và Tết nay
Việt đoàn so sánh đổi chiều về Tết xưa và Tết nay
Việt đoàn so sánh đổi chiều về Tết xưa và Tết nay

Việt đoàn so sánh đổi chiều về Tết xưa và Tết nay

Phong tục dựng cây nêu ngày Tết trong gia đình Việt nay không còn nhiều. (Ảnh phục dựng không khí Tết xưa). Nguồn: Internet

Theo dòng thời gian, Tết Nguyên đán ít nhiều có những biến đổi cho phù hợp với trình độ phát triển xã hội, hoàn cảnh đất nước, lối sống con người nhưng ý nghĩa cốt lõi của nó hầu như được lưu giữ.

Nói đến Tết xưa, người ta không thể không nhắc tới câu đối cổ: Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh. Phong vị Tết Việt đã hiện rõ trong đó. Từ món dùng để thờ cúng, ăn uống trong dịp đầu Xuân (bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành) đến những thứ thuộc về văn hóa (câu đối), tâm linh (cây nêu trừ quỷ), vui chơi (tràng pháo) đều có đủ. Bánh chưng, bánh giầy cũng được cổ tích hóa, vừa mang trong nó những quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa: Trời tròn, đất vuông, vừa phản ánh tâm thức của dân tộc về đạo lý sống: Phải biết yêu thương và tri ân.

Có lẽ, phiên chợ Tết là nơi đông vui, nhộn nhịp nhất của những ngày cuối năm. Người bán kẻ mua xôn xao, nhộn nhịp. Cái sự chen chúc, đa thanh, đa sắc mới đáng nhớ làm sao. Những chao chát ồn ã thường ngày của chợ búa chừng như cũng giảm xuống và thay vào đó là những mời mọc chân chất, ấm áp hơn chăng? Xin được nhắc lại bài thơ "Chợ Tết" rất nổi tiếng của Đoàn Văn Cừ. Bài thơ hội tụ đặc sắc các yếu tố tả-kể, họa-nhạc trong thi ca. Nhờ thế mà bức tranh “sơn mài thơ” ấy vẫn còn rực rỡ, tưng bừng đến hôm nay:Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết/ Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc/ Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon/ Vài cụ già chống gậy bước lom khom/ Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ... Hình như cả làng xã, thôn mạc đã kéo về đây, mỗi người một vẻ, chen vai thích cánh trong phiên chợ cuối năm này. Chợ Tết ấm cúng màu sắc của các sản vật đồng quê:Những mẹt cam đỏ chót tựa son pha/ Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết/ Con gà sống mào thâm như cục tiết...Không gian chợ sáng lên những mảnh ghép văn hóa truyền thống mà thiếu nó thì chẳng còn cái Tết Việt nữa:Anh hàng tranh kĩu kịt quẩy đôi bồ/ Tìm đến chỗ đông người ngồi giở bán/ Một thầy khóa gò lưng trên cánh phản/ Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ Xuân/ Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm/ Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ...

Còn bao nhiêu điều muốn nói nữa về Tết xưa như tục mừng tuổi, chúc Tết, hái lộc, các trò chơi như đánh đu, kéo co, đánh cờ người…

Tết bây giờ có gì đáng nói? Âm hưởng truyền thống dù được truyền lưu qua các thế hệ nhưng hương vị Tết cổ truyền có lẽ đã vơi phai đi ít nhiều rồi. Chuyện sắm Tết, ăn Tết, chơi Tết không còn như thời xưa cũ. Nhịp điệu cuộc sống thời nay gấp gáp, dồn dập, khác xa với sự dềnh dàng, chậm rãi của những tháng năm xưa cũ. Người ta không tất bật sắm Tết như thời trước. Chợ truyền thống cùng với hệ thống siêu thị ăm ắp các mặt hàng giúp các bà, các cô nội trợ sắm Tết dễ dàng. Chỉ cần có tiền, một buổi đi chợ hay siêu thị cũng đủ cho các bà, các cô mang được những thứ mình cần về nhà.

Tết bây giờ người ta ít đến thăm hỏi nhau hơn. Chúc Tết qua điện thoại đã trở thành phổ biến. Trong thế giới phẳng, mạng xã hội kết nối rộng rãi trong ngày thường cũng như Tết. Lời chúc. Hoa tươi. Quà mừng. Rộn ràng, rực rỡ, hào phóng trênfacebook. Rất nhiều trò chơi dân gian cũng như các dòng tranh Tết có nguy cơ bị quên lãng. Người ta có nhiều lựa chọn hiện đại hơn trong chơi Tết. Du lịch là một lựa chọn được chú ý trong mấy năm gần đây. Gia đình, người thân cùng nhau đến những miền đất mới trong mấy ngày nghỉ Tết là kiểu vui Xuân nhẹ nhàng.

Tết cổ truyền nên hướng về sự ấm áp, đoàn tụ, chia sẻ, thương yêu trong gia đình, dòng họ, xã hội. Đừng phô trương, hoang phí trong mấy ngày Tết. Niềm vui trọn vẹn của những ngày đầu năm sẽ lâng lâng theo ta đi suốt 12 tháng. Dù còn nhiều nhọc nhằn vất vả, ai cũng mang trong mình những kỷ niệm đẹp về Tết. Tết vui tươi mà nhẹ nhàng, tôi nghĩ, ai cũng cần điều đó.

NGUYỄN HỮU QUÝ

Vì cuộc sống ngày càng tất bật, vội vã; đời sống của mỗi người cũng ngày một khác. Chính vì vậy mà Tết từ lâu đã có những thay đổi nhất định trong suy nghĩ của mỗi người. Vậy Tết xưa và nay khác nhau như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Đốt pháo trong tết xưa và tết nay có gì khác?

Việt đoàn so sánh đổi chiều về Tết xưa và Tết nay

“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ, cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh” đã trở thành nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam mỗi dịp Tết đến xuân về. Nếu như Tết xưa nhà nhà có tràng pháo giấy treo trước cửa để đốt; thì ngày nay pháo hoa được thay thế trong đêm giao thừa. Pháo hoa sẽ được bắn ở các địa điểm lớn; người dân háo hức đi chơi sớm, tìm những địa điểm đẹp nhất để ngắm pháo hoa.

>>> Xem thêm: Tết Âm lịch 2022 còn bao nhiêu ngày? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2022

Dọn nhà đón tết có sự khác nhau giữa Tết xưa và nay?

Người Việt ta luôn quan niệm rằng, mọi thứ trước Tết phải thật hoàn hảo và sạch sẽ; có vậy thì một năm mới mọi điều mới tốt đẹp và hạnh phúc được. Nhờ đó mà phong tục dọn nhà đón Tết của người Việt ta ra đời; đây cũng là một trong những tục lệ tốt đẹp mà nhiều thế hệ vẫn gìn giữ được tới ngày nay.

Thời điểm dọn dẹp nhà thường sẽ vào những ngày cuối cùng của năm; mọi người trong gia đình cùng nhau tụ tập phân chia mỗi người một việc; cùng nhau dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để đón năm mới. Đây cũng là dịp giúp mọi người trong gia đình gắn kết và hạnh phúc qua các công việc bình dị hằng ngày.

Tuy nhiên, ngày nay ở các khu vực thành phố, đô thị, không ít gia đình thường chọn các dịch vụ dọn dẹp nhà cửa thay vì tự mình “chỉnh trang” cho ngôi nhà của mình như trước.

Bánh chưng ngày Tết

Tết xưa cả gia đình thường quây quần gói bánh chưng, hàn thuyên đủ thứ bên bếp lửa hồng chờ bánh chín. Gói bánh chưng ngày Tết đã trở thành một nét văn hóa đẹp truyền thống của người Việt Nam.

Việt đoàn so sánh đổi chiều về Tết xưa và Tết nay

Nhưng ngày nay thì khác, nhiều người vì bận công việc, nhà cửa nên không còn nhiều thời gian để cùng nhau gói bánh chưng như trước nữa. Hơn nữa, các cơ sở làm bánh chưng, các siêu thị lớn nhỏ ngày nay đều có bán bánh chưng, vừa đẹp lại vừa tiện nên nhiều gia đình đã chọn lựa mua bánh chưng thay vì tự gói như Tết xưa.

Du xuân

Đầu xuân năm mới, mọi người thường lựa chọn các địa điểm tâm linh cho chuyến xuất hành đầu năm của mình như đi lễ tại các đền, chùa với mong muốn một năm mới được thuận hòa, may mắn và ngập tràn những điều hạnh phúc.

Tuy nhiên, đó là phong tục của tết xưa; với tết của thời nay, giới trẻ lại lựa chọn chuyến du xuân của mình tới các vùng đất mới; để khám phá những văn hóa hay có những trải nghiệm mới và dịp đầu năm. Thậm chí, nhiều gia đình hiện nay, còn lựa chọn đi du lịch thay vì ở nhà đón tết như trước; đây cũng là một cách đón Tết khá mới lạ và thú vị.

Quà biếu Tết xưa và nay

Những món quà đậm chất truyền thống với mứt dừa, rượu quê, bánh chưng… đã và đang trở thành điều xa lạ với nhiều người Việt; đặc biệt là những người sống tại thành phố. Hình ảnh lũ trẻ ríu rít nhau cùng gia đình tay cầm bánh chưng tay cầm gói mứt sang thăm nhà họ hàng dường như đã không còn nhiều nữa.

Việt đoàn so sánh đổi chiều về Tết xưa và Tết nay

Ngày nay, nhiều người thường chọn những món quà tết đắt tiền và sang trọng như bia ngoại; rượu ngoại; bánh mứt ngoại… Người ta cho rằng quà càng sang, càng độc đáo và cầu kỳ sẽ càng thể hiện được “tâm ý” của người biếu quà. 

Lời kết

Tết thì vẫn vậy, nhưng cách đón và cách tận hưởng ngày Tết đã có nhiều thay đổi; chắc chắn có những thay đổi tốt mang hướng tích cực; nhưng bên cạnh đó cũng có những điều khiến chúng ta phải ngẫm lại và “nhớ nhung” về cái Tết xưa. Dù bạn có đang theo xu hướng Tết nay hay vẫn giữ cho mình những nét đẹp của truyền thống Tết xưa; thì hãy luôn nhớ rằng Tết là dịp sum vầy; vứt bỏ mọi nỗi lo toan của cuộc sống để quây quần và tận hưởng những phút giây hạnh phúc nhất bên gia đình và người thân. kinhdoanhbdschiase chúc bạn có một mùa tết vui vẻ! 

Xem thêm video Ý nghĩa Tết Nguyên Đán, Tết Cổ Truyền và các phong tục của người Việt Nam bên dưới bạn nhé!

Truy cập đường dẫn để xem thêm nhiều Tin tức của kinhdoanhbdschiase.com bạn nhé!!!

Có thể bạn sẽ quan tâm:

>>> Hướng dẫn gói bánh Tét ngày Tết thơm ngon, đơn giản tại nhà