Vở bài tập Địa lý lớp 6 Bài 6: Trái Đất trong hệ Mặt Trời

Với giải sách bài tập Địa Lí lớp 6 Bài 6: Trái Đất trong hệ Mặt Trời sách Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong sách bài tập Địa Lí 6. 

Chúng ta đang sống trên Trái Đất, một hành tinh trong Vũ Trụ bao la, chắc hẳn không ít lần chúng ta đặt câu hỏi về nơi mình đang sống: Trái Đất nằm ở đâu trong Vũ Trụ? Trái Đất có hình dạng như thế nào?...

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Dựa vào hình 1, em hãy cho biết:

- Trái Đất là hành tinh thứ mấy tính từ Mặt Trời

- Ý nghĩa của khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời

=> Xem hướng dẫn giải

Có bạn cho rằng Trái Đất là một mặt phẳng. Bằng hiểu biết và các thông tin, hình ảnh trong bài, em hãy nêu một số ví dụ để thuyết phục bạn đó rằng Trái Đất có dạng khối cầu.

=> Xem hướng dẫn giải

1. Dựa vào hình 1, hãy cho biết các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời

2. Giả sử có người sinh sống ở hành tinh khác, em hãy viết một lá thư khoảng 10 dòng giới thiệu về Trái Đất của chúng ta với họ

=> Xem hướng dẫn giải

Từ khóa tìm kiếm: Giải kết nối tri thức lớp 6, lịch sử 6 sách KNTTCS, giải lịch sử 6 sách mới, bài 6 Trái Đất trong hệ Mặt Trời sách KNTTCS, sách kết nối tri thức nxb giáo dục

[KNTT] Trắc nghiệm địa lí bài 6: Trái Đất trong hệ Mặt Trời

Haylamdo biên soạn và sưu tầm giải vở thực hành Địa Lí 6 Bài 6: Trái Đất trong hệ Mặt Trời sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết sẽ giúp bạn dễ dàng làm bài tập trong VTH Địa Lí 6.

Vở bài tập Địa lý lớp 6 Bài 6: Trái Đất trong hệ Mặt Trời

I. Hoạt động hình thành kiến thức mới

II. Hoạt động luyện tập và vận dụng

Địa lí 6 bài 6: Trái Đất trong hệ Mặt Trời Kết nối tri thức có lời giải chuẩn theo chương trình sách mới. Giải bài tập Địa lý 6 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, luyện tập giải sách Địa lí 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

>> Bài trước: Địa lí 6 bài 5: Lược đồ trí nhớ Kết nối tri thức

Địa lí 6 bài 6 Kết nối tri thức

  • I. Phần mở đầu
  • II. Phần nội dung bài học
    • 1. Hệ Mặt Trời
    • 2. Hình dạng, kích thước của Trái Đất
  • III. Phần luyện tập và vận dụng
    • Luyện tập 1 Địa lí 6 sách KNTT trang 117
    • Vận dụng 2 Địa lí 6 sách KNTT trang 117

I. Phần mở đầu

Chúng ta đang sống trên Trái Đất, một hành tinh trong Vũ Trụ bao la, chắc hẳn không ít lần chúng ta đặt câu hỏi về nơi mình đang sống: Trái Đất nằm ở đâu trong Vũ Trụ? Trái Đất có hình dạng như thế nào?...

Cùng tìm nội nội dung bài sau đây để trả lời cho câu hỏi này.

II. Phần nội dung bài học

1. Hệ Mặt Trời

Vở bài tập Địa lý lớp 6 Bài 6: Trái Đất trong hệ Mặt Trời

Câu hỏi Địa lí 6 sách KNTT trang 116

Dựa vào hình 1, em hãy cho biết:

- Trái Đất là hành tinh thứ mấy tính từ Mặt Trời

- Ý nghĩa của khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời

Gợi ý trả lời

- Trái Đất là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời

- Ý nghĩa của khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời: là khoảng cách lí tưởng giúp cho Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể tồn tại và phát triển

2. Hình dạng, kích thước của Trái Đất

Câu hỏi Địa lí 6 sách KNTT trang 117

Có bạn cho rằng Trái Đất là một mặt phẳng. Bằng hiểu biết và các thông tin, hình ảnh trong bài, em hãy nêu một số ví dụ để thuyết phục bạn đó rằng Trái Đất có dạng khối cầu.

Gợi ý trả lời

Một số sự kiện và hiện tượng chứng tỏ Trái Đất hình cầu:

  • Trái đất có hình cầu vì Trái Đất có bán kinh Xích đạo là 6 378 km, diện tích bề mặt là 510 triệu
  • Có hiện tượng ngày đêm và độ dài của nó.
  • 20/09/1519: Magellan bắt đầu hành trình vòng quanh thế giới
  • Dạng khối cầu của Trái Đất chụp từ vệ tinh
  • Khi nguyệt thực xảy ra (Trái đất từ từ di chuyển vào giữa, thẳng hàng với Mặt trăng và Mặt trời), phần tối trên bề mặt Mặt trăng có hình tròn. Đây chính là bóng của Trái đất, cũng chính là đầu mối tuyệt vời chứng minh hành tinh của chúng ta có dạng hình cầu.

III. Phần luyện tập và vận dụng

Luyện tập 1 Địa lí 6 sách KNTT trang 117

Dựa vào hình 1, hãy cho biết các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời

Gợi ý trả lời

Có tất cả tám hành tinh trong hệ mặt trời: Thủy tinh, Kim tinh, Trái đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh và Hải Vương tinh.

Vận dụng 2 Địa lí 6 sách KNTT trang 117

Giả sử có người sinh sống ở hành tinh khác, em hãy viết một lá thư khoảng 10 dòng giới thiệu về Trái Đất của chúng ta với họ

Gợi ý trả lời

Xin chào các bạn, tên của mình là Hoàng. Năm nay mình 12 tuổi và mình đến từ hành tinh thứ ba trong Hệ Mặt Trời - đó là Trái Đất hay "Hành tinh Xanh". Không biết các bạn đã biết đến hành tinh của mình chưa, nó thực sự rất xinh đẹp và nhiều điều lí thú đó. Trái đất có hình cầu, nó không chỉ là nơi con người có thể sinh sống - mà còn được biết đến như nguồn gốc của sự sống. Con người đã xuất hiện trên Trái Đất cách đây hàng triệu năm. Trái Đất của mình cũng như hành tinh của bạn, quay quanh Mặt Trời. Và nó thì mất gần 24 giờ để quay hết 1 vòng. Trái Đất là một hành tinh đất đá, có nghĩa là nó có cấu tạo đất đá cứng, khác với những hành tinh khí khổng lồ như Sao Mộc. Trái Đất là hành tinh lớn nhất trong bốn hành tinh đất đá của hệ Mặt Trời, về cả kích thước và khối lượng. ... Và đồng thời nó cũng là hành tinh đất đá duy nhất mà các mảng kiến tạo còn hoạt động. 70% hành tinh của chúng tớ được bao phủ là nước, còn 30% là lớp vỏ rắn nằm trên mực nước biển. Với sự khám phá, tìm tòi cùng khoa học kĩ thuật phát triển, con người chúng tớ đã thám hiểu và đặt chân đến một số hành tinh khác trong hệ mặt trời. Đó chỉ là một vài đặc điểm nổi bật của hành tinh tớ thôi, còn hành tinh của bạn thì sao? Kể cho mình nghe vào lá thư tới nhé. Mong sớm nhận được thư của bạn.

>> Bài tiếp theo: Địa lí 6 bài 7: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả

Trên đây là chi tiết lời Giải Địa lí 6 bài 6 sách Kết nối tri thức. Tham khảo bài soạn sách tương ứng Địa lí 6 sách Cánh Diều và Địa lí 6 sách Chân Trời Sáng Tạo theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình sách mới chương trình GDPT cho các bạn cùng tham khảo.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới.

  • Nhóm Tài liệu học tập lớp 6
  • Nhóm Sách Kết nối tri thức THCS

Toàn bộ các tài liệu tại đây đều được Tải miễn phí cho các thầy cô, các bậc phụ huynh, các em học sinh sử dụng.

  • Bài 1 trang 15 sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Hãy chú thích tên các hành tinh trong sơ đồ sau:

    Xem lời giải

  • Bài 2 trang 15 sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Lựa chọn đáp án đúng. Trái Đất là hành tinh thứ mấy tính theo thứ tự xa dần Mặt Trời? A. Thứ 2. B. Thứ 3. C. Thứ 4. D. Thứ 5.

    Xem lời giải

  • Quảng cáo

  • Bài 3 trang 15 sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai? A. Mặt Trời là một hệ hành tinh, gồm nhiều thiên thể. B. Hệ Mặt Trời là một hệ sao, với nhiều ngôi sao có khả năng tự phát sáng. C. Hệ Mặt Trời là một hệ sao trong dải ngân hà, có tám hành tinh. D. Mặt Trời là một ngôi sao tự phát ra ánh sáng nằm trong hệ Mặt Trời.

    Xem lời giải

  • Bài 4 trang 16 sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Để thuyết phục người khác rằng: Trái Đất có dạng hình khối cầu, em có thể sử dụng các dẫn chứng nào sau đây: a) Ảnh chụp Trái Đất từ vệ tinh. b) Bóng Trái Đất che Mặt Trăng vào đêm nguyệt thực. c) Sơ đồ hệ Mặt Trời trong SGK. d) Sự tích bánh chưng, bánh giầy.

    Xem lời giải

  • Bài 5 trang 16 sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Dựa vào hình vẽ sau, em hãy tính chu vi Xích đạo của Trái Đất.

    Xem lời giải

  • Bài 6 trang 16 sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Cho bảng số liệu sau: Hãy nhận xét về kích thước của Trái Đất so với các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời.

    Xem lời giải

  • Bài 7 trang 16 sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Khi đứng ở bờ biển quan sát một con tàu từ xa vào bờ, đầu tiên ta chỉ nhìn thấy ống khói, sau đó là một phần của thân tàu, cuối cùng ta mới nhìn thấy toàn bộ con tàu. Dựa vào kiến thức đã học về hình dạng của Trái Đất để giải thích cho hiện tượng đó.

    Xem lời giải

>> (Hot) Đã có SGK lớp 7 kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều năm học mới 2022-2023. Xem ngay!