Web và app khác nhau như thế nào

Có rất nhiều người thường nhầm lẫn giữa web app và website, kể cả những IT lâu năm cũng có trường hợp nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này. Thực chất web app và website có sự khác biệt rõ ràng. Để phân biệt được Web app là gì? Web app khác với website như thế nào, bạn đừng bỏ qua bài chia sẻ dưới đây của Mẫu website Mona Media.

Web app là gì?

Web app (web application) là các ứng dụng/chương trình được xây dựng để máy tính thực hiện hành động mà người dùng muốn thực hiện trên nền web. Qua web app, người dùng có thể tương tác tốt hơn với website và tạo nên nhiều ứng dụng/công dụng chạy online mà không cần các phần mềm trên máy tính.

Là web có tính tương tác cao, cho phép người dùng thực hiện nhận, thao tác trên các dữ liệu. Nó còn được kết nối chặt chẽ, có các lệnh được gửi đến máy chủ liên tục với số lượng nhiều, được xử lý một cách dễ dàng.

Web và app khác nhau như thế nào

Các web app mà bạn hay dùng hàng ngày như: trang mạng xã hội: WordPress, Facebook; các website thương mại điện tử (thanh toán, mua hàng…); các website bán hàng online, website bán mỹ phẩm,… Tại đây, người dùng có thể chia sẻ các thông tin, đăng thông tin, tương tác, thực hiện các thao tác mà các web app này cung cấp.

Website là gì?

Trong khoảng thời gian đầu, web được viết bằng ngôn ngữ lập trình HTML đơn thuần. Lúc ấy, mỗi web sẽ có HTML khác nhau và được gọi là web page. Các web page có chung tên miền thì được gọi là website.

Website là một trang tĩnh, không có tương tác, gồm tập hợp các trang web có liên quan chứa các hình ảnh, video, văn bản, âm thanh…  được liên kết với nhau qua các đường link. Có rất nhiều loại website khác nhau như: trang web giáo dục, tìm kiếm, viết blog, cộng đồng… Một số website phổ biến như: Google, Wikipedia, Amazon và Craigslist.

Website có tác dụng chính là lưu trữ và hiển thị các thông tin. Người dùng lên website để đọc, xem và click vào các đường link di chuyển giữa page này qua page khác để tìm kiếm nguồn thông tin mà mình mong muốn.

Web và app khác nhau như thế nào

Cùng với đó, với sự ra đời của các ngôn ngữ máy chủ sau đó như: PHP, Perl, CGI,… các website trở nên “động” hơn. Website cho phép người dùng tương tác, thực hiện công việc dễ dàng hơn.

Trong một số website có thêm các mẫu đơn cho phép người dùng đăng ký để nhập thông tin nếu có nhu cầu. Học lập trình website là một trong những lĩnh vực được các lập trình viên lựa chọn để bắt đầu, do tính chất khá đơn giản và thân thiện với ngôn ngữ sử dụng. Đồng thời, có cộng đồng hỗ trợ đông đảo và các video hướng dẫn nên để bắt đầu tiếp cận lập trình website là điều không khó.

Cơ chế hoạt động và lợi ích của web app

Cơ chế hoạt động

Để thực hiện được các cơ chế của mình, web app cũng nhờ vào mã hóa bằng ngôn ngữ hỗ trợ trình duyệt HTML, JavaScript. Bởi các ngôn ngữ này dựa vào trình duyệt để hiển thị các chương trình thực thi. Có một số ứng dụng động sẽ yêu cầu xử lý từ phía máy chủ và một số ứng dụng tĩnh không cần xử lý tại máy chủ.

Web app yêu cầu máy chủ những yêu cầu từ phía máy khách, máy chủ ứng dụng thực hiện tác vụ được yêu cầu, đôi khi nó là những cơ sở dữ liệu để lưu trữ các thông tin. Các máy chủ được ứng dụng rộng gồm: ASP.NET, PHP, ASP, JSP, ColdFusion,…

Trình tự hoạt động của một ứng dụng web cụ thể như sau:

  • Khi người dùng internet kích hoạt yêu cầu đến máy chủ web, qua trình duyệt web hoặc giao diện ứng dụng người dùng.
  • Máy chủ web (web server) sẽ thực hiện chuyển tiếp yêu cầu này đến với máy chủ ứng dụng web thích hợp.
  • Máy chủ ứng dụng web (Web application server) sẽ thực hiện các tác vụ đã được yêu cầu. Ví dụ như: truy vấn cơ sở dữ liệu, xử lý các dữ liệu… sau đó tạo nên các kết quả cho dữ liệu được yêu cầu.
  • Máy chủ ứng dụng web sẽ gửi các kết quả đến máy chủ web bằng các thông tin hoặc các dữ liệu đã được xử lý.
  • Máy chủ web phản hồi lại máy khách hàng và các thông tin sẽ được xuất hiện trên màn hình của người dùng.

Trong một số ứng dụng web sẽ có các biểu mẫu trực tuyến, bộ xử lý văn bản, giỏ hàng, chỉnh sửa video hình ảnh, chuyển đổi tệp, bảng tính, các chương trình email… Các web app phổ biến hiện nay phải kể đến: Microsoft 365, Google apps (Gmail, Google Drive,…).

Lợi ích của web app

Web và app khác nhau như thế nào
  • Ứng dụng của web app có thể chạy được trên các thiết bị khác nhau, các hệ điều hành khác, miễn là có trình duyệt tương thích.
  • Tất cả người dùng đều dễ dàng truy cập vào các phiên bản trình duyệt ở bất kỳ thời gian nào.
  • Người dùng không cần lo lắng về sức chứa của thiết bị bởi web app không được cài đặt trong ổ cứng.
  • Khi sử dụng web app bạn sẽ đảm bảo cho việc cài đặt và bảo trì được dễ dàng hơn.
  • Dựa trên đăng ký sẽ giảm được tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm đối với các ứng dụng web.
  • Bạn có thể đăng nhập an toàn, ở bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet chỉ cần có url, tên người dùng, mật khẩu bởi ứng dụng web lưu trữ các thông tin từ xa.
  • Giảm thiểu tối đa chi phí cho người dùng cuối cùng cũng như các doanh nghiệp.
  • Web app cho phép trao đổi các thông tin với thị trường, thực hiện các giap dịch nhanh, an toàn. Hiệu quả sẽ khác nhau, tùy thuộc vào khả năng nắm bắt, phương tiện xử lý, lưu trữ dữ liệu và trình bày kết quả người dùng.

Web app và website khác nhau thế nào?

Sở dĩ có rất nhiều người nhầm lẫn giữa web app và website bởi ranh giới giữa chúng không quá rõ ràng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể nhận biết được chúng qua những đặc điểm cụ thể sau:

Tính tương tác

Tính tương tác là điểm khác biệt đầu tiên giữa website và web app:

  • Website cung cấp các thông tin hữu ích cho người dùng, người dùng chỉ xem, nghe và nhìn chứ không thể tác động hay tạo ảnh hưởng gì nhiều cho trang web đó.
  • Còn web app sẽ giúp người dùng đọc, nghe, nhìn và cả thao tác các dữ liệu bằng nhiều hình thức khác nhau như: nhấn nút, gửi các biểu mẫu, nhắn tin, phản hồi trang, đặt hàng, thanh toán…

Điển hình dễ thấy của web app chính là sử dụng các ứng dụng mạng xã hội, các ứng dụng ngân hàng trực tuyến, các cửa hàng trực tuyến…

Web và app khác nhau như thế nào

Khả năng tích hợp

Nhìn chung cả web app và website đều có khả năng tích hợp các phần mềm quản lý, kế toán… Nhưng nếu tìm hiểu, bạn có thể thấy web app có khả năng tích hợp cao hơn bởi chức năng phức tạp, thường xuyên có yêu cầu tương tác với hệ thống bổ sung.

Theo Software Programming Company hàng đâu như Groove Technology Software thì tiêu biểu cho khả năng của web app chính là tích hợp hệ thống quản lý quan hệ khách hàng CRM, từ đó giúp cho việc quản lý bán hàng được dễ dàng và hiệu quả hơn. Tích hợp CRM cho phép người dùng thu thập được các dữ liệu tự động, lưu trữ trong CRM. Qua đây, người dùng có thể truy cập, kiểm tra dữ liệu khách hàng, đồng thời phân tích các hành vi thói quen và giải quyết các khiếu nại khách hàng dễ dàng hơn.

Còn website sẽ tập trung hơn vào việc cung cấp các chức năng cốt lõi hơn là chức năng tích hợp.

Xác thực thông tin

Khi đăng nhập, xác thực thông tin là yếu tố cần thiết của các web app. Việc xác thực được nguồn thông tin đảm bảo tính bảo mật của tài khoản, tránh được việc truy cập trái phép, dò rỉ nguồn dữ liệu riêng tư. Tính năng này bạn sẽ thấy rõ hơn ở các web app.

Một số web app có thể sẽ yêu cầu người dùng đăng ký mật khẩu. Đôi khi web app còn báo hiệu tính bảo mật của mật khẩu đó mạnh hay yếu và có nên thay đổi mật khẩu chất lượng hơn,…

Còn đối với website, hầu như chúng không bắt buộc, người dùng có thể được đề nghị đăng ký để lấy quyền truy cập vào các tùy chọn không có sẵn. Nếu không đăng ký, bạn vẫn có thể sử dụng được qua các thông tin công khai đã sẵn trên đó.

Cần lưu ý khi sử dụng web application

Web và app khác nhau như thế nào

Khi xây dựng web app, bạn cần lưu ý một số việc quan trọng dưới đây:

  • Đảm bảo tính bảo mật thông tin khách hàng, đây là điều đặc biệt quan trọng mà web app của bạn bắt buộc phải có.
  • Là chủ sở hữu web app, bạn cần phải có trách nhiệm bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng. Đây cũng là quy định pháp lý mà luật pháp ban hành.
  • Hãy chọn một nhà phát triển web uy tín, chuyên nghiệp và tận tâm nếu bạn muốn có sản phẩm web app tốt nhất.

Hiện nay, trong thời đại 4.0 việc sử dụng Internet ngày càng tăng trong các công ty và cá nhân có ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp hoạt động. Điều này sẽ khiến cho việc sử dụng rộng rãi các web app, đặc biệt là khi công ty chuyển từ mô hình truyền thống sang mô hình dựa trên đám mây, mô hình lưới… Ứng dụng này sẽ tăng hiệu quả bởi có thể làm việc trên nhiều nền tảng và giảm phần lớn chi phí, phạm vi tiếp cận rộng, dễ dàng truy cập mọi lúc mọi nơi.