Wind down trong EASY là gì

Wind down trong EASY là gì
Tháng Năm 1, 2019
2 các bình luận

TỰ NGỦ: 6-16 TUẦN BƯỚC3

Chũn tôi xin nhắc lại cho các mẹ đến sau về các bước để khuyến khích bé sơ sinh 6-16 tuần tự ngủ gồm các bước sau:

BƯỚC 1: GIÃN THỜI GIAN THỨC PHÙ HỢP VỚI LỨA TUỔI

BƯỚC 2: ĐƯA BÉ VÀO MÔI TRƯỜNG NGỦ THÂN THIỆN VỚI BÉ SƠ SINH

Bây giờ là đến bước 3 các mẹ ạ, nó có một cái tên rất tây:

BƯỚC 3: WINDDOWN QUÁ TRÌNH THƯ GIÃN CHUYỂN TIẾP VÀO GIẤC NGỦ.

Vâng đây là một cử chỉ tối quan trọng mà rất nhiều mẹ bỏ sót và do đó quá trình khóc và phản kháng của bé sơ sinh lại càng trở nên quyết liệt kéo dài và mệt mỏi cho cả người khóc lẫn người nghe.

Wind down trong EASY là gì

Chũn tôi đã được hân hạnh hướng dẫn cực kì nhiều bậc cha mẹ trong việc khuyến khích bé sơ sinh tự ngủ, và hầu hết các trường hợp mà bé khóc nhiều mẹ tưởng nhầm con phản kháng quấn và thậm chí thất bại là do nguyên nhân mẹ đi đường tắt. Mẹ không thực hiện bài bản theo phương pháp hoặc bỏ qua các công cụ hỗ trợ. Nó giống như giải một bài toán 5 bước mà mẹ chỉ làm 3 bước thì không tài nào có thể luận ra cách làm và không thể được điểm chuẩn, phải không nào các mẹ???

Bối cảnh thường gặp khi các mẹ nhắn tin hỏi Chũn tôi là: em làm đủ hết 4S5S mà sao con em khóc suốt, không chịu ngủ???? Và lần nào cũng vậy, khi tôi hỏi bước winddown em làm bao lâu, mẹ nào mẹ nấy ớ ra, ớ thế nó là cái gì hả chị????

Trời ơi! Không một bàn phím nào có thể miêu tả được sự trầm trồ của Chũn tôi trước các kiểu làm tắt của các bậc phụ huynh!!!!! Các mẹ thân mến, đến người lớn chúng ta còn phải đọc sách, xem ti-vi thậm chí làm tình đến khi mệt để dễ dàng vào giấc ngủ, mà giờ đây bắt đứa trẻ mới mấy tuần tuổi chuyển từ thức sang ngủ trong một nốt nhạc: không thể nào!!!!! Đương nhiên, những em bé chuyển từ thức sang ngủ trong nháy mắt như thế LÀ CÓ THẬT, nhưng đều là các em bé đã biết tự ngủ từ rất lâu rồi, tự ngủ đã trở thành kĩ năng bản năng sẵn có ấy, chứ không ai mới học tự ngủ mà tắt đèn là tắt tiếng được đâu. Thế có mà là SIÊU NHÂN. Mà siêu nhân vất vả lắm, ham hố gì, lại phải đi giải cứu thế giới ấy. Đến IronMan dũng mãnh thế mà còn mất mạng trong EndGame kia kìa. Hãy để con làm người thường thôi, và hãy cho con có thời gian để làm quen, thích nghi và thực hành mẹ nhé!

Wind down trong EASY là gì

Winddown là động tác bế vác đưa người, vỗ nhẹ trong vòng 10-15 phút. Đây là một tín hiệu chuyển giao mẹ đưa ra cực đơn giản và hiệu quả với bé sơ sinh.

Bởi nó

  • Là một chiếc ôm chặt của mẹ, giúp con cảm thấy ấm ápthư giãn trước khi đi vào giấc ngủ.
  • Bởi khi bế vác, con có cơ hội ợ hết những hơi thừa trong người ra, để giữa giấc những hơi thừa này không làm con đau đớn, làm phiền và làm vật cản khi con chuyển giấc. Vì thế, khi bế vác mẹ bế con cao lên trên vai, để đầu con dựa vào hõm cổ của mẹ. Nhiều mẹ có thể nghiêng đầu kẹp nhẹ đầu bé cố định giữa vai và cổ của mình. Nếu bé rướn và uốn éo, có nghĩa bé đang có hơi sắp lên. Mẹ đưa người thật nhẹ, chậm sang trái phải_ tránh nhảy disco làm con choáng váng các mẹ nhé_ đồng thời thay vỗ nhẹ giúp bé ợ hơi. Nếu bé vẫn rướn thì mẹ ngửa người mình RA PHÍA SAU để trọng lực của con đổ hết về phía mẹ, và dùng miệng tạo tiếng SHHHH như xi xi xi. Tiếng ồn, cử động, cái vỗ sẽ làm con sao nhãng và từ đó giảm rướn để có thể chấp nhận ợ hơi thừa ra khỏi cơ thể mình.
  • Là một sự đồng hành và làm quen môi trường ngủ: tối ồn trắng mát, một sự thay đổi giữa môi trường chơi và môi trường ngủ. Và sự đồng hành để cùng chuyển giao này cùng với người con tin tưởng nhất: mẹ/bà/người chăm sóc thân thuộc. Điều này tuyệt vời quá, phải không nào?

Thời gian thực hiện winddown có thể lâu hay nhanh, tùy bé. Có bé cần 15 phút mới thả lỏng, thư giãn và chấp nhận môi trường mới, có bé hiểu chuỗi hành động (các bé đã biết tự ngủ) thì biết rồi khổ lắm nói mãi, con thuộc bài nên mẹ không cần winddown lâu nữa. Có bé không cần winddown là đã ngủ, đơn giản là chỉ khi được quấn và nghe tiếng ồn trắng, con đã hiểu điều gì sắp đến với mình: cơn buồn ngủ khó cưỡng.


Đương nhiên, các mẹ xem các video tự ngủ trên mạng và nghĩ con mình phải được như thế, không phải bế vỗ đung đưa làm gì, phải sắt đá!

Mẹ thôi đi! Con còn nhỏ lắm và con vẫn rất cần sự dẫn dắt của mẹ. Ngày mai con lớn, chuỗi hành động đó con thuộc như lòng bàn tay, lúc ấy con cũng không cần đung đưa bế vỗ nữa.

Bế vác nhiều thế có sụn xương sống con em không????

Ở quê lúa chúng mình thật quá nhiều truyền thuyết truyền tai nhau mà chẳng có công trình khoa học hay nhà nghiên cứu nào đứng ra học tập và kiểm nghiệm phải không các mẹ. Như Chũn tôi có may mắn đẻ ở giời tây, và tiếp xúc với kha khá các mẹ sinh nở ở nước ngoài thì nói thật ngày đầu tiên con chào đời, ngày có đến chục lần bác sỹ và y tá vào nhắc nhở và hướng dẫn tôi ợ hơi cho bé thành thạo bằng cách bế vác kia. ĐỂ TÔI LÀM ĐÚNG, ĐỂ CON KHÔNG ĐAU ĐỚN. Và quan trọng nhất không phải là bế vác hay không, mà cách mẹ nghiêng người về sau, và cách mẹ ôm con gióng tay đỡ dọc lưng con sẽ giúp con có thêm điểm tựa đấy.

Các mẹ hãy xem hình ảnh để bế vác cho đúng nhé.

Những em bé biết tự ngủ và có thể ngủ không cần winddown như đến vào tuần khủng hoảng có thể sẽ cần sự hỗ trợ của mẹ để chuyển giao nhịp nhàng, giảm và tránh cáu gắt và khó ngủ/mất ngủ các mẹ nhé.

Bé nhà em không hợp tác bế vác, em có thể bế ngang được không?

À, nếu mẹ tự tin mẹ đã giúp con ợ hơi thật kỹ sau khi ăn rồi, và bé sau khi được winddown với cách này cũng không bị đầy hơi hay không bị ngủ ngắn thì tại sao lại không được chứ. Cách nào hiệu quả là ta dùng thôi, whatever floats your boat,baby

CAI/BỎ bước WINDDOWN?

Ới, làm sao mà phải cai???? Đó là những giờ phút tình cảm gắn bó riêng tư nhất giữa mẹ và con, trước khi con tự đưa mình vào giấc ngủ được cảm nhận một chiếc ôm chặt và một bài hát nhẹ của mẹ, tuyệt thế, sao phải loại trừ????

Sau này con lớn, mẹ không cần winddown kiểu ợ hơi thế nữa, bởi con tự ợ được. Khi đó winddown là lúc mẹ con cũng ngồi trên một chiếc ghế thật êm, cùng đọc một cuốn sách trước khi mẹ đặt con vào giường và tắt đèn chờ con tìm đến giấc ngủ. Lúc này con khoảng 9-10 tháng hoặc muộn hơn 12-18m. Đó chính là trình tự đi ngủ cho em bé lớn, chuyện còn dài tính sau.

Bây giờ 6-16 tuần, mẹ hãy WINDDOWN CHO CON TRONG 10-15 PHÚT. Nếu con có triệu chứng ngủ gật, mẹ đặt con xuống ngay. Nếu cảm nhận người con thả lỏng, người nặng dần ngả vào người mẹ thì mẹ cũng đặt con xuống mẹ nhé.

Mấu chốt của vấn đề này.

MẸ ĐẶT CON XUỐNG KHI CON CÒN THỨC.

SAU ĐÓ MẸ ĐÓNG CỬA VÀ ĐI RA KHỎI PHÒNG, ĐỂ TIẾP TỤC THỰC HIỆN BƯỚC4.

Wind down trong EASY là gì

BƯỚC 4: NÚT CHỜ LÀ CHÂN ÁI

Quấn Chũn Cocoon là sản phẩm của mẹ Chũn với hơn 6400 giờ kinh nghiệm ngủ ngon cho con. Quấn Chũn với chất liệu co giãn tuyệt đối giúp con không bị bí bách khó chịu, chất liệu thoáng mát dễ chịu cùng kiểu dáng tiện dụng và ít phức tạp nhất cam kết mang lại cho bé giấc ngủ êm đềm như khi còn trong bụng mẹ.

30s cho quảng cáo

Cùng Chũn Cocoon giúp con tự ngủ ngay bây giờ
Danh sách đại lý quấn Chun Cocoon:
https://bit.ly/2UCsl3Y

5S Giấc ngủ con yêu
Giúp trẻ ngủ ngon
Wind down trong EASY là gì
Tháng Năm 1, 2019
2 các bình luận

TỰ NGỦ: 6-16 TUẦN BƯỚC3

Chũn tôi xin nhắc lại cho các mẹ đến sau về các bước để khuyến khích bé sơ sinh 6-16 tuần tự ngủ gồm các bước sau:

BƯỚC 1: GIÃN THỜI GIAN THỨC PHÙ HỢP VỚI LỨA TUỔI

BƯỚC 2: ĐƯA BÉ VÀO MÔI TRƯỜNG NGỦ THÂN THIỆN VỚI BÉ SƠ SINH

Bây giờ là đến bước 3 các mẹ ạ, nó có một cái tên rất tây:

BƯỚC 3: WINDDOWN QUÁ TRÌNH THƯ GIÃN CHUYỂN TIẾP VÀO GIẤC NGỦ.

Vâng đây là một cử chỉ tối quan trọng mà rất nhiều mẹ bỏ sót và do đó quá trình khóc và phản kháng của bé sơ sinh lại càng trở nên quyết liệt kéo dài và mệt mỏi cho cả người khóc lẫn người nghe.

Wind down trong EASY là gì

Chũn tôi đã được hân hạnh hướng dẫn cực kì nhiều bậc cha mẹ trong việc khuyến khích bé sơ sinh tự ngủ, và hầu hết các trường hợp mà bé khóc nhiều mẹ tưởng nhầm con phản kháng quấn và thậm chí thất bại là do nguyên nhân mẹ đi đường tắt. Mẹ không thực hiện bài bản theo phương pháp hoặc bỏ qua các công cụ hỗ trợ. Nó giống như giải một bài toán 5 bước mà mẹ chỉ làm 3 bước thì không tài nào có thể luận ra cách làm và không thể được điểm chuẩn, phải không nào các mẹ???

Bối cảnh thường gặp khi các mẹ nhắn tin hỏi Chũn tôi là: em làm đủ hết 4S5S mà sao con em khóc suốt, không chịu ngủ???? Và lần nào cũng vậy, khi tôi hỏi bước winddown em làm bao lâu, mẹ nào mẹ nấy ớ ra, ớ thế nó là cái gì hả chị????

Trời ơi! Không một bàn phím nào có thể miêu tả được sự trầm trồ của Chũn tôi trước các kiểu làm tắt của các bậc phụ huynh!!!!! Các mẹ thân mến, đến người lớn chúng ta còn phải đọc sách, xem ti-vi thậm chí làm tình đến khi mệt để dễ dàng vào giấc ngủ, mà giờ đây bắt đứa trẻ mới mấy tuần tuổi chuyển từ thức sang ngủ trong một nốt nhạc: không thể nào!!!!! Đương nhiên, những em bé chuyển từ thức sang ngủ trong nháy mắt như thế LÀ CÓ THẬT, nhưng đều là các em bé đã biết tự ngủ từ rất lâu rồi, tự ngủ đã trở thành kĩ năng bản năng sẵn có ấy, chứ không ai mới học tự ngủ mà tắt đèn là tắt tiếng được đâu. Thế có mà là SIÊU NHÂN. Mà siêu nhân vất vả lắm, ham hố gì, lại phải đi giải cứu thế giới ấy. Đến IronMan dũng mãnh thế mà còn mất mạng trong EndGame kia kìa. Hãy để con làm người thường thôi, và hãy cho con có thời gian để làm quen, thích nghi và thực hành mẹ nhé!

Wind down trong EASY là gì

Winddown là động tác bế vác đưa người, vỗ nhẹ trong vòng 10-15 phút. Đây là một tín hiệu chuyển giao mẹ đưa ra cực đơn giản và hiệu quả với bé sơ sinh.

Bởi nó

  • Là một chiếc ôm chặt của mẹ, giúp con cảm thấy ấm ápthư giãn trước khi đi vào giấc ngủ.
  • Bởi khi bế vác, con có cơ hội ợ hết những hơi thừa trong người ra, để giữa giấc những hơi thừa này không làm con đau đớn, làm phiền và làm vật cản khi con chuyển giấc. Vì thế, khi bế vác mẹ bế con cao lên trên vai, để đầu con dựa vào hõm cổ của mẹ. Nhiều mẹ có thể nghiêng đầu kẹp nhẹ đầu bé cố định giữa vai và cổ của mình. Nếu bé rướn và uốn éo, có nghĩa bé đang có hơi sắp lên. Mẹ đưa người thật nhẹ, chậm sang trái phải_ tránh nhảy disco làm con choáng váng các mẹ nhé_ đồng thời thay vỗ nhẹ giúp bé ợ hơi. Nếu bé vẫn rướn thì mẹ ngửa người mình RA PHÍA SAU để trọng lực của con đổ hết về phía mẹ, và dùng miệng tạo tiếng SHHHH như xi xi xi. Tiếng ồn, cử động, cái vỗ sẽ làm con sao nhãng và từ đó giảm rướn để có thể chấp nhận ợ hơi thừa ra khỏi cơ thể mình.
  • Là một sự đồng hành và làm quen môi trường ngủ: tối ồn trắng mát, một sự thay đổi giữa môi trường chơi và môi trường ngủ. Và sự đồng hành để cùng chuyển giao này cùng với người con tin tưởng nhất: mẹ/bà/người chăm sóc thân thuộc. Điều này tuyệt vời quá, phải không nào?

Thời gian thực hiện winddown có thể lâu hay nhanh, tùy bé. Có bé cần 15 phút mới thả lỏng, thư giãn và chấp nhận môi trường mới, có bé hiểu chuỗi hành động (các bé đã biết tự ngủ) thì biết rồi khổ lắm nói mãi, con thuộc bài nên mẹ không cần winddown lâu nữa. Có bé không cần winddown là đã ngủ, đơn giản là chỉ khi được quấn và nghe tiếng ồn trắng, con đã hiểu điều gì sắp đến với mình: cơn buồn ngủ khó cưỡng.


Đương nhiên, các mẹ xem các video tự ngủ trên mạng và nghĩ con mình phải được như thế, không phải bế vỗ đung đưa làm gì, phải sắt đá!

Mẹ thôi đi! Con còn nhỏ lắm và con vẫn rất cần sự dẫn dắt của mẹ. Ngày mai con lớn, chuỗi hành động đó con thuộc như lòng bàn tay, lúc ấy con cũng không cần đung đưa bế vỗ nữa.

Bế vác nhiều thế có sụn xương sống con em không????

Ở quê lúa chúng mình thật quá nhiều truyền thuyết truyền tai nhau mà chẳng có công trình khoa học hay nhà nghiên cứu nào đứng ra học tập và kiểm nghiệm phải không các mẹ. Như Chũn tôi có may mắn đẻ ở giời tây, và tiếp xúc với kha khá các mẹ sinh nở ở nước ngoài thì nói thật ngày đầu tiên con chào đời, ngày có đến chục lần bác sỹ và y tá vào nhắc nhở và hướng dẫn tôi ợ hơi cho bé thành thạo bằng cách bế vác kia. ĐỂ TÔI LÀM ĐÚNG, ĐỂ CON KHÔNG ĐAU ĐỚN. Và quan trọng nhất không phải là bế vác hay không, mà cách mẹ nghiêng người về sau, và cách mẹ ôm con gióng tay đỡ dọc lưng con sẽ giúp con có thêm điểm tựa đấy.

Các mẹ hãy xem hình ảnh để bế vác cho đúng nhé.

Những em bé biết tự ngủ và có thể ngủ không cần winddown như đến vào tuần khủng hoảng có thể sẽ cần sự hỗ trợ của mẹ để chuyển giao nhịp nhàng, giảm và tránh cáu gắt và khó ngủ/mất ngủ các mẹ nhé.

Bé nhà em không hợp tác bế vác, em có thể bế ngang được không?

À, nếu mẹ tự tin mẹ đã giúp con ợ hơi thật kỹ sau khi ăn rồi, và bé sau khi được winddown với cách này cũng không bị đầy hơi hay không bị ngủ ngắn thì tại sao lại không được chứ. Cách nào hiệu quả là ta dùng thôi, whatever floats your boat,baby

CAI/BỎ bước WINDDOWN?

Ới, làm sao mà phải cai???? Đó là những giờ phút tình cảm gắn bó riêng tư nhất giữa mẹ và con, trước khi con tự đưa mình vào giấc ngủ được cảm nhận một chiếc ôm chặt và một bài hát nhẹ của mẹ, tuyệt thế, sao phải loại trừ????

Sau này con lớn, mẹ không cần winddown kiểu ợ hơi thế nữa, bởi con tự ợ được. Khi đó winddown là lúc mẹ con cũng ngồi trên một chiếc ghế thật êm, cùng đọc một cuốn sách trước khi mẹ đặt con vào giường và tắt đèn chờ con tìm đến giấc ngủ. Lúc này con khoảng 9-10 tháng hoặc muộn hơn 12-18m. Đó chính là trình tự đi ngủ cho em bé lớn, chuyện còn dài tính sau.

Bây giờ 6-16 tuần, mẹ hãy WINDDOWN CHO CON TRONG 10-15 PHÚT. Nếu con có triệu chứng ngủ gật, mẹ đặt con xuống ngay. Nếu cảm nhận người con thả lỏng, người nặng dần ngả vào người mẹ thì mẹ cũng đặt con xuống mẹ nhé.

Mấu chốt của vấn đề này.

MẸ ĐẶT CON XUỐNG KHI CON CÒN THỨC.

SAU ĐÓ MẸ ĐÓNG CỬA VÀ ĐI RA KHỎI PHÒNG, ĐỂ TIẾP TỤC THỰC HIỆN BƯỚC4.

Wind down trong EASY là gì

BƯỚC 4: NÚT CHỜ LÀ CHÂN ÁI

Quấn Chũn Cocoon là sản phẩm của mẹ Chũn với hơn 6400 giờ kinh nghiệm ngủ ngon cho con. Quấn Chũn với chất liệu co giãn tuyệt đối giúp con không bị bí bách khó chịu, chất liệu thoáng mát dễ chịu cùng kiểu dáng tiện dụng và ít phức tạp nhất cam kết mang lại cho bé giấc ngủ êm đềm như khi còn trong bụng mẹ.

30s cho quảng cáo

Cùng Chũn Cocoon giúp con tự ngủ ngay bây giờ
Danh sách đại lý quấn Chun Cocoon:
https://bit.ly/2UCsl3Y

5S Giấc ngủ con yêu
Giúp trẻ ngủ ngon