Xã Bình Xuân huyện Gò Công Đông

Xã Bình Xuân ở đâu?

Xã Bình Xuân là một xã thuộc quận/huyện Thị xã Gò Công tại Tỉnh Tiền Giang. Nằm ở vùng Tây Nam Bộ của nước ta.
Như vậy, các thắc mắc về Xã Bình Xuân ở đâu đã được giải đáp trong bài viết này.

Xã Bình Xuân huyện Gò Công Đông

Logo của Tỉnh Tiền Giang (có thể chưa đúng)

  • Biển số xe Thị xã Gò Công là: 63.
  • Mã vùng điện thoại Thị xã Gò Công là: 0273.
Xã Bình Xuân huyện Gò Công Đông
Vị trí Thị xã Gò Công trên bản đồ Tỉnh Tiền Giang
Xã Bình Xuân thuộc Thị xã Gò Công tại Tỉnh Tiền Giang nằm trong vùng Tây Nam Bộ có rất nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn và nổi tiếng đang chờ bạn khám phá với khung cảnh thiên nhiên cực kỳ tươi đẹp, các món ngon và địa điểm vui chơi và nét văn hóa đặc trưng ở nơi đây.

Những địa điểm du lịch tại Xã Bình Xuân - Thị xã Gò Công

Thuê xe du lịch, đặt tour tại Xã Bình Xuân

Đặt tour, thuê ô tô, xe máy Du Lịch từ Tỉnh Tiền Giang đi các địa điểm du lịch tại Xã Bình Xuân và các tỉnh/thành lân cận với xe 4 chỗ, 7 chỗ, 16 chỗ, 29 chỗ, 45 chỗ, các loại xe Limousine đời mới có máy lạnh tốt, chi phí hợp lý, có đưa đón sân bay.

Kết luận

Trên đây là một số kiến thức và kinh nghiệm du lịch tại Thị xã Gò Công - Tỉnh Tiền Giang. Vì mỗi người mỗi một cách nhìn nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ quý đọc giả để chúng ta cùng chia sẻ được nhiều kiến thức, kinh nghiệm hơn. Trân trọng cảm ơn!

Tôi về xã Bình Xuân, TX. Gò Công, tỉnh Tiền Giang, vào những ngày tháng năm này khi hai hàng phượng vĩ trên đường dẫn vào khu di tích bia lưu niệm căn cứ Tỉnh ủy Gò Công trổ bông rực đỏ.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, người và đất Bình Xuân đã hứng chịu hàng tấn bom pháo cùng hàng trăm cuộc càn quét của Mỹ - ngụy nhằm dập tắt phong trào đấu tranh của quần chúng, tiêu diệt các cơ sở cách mạng ở đây. Thế nhưng trong cuộc đấu tranh ác liệt đó, quân và dân Bình Xuân vẫn hiên ngang, vững vàng và là căn cứ cách mạng vững chắc.

Sau ngày 30-4 lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bình Xuân lại tiếp tục nỗ lực vượt qua khó khăn để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội.

* Quá khứ anh hùng

Xã Bình Xuân huyện Gò Công Đông
Bia lưu niệm căn cứ Tỉnh ủy Gò Công.

Gò Công là vùng trọng điểm trong chiến lược bình định của địch ở khu vực cửa ngõ phía nam Sài Gòn trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, vì thế, Tỉnh ủy Gò Công quyết định chọn Bình Xuân là căn cứ địa cách mạng. Nơi đây có địa hình kinh rạch chằng chịt rất thuận lợi cho việc chỉ đạo tấn công vào trung tâm tỉnh Gò Công và liên lạc các mảng căn cứ cách mạng khác.

Đầu năm 1967, Mỹ - ngụy thực hiện ý đồ “quét để giữ”, chúng tung ra nhiều toán quân tinh nhuệ, cùng nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại hỗ trợ cho các cuộc hành quân càn quét đánh phá cơ sở cách mạng, đi đến đâu chúng thiết lập hệ thống đồn bót và ấp chiến lược đến đó. Do mức độ đánh phá ác liệt cộng với sự ruồng bố gắt gao, Gò Công trở thành vùng “bình định trắng” của giặc.

Trong 21 năm chiến tranh (1954-1975), trung bình mỗi đầu người dân ở xã đã phải hứng chịu 2,5 tấn bom đạn, riêng 3 ấp Nhứt, ấp 6 và ấp 7, mỗi người phải chịu trên 3 tấn. Bình Xuân còn là nơi đầu tiên và duy nhất Mỹ - ngụy sử dụng đến một khối lượng chất độc hóa học cùng nhiều loại vũ khí giết người man rợ nhất.

Trong thời kỳ này, Tỉnh ủy Gò Công đã lãnh đạo lực lượng vũ trang dân quân xã Bình Xuân vượt qua muôn vàn khó khăn, vận dụng sáng tạo nhiều hình thức chiến đấu phù hợp với địa bàn xã.

Ta đã tổ chức phục kích, tập kích, chống càn, đánh bức rút trên 300 trận, loại khỏi vòng chiến đấu trên 1.200 tên giặc, diệt hàng chục tên ác ôn khét tiếng, thu nhiều vũ khí, đạn dược, làm thất bại ý đồ bình định của địch, góp phần thắng lợi vào cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Nhiều bà mẹ được Nhà nước phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, 270 liệt sĩ và nhiều thương binh, gia đình có công với cách mạng đã hy sinh cho sự trường tồn của dân  tộc.

Bà Võ Thị Lớ (75 tuổi, ngụ ấp 2, xã Bình Xuân) là chứng nhân lịch sử của thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, đã trực tiếp nuôi giấu nhiều cán bộ cách mạng (đồng chí Châu Văn Kỷ - Bí thư chi bộ xã Bình Xuân năm 1960, đồng chí Ba Hợi…) bám trụ ở Bình Xuân để lãnh đạo cuộc đấu tranh, kể lại: “Mặc dù lúc đó bom, pháo ở TX. Gò Công và Hòa Đồng dội xuống ngày đêm và giặc bố ráp, càn quét liên tục nhưng bà con ở đây vẫn che giấu, tiếp tế cho cán bộ. Cán bộ dựa vào dân để hoạt động còn dân thì dựa vào cán bộ để bám ruộng, bám vườn. Lúc đó, các chị Hai Linh, Sáu Lài… hàng ngày giả bộ làm người đi xúc tép để tiếp tế cho cơ sở cách mạng đồng thời còn làm nhiệm vụ giao liên.”

Chính sự đóng góp quý báu về sức người, sức của của Đảng bộ và nhân dân Bình Xuân đã góp phần vào chiến thắng vẻ vang của lịch sử nước ta trong 21 năm đấu tranh anh dũng chống Mỹ xâm lược.

Sau ngày 30-4-1975, kinh tế xã Bình Xuân thực sự gặp khó khăn! Đồng ruộng, nhà cửa tiêu điều; hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng hầu như không có gì; tỷ lệ nghèo đói ở xã lúc này gần như dẫn đầu huyện. Nhưng, hòa chung với công cuộc xây dựng, hàn gắn vết thương chiến tranh của cả nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Bình Xuân đã xây dựng lại xã nhà với hành trang là lòng quyết tâm, sự kiên trì và tinh thần quyết thắng.

Đến nay, kinh tế của xã Bình Xuân đã và đang ngày một khởi sắc, tỷ lệ hộ nghèo của xã đã giảm khá mạnh, chỉ còn 17,9% cùng bộ mặt nông thôn đã khang trang hơn. Đây là thành quả đạt đáng trân trọng của một xã vùng sâu với động lực chính là truyền thống anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (được công nhận “Anh hùng Lực lượng vũ trang” vào ngày 22-6-1994).

* Trên đường đổi mới

Rời khu di tích bia lưu niệm căn cứ Tỉnh ủy Gò Công trong màu đỏ thắm của hoa phượng, tôi đi trên đường huyện với những cánh đồng mía ở các ấp 1, 2, 3 vừa chặt thân xong còn trơ gốc thơm mùi mật ngọt. Cái nắng chang chang của tháng tư ở xứ Gò này dường như đã dịu bớt bởi niềm vui của người dân khi có được một vụ mía bội thu và được giá.

Theo anh Chủ tịch Hội Nông dân xã, hiện kinh tế nông nghiệp ở xã Bình Xuân có cây lúa và cây mía là chủ lực. Từ khi có chương trình ngọt hóa, đời sống người dân xã nhà nói riêng và của khu vực Gò Công nói chung thực sự đã được đổi đời.

Hệ thống đê ngăn mặn và ô đê bao nội bộ đã ngăn chặn được sự tấn công của nước mặn và giúp cây lúa đứng vững từ một vụ bấp bênh lên hai vụ. Diện tích sản xuất lúa của xã 1.449 ha hiện đã được người dân sản xuất 2,3 vụ ăn chắc với năng suất từ 5,5-6 tấn/ha. Theo quy hoạch của xã, khu vực các ấp nằm cạnh tuyến đê Gò Công sẽ là vùng sản xuất lúa cao sản.

Xã Bình Xuân huyện Gò Công Đông
Chuyến đò nối liền những ấp trong xã của Bình Xuân.

Ngoài ra, tận dụng nét đặc trưng của vùng có nhiều đồng cỏ, nguồn rơm sau khi thu hoạch lúa, ngành nông nghiệp xã cũng định hướng phát triển đàn bò, trâu theo mô hình vỗ béo, lấy thịt. Bên cạnh đó, xã còn phát triển diện tích nuôi trồng thủy sản 235 ha nuôi tôm sú, tôm thẻ và tôm càng xanh.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở một vùng đất bị nước mặn xâm nhập, bị chiến tranh tàn phá nay trở thành một xã có kinh tế, xã hội phát triển, được xếp hạng II trong phong trào thi đua của TX. Gò Công, được xem là một kỳ tích!

Bà Cao Thị Nô (68 tuổi, nhà ở sát bến đò Bình Xuân) không giấu được nỗi vui mừng: “Trước ngày 30-4, người dân ở đây sống khổ lắm vì bom đạn giặc Mỹ đánh phá hoài, lúa thì chỉ làm 1 vụ, đường sá toàn lội sình, băng qua kinh rạch mà đi. Sau ngày hòa bình đến nay, nước ngọt về nên làm lúa 3 vụ được, có điện, nước xài, nhất là mấy con đường đã được đổ đá đỏ, làm nhựa giúp cho bà con ở đây đi lại thuận tiện lắm!”

Xin nêu một vài số liệu thống kê như minh chứng Bình Xuân đã khởi sắc: 90% các trục đường giao thông được trải đá đỏ, 99,5% hộ dân có điện sinh hoạt, 68,49% hộ dân được cấp nước sạch..., là những số liệu tiêu biểu mà Bình Xuân đạt được sau 38 năm giải phóng.

Bí thư Đảng ủy xã Trương Quốc Ân khẳng định: Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã dựa trên tiềm lực đất đai, lao động, điều kiện khả thi và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cấp ủy, chính quyền địa phương xác định hướng trọng điểm là duy trì và phát huy tốt công tác thủy lợi nội đồng để phát triển hai cây chủ lực là cây lúa, cây mía, khuyến khích phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản lồng ghép trong các mô hình kinh tế hộ.

Đặc biệt, cán bộ, đảng viên xã được quán triệt phải là đội ngũ “đầu tàu” để phát huy phương châm “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau” trong việc thực hiện nghị quyết của Đảng bộ xã về phát triển kinh tế, xã hội. Từ khi sáp nhập vào thị xã theo Nghị định số 09/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21-8-2008 về việc mở rộng TX. Gò Công, xã Bình Xuân đang được đầu tư, xây dựng và hoàn thiện nhiều tiêu chí để đạt điều kiện là một đơn vị của thị xã.

… Trên chuyến đò chiều Bình Xuân qua dòng sông Gò Công hiền hòa với những cụm lục bình trổ bông tim tím, cảm xúc tôi như hòa vào niềm vui, phấn khởi của những người dân nơi đây về một tương lai tươi sáng. Một Bình Xuân anh dũng trong kháng chiến! Một Bình Xuân cần cù vượt khó trong phát triển kinh tế - xã hội!

NGUYỄN HỮU

.