Xây chuồng bò trên đất nông nghiệp

Ngày hỏi:06/11/2020

Em hiện tại đang có người nhà thuê đất nông nghiệp để kinh doanh mô hình chăn nuôi lợn, bên em có thuê được hai mảnh đất để làm trang trại nhưng khi em lên xã để xin giấy phép thì được thông qua và xã cũng đã cấp giấy tờ cho. Nhưng khi xây dựng lên thì cả huyện và tỉnh xuống và bắt phải ngừng thi công xây dựng vì lý do không được xây dựng kinh doanh trên nền đất nông nghiệp vậy cho em hỏi trường hợp của em thì phải xử lý như thế nào ạ?

Theo em nghĩ thì là do phía bên xã và huyện đang gây khó khăn cho người nhà của em, vậy em nhờ luật sư tư vấn cụ thể hơn như trong trường hợp của bên em.

  • Xây chuồng bò trên đất nông nghiệp
  • Tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, có quy định các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động, bao gồm:

    - Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác gồm:

    + Đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt;

    + Đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép;

    + Đất nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm;

    Như vậy, theo quy định nêu trên thì đất nông nghiệp nay muốn chuyển qua xây dựng chuồng trại chăn nuôi thì không phải thực hiện việc xin phép nhà nước có thẩm quyền nhưng phải thực hiện việc đăng ký biến động đất đai.


    Do đó, gia đình anh cần làm thủ tục đăng ký biến động đất đai tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Phòng tài nguyên môi trường cấp quận/huyện/thị trấn.

Pháp luật quy định phải thực hiện đăng ký biến động trong vòng 30 ngày kể từ ngày phát sinh biến động. Nếu quá 30 ngày người sử dụng đất mà không đăng ký biến động là trái quy định pháp luật. Cho nên, nếu vi phạm anh/chị sẽ bị phạt với hành vi không đăng ký biến động (Điều 95 Luật Đất đai 2013). Cụ thể:

Theo Khoản 2 Điều 17 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định mức phạt với hành vi chậm đăng ký biến động QSDĐ như sau:

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu trong thời gian 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 95 của Luật đất đai mà không thực hiện đăng ký biến động;

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 95 của Luật đất đai mà không thực hiện đăng ký biến động.

Lưu ý: Đôi với trường hợp không thực hiện đăng ký biến động đất đai tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt trên.

Ngoài ra, buộc người đang sử dụng đất trong các trường hợp không thực hiện đăng ký biến động đất đai phải làm thủ tục đăng ký đất đai theo quy định.

Trân trọng!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: mailto:


Dạ xin chào quý biên tập của Trangtinphapluat.com, đầu tiên xin gửi lời chào và lời chúc tốt đẹp đến quý ban biên tập ạ. Mình là Trần Xuân Trường, địa chỉ tại: xã Vạn Thái, huyện Ứng Hoà, Hà Nội. Trong thực tiễn công việc mình đang vướng mắc một số nội dung như sau, rất mong được giải đáp ạ.
1. Đối với các trường hợp các hộ gia đình cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm (trồng lúa nước và cây hàng năm khác) nhưng các hộ xây tường bằng gạch bao quanh diện tích đất. Để xử lý hành vi trên thì sẽ áp dụng điều khoản nào của Nghị định 91/2019 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai và các văn bản pháp luật có liên quan ạ?

Trả lời:

Đối với việc xây tường rào bao quanh diện tích đất nông nghiệp thì trangtinphapluat.com có bài viết phân tích khá chi tiết TẠI ĐÂY,cụ thể như sau:

Theo quy định của Luật Xây dựng 2014 sửa đổi, bổ sung 2020 thì công trình xây dựng ở nông thôn được miễn giấy phép xây dựng, trừ trường hợp khu vực đã có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt. Và Luật Đất đai cũng quy định đất nông nghiệp được xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, láng trại, nhà kho, nhà chứa vật tư phục vụ phát triển nông nghiệp…

Xây chuồng bò trên đất nông nghiệp
Xây dựng tường rào trên đất nông nghiệp có bị xử phạt

Và Luật Đất đai tại Khoản 4 Điều 170 quy định nghĩa vụ chung của người sử dụng đất là “thực hiện các biện pháp bảo vệ đất”. 

Bên cạnh đó, theo Khoản 1 Điều 176 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Mốc giới ngăn cách các bất động sản như sau: Chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình.

Như vậy, trong trường hợp người dân xây dựng tường rào xung quanh khu đất nông nghiệp để chăn nuôi gia súc, gia cầm, để bảo vệ đất thì không vi phạm pháp luật, trừ trường hợp đối với khu vực đã có quy hoạch đô thị thì phải xin giấy phép xây dựng, trường hợp không xin phép thì bị xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng công trình khác không có giấy phép xây dựng theo từ 10 đến 20 triệu đồng theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở (hiện nay là theo Nghị định 16/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực xây dựng).

2. Đối với các trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao đất nông nghiệp (trồng lúa nước, trồng cây hàng năm khác, trồng cây lâu năm) nhưng xây dựng công trình làm chuồng trại chăn nuôi trên diện tích đó. Để xử lý hành vi trên thì áp dụng quy định nào ạ?

Đối với việc xây dựng công trình trên diện tích đất nông nghiệp thì trangtinphapluat.com có bài viết phân tích khá chi tiết TẠI ĐÂY,cụ thể như sau:

Theo Thông tư 09/2021/TT-BTNMT về việc sửa đổi bổ sung một số điều của các Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, có hiệu lực ngày 01/9/2021 các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy định chi tiết một số điều của Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Nghị định 44/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác gồm: đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm;

b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm;

Xây chuồng bò trên đất nông nghiệp
6 trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép từ 01/9/2021

c) Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm;

d) Chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở;

đ) Chuyển đất thương mại, dịch vụ sang các loại đất khác thuộc  đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sang đất xây dựng công trình sự nghiệp.

Căn cứ vào quy định trên thì việc chuyển đất trồng lúa (thuộc nhóm đất trồng cây hàng năm theo khoản 1 Điều 10 của Luật Đất đai 2013) sang đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép thì không buộc phải xin chuyển mục đích nhưng phải đăng ký cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp không đăng ký thì bị xử phạt từ 2 triệu đến 50 triệu đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

3. Đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân thuê thầu đất công, đất nông nghiệp công ích do ubnd xã quản lý, trong đó có diện tích là ao nuôi trồng thuỷ sản, nhưng chủ sử dụng đất đổ đất, đá san lấp phần mặt nước đó và xây dựng các công trình trên phần đã lấp. Để xử lý hành vi trên thì áp dụng quy định nào ạ

Hành vi trên sẽ bị xử phạt theo khoản 2 Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, cụ thể là:

“2. Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;

c) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

g) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.”

Ngoài việc bị phạt tiền thì cá nhân vi phạm còn bị áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Trên đây là giải đáp của trangtinphapluat.com liên quan đến việc xây dựng tường rào trên đất nông nghiệp, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp không phải xin phép và trường hợp phải xin phép. Bạn đọc có ý kiến phản hồi vui lòng ghi ở mục bình luận bên dưới bài viết.

Rubi