Xem dach sách domain linux

Nội dung

  • 1. Lấy danh sách User trong Linux bằng file /etc/passwd
  • 2. Lấy danh sách user trên Linux bằng lệnh getent
  • 3. Kiểm tra một người dùng có tồn trại trong hệ thống Linux không?
  • 4. Phân biệt người dùng hệ thống và người dùng bình thường

Bạn muốn biết có bao nhiêu user đang có trên hệ thống Linux của mình? Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách xem danh sách user trong Linux.

1. Lấy danh sách User trong Linux bằng file /etc/passwd

Trong Linux, thông tin người dùng được lưu trữ trong file /etc/passwd. Mỗi dòng trong file này đại diện cho thông tin đăng nhập của một user. Để mở file này thì bạn có thể sử dụng lệnh cat hoặc less.

less /etc/passwd

Kết quả như sau:

Xem dach sách domain linux

Mỗi hàng sẽ có 7 phần được ngăn cách nhau bởi dấu hai chấm. Ý nghĩa cụ thể như sau:

  • Tên tài khoản.
  • Mật khẩu đã được mã hóa (x có nghĩa là mật khẩu được lưu trong file /etc/shadow).
  • Số ID người dùng (UID).
  • Số ID nhóm của người dùng (GID).
  • Tên đầy đủ của người dùng (GECOS).
  • Thư mục chính của người dùng.
  • Shell đăng nhập (mặc định là /bin/bash).

Nếu bạn muốn chỉ hiện thị thông tin username thì sử dụng lệnh cut hoặc awk. Nếu bạn chưa biết những lệnh này thì đừng quá lo lắng, bởi qua chương tiếp theo chúng ta sẽ học nó.

awk

awk -F: '{ print $1}' /etc/passwd

cut

cut -d: -f1 /etc/passwd

Kết quả như sau:

Xem dach sách domain linux

2. Lấy danh sách user trên Linux bằng lệnh getent

Lệnh getent sẽ hiển thị các mục từ cơ sở dữ liệu được cấu hình trong file /etc/nsswitch.conf, bao gồm cả passwd database, có thể được sử dụng để truy vấn danh sách tất cả người dùng.

Để lấy danh sách tất cả userr Linux, hãy nhập lệnh sau

getent passwd

Kết quả:

Xem dach sách domain linux

Như bạn thấy, kết quả không khác gì so với cách 1.

Nếu bạn đang sử dụng LDAP để xác thực người dùng, getent sẽ hiển thị tất cả người dùng Linux kể cả file /etc/passwd và cơ sở dữ liệu LDAP.

Bạn cũng có thể sử dụng awk hoặc cut để in danh sách thông tin của mỗi người dùng đăng nhập.

getent passwd | awk -F: '{ print $1}'
getent passwd | cut -d: -f1

3. Kiểm tra một người dùng có tồn trại trong hệ thống Linux không?

Bây giờ thì bạn đã biết cách xem tất cả user có trong hệ thống Linux rồi. Nhưng nếu bây giờ bạn có một cái tên và bạn muốn kiểm tra nó có tồn tại trong danh sách user đó không thì làm thế nào? Rất đơn giản, ta sẽ kết hợp lệnh grep để lọc tìm theo tên.

Ví dụ: Mình muốn kiểm ta user có tên là Jack có trong hệ thống không thì chạy lệnh sau:

getent passwd | grep jack

Nếu người dùng tồn tại thì nó sẽ trả về một hàng với 7 thông tin như hai phần trên mình đã giới thiệu, còn không thì nó không trả gì về cả.

Hoặc bạn không cần lệnh grep cũng được.

getent passwd jack

Kết quả vẫn như trên.

Nếu bạn muốn đếm tổng số user trên hệ thống thì chạy lệnh sau:

getent passwd | wc -l

Kết quả trả về là một con số, đó chính là tổng số user đang có trên máy tính Linux của bạn.

4. Phân biệt người dùng hệ thống và người dùng bình thường

Như bạn thấy ở trên, mình chỉ có một tài khoản cuong nhưng kết quả trả về là rất nhiều, bởi vì số còn lại chính là những tài khoản mặc định đã có trên hệ thống.

Vậy người dùng hệ thống chính là những tài khoản được tạo ra khi bạn cài đặt Linux (trong đó có cả tài khoản root), còn người dùng bình thường là do chính tài khoản root hoặc một người dùng khác có quyền sudo.

Mỗi người dùng sẽ có một ID và ta gọi nó là UID. Nếu lúc tạo user bằng lệnh useradd mà bạn không gắn UID thì nó sẽ lấy ID mặc định theo giá trị UID_MIN và UID_MAX nằm trong file /etc/login.defs.

Để xem giá trị của UID_MIN và UID_MAX thì bạn chạy lệnh sau:

grep -E '^UID_MIN|^UID_MAX' /etc/login.defs

Kết quả

UID_MIN 1000
UID_MAX 60000

Từ kết quả ở trên thì chúng ta có thể thấy rằng tất cả người dùng bình thường phải có UID từ 1000 đến 60000.

Sau khi biết hai giá trị này rồi thì ta dễ dàng viết lệnh lấy danh sách tất cả user bình thường như sau:

getent passwd {1000..60000}

Kết quả trả về trên máy tính của mình như sau:

Xem dach sách domain linux

Chúc bạn xem danh sách user trong Linux thành công!

Nguồn: freetuts

Xem dach sách domain linux

Điều hướng bài viết