Ý nghĩa của việc giãn cách xã hội

Ghi chép

Nhật kí ở nhà chống dịch

Nhân viên UNICEF cân bằng cuộc sống khi ở nhà như thế nào?

Bùi Thị Phân Ly
Ý nghĩa của việc giãn cách xã hội
UNICEF Việt Nam\Bùi Thị Phân Ly
  • Ngôn ngữ tài liệu bằng:
  • English
  • Tiếng Việt
22 Tháng 7 2021

Chị Bùi Thị Phân Ly hiện là Cán bộ hợp tác doanh nghiệp tại UNICEF Việt Nam, văn phòng TP HCM. Chị Ly là mẹ của một bé gái 2 tuổi, và cũng đang mang thai ba tháng cuối em bé thứ hai. Trong đợt dịch bùng phát ở TP HCM lần này, chị Ly đã làm việc ở nhà liên tục hơn 2 tháng, trong đó có gần 2 tuần dưới biện pháp kiểm soát dịch cao nhất là phong tỏa khu vực. Hãy cùng lắng nghe những trải nghiệm vừa làm mẹ vừa làm việc tại nhà của chị Ly khi thực hiện giãn cách xã hội và phong tỏa!

Ý nghĩa của việc giãn cách xã hội
UNICEF Việt Nam\Bùi Thị Phân LyBức hình chụp chị Ly và bé Linh Đan gần nhà trước khi thực hiện giãn cách xã hội tại Tp.Hồ Chí Minh do diễn biến căng thẳng của dịch bệnh.

Haivợchồngcùngởnhà,vừatrôngcon,vừalàmviệc,vừalocơmnước,dọndẹp, đóthậtsựlà một thử thách!

Trước khi làn sóng dịch thứ 4 bùng phát, hàng ngày mình gửi con nhờ ông bà nội ở gần đó chăm sóc vào ban ngày nhưng cách đây 1 tháng, khu nhà ông bà bị phong tỏa do có nhiều ca nhiễm mới và mình không thể gửi con được nữa. Em bé đang ở độ tuổi hiếu động, nhiều năng lượng và luôn muốn có người chơi cùng nên khi cả bố mẹ đều phải làm việc, bé luôn tìm cách thu hút sự chú ý của bố mẹ. Nhiều khi còn vòi vĩnh, khóc lóc hay ăn vạ và vợ chồng mình đôi khi không thể tập trung làm việc được như ở văn phòng. Để phần nào đáp ứng được nhu cầu được quan tâm chính đáng của con đồng thời đảm bảo yêu cầu của công việc, vợ chồng mình cùng lên kế hoạch và thực hiện những điều sau:

  • Phân công thay phiên nhau chơi với con những lúc công việc không quá gấp rút hay không có những cuộc họp phải tham gia để con không thấy mình lẻ loi, bị tảng lờ vì điều này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và hành vi của con.
  • Tạo các trò chơi cùng con như xếp hình, chơi đồ hàng, chơi nước, cùng nấu ăn hay chơi cầu tuột để con cảm thấy được quan tâm và được tiêu hao năng lượng. Những lúc chơi cùng con, vợ chồng mình thực sự dành 100% sự chú ý cho con, ở bên con trong chánh niệm và dạy con nhiều điều bổ ích mà bình thường mình chưa có thời gian. Thỉnh thoảng, bé cũng được ba mẹ cho xem ti vi những nội dung mang tính giáo dục nhưng không quá 20 phút/ lần. Bé được bố mẹ dạy về thực hành kỷ luật thời gian xem ti vi và bé rất hợp tác. Khi con vui vẻ, khỏe mạnh và an toàn, vợ chồng mình mới có thể yên tâm làm việc và duy trì một bầu không khí trong gia đình cân bằng và ấm áp.
  • Để đảm bảo công việc, ngoài những cuộc họp cần tham dự trong giờ hành chính, mình linh động sắp xếp thời gian làm việc vào lúc con ngủ giấc trưa hay giấc tối.
Ý nghĩa của việc giãn cách xã hội
UNICEF Việt Nam\Bùi Thị Phân LyBé Linh Đan hào hứng tham gia những "thử thách" nấu ăn của vợ chồng chị Ly

Những giải pháp thời dịch này giúp vợ chồng mình linh động cân bằng giữa công việc và gia đình, vừa tạo cho con bầu không khí tích cực, cho con cảm nhận được tình yêu và sự quan tâm của cha mẹ, đồng thời vẫn đảm bảo công việc và sức khỏe tinh thần cho cha mẹ.

Cách hỗ trợ nhu cầu kết nối của con khi bé phải ở nhà nhiều ngày

Con gái mình còn quá nhỏ nên chưa hiểu được về dịch bệnh cũng như các biện pháp phòng bệnh để hạn chế sự lây lan của vi rút. Bé cảm thấy bức bối và muốn được ra ngoài để chạy nhảy và nhất là được giao tiếp và kết nối với mọi người, như trước kia. Cách đây 2 tuần, có anh chị họ của bé đi ngang nhà nhưng chỉ đứng bên ngoài cửa mà không vào trong vì để phòng ngừa lây bệnh, bé gọi anh chị thiết tha và rất buồn vì ba mẹ không cho ra ngoài. Để bù đắp sự thiếu hụt trong nhu cầu được kết nối trực tiếp, mình cho con trò chuyện online với người thân qua video call hàng ngày vào mỗi buổi tối. Khi được nói chuyện với ông bà và anh chị, bé trở nên rất vui vẻ và hạnh phúc. Nhìn con cười giòn tan khi được tương tác với người thân, mình cũng cảm thấy được vui lây và phấn chấn hơn.

Ý nghĩa của việc giãn cách xã hội
UNICEF Việt Nam\Bùi Thị Phân LyNụ cười của bé Linh Đan, con chị Ly khi nói chuyện với anh chị họ, dù chỉ ở cách nhau một con hẻm nhưng đã gần 2 tháng chưa được gặp nhau trực tiếp

Chuẩn bị tâm lý để không cảm thấy quá choáng ngợp và áp lực với việc sống trong tâm dịch.

Hàng ngày mình đều dậy sớm và thực hành thiền và lòng biết ơn để giúp tâm trí mình có sự yên tĩnh và suy nghĩ tích cực. Sống trong tâm dịch, sự lạc quan là điều hết sức cần thiết. Mình luôn suy nghĩ rằng những giải pháp hạn chế hiện tại là điều cần thiết để kiểm soát dịch bệnh lây lan và sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường. Mình cố gắng duy trì các hoạt động trong cuộc sống theo các lịch trình đã lên và hạn chế đọc quá nhiều tin tức tiêu cực về bệnh dịch. Ngoài ra, mình xem đây là một trải nghiệm tích cực vì mình có thêm nhiều thời gian cho con, dạy con nhiều kỹ năng mới, biết cách sắp xếp cuộc sống, công việc và đồng thời thắt chặt tình cảm gia đình.

Ý nghĩa của việc giãn cách xã hội
UNICEF Việt Nam\Bùi Thị Phân LyBé Linh Đan cũng "Work from home" giống ba mẹ

Con cái là tấm gương phản chiếu của cha mẹ, nên khi tâm lý của mình vững vàng, tích cực, con sẽ cảm nhận được tình yêu thương và sự bình yên dù đang ở trong khoảng thời gian xáo trộn hơn bình thường. Khi sự giúp đỡ chăm sóc bé từ ông bà không còn do các hạn chế kiểm soát dịch, mình đã rất hoang mang và lo lắng nhưng tới thời điểm này mình có thể tự tin nói rằng mình đã và đang làm tốt, hơn cả sự mong đợi ban đầu.

Rồicác làn sóng lây nhiễm cũngsẽqua,cuộcsốngbìnhthườngrồisẽdần trở lại vì đây không phải là lần đầu tiên nhân loại trải qua đại dịch như thế này. Nếu nhìn những tháng ngày sống trong giãn cách và phong tỏa qua lăng kính tích cực, không phải mỗi chúngta đang trưởngthànhlênrấtnhiềuvàgóp nhặt đượcmộtvàicâuchuyệnýnghĩa,vàđángnhớ, hay sao!

Các chủ đê liên quan

Covid-19
Việt Nam