1 cây cà phê thu được bao nhiêu kg

Toàn tỉnh Ðắk Nông hiện có 135.752 ha cà phê, năng suất trung bình đạt 2,73 tấn/ha/vụ. Phần lớn sản lượng cà phê của tỉnh được bán ở dạng thô thông qua các thương lái, nên giá trị còn thấp.

Người trồng cà phê có thu nhập bình quân chỉ từ 35 – 50 triệu đồng/ha/năm. Đây là mức thu nhập rất thấp so với nhiều loại cây trồng khác của tỉnh. Bên cạnh đó, người trồng cà phê phải "gánh" rất nhiều chi phí đầu tư, công chăm sóc, thu hoạch.

Cà phê là cây chủ lực của tỉnh Đắk Nông, được trồng hầu hết các địa phương. Đây cũng là cây trồng mang lại nguồn thu nhập chính của nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh.

Tại Diễn đàn, ông Trần Hữu Trung, thôn Phú Xuân, xã Đắk Nia [Gia Nghĩa] cho biết, gia đình ông có 2 ha cà phê đang cho thu hoạch. Lâu nay, ông sản xuất cà phê theo hướng chất lượng cao, bán với giá từ 50.000 - 65.000 đồng/kg.

Dù đã thay đổi quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm được đánh giá tốt, nhưng việc tiêu thụ cà phê của ông vẫn khá khó khăn. "Tôi mong muốn sớm có liên kết giữa doanh nghiệp và người dân để có đầu ra ổn định, yên tâm sản xuất. Tôi cũng mong được hỗ trợ để nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất cà phê", ông Trung chia sẻ.

Tương tự, ông Lê Thái Giám, ở thôn 5, xã Kiến Thành [Đắk R’lấp] cho rằng, chi phí sản xuất cà phê hiện nay quá nhiều, nên lợi nhuận mang lại cho người sản xuất không cao.

Hiện nay, có tình trạng người dân hái cà phê xanh rồi bán đầu vụ để được giá cao hơn so với hái chín và bán vào cuối vụ. Nghịch lý này khiến thị trường cà phê bị xáo trộn, chất lượng sản phẩm ít nhiều bị ảnh hưởng. Cơ quan chức năng cần có biện pháp xử lý vấn đề này.

Không chỉ trải lòng các nội dung trên, tại diễn dàn, nhiều bà con còn phản ánh, họ đang phải mua giống cà phê trôi nổi, kém chất lượng. Việc thu hoạch, bảo quản, sơ chế cà phê còn sơ sài, khiến chất lượng sản phẩm đạt thấp.

Ông Trương Công Toàn, Giám đốc Doanh nghiệp Tư nhân Toàn Hằng [Đắk R'lấp] cho biết, mỗi năm doanh nghiệp thu mua và bán ra trên 20.000 tấn cà phê. Doanh nghiệp chỉ thu mua cà phê đạt chất lượng cao, cà phê đặc sản.

Do đó, yêu cầu người dân phải sản xuất, thu hoạch, bảo quản cà phê tốt, bảo đảm chất lượng thì mới tạo được đầu ra tốt. Muốn làm được điều này, ngành chức năng cũng phải tích cực hỗ trợ người dân.

Đại diện Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên phân tích, nếu hái cà phê xanh, người dân có thể mất khoảng 18% - 20% sản lượng. Vì nhân cà phê khi hái xanh bị rỗng; nhân đầu vụ và nhân cuối vụ sẽ khác nhau về trọng lượng.

Thu hái cà phê xanh thì chất lượng cũng thấp do hạt đen, hạt nâu, hạt sâu nhiều. Do đó, bà con cần cân nhắc kỹ về điều này. Ngành chức năng cần tuyên truyền, vận động, có giải pháp để người dân thu hái cà phê đạt tiêu chuẩn.

Ông Phạm Tuấn Anh - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông cho biết, qua Diễn đàn, bà con nông dân đã tiếp cận được với kênh bán hàng, phương thức bán hàng hiệu quả, ổn định lâu dài.

Bà con cũng phần nào nắm được quy trình để nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê, nhất là khâu tổ chức sản xuất, thu hoạch, bảo quản và chế biến sau thu hoạch.

Trong đó, vấn đề hái cà phê xanh, phơi sấy không bảo đảm quy chuẩn... đã được các chuyên gia, ngành chức năng phân tích khá kỹ lưỡng để bà con nông dân nắm.

Diễn đàn tạo điều kiện để người dân chủ động trao đổi những "điểm nghẽn", vướng mắc đang gặp phải trong sản xuất cà phê để các chuyên gia, doanh nghiệp ngành chức năng giải đáp, hỗ trợ.

Có thể nói, thông qua Diễn đàn, nhiều bà con nông dân đã giải tỏa được phần nào các khó khăn về sản xuất, tiêu thụ cà phê hiện nay. Trong đó, bà con đã hình dung được quy trình sản xuất cà phê mới sao cho bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường...

Sơn La là tỉnh hội tụ đầy đủ những điều kiện về khí hậu, nhiệt độ, chất đất cho sự phát triển của cây cà phê Arabica [cà phê chè], nhiều năm trở lại đây, cà phê được xem là cây trồng chủ lực và là nguồn thu nhập chính của người dân vùng núi Tây Bắc này.

Trước đây, người dân chưa có kinh nghiệm thường để cây cà phê phát triển tự nhiên và trồng thành các hàng song song. Nhưng từ những năm 2000 trở về đây, người dân được hướng dẫn nên chuyển sang trồng theo nguyên tắc "chân chim" để giảm rửa trôi, xói mòn đất cũng chất dinh dưỡng.

Những đồi cà phê Arabica ở Sơn La.

Trồng cà phê trên đồi có ưu điểm rất lớn đó là cây phê sẽ có thời gian "nghỉ" lâu hơn bởi nó chỉ chịu tác động của ánh nắng một nửa cây vì thế cây cà phê xanh mướt.

Cây cà phê được ươm từ hạt, người dân sẽ đào hố để trồng các cây non, dưới hố họ dải một lớp phân bón lót. Các công đoạn chăm sóc cây cà phê chủ yếu là làm cỏ ở quanh gốc, bấm cành, những cành nào khô, yếu thì sẽ cắt bỏ.

Cành cà phê Arabica dài, tán cây cà phê đến đâu thì rễ cây sẽ lan đến đấy. Vì vậy, khi bón phân, người dân sẽ đào rãnh vòng quanh tán cây cà phê, bỏ phân vào và lấp đất lên, đây được gọi là cách bón vành khăn.

Ông Nguyễn Thái Cường, Phó Giám đốc chi nhánh Sơn La của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu cà phê Minh Tiến cho biết: "Cách đây 20 năm, khi lên Sơn La, người dân để cây cà phê phát triển tự nhiên, cây cao trên 3m nhưng cho năng suất thấp. Chúng tôi đã tập huấn, hướng dẫn người dân cách tỉa cành, tạo tán để cây cà phê Arabica chỉ còn cao khoảng 1m6 và chăm sóc cà phê đảm bảo các tiêu chuẩn xuất khẩu".

Thông thường cây cà phê Arabica sẽ cho thu hoạch sau 3 năm trồng. Nếu cây đã ươm cao thì chỉ khoảng 2 năm sẽ cho trái. Hai năm đầu tiên thu hoạch, cây sẽ cho trái rất kém, bắt đầu từ năm thứ 3, thứ 4 cây vừa cho năng suất cao vừa cho chất lượng tốt.

Vụ thu hoạch cà phê thường kéo dài từ 9 dương lịch đến tháng 2 sang năm, được chia thành nhiều đợt.

Một cây cà phê Arabica có thể thu hoạch được tối đa 25 năm. Nếu cây già cỗi, cho năng suất thấp người dân sẽ đốn gốc sau mỗi vụ thu hoạch để cây ra mầm. Mầm nào to khỏe nhất sẽ được giữ lại. Khi nào đất trồng chai cứng, cạn kiệt dinh dưỡng thì người dân sẽ đốn hết cây và đánh tơi đất lên, phơi nắng, sau đó mới trồng lại.

Bên cạnh hướng dẫn người dân trồng và chăm sóc cà phê khoa học, đúng kỹ thuật, Minh Tiến còn bao tiêu đầu ra cho họ. Hiện nay, tại Sơn la đã có hơn 3000 nông hộ trồng cà phê hợp tác với Minh Tiến để trồng cà phê theo các tiêu chuẩn xuất khẩu, phát triển cà phê một cách bền vững dựa trên 3 yếu tố: Kinh tế, xã hội và môi trường.

1 cây cà phê thu hoạch bao nhiêu kg?

Chẳng mấy chốc, bạt lại đầy ắp cà phê rồi được trút vào bao tải đưa lên xe chở đi. Ông Trung cho biết, thời tiết năm nay thuận lợi giúp cây cà phê phát triển tốt, cho năng suất cao. Trung bình 1ha cà phê của gia đình cho thu hoạch khoảng 20 tấn tươi [khoảng 4,5 tấn nhân], cao hơn so với mùa vụ năm ngoái.

1 ha cà phê trồng được bao nhiêu cây?

Cà phê chè :khoảng 5.000cây/ha, hàng cách hàng 2m, cây cách cây 1m. Nếu đất xấu có thể trồng dày hơn. Cà phê vối : 3,5×2,5m tương ứng 1.330 cây/ha, trồng 1 cây/hố; 3,0×2,5m tương ứng mật độ 2.660cây/ha, trồng 2 cây/hố.

Bao nhiêu kg cà phê tươi được 1 kg cà phê nhân?

Thành cà phê: khối lượng cà phê tươi cần thiết để cho ra 1kg thành phẩm cà phê nhân. Thông thường thành cà phê sẽ bằng 5[ 5 kg cà phê tươi có thể cho ra 1 kg cà phê nhân]

Mất bao lâu để thu hoạch cà phê?

Cây cà phê trưởng thành có thể cao từ 4-6 m. Quả hình bầu dục, mỗi quả chứa hai hạt cà phê. Cà phê chè sau khi trồng khoảng 3-4 năm thì có thể bắt đầu cho thu hoạch. Thường cuối vụ thu hoạch cây cà phê đã phân hoá mầm hoa [cà phê chè tự thụ phấn].

Chủ Đề