1 giờ làm ở Việt Nam bao nhiêu tiền?

Báo cáo về năng suất lao động [NSLĐ] giai đoạn 2011 - 2020 của Tổng cục Thống kê vừa công bố cho thấy năm 2020, NSLĐ của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành ước tính đạt 150,1 triệu đồng/lao động [tương đương khoảng 6.466 USD/lao động], gấp 2,1 lần năm 2011 [70 triệu đồng/lao động].

Năng suất lao động theo giờ của Việt Nam thấp xa so với nhiều nước

Bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2011-2020, tốc độ tăng năng suất lao động của toàn nền kinh tế đạt 5,29%, tính theo sức mua tương đương [PPP 2017], NSLĐ của Việt Nam tăng bình quân 5,4%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của nhiều nước như Malaysia [1,3%/năm]; Hàn Quốc [1,5%/năm]; Singapore [1,7%/năm]; Thái Lan [2,2%/năm]; Indonesia [2,6%/năm]; Philippines [3,5%/năm]. Nhờ đó, Việt Nam đã thu hẹp được khoảng cách tương đối với một số nước ASEAN có trình độ phát triển cao hơn.

Mỗi giờ làm việc một người Việt Nam tạo ra bao nhiêu tiền?

Nếu tính NSLĐ trên một giờ làm việc theo sức mua tương đương [PPP 2017] năm 2019 của Việt Nam chỉ bằng 8,99% mức năng suất của Singapore; 9,13% mức năng suất của Brunei; 23,21% của Malaysia; 40,31% của Thái Lan; 49,31% của Indonesia; 57,35% của Philippines; 99,51% của Lào...

Tuy nhiên, mức NSLĐ của Việt Nam hiện nay vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực, đáng chú ý là chênh lệch tuyệt đối vẫn tiếp tục gia tăng. Tính theo PPP 2017, NSLĐ của Việt Nam năm 2020 đạt 18.400 USD, chỉ bằng 11,3% mức năng suất của Singapore; 23% của Hàn Quốc; 24,4% của Nhật Bản; 33,1% của Malaysia; 59,1% của Thái Lan; 60,3% của Trung Quốc; 77% của Indonesia và bằng 86,5% NSLĐ của Philippines.

NSLĐ của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á chỉ cao hơn Campuchia [gấp 2,4 lần]; Myanmar [1,6 lần]; Lào [gấp 1,2 lần].

Năng suất lao động của Việt Nam vẫn rất thấp

GSO

Tính theo số tuyệt đối, NSLĐ [PPP 2017] của Singapore cao hơn Việt Nam tăng từ 130.400 USD năm 2011 lên 144.100 USD năm 2020. Tương tự, NSLĐ của Hàn Quốc cao hơn từ 58.800 USD lên 61.800 USD; Trung Quốc từ 6.100 USD lên 12.100 USD; Ấn Độ từ 1.300 USD lên 1.800 USD. Tổng cục Thống kê nhận định: khoảng cách và thách thức mà nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt để có thể bắt kịp mức NSLĐ của các nước có trình độ phát triển hơn là khá lớn.

Kết quả Điều tra lao động việc làm, số giờ làm việc trung bình mỗi tuần của một lao động đang làm việc ở Việt Nam đã giảm dần từ 45,6 giờ trong năm 2011 xuống 41,9 giờ năm 2020. Theo giá hiện hành, NSLĐ trên mỗi giờ làm việc năm 2011 mới chỉ đạt 29.000 đồng, đến năm 2016 đạt 45.700 đồng; năm 2017 đạt 52.100 đồng; năm 2018 đạt 55.500 đồng; năm 2019 đạt 63.700 đồng.

Năm 2020, năng suất lao động trên mỗi giờ làm việc theo giá hiện hành đạt 67.600 đồng, cao hơn 3.800 đồng so với năm 2019 và gấp 2,3 lần năm 2011.

XEM NHANH 12H ngày 5:2: Nhìn lại vụ án Nguyễn Phương Hằng | Mỹ bắn hạ khinh khí cầu Trung Quốc

Năm 2020, quy mô GDP của Việt Nam đứng thứ 3 khu vực ASEAN, bằng 32,1% quy mô GDP của Indonesia và bằng 83,6% của Thái Lan; gấp 1,2 lần Philippines và Malaysia; gấp 1,9 lần Singapore; gấp 3,8 lần Myanmar; gấp 14,4 lần Campuchia; gấp 17,7 lần Lào và gấp 37 lần Brunei.

Ngoài mức lương tối thiểu theo tháng, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang đề xuất đưa ra mức lương tối thiểu tính theo giờ để bảo vệ mức thu nhập của người lao động bán thời gian, thời vụ. Nếu đề xuất này được thông qua, thì đây là lần đầu tiên Việt Nam có mức lương tối thiểu tính theo giờ.

15k 1 giờ làm việc là mức lương cậu thanh niên này nhận được khi làm phục vụ tại một quán cà phê trên Hà Nội. Cả tháng làm chăm chỉ lương cũng chỉ tầm 4 đến 5 triệu. Trong khi đó, tiền nhà, tiền đi lại, ăn uống rồi chi phí sinh hoạt cá nhân… rất nhiều khoản tiền cần chi trả mỗi tháng, tính tổng chi tiêu cũng phải vượt ngoài mức lương mà anh đang có.

Anh LÊ ĐÀO NHẬT MINH - Tỉnh Cao Bằng: “Hiện tại chi phí sinh hoạt nhất là tiền xăng xe tăng lên rất là cao cho nên bọn em rất khó chi trả cuộc sống bây giờ. Tiền lương chưa tương xứng với công sức mình bỏ ra.”

Hiện nay đa số các doanh nghiệp đều căn cứ theo mức lương tối thiểu tháng để thoả thuận, trả lương cho người lao động. Tuy nhiên, với những người làm các công việc có tính chất linh hoạt, bán thời gian thì cơ chế tính lương vẫn đang gặp nhiều bất cập, dẫn đến mỗi nơi trả một kiểu. Nhằm khắc phục điều này, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã đề xuất đưa ra mức lương tối thiểu theo giờ. Trong đó, vùng 1 là 22.500 đồng/giờ, vùng 2 là 20.000 đồng/giờ, vùng 3 là 17.500 đồng/giờ, và vùng 4 là 15.600 đồng/giờ. Thế nhưng trên thực tế, mức lương tối thiểu theo giờ như thế này được cho là khó có thể đảm bảo mức sống cho người lao động, nhất là lao động ở thành phố. 

Anh KIỀU VIỆT QUANG - Huyện Phúc Thọ, Hà Nội: “Nó quá ít so với mức sống của Hà Nội bây giờ. Em thấy nó quá lạc hậu, mức lương ấy phải từ mấy năm trước.”

Anh LÊ TUẤN ANH - Tỉnh Hải Dương: “Mình không được trợ cấp như kiểu bảo hiểm y tế, nhà ở mình phải tự chi trả. Thời gian làm việc không đúng thời gian như mọi người làm bình thường. Có thể có lúc nghỉ,  lúc luôn chân luôn tay. Với mức lương tối thiểu làm theo giờ thì cũng phải từ 27 nghìn trở lên.”

Mức lương tối thiểu tính theo giờ được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xác định dựa trên phương pháp quy đổi tương đương từ mức lương tối thiểu tháng và thời gian làm việc tiêu chuẩn theo quy định của Bộ luật Lao động. Tuy nhiên, phương pháp tính toán này vẫn còn khá máy móc khi chưa tính đúng, tính đủ các yếu tố tác động. Nhiều người lao động đang hưởng mức lương theo giờ, đặc biệt là lao động phổ thông lo ngại rằng, nếu đề xuất này được thông qua thì nhiều chủ doanh nghiệp sẽ căn cứ vào đó để trả lương thấp, ép thu nhập. 

TS VŨ MINH TIẾN - Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn - Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam: “ Một số người sử dụng lao động lại hay căn cứ mức lương tối thiểu để làm căn cứ nhân lên 5% 10% bảo đấy tôi trả mức lương cao hơn Nhà nước ấn định rồi thì anh chị còn đòi gì nữa. Bên cạnh việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu lên đáp ứng đúng mức sống tối thiểu người lao động thì cái quan trọng phải nâng cao trình độ, nâng cao hiểu biết của người lao động cũng như khả năng đàm phán, đòi hỏi mức lương phù hợp.”

Hiện Chính phủ đang xem xét điều chỉnh để đưa ra mức lương tối thiểu phù hợp với mức sống hiện nay của người dân. Dự kiến mức lương tối thiểu theo giờ sẽ được áp dụng từ ngày 1/7 tới đây.
 

Thảo Nguyên

Mức lương thấp nhất là bao nhiêu?

Mức lương tối thiểu vùng hiện nay được quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau: + Vùng I: Mức lương tối thiểu theo tháng là 4.680.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 22.500 đồng/giờ.

Mức lương tối thiểu là gì?

Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Mức lương tối thiểu vùng bao lâu thì tầng 1 lần?

Từ đó làm cơ sở Hội đồng Tiền lương quốc gia xác định mức lương tối thiểu vùng hàng năm. Trong năm 2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38 về việc tăng lương tối thiểu vùng ngay từ ngày 1/7/2022 thay vì 1/1 hằng năm như quy định hiện hành. Mức tăng là 6%, kéo dài đến ngày 31/12/2023.

Tiền lương làm thêm giờ là bao nhiêu?

Theo quy định trên thì tiền lương làm thêm giờ sẽ được tính như sau: Tiền lương làm thêm giờ = [Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường] x [Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%] x [Số giờ làm thêm].

Chủ Đề