6 điều so sánh giáo dục xưa và nay năm 2024

Xã hội hiện đại với tốc độ sống quá nhanh, đôi khi tạo thành vòng xoáy cuốn đi những giá trị truyền thống, những nét đẹp trong tình cảm con người. Nhìn lại quãng thời gian đã qua, nghề giáo, cũng như đạo lý “Tôn sư trọng đạo” đã có nhiều đổi khác. Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 là dịp để chúng ta cùng nhìn và suy ngẫm về những giá trị của nghề giáo xưa và nay.

Nghề giáo xưa nay và những điều cao quý

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói: “ Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý.” Ông cha ta từ xưa cũng có câu: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.” – Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Nghề giáo từ xưa đã được đề cao và tôn vinh như thế! Từ những ông đồ dạy chữ Nho, được trăm nhà nể phục, gửi con theo học chữ thánh hiền, đến những giáo viên ngày ngày đứng lớp, truyền dạy kiến thức, luyện nét chữ, rèn nết người. Từ đó, đạo lý Tôn sư trọng đạo cũng thấm nhuần vào tâm hồn mỗi người Việt Nam. Biết bao câu hát, vần thơ ca ngợi, biết bao lời cảm ơn đã gửi trao, để thể hiện lòng tri ân chân thành và sâu sắc, tới công lao, tâm huyết mà thầy cô cống hiến.

Nghề giáo xưa nay vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng, nghề nuôi dưỡng, góp phần tạo nên “ những ngày mai” của đất nước. Không chỉ truyền dạy kiến thức, thầy cô còn là tấm gương để học sinh học tập, và noi theo, là hình mẫu chuẩn mực, ảnh hưởng đến sự phát triển và hoàn thiện nhân cách của học sinh. Cái đẹp của nghề giáo nằm ở điều đó. Nghề giáo còn đặc biệt hơn bởi những tình cảm gắn bó thân thiết giữa thầy và trò, bởi sợi dây liên kết ân nghĩa, ân tình. Thời gian bên thầy cô của mỗi học sinh đôi khi còn nhiều hơn cả bên gia đình. Bên cạnh những Tết cha, Tết mẹ, dân ta còn có Tết thầy cũng vì thế!

Nghề giáo nay , liệu có “bạc như vôi” ?

Thời gian gần đây, xã hội đang chấn động bởi những những cái chết thương tâm của các bé mầm non, do tai nạn ngoài ý muốn, hay do những nguyên nhân còn chưa rõ ràng, khiến cho mọi nghi ngờ, và tin đồn không hay đều đổ dồn về phía các giáo viên. Ngược theo dòng thời gian, nhờ mạng xã hội, những vụ việc thầy cô giáo bạo hành học sinh, hay có những biểu hiện và lời nói thiếu chuẩn mực bị phanh phui, đặt ra dấu hỏi to lớn về đạo đức nghề giáo, nay còn như xưa ? Ngược lại, cũng không ít câu chuyện về cách cư xử thiếu văn hóa, thiếu tôn trọng của học sinh với thầy cô giáo, đi ngược lại những luân thường đạo lý ở đời. Tác động qua lại hai chiều như vậy, dẫn đến những hậu quả vô cùng đáng tiếc, đơn cử là sự phai nhạt những giá trị nhân nghĩa thầy trò xưa kia.

Nghề giáo nay còn muôn vàn điều phải lo lắng. Xã hội phát triển, đồng nghĩa với đó, việc đầu tư vào con người và tương lai phải được chú trọng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, đồng lương giáo viên vẫn giữ ở mức tương đối thấp, cùng với đó là điều kiện làm việc tại một số khu vực và cấp học vẫn chưa đảm bảo, khiến cho các thầy cô giáo không còn tận tâm cống hiến. Nhắc đến nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái của văn hóa học đường, không thể không nhắc đến công tác đào tạo và chất lượng đầu vào sinh viên sư phạm, cũng như sự chênh lệch số lượng giáo viên từng cấp học, dẫn tới những luân chuyển thiếu hợp lý. Câu chuyện không mới, nhưng từng ngày gây lên những hậu quả khó lường về lâu dài cho ngành giáo dục.

Giữa muôn vàn khó khăn và bộn bề đó, vẫn có những bông hoa tỏa sáng, ngát hương bởi tâm huyết, tấm lòng và một niềm tin vào thế hệ mai sau. Dù thời gian có trôi, xã hội có phát triển đến mức độ như thế nào đi nữa, thì giáo dục và người thầy vẫn là điều không thể thay thế. Và, những giá trị tình cảm ban đầu dẫu mai một, nhưng sẽ vẫn tiếp tục tồn tại bởi những tấm lòng.

Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, Hanoi Connection xin gửi lời chúc mừng, lời cảm ơn sâu sắc đến các thế hệ nhà giáo nói riêng, đến những người làm công tác giáo dục nói chung, cùng một lời hứa về sự cố gắng cống hiến, và đóng góp hết mình của chúng tôi vào sự nghiệp giáo dục chung của nước nhà.

- Trong thời đại mà học hàm, học vị được coi trọng thì dường như mọi nỗ lực trong lãnh vực học tập đều được đầu tư xoay quanh mục đích này! Bằng mọi giá, người ta cố tìm cho được một tấm bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ [dù đó là thực học hay không] để có cơ hội tiến thân. Đặc biệt, trong thời đại 4.0, để có thể sinh tồn và đạt được thành công trong sự nghiệp, việc học tập nhằm có bằng cấp, trình độ lại càng trở nên bức thiết đối với mọi người. Làn sóng này đang được cổ xúy khắp nơi, ngay cả trong thế giới tôn giáo, Phật giáo cũng không ngoại lệ.

Ảnh minh họa

Dĩ nhiên, học là vấn đề vô cùng quan trọng đối với người Phật tử, vì phương châm giáo dục Phật giáo là “duy tuệ thị nghiệp”; do vậy Phật giáo luôn xem trọng vấn đề học. Từ lúc mới bước vào chùa cho đến khi đủ tư cách thọ giới Tỷ-kheo để làm thầy, người xuất gia luôn phải học tập, cả nội điển lẫn ngoại điển. Phần nội điển bao gồm 4 cuốn Luật Tỳ-ni, Sa-di, Oai nghi, Cảnh sách; học hai thời công phu, học kinh, học luật, học luận... Phần ngoại điển là phổ thông trung học, cử nhân... Tuy nhiên, việc học và tu chốn thiền môn ngày xưa có nhiều khác biệt so với khuynh hướng giáo dục ngày nay.

Theo truyền thống chư Tổ để lại, “ngũ hạ dĩ tiền chuyên tinh giới luật, ngũ hạ dĩ hậu phương nãi thính giáo tham thiền”; nghĩa là năm năm đầu ở chùa chỉ chuyên tâm học tập và hành trì giới luật, năm năm kế tiếp mới được nghe giáo pháp và thực tập thiền định. Với định hướng giáo dục này, theo thiển ý người viết, dụng ý của chư Tổ là muốn hình thành tư cách đạo đức, uy nghi tế hạnh, cách hành xử của những người sơ tâm học Phật trước khi được tiếp nhận những giáo pháp thâm sâu của Đức Phật. Trong một chừng mực nào đó, đây cũng là ý nghĩa “Tiên học lễ, hậu học văn” mà tiền nhân của chúng ta đã để lại.

Tuy nhiên, với một số người có tư duy cấp tiến, định hướng giáo dục này dường như đã không còn thích hợp, nếu như không muốn nói là lạc hậu. Nhiều tranh cãi trong ngành giáo dục nước nhà, cũng như trong nội bộ Phật giáo về vấn đề này đã và đang diễn ra, phản ánh sự bất đồng này. Với những người cổ xúy vai trò của tri thức, việc hình thành đạo đức và nhân cách của một con người sẽ là một tiến trình tự nhiên sau khi người ta có cơ hội và điều kiện để thể hiện qua những bằng cấp hay kiến thức nhất định mà họ đạt được; do vậy mọi thời gian và cơ hội nên được đầu tư cho việc học kiến thức. Chủ trương này chắc chắn rất thành công trong việc đào tạo ra một tầng lớp có học thức nhất định. Một cách khách quan, chính tầng lớp này [nếu có được nền tảng đạo đức tốt] sẽ lãnh đạo xã hội một cách có hiệu quả. Nhưng nếu những người lãnh đạo này thiếu đi yếu tố đạo đức thì hậu quả mà họ gây ra là không thể lường cho tổ chức, cho xã hội. Thực tế này đang diễn ra một cách phổ biến, làm tổn thương nghiêm trọng đến niềm tin và hy vọng của con người khắp mọi nơi! Những khủng hoảng về đạo đức, những báo động về lối sống thực dụng của nhiều thành phần trong xã hội chính là hệ quả của khuynh hướng này.

Một số hiện tượng tai tiếng vừa qua, đặc biệt ngay trong ngành giáo dục quốc gia, đã và đang làm nhức nhối lòng người, chao đảo xã hội, chính là hệ lụy của một nền giáo dục thiếu tính toàn diện, quá xem trọng tri thức chuyên ngành, bỏ qua việc hoàn thiện nhân cách và các kỹ năng sống cần thiết khác. Mặc dầu vậy, thực trạng này có thể giúp cho người ta có thời gian để xem xét cẩn thận, đánh giá lại hiệu quả của đường lối giáo dục hiện nay. Đây cũng chính là lúc giới lãnh đạo của ngành giáo dục quốc dân đang có những giải pháp nghiêm túc và kịp thời trong việc định hướng lại việc giáo dục con người toàn diện nhằm đào tạo ra một thế hệ nhân tài, bao gồm cả đức hạnh và trí tuệ, để phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước.

Dường như hiện tượng xã hội này cũng đang diễn biến một cách âm thầm trong một bộ phận của Phật giáo. Phần lớn các tu sĩ trẻ hiện nay đều được một số thầy tổ đầu tư cho vấn đề học vấn. Sau khi vào chùa một thời gian ngắn, các em được ưu tiên cho việc học và học. Với mong muốn có địa vị trong các tổ chức Giáo hội, sớm được mọi người biết đến, sớm làm rạng danh tông môn, giới tu sĩ mới này luôn được ưu tiên cho việc học, dành hết thời gian cho việc học! Thậm chí, một số thầy cô và nhiều Tăng Ni sinh trẻ xem trọng văn bằng thế học hơn văn bằng Phật học! Họ xem việc học kinh, học luật không quan trọng bằng những ngành thế học khác… mà tính hiệu quả được ước định bởi chính họ. Nhiều tu sĩ có vẻ rất hãnh diện với những văn bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ của các ngành khoa học xã hội nhân văn, kỹ sư, bác sĩ… nhưng họ xem nhẹ cái văn bằng Phật học! Họ dành hết thời gian, tiền bạc cho việc học thêm để nâng cao trình độ ngoại ngữ, vi tính, kỹ thuật, công nghệ… để hỗ trợ cho ước mơ tương lai, nhưng lại lơ là việc ứng dụng lời Phật dạy vào trong cuộc sống để chuyển hóa nghiệp lực. Thêm vào đó, có nhiều Tăng Ni dường như mất phương hướng trong đời sống tu hành khi cảm thấy hài lòng với việc sở hữu được các kỹ năng, kỹ thuật công nghệ như quay phim, chụp ảnh, lái xe, cắm hoa… mà quên mất mục đích xuất gia của tự thân là gì!

Chắc chắn sẽ có nhiều người thắc mắc vấn đề mà chúng tôi đang đặt ra, bởi lẽ nếu giới tu sĩ trẻ ham học, có hoài bão như thế là đáng khích lệ chứ tại sao lại lo lắng! Trong suy nghĩ của người viết, một cách nào đó, việc đào tạo Tăng Ni theo hướng này, Phật giáo có lẽ sẽ có rất nhiều chuyên viên tôn giáo, chuyên viên đa ngành nghề chứ không phải là những tu sĩ Phật giáo đúng nghĩa. Bởi lẽ, tu sĩ Phật giáo không chỉ chú trọng đến việc học, tích lũy kiến thức, sở hữu bằng cấp… mà quan trọng hơn cả là phải ứng dụng những gì đã học, phải chuyển hóa những kiến thức trở thành chất liệu sống thật, phải chuyển tải kiến thức thành trí tuệ, tức cái thấy như thật bằng kinh nghiệm tu hành, mà không chỉ đơn thuần là những kiến thức suông. Tu sĩ chân chính là người luôn bám chặt lý tưởng tu hành mà tự thân đã phát nguyện khi trở thành người xuất gia.Tinh thần từ bi, trí tuệ, vô ngã vị tha phải luôn là những chất liệu được thể hiện trong đời sống hàng ngày của người tu hành qua ba việc làm của thân, của lời và của ý. Có như thế, việc cát ái từ thân, xuất gia học đạo mới có ý nghĩa trong màu áo giải thoát. Có như thế mới xứng đáng với hy vọng của mẹ cha đang mong đợi và đáp ứng được kỳ vọng của thầy tổ nặng lòng giáo dưỡng, đặc biệt là xứng đáng với lý tưởng của bản thân khi chọn con đường xuất thế . Nói theo tư tưởng của Edward Conze, các bạn đừng quay trở lại lượm lặt những thứ mà bạn đã từ bỏ khi phát nguyện trở thành bậc xuất thế.

Để có thể đào tạo ra những nhân cách tu hành như thế cho thời đại hôm nay, đã đến lúc chúng ta cần phải trầm tư lại nếp sống thiền môn của các bậc tiền nhân. Với phương châm “học đi đôi với hành”, “nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực”, mô hình giáo dục từ cấp cơ sở là chùa chiền cho đến các trường cao đẳng Phật học đã sản sinh ra nhiều cao tăng thạch trụ, những bậc mô phạm cho chốn thiền môn. Trang sử vàng của Phật giáo Việt Nam đã khắc ghi lại hành trạng và sự nghiệp của các ngài trong sứ mệnh duy trì và phát huy đạo pháp. Cũng cần nhắc lại rằng, ngày xưa các bậc thầy tổ chúng ta không hề có bằng cấp tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân, không thuần thục về khoa học kỹ thuật, … nhưng các ngài đã khiến nhiều người từ giai cấp quyền quý, trí thức cho đến giới Phật tử bình dân đều cúi đầu bái phục, tôn xưng là Thầy. Danh từ “thầy” này chuyên chở một ý nghĩa đặc biệt trong tâm khảm người đời, bởi vì mỗi lời nói của các thầy, mỗi việc làm của thầy đều tạo dựng được niềm tin và lòng tôn kính trong lòng đồng bào Phật tử. Quý thầy đến khiến mọi người hoan hỷ, quý thầy đi làm mọi người kính nhớ, lý do là vì lời nói và việc làm của thầy tổ chúng ta luôn phát xuất từ kinh nghiệm tu hành, từ tấm lòng vì đạo pháp, đem đến lợi ích cho tha nhân, mà không vì quyền cao chức trọng của tự thân, không vì lợi ích cho tông môn, hệ phái. Do vậy, hành trạng và kinh nghiệm quý giá trong sự nghiệp giáo dục của các ngài sẽ là bài học vô giá cho những người có trách nhiệm với công tác giáo dục-đào tạo Tăng tài.

Có phải chăng đã đến lúc chúng ta cần phải lắng lòng để đánh giá một cách cẩn trọng đường hướng của giáo dục nói chung và giáo dục Phật giáo nói riêng! Có phải chăng đã đến lúc cần có một sự đoàn kết và thống nhất trong giới giáo dục của Phật giáo để định hình nên một hệ thống giáo dục Phật giáo! Đã đến lúc các nhà giáo dục Phật giáo cần bình tâm để rà soát lại những điểm ưu, điểm khuyết trong nội dung đào tạo của Phật giáo nhằm chấn chỉnh những lệch lạc và phát huy những ưu việt! Đã đến lúc các bậc thầy cần giúp cho thế hệ học trò xác định được lý tưởng và mục đích mà họ phát tâm tu đạo… để các em sẽ không bị dòng đời chi phối bởi những vị ngọt của tài, danh, sắc, thực, thùy…

May mắn thay! Những mô hình giáo dục vừa học vừa tu đang được từng bước xây dựng một cách có hệ thống từ trung cấp, cao đẳng cho đến đại học Phật giáo. Hình ảnh giáo dục thiền môn ngày xưa đang được tái hiện trong nếp sống của cả trường Phật học. Vấn đề quan trọng ở đây là cần phải bảo tồn những gì cần bảo tồn, phát huy những gì cần phát huy. Phải tỉnh táo để đón nhận những tinh hoa của giáo dục hiện đại để không bị lạc hậu, nhưng không quá vội vàng, vì nếu không, Phật giáo không những không làm được sứ mệnh Phật giáo hóa xã hội, ngược lại sẽ bị dòng thác tri thức thực dụng thế tục hóa Phật giáo!

Giáo dục xưa và nay khác nhau như thế nào?

Sự khác biệt về bản chất giữa giáo dục hiện nay và giáo dục thời xưa là: giáo dục thời xưa lấy con người làm gốc, thành tựu và hoàn thiện con người; giáo dục hiện nay là biến con người thành nô lệ của vật chất, mất kiểm soát và tiết chế đối với ham muốn vật chất, tạo ra những cỗ máy hoàn toàn không hiểu hành vi của con ...nullLuận về sự khác biệt trong bản chất giáo dục xưa và naym.epochtimesviet.com › Văn Hóa & Nghệ Thuậtnull

Trường học ngày xưa như thế nào?

Việc học tập và thi cử thời xưa rất khó. Học hành ở bậc thấp tại thôn, làng đều là học tư, không có trường công do nhà nước tổ chức. Tuy vậy, người dân nào dù nghèo mấy cũng cố cho con được học dăm ba chữ. Thời xưa, con thường gọi cha mình là Thầy, gọi người dạy mình cũng là Thầy, coi thầy dạy học như cha đẻ ra mình.nullHọc tập và thi cử của người xưa - Công dân và Khuyến họccongdankhuyenhoc.vn › hoc-tap-va-thi-cu-cua-nguoi-xua-179220722142...null

Chủ Đề