7 chương trình đột phá thành phố là gì

Trưa 29-2, UBND TP HCM đã họp báo về tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh TP tháng 2 và công tác trọng tâm tháng 3-2016. Chánh Văn phòng UBND TP Võ Văn Hoan chủ trì cuộc họp.

Tập trung vào giải pháp cụ thể, trọng tâm

Theo ông Võ Văn Hoan, các lĩnh vực của TP đều tăng trưởng trong tháng 2. Trọng tâm tháng 3 có 8 đầu việc quan trọng cần thực hiện, trong đó triển khai 7 chương trình đột phá, gồm: chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chương trình cải cách hành chính; chương trình nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh của kinh tế TP; chương trình giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông; chương trình giảm ngập nước, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; chương trình giảm ô nhiễm môi trường; chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị. Dự kiến trong tháng 3, khi Thành ủy thông qua, UBND TP sẽ tiến hành thực hiện và chậm nhất đầu tháng 7 khởi động chương trình.

Về các giải pháp hỗ trợ hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp [DN], cũng trong tháng 3, lãnh đạo TP sẽ tổ chức 2 cuộc gặp gỡ DN trong và ngoài nước. Ông Hoan thông tin 2 cuộc gặp này sẽ đổi mới theo hướng không phải là nơi để trút “tâm sự buồn” mà đến để kiến nghị tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cụ thể, có địa chỉ rõ ràng.

Liên quan đến cải cách hành chính, ông Hoan cho biết sẽ thực hiện thực chất hơn, tập trung thực hiện kỷ cương, kỷ luật, thái độ công chức trong khi thực hiện công vụ. “Ngoài ra, UBND TP chỉ đạo thủ trưởng các cơ quan, chủ tịch UBND các quận - huyện rà soát theo quy định pháp luật, theo chức năng nhiệm vụ và theo tình hình thực tế đề xuất những việc UBND TP nên giao cho chủ tịch quận, phân cấp cho quận hoặc ủy quyền cho giám đốc sở” - ông Hoan cho hay.

Đại lộ Võ Văn Kiệt [TP HCM] nhìn từ trên caoẢnh: HOÀNG TRIỀU

4 cấp độ xử lý đường dây nóng

Trả lời câu hỏi của phóng viên báo Người Lao Động, Tuổi Trẻ về đường dây nóng của UBND TP, ông Hoan cho biết quy trình xử lý thông tin tiếp nhận gồm 4 cấp độ dựa trên độ “nóng” của thông tin. Cấp độ 1 là hỏi han thủ tục, trình tự thì sẽ được hướng dẫn ngay. Cấp độ 2 là những bức xúc sự việc đã, đang và sắp xảy ra cần phải giải quyết ngay thì được giao trực tiếp cho Chánh Văn phòng xử lý. Cấp độ 3 cũng là những vấn đề “nóng” nhưng đã được chỉ đạo nhiều lần mà không chuyển biến thì sẽ tham mưu lãnh đạo chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai, rà soát, tổng hợp rồi đề xuất xử lý. Cấp độ 4 là người dân và DN có phản ánh sẽ được gặp trực tiếp lãnh đạo.

Tuy nhiên, ông Hoan cũng cho hay đường dây nóng của UBND TP chưa triển khai được vì Thường trực Thành ủy chỉ đạo khoan tiến hành, có thể UBND TP sẽ tiếp nhận đường dây nóng 08.88.247.247 của Thành ủy để quản lý, khai thác, chỉ đạo và xử lý, phản hồi thông tin.

“Qua thống kê cả ngàn cuộc gọi và nhắn tin, đa số phản ánh của người dân, tổ chức và DN đều liên quan đến công tác chỉ đạo điều hành của UBND TP, ít liên quan đến công tác Đảng, công tác tổ chức hay tư tưởng. Để cho nhanh và không làm những người cung cấp thông tin “nóng” hơn, buộc lòng phải xử lý thông tin kịp thời. Muốn vậy phải giao về UBND TP để xử lý tốt, giảm được một khâu, tăng thời lượng giải quyết” - ông Hoan nói.

Theo ông Hoan, nếu UBND TP tiếp nhận đường dây nóng của Thành ủy thì không cần đường dây nóng của UBND nữa. Ông Hoan khuyên người dân nên sử dụng các đường dây nóng khác để hiệu quả hơn hoặc thông qua các hệ thống khác như gửi email, cổng thông tin điện tử… chứ không nhất thiết cái gì cũng dồn vào đường dây nóng sẽ quá tải.

Chặt cây xanh là phản cảm

Liên quan đến việc nhiều cây cau trên đường Phạm Văn Đồng đang xanh tốt tự nhiên bị chặt bỏ [Báo Người Lao Động đã thông tin], ông Võ Văn Hoan khẳng định báo chí phản ánh chính xác, các cơ quan cấp dưới phải xem lại.

Theo Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP Trần Quang Lâm, trên đường Phạm Văn Đồng có hơn 400 cây cau, đơn vị quản lý cây xanh phát hiện 44 cây sâu bệnh, không phát triển tốt nên đã chặt bỏ 11 cây sâu bệnh, bứng, di dời đi nơi khác các cây không phát triển tốt. Không đồng tình với ông Lâm, ông Hoan nói: “Dân làm sao biết cây nào sống khỏe, sống yếu, cây nào sắp chết. Cách làm như vậy là phản cảm, cần rút kinh nghiệm, làm sao để dân khỏi bức xúc. Có thể các đồng chí bứng hết đem về, phân loại và xử lý sau”.

Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân cho biết, hội nghị lần này sẽ đánh giá tổng kết kinh tế thành phố trong 2 năm qua; công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị; đánh giá thực hiện 7 chương trình đột phá; đánh giá kinh tế xã hội thành phố 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm.

Theo ông Nhân, thành phố duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước, so với cả nước thì tốc độ phát triển kinh tế thành phố cao gấp 1,3 lần. Ngoài ra, tốc độ tăng năng suất lao động cũng tăng từng năm, năm 2016 tăng 5,6% và năm 2017 tăng 6,9%. Đây là dấu hiệu cho thấy kinh tế thành phố phát triển theo chiều sâu.

Bên cạnh đó, thành phố vẫn giữ vững vai trò trung tâm tài chính kinh tế cả nước khi huy động vốn năm 2016 tăng 13% và năm 2017 tăng 12,8%; dư nợ tín dụng trong 2 năm qua đều trên 19%. Trong 2,5 năm, thành phố có 123.000 doanh nghiệp thành lập mới.

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh tầm quan trọng của hội nghị giữa nhiệm kỳ, về tình hình phát triển kinh tế, đánh giá cán bộ, xây dựng Đảng...

Người đứng đầu Đảng bộ TP cho biết, ngoài thực hiện 7 chương trình đột phá thì thành phố có 3 nhóm giải pháp bổ sung để phát triển kinh tế - xã hội thành phố. Đó là Nghị quyết 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố, đề án xây dựng thành phố thông minh và quy hoạch xây dựng khu đô thị sáng tạo ở phía Đông thành phố [quận 2, 9, Thủ Đức] để tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Bên cạnh những kết quả đạt được, ông Nguyễn Thiện Nhân cũng băn khoăn về những khó khăn, thách thức mà kinh tế thành phố đang đối diện. Hiện, tổng mức đầu tư so với GRDP của thành phố chỉ đạt 30%, thấp hơn trung bình cả nước [33-34%]. Đây là vấn đề thành phố cần suy nghĩ.

Ngoài ra, xuất khẩu của thành phố chưa thoát ra khỏi những hạn chế. Tỷ lệ xuất khẩu so với cả nước 2 năm qua vẫn không tăng, chỉ đạt mức 16,8%, nếu so với năm 2011 thì thấp hơn rất nhiều [40%]. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế cuối năm 2018 đạt 8,5% có khả năng không hoàn thành.

Đánh giá về việc thực hiện 7 chương trình đột phá của thành phố trong hơn 2 năm qua, ông Nguyễn Thiện Nhân cho rằng có 3 khó khăn nổi bật. Đó là thiếu vốn, giải phóng mặt bằng chậm, kỷ cương trong quản lý Nhà nước và trách nhiệm tham gia thực hiện các chương trình của người dân chưa đảm bảo.

Ông Nhân dẫn chứng về những khó khăn trong việc sử dụng hiệu quả hệ thống cống thoát nước hiện có để giảm ngập. Trong 2,5 năm, 75 điểm lấn chiếm kênh, rạch được giảm xuống còn 59 điểm, 59 điểm lấn chiếm cửa xả giảm xuống còn 46, 398 vị trí lấn chiếm tuyến cống còn 361 vị trí. Những con số này còn rất hạn chế.

“Tôi ví dụ để thấy rằng những việc này dường như không lớn lắm nhưng 2,5 năm giải quyết được rất ít. Trách nhiệm người dân tham gia rất lớn”, ông Nhân nói.

Theo ông Nhân, thành phố đã nỗ lực rất nhiều trong chương trình chống ngập nước và đạt được một số kết quả. Ngập nước liên quan đến nông nghiệp, giao thông, quy hoạch… Vì vậy, phải có tổ chức gồm nhiều sở ngành phối hợp và do Phó Chủ tịch UBND TP điều hành.

Theo quy định chung thì nước đô thị giao cho Bộ Xây dựng quản lý, các địa phương cũng vậy, nhưng thành phố giao cho Sở GTVT phụ trách. Tuy công việc có đảm bảo nhưng Sở GTVT phụ trách nhiều công việc. Do đó, thành phố xem xét lại để chuyển về Sở Xây dựng phụ trách chống ngập.

Người đứng đầu Đảng bộ TPHCM cho rằng thành phố gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn, giải phóng mặt bằng, kỷ cương quản lý Nhà nước và trách nhiệm của người dân tham gia các chương trình đột phá

Bí thư Thành ủy cho rằng đề thực hiện tốt các chương trình đột phá thì thành phố cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đồng thời có cơ chế động viên các cán bộ, công chức tham gia thực hiện chương trình, tính toán lại phương thức tổ chức thực hiện các chương trình.

“Ngoài ra, cần nâng cao vai trò người dân vào các chương trình đột phá. Muốn kênh rạch không bị tắc, không ngập mà người dân xả rác thì vô phương. Phải vận động người dân không xả rác. Đầu tư tiền làm dự án mà người dân không tham gia thì không được”, ông Nhân nhấn mạnh.

Theo ông, thành phố phải thay đổi tính đột phá về kỷ cương trong quản lý Nhà nước, từ xây dựng không phép, trái phép cho tới vi phạm giao thông, xử lý rác thải…

Theo chương trình làm việc, Hội nghị lần thứ 17 của Ban Chấp hàng Đảng bộ TP khóa X sẽ diễn ra trong 3 ngày. Hội nghị lần này cũng báo cáo công tác đánh giá cán bộ, phòng chống tham nhũng, xử lý người đứng đầu khi vi phạm các quy định của Đảng và Nhà nước.

Chủ Đề