93 tỷ năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Biết là to, nhưng to thế nào ???

Google Search là ra ngay, 93 tỷ năm ánh sáng - hay 8.8x10^24 km [ 8 phẩy 8 triệu tỷ tỷ km 😁 ] Dễ!

Nhưng thật sự con số đó to như thế nào ?

Các bác đọc nhé .

Đây là bài viết em dịch từ trang waitbutwhy.com, theo cách hiểu của mình. Hy vọng các bác cùng đọc cho vui, và nếu có sai sót gì thì mình cùng thảo luận nhé .



Bắt đầu thôi .

Chúng ta đều thích những thứ to [và dài :D ] , vậy nên mình bắt đầu với thứ to nhất vũ trụ trước nhé: vũ trụ khả kiến .

-Vũ trụ khả kiến : là phần vũ trụ mà con người có thể [khả] "nhìn thấy" [kiến]. Với trình độ khoa học hiện tại, loài người có thể tìm hiểu tới khoảng cách hơn 46 tỷ năm ánh sáng tính từ Trái Đất . Vậy, vũ trụ khả kiến sẽ là 1 khối cầu có đường kính 93 tỷ năm ánh sáng .

[1 năm ánh sáng = quãng đường mà ánh sáng di chuyển được trong 1 năm = 3 trăm ngàn km/giây x 60 giây x 60 phút x24 giờ x 30 ngày x 12 tháng = 9 phẩy 4 ngàn tỷ km :D ]

Nhân con số trên với 93 tỷ lần, chúng ta có 1 khối cầu như thế này, với tất cả các thứ của vũ trụ mà chúng ta biết nằm trong nó:



Vũ trụ khả kiến lớn, rất lớn .

Giả dụ nó lớn bằng 1 khối cầu có đường kính 1km, như thế này:

Quảng cáo





Bên trong khối cầu 1 km này, chủ yếu là khoảng không trống rỗng, thi thoảng có 1 vài đốm sáng, 1 trong số những đốm đó là The Virgo Supercluster, siêu cụm thiên hà có chứa Ngân Hà của Trái Đất chúng ta:



Với vũ trụ khả kiến có đường kính 1km, thì siêu cụm thiên hà này có kích thước 1.5m, chứa 700 thiên hà khác nhau .

Ngân Hà của chúng ta [Milky Way galaxy] là 1 chấm nhỏ đường kính 2mm, nhỏ tí:

Quảng cáo



Thực tế thì Ngân Hà có đường kính 200 ngàn năm ánh sáng , nghĩa là ánh sáng [có vận tốc 3 trăm ngàn km 1 giây, phải di chuyển 200 ngàn năm mới hết từ đầu này đến đầu kia của Ngân Hà].

Hãy tưởng tượng Ngân Hà to bằng nước Mẽo [từ 1 chấm nhỏ 2mm phía trên, phóng lớn lên rất nhiều lần bằng nước Mỹ nhé]:



Với kích thước như thế này thì hầu hết các ngôi sao trong dải Ngân Hà đều quá nhỏ, k thể nhìn thấy bằng mắt thường . Mặt Trời của chúng ta có đường kính khoảng 5micromet - 1 phần 20 bề dày của 1 sợi tóc người mà thôi .

Lúc đó ngôi sao gần nhất so với mặt trời cách xa tới 50m - hãy nhớ, mặt trời chỉ to bằng 1/20 sợi tóc người . Dải Ngân Hà đang to bằng nước Mỹ .
Những tinh vân [đám mây bụi khí khổng lồ] có thể to tới 600m, bằng 1 cái công viên.

Vậy với mặt giời to bằng 1/20 sợi tóc, thì ngôi sao to nhất từng biết to tới cỡ nào ?

Cỡ này:



Đây là ngôi sao lớn nhất mà con người biết tới - 1 ngôi sao siêu khổng lồ đỏ có tên là Stephenson 2-18 [Cái tên k quan trọng :D ] , có đường kính 1cm, bằng 1 viên bi.

Mặt Trời thì vẫn bằng 1/20 sợi tóc người .

Nếu phóng to Mặt Trời bằng 1 hạt cát, thì ngôi sao to phía trên sẽ to bằng 1 chiếc xe hơi . So sánh nó sẽ như thế này:



Nếu Mặt Trời bằng 1 hạt cát, thì Trái Đất sẽ cách mặt trời 10 cm, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, Hải Vương, Diêm Vương cách lần lượt 0.5 , 1, 2 , 3 và 4 m từ Mặt Trời .
Nhưng lúc này những hành tinh trên cũng quá nhỏ để có thể nhìn thấy với mắt thường . Để nhìn thấy Trái Đất thì phải phóng to lên như này:



Nếu Mặt Trời là 1 trái bóng chuyền [24 cm], thì Trái Đất chỉ to 2.2mm và cách 26m tính từ Mặt Trời, Sao Mộc là 1 trái cà chua bi, cách 50m, sao Thổ thì nhỏ hơn sao Mộc 1 tí, cách 2 lần 50m từ Mặt Trời :D

Ngoài cách hành tinh thì hệ Mặt Trời có chứa vô số thiên thạch khác nhau, tập trung chủ yếu ở vành đai Kuiper [Kuiper Belt], bắt đầu từ sau sao Thiên Vương, và kéo dài xa tít tắp, khoảng 20 lần khoảng cách từ trái Đất tới Mặt Trời . Như này:



Đường kính của vòng này khoảng 2km, tất cả bị hút lại bởi Mặt Trời ở trung tâm chỉ to bằng 1 trái bóng rổ .

Nhưng chưa ghê đâu, ở vòng ngoài của hệ mặt giời là đám mây Oort [Oort Cloud], là đám mây có đường kính gấp 100 ngàn - 200 ngàn lần khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trời. Nếu Mặt Trời vẫn là trái bóng rổ thì đám mây này to hơn cả mặt Trăng ngoài thực tế]. Tất cả những mớ này được hút bởi 1 trái bóng rổ 24 cm - Mặt Trời mà thôi .

Còn Trái Đất thì sao:
hãy nhớ lúc này Trái Đất vẫn chỉ là 1 hạt cát 2.2mm . Bé tí :D

Phóng to lên nào.

x1000 lần, Trái Đất sẽ là 1 khối cầu 2m , rãnh Mariana sâu nhất đại dương sẽ sâu 2mm, đỉnh Everest cao 1mm.

Tòa nhà cao nhất sẽ bằng độ dày của 1 sợi tóc.

Máy bay bay ở độ cao 2mm, trạm vũ trụ quốc tế ISS bay ở quỹ đạo cao 7cm.

Con người sẽ cao 0,0003mm, chỉ có thể nhìn thấy qua kính hiển vi . nhỏ hơn chút, như con chó con mèo thì thậm chí k thể nhìn thấy qua kính hiển vi quang học nữa .

Vậy đấy, ta phải làm mọi thứ nhỏ đi để hình dung được những thứ to, hy vọng các bác thấy bài viết hữu ích nhé .

Tham khảo: waitbutwhy.com

1 năm ánh sáng là bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo chiều dài sử dụng trong đo khoảng cách thiên văn. Theo những đo lường thực nghiệm, ánh sáng truyền đi trong chân không với vận tốc khoảng 300.000 km/s, do vậy, nó bằng khoảng 9,5 nghìn tỷ km hoặc 5,9 nghìn tỷ dặm.

1 năm ánh sáng bằng bao nhiêu thời gian?

Một năm ánh sáng bằng 9.460.528.400.000km [9,5 ngàn tỷ km], tức là 5.878.499.810.000 dặm. Tinh vân Orion [hay Messier 42] thuộc chòm sao Orion, là một tinh vân cách chúng ta khoảng 1,34 năm ánh sáng. Một giây ánh sáng là khoảng cách mà ánh sáng đi được trong một giây - tức là gấp 7,5 lần khoảng cách xích đạo Trái Đất.

1 giây ánh sáng đi được bao nhiêu km?

Bởi vì tốc độ ánh sáng bằng khoảng 300.000 kilômét một giây, đo lường về thời gian và độ trễ giữa vệ tinh và máy thu cần phải rất chính xác.

8 phút ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời là 150 triệu km, tương đương 8 phút ánh sáng và 1 đơn vị vũ trụ AU. [Ảnh: Earthsky]

Chủ Đề