Bài brit tại đại hội thể thao châu á 2023

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đại hội thể thao châu Á - ASIADGamesCác môn thể thao [Chi tiết]

Logo chính thức của Đại hội thể thao châu Á

  • 1951
  • 1954
  • 1958
  • 1962
  • 1966
  • 1970
  • 1974
  • 1978
  • 1982
  • 1986
  • 1990
  • 1994
  • 1998
  • 2002
  • 2006
  • 2010
  • 2014
  • 2018
  • 2022
  • 2026
  • 2030
  • 2034
  • Bắn cung
  • Điền kinh
  • Cầu lông
  • Bóng rổ
  • quyền anh
  • Bơi xuồng
  • Chọi dế
  • Đua xe đạp
  • Lặn
  • Cưỡi ngựa
  • Đấu kiếm
  • Khúc côn cầu
  • Bóng đá
  • Golf
  • Cử tạ
  • bóng ném
  • Judo
  • Kabaddi
  • Karate
  • Pentathlon hiện đại
  • Chèo thuyền
  • Bóng bầu dục
  • Thuyền buồm
  • Cầu mây
  • Bắn súng
  • Quần vợt
  • Bí đao
  • Bơi lội
  • Bơi đồng bộ
  • Bóng bàn
  • Taekwondo
  • Tennis
  • Triathlon
  • Bóng chuyền
  • Bóng nước
  • Nâng tạ
  • Đấu vật
  • Wushu
Asian GamesGọi tắtĐại hội lần đầuChu kì tổ chứcĐại hội lần cuốiMục đích

Asiad
1951 Asian Games tại New Delhi, Ấn Độ
4 năm
Đại hội thể thao châu Á 2018 tại Jakarta-Palembang, Indonesia
Đại hội các môn thể thao dành cho các quốc ở Châu Á

Lễ khai mạc Đại hội thể thao châu Á lần đầu tiên 1951

Thế vận hội Chủ đề chính Đại hội
  • Bảng huy chương
  • Bê bối và tranh cãi
  • Biểu tượng
  • Địa điểm thi đấu
  • Huy chương
  • Huy chương Pierre de Coubertin
  • Hiến chương
  • IOC
  • Liên đoàn quốc tế
  • Môn thể thao
  • Nghi lễ
  • NOC
  • Rước đuốc
  • Tẩy chay
  • Thành phố chủ nhà
  • Vận động đăng cai
  • VĐV giành huy chương
  • Mùa hè
  • Mùa đông
  • Trẻ
  • Châu Phi
  • Châu Á
  • Châu Âu
  • Thái Bình Dương
  • Châu Mỹ
  • Cổ đại
  • Xen kẽ

  • x
  • t
  • s

Biểu trưng của kỳ ASIAD đầu tiên

Đại hội thể thao châu Á hay Á vận hội [tiếng Anh: Asiad hay Asian Games], là một sự kiện thể thao được tổ chức 4 năm 1 lần với sự tham gia của các đoàn vận động viên các nước châu Á. Giải thể thao này do Hội đồng Olympic châu Á [OCA] tổ chức và dưới sự giám sát của Ủy ban Olympic Quốc tế [IOC] và được coi là sự kiện thể thao nhiều môn lớn thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Thế vận hội [Olympic].

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Giải vô địch các quốc gia Viễn Đông[sửa | sửa mã nguồn]

Tiền thân của ASIAD là Giải vô địch các quốc gia Viễn Đông, một sự kiện thể thao nhỏ được tổ chức lần đầu tại Manila, Philippines năm 1913, để nhấn mạnh tình đoàn kết thống nhất, và hợp tác của ba quốc gia: Trung Hoa Dân Quốc, Đế quốc Nhật Bản và Philippines. Sau đó, số lượng các nước châu Á tham gia giải đấu tăng lên. Năm 1938, giải bị hủy và từ đó ngừng tổ chức do Nhật Bản xâm lược Trung Quốc và ảnh hưởng bởi chiến tranh thế giới thứ hai ở Thái Bình Dương.

Sự hình thành[sửa | sửa mã nguồn]

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, một số nước ở châu Á giành được độc lập và họ mong muốn có một sân chơi phi bạo lực để hiểu biết lẫn nhau. Tháng 8 năm 1948, trong thời gian Thế vận hội lần thứ 14 diễn ra tại Luân Đôn, Vương quốc Anh, ông Guru Dutt Sondhi, đại diện IOC của Ấn Độ đề xuất với các trưởng đoàn thể thao các nước châu Á tham dự Thế vận hội ý tưởng về việc tổ chức đại hội thể thao châu Á. Thế là họ cùng thỏa thuận thành lập Liên đoàn điền kinh châu Á. Tháng 2 năm 1949, Liên đoàn đại hội thể thao châu Á [AGF] thành lập và thống nhất đại hội sẽ được tổ chức mỗi bốn năm một lần tại các quốc gia khác nhau.

Kì ASIAD đầu tiên được tổ chức tại New Delhi, Ấn Độ từ ngày 4 đến ngày 12 tháng 3 năm 1951. Trước đó, sự kiện này dự định sẽ diễn ra vào năm 1950 nhưng phải hoãn lại do việc chuẩn bị chậm trễ. Kỳ ASIAD này có 489 vận động viên đến từ 11 quốc gia: Afghanistan, Ấn Độ, Indonesia, Iran, Miến Điện, Nepal, Nhật Bản, Philippines, Singapore, Sri Lanka và Thái Lan tham gia tranh tài tại các môn: điền kinh, bóng đá, bóng rổ, bơi lội, cử tạ và đua xe đạp.

Tuy nhiên, đến ASIAD 1954 tại Manila, Philippines, quy mô đại hội đã được nâng lên một bước, với sự xuất hiện thêm 8 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cho dù môn đua xe đạp bị loại bỏ, số môn cũng được nâng lên con số 8 với sự bổ sung quyền anh, bắn súng và vật.

Năm 1958, ASIAD tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản với 1.422 vận động viên, dự tranh 13 môn thể thao. Sức hút của ASIAD bắt đầu lan tỏa khắp châu lục. Lần đầu tiên, lễ rước đuốc được tổ chức.

Tổ chức lại Liên đoàn[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1962, Indonesia đăng cai ASIAD nhưng họ phản đối sự tham gia của Đài Loan và Israel, dẫn đến sự bất đồng trong nội bộ đại hội. IOC đe dọa sẽ không ủng hộ kì ASIAD này nếu nước chủ nhà muốn đẩy hai nước trên ra khỏi đại hội. Cùng lúc, nhiều tổ chức thể thao khác như Liên đoàn điền kinh nghiệp dư Quốc tế, Liên đoàn cử tạ Quốc tế cũng gây sức ép cho Indonesia về điều này. Bất chấp, ASIAD vẫn diễn ra tại Indonesia mà không có mặt Đài Loan và Israel.

Năm 1966, Thái Lan đã làm hình ảnh của ASIAD được khôi phục trở lại khi tổ chức ở Bangkok. Kỳ đại hội này được đánh giá là một kỳ đại hội thành công rực rỡ. Năm 1970, mối đe dọa về an ninh từ phía Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên khiến Hàn Quốc phải hủy kế hoạch làm chủ nhà ASIAD. Thái Lan lại tổ chức đại hội mặc dù họ đã từng làm chủ nhà đại hội trước đó. Điều đáng chú ý là kì đại hội này lại sử dụng kinh phí của Hàn Quốc. Đây là thời điểm mà khu vực Đông Nam Á đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của phong trào thể thao châu lục.

Năm 1973 Liên đoàn có thêm bất đồng khác sau khi Hoa Kỳ và các quốc gia khác chính thức công nhận nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và các nước Ả Rập, phản đối Israel. Năm 1974, Iran đăng cai. Vấn đề Trung Hoa Dân Quốc [Đài Loan] và Israel tiếp tục gây tranh cãi. Về Đài Loan, Liên đoàn Đại hội Thể thao châu Á quyết định khai trừ nhưng lại cho phép CHDCND Triều Tiên tham dự. Về Israel, các quốc gia Ả Rập ra sức phản đối nhưng Iran vẫn cho phép Israel tham gia. Lúc này con số các nước và vùng lãnh thổ tham dự đã lên tới 25. Năm 1977, những cuộc xung đột với Bangladesh và Ấn Độ khiến Pakistan cũng phải hủy kế hoạch tổ chức ASIAD vào năm sau. Đại hội lần nữa lại tổ chức tại Thái Lan [1978].

Các Ủy ban Olympic quốc gia [NOCs] quyết định tái cơ cấu Liên đoàn Đại hội Thể thao châu Á [AGFs]. Một hiệp hội mới được hình thành tháng 11 năm 1981 với tên gọi Hội đồng Olympic châu Á [OCA]. Ấn Độ đã được lên kế hoạch tổ chức kì Đại hội 1982 và OCA quyết định giữ nguyên lịch hoạt động của AGFs và chính thức giám sát Đại hội từ năm 1986 ở Hàn Quốc. Năm 1982, New Delhi lần thứ hai đứng ra đăng cai ASIAD. Lần này có 33 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự với 4.500 vận động viên. Đây cũng là kỳ ASIAD có sự tham gia trở lại của các vận động viên nước Việt Nam thống nhất.

Năm 1986, Hàn Quốc đăng cai và coi ASIAD lần này chính là bước tập dượt cho Olympic 1988 mà họ là chủ nhà. Đài Loan [Trung Hoa Dân Quốc] được tham gia lại nhưng OCA quyết định căn cứ theo những chẩn mực IOC đặt cho Đài Loan là sử dụng tên gọi Trung Hoa Đài Bắc. OCA cũng đồng ý loại trừ vĩnh viễn Israel ra khỏi danh sách thành viên và yêu cầu nước này tham gia các cuộc tranh tài của châu Âu.

Năm 1990, ASIAD đến với Bắc Kinh, Trung Quốc, ngôi vô địch toàn đoàn thuộc về nước chủ nhà.

Mở rộng[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1994, ASIAD được tổ chức ở Hiroshima, Nhật Bản. Lần đầu tiên, ASIAD không diễn ra ở một thủ đô. Hiroshima vốn là thành phố bị huỷ diệt bởi bom nguyên tử trong chiến tranh thế giới thứ hai nên chủ đề của ASIAD lần đó là hoà bình và hữu nghị. OCA chấp nhận các quốc gia Xô viết cũ có lãnh thổ thuộc châu Á gia nhập: Kazakhstan, Kyrgyzstan, Uzbekistan, Turkmenistan và Tajikistan.

Năm 1998, lần thứ 4 thủ đô Bangkok, Thái Lan đăng cai ASIAD.

Năm 2002, ASIAD được tổ chức tại Busan, Hàn Quốc với nhiều kỉ lục thế giới được thiết lập. Đại hội ghi nhận sự trở lại của Afghanistan và sự tham gia lần đầu tiên của Đông Timor.

Năm 2006, ASIAD được tổ chức tại Doha, Qatar. Chủ tịch OCA Sheikh Ahmad Al-Fahd Al-Sabah bác đơn tham dự của Australia, với lý do Australia chuyển từ châu Đại Dương sang châu Á tham dự có thể là một bất công cho các quốc gia nhỏ khác ở châu Đại Dương.

Năm 2010, ASIAD được tổ chức tại Trung Quốc lần thứ hai, nhưng lần này địa điểm đăng cai là ở Quảng Châu.

Năm 2009, OCA thay đổi chu kỳ tổ chức Đại hội Thể thao châu Á. Theo đó, Đại hội sẽ được tổ chức trước Thế vận hội một năm. Sau Incheon 2014 sẽ là Asian Games 2019. Tuy nhiên, OCA đã quyết định tổ chức ASIAD 18 vào năm 2018, chứ không phải 2019 như trước.

Cũng ở ASIAD 2018, đại hội này ban đầu diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam. Tuy nhiên, đến ngày 17 tháng 4 năm 2014, Chính phủ Việt Nam đã tuyên bố không đăng cai đại hội này với lý do không đảm bảo kinh phí tổ chức. Đến ngày 19 tháng 9 năm đó, thủ đô Jakarta của Indonesia được Hội đồng Olympic châu Á trao quyền đăng cai đại hội này thay cho Việt Nam.

Năm 2022, ASIAD 19 tổ chức tại Hàng Châu, Trung Quốc. Tuy nhiên, đến ngày 12 tháng 5 năm 2022, Chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố hoãn đại hội này do dịch COVID-19.

Năm 2026, ASIAD 20 tổ chức tại Nagoya, Nhật Bản.

Năm 2030, ASIAD 21 tổ chức tại Doha, Qatar và là lần thứ hai Qatar tổ chức sự kiện này.

Năm 2034, ASIAD 22 tổ chức tại Riyadh, Ả Rập Xê Út và là lần đầu tiên Ả Rập Xê Út tổ chức sự kiện này.

Tính đến thời điểm này, Thái Lan là quốc gia có số lần tổ chức Á vận hội nhiều nhất với bốn lần, tất cả đều ở Băng Cốc. Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản xếp thứ hai với ba lần tổ chức Đại hội Thể thao châu Á. Các quốc gia có hai lần tổ chức Đại hội Thể thao châu Á là Ấn Độ [tất cả đều ở New Delhi], Indonesia [tất cả đều ở Jakarta], Qatar [tất cả đều ở Doha]. Những quốc gia có một lần tổ chức bao gồm: Philippines, Iran, Ả Rập Xê Út.

Các quốc gia tham dự[sửa | sửa mã nguồn]

  • Thành viên cũ:
     Israel [1933–1985]

Lần đầu tham dự[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là thống kê các kì Asian Games mà các đoàn thể thao lần đầu tiên giành quyền tham dự.

Năm Đoàn thể thao
1951
Afghanistan,
 Ấn Độ,
 Indonesia,
 Iran,
 Nhật Bản,
 Myanmar,
 Nepal,
 Philippines,
 Singapore,
 Sri Lanka,
 Thái Lan
1954
 Campuchia,
 Đài Bắc Trung Hoa[1],
 Hồng Kông,
 Israel[2],
 Hàn Quốc
 Malaysia,
 Pakistan,
Việt Nam Cộng Hòa[3]
1958 Không có
1962
1966
1970
1974
 Bahrain,
 Trung Quốc,
 Iraq,
 CHDCND Triều Tiên,
 Kuwait,
 Lào,
 Mông Cổ
1978
 Ả Rập Xê Út,
 Syria,
 UAE
1982
 Bangladesh,
 Liban,
 Maldives,
 Oman,
 Qatar,
 Yemen[4]
1986
 Bhutan,
 Jordan
1990
 Brunei,
 Ma Cao
1994
 Kazakhstan,
 Kyrgyzstan,
 Palestine,
 Tajikistan,
 Turkmenistan,
 Uzbekistan
1998 Không có
2002
 Đông Timor
2006 Không có
2010
2014
2018

Các kì đại hội[sửa | sửa mã nguồn]

Các kì Đại hội Thể thao châu Á tính đến năm 2022

Các kỳ Năm Thành phố
đăng cai Quốc gia
đăng cai Tuyên bố
khai mạc Khai mạcBế mạcQuốc gia
tham dự Số vận
động viên Số môn
thi đấu Các sự kiện
thể thao Quốc gia
dẫn đầu
Ref.
I 1951 New Delhi
 
Ấn Độ
Tổng thống Rajendra Prasad 4 tháng 3 11 tháng 3 11 489 6 57
 Nhật Bản [JPN]
[5]
II 1954 Manila
 
Philippines
Tổng thống Ramón Magsaysay 1 tháng 5 9 thang 5 18 970 8 76
 Nhật Bản [JPN]
[6]
III 1958 Tokyo
 
Nhật Bản
Nhật hoàng Hirohito 24 tháng 5 1 tháng 6 20 1,820 13 97
 Nhật Bản [JPN]
[7]
IV 1962 Jakarta
 
Indonesia
Tổng thống Soekarno 24 tháng 8 4 tháng 9 17 1,460 13 120
 Nhật Bản [JPN]
[8]
V 1966 Bangkok
 
Thái Lan
Quốc vương Bhumibol Abulyadej 9 tháng 9 20 tháng 9 18 1,945 14 143
 Nhật Bản [JPN]
[9]
VI 1970 Bangkok
 
Thái Lan
Quốc vương Bhumibol Abulyadej 9 tháng 9 20 tháng 9 18 2,400 13 135
 Nhật Bản [JPN]
[10]
VII 1974 Tehran
 
Iran
Quốc vương Mohamad Reza Pahlavi 1 tháng 9 16 tháng 9 25 3,010 16 202
 Nhật Bản [JPN]
[11]
VIII 1978 Bangkok
 
Thái Lan
Quốc vương Bhumibol Abulyadej 9 tháng 9 20 tháng 9 25 3,842 19 201
 Nhật Bản [JPN]
[12]
IX 1982 New Delhi
 
Ấn Độ
Tổng thống Zail Singh 19 tháng 11 4 tháng 12 33 3,411 21 199
 Trung Quốc [CHN]
[13]
X 1986 Seoul
 
Hàn Quốc
Tổng thống Chun Doo-hwan 20 tháng 9 5 tháng 10 27 4,839 25 270
 Trung Quốc [CHN]
[14]
XI 1990 Bắc Kinh
 
Trung Quốc
Chủ tịch nước Dương Thượng Côn 22 tháng 9 7 tháng 10, 36 6,122 29 310
 Trung Quốc [CHN]
[15]
XII 1994 Hiroshima
 
Nhật Bản
Nhật hoàng Akihito 2 tháng 10 16 tháng 10 42 6,828 34 337
 Trung Quốc [CHN]
[16]
XIII 1998 Bangkok
 
Thái Lan
Quốc vương Bhumibol Adulyadej 6 tháng 12 20 tháng 12 41 6,554 36 376
 Trung Quốc [CHN]
[17]
XIV 2002 Busan
 
Hàn Quốc
Tổng thống Kim Dae-jung 29 tháng 9 14 tháng 10 44 7,711 38 419
 Trung Quốc [CHN]
[18]
XV 2006 Doha
 
Qatar
Hoàng thân Hamad bin Khalifa Al Thani 1 tháng 12 15 tháng 12 45 9,520 39 424
 Trung Quốc [CHN]
[19]
XVI 2010 Quảng Châu
 
Trung Quốc
Thủ tướng Ôn Gia Bảo 12 tháng 11 27 tháng 11 45 9,704 42 476
 Trung Quốc [CHN]
[20]
XVII 2014 Incheon
 
Hàn Quốc
Tổng thống Park Geun-hye 19 tháng 9 4 tháng 10 45 9,501 36 439
 Trung Quốc [CHN]
[21]
XVIII 2018 Jakarta-Palembang
 
Indonesia
Tổng thống Joko Widodo 18 tháng 8 2 tháng 9 45 11,646 40 465
 Trung Quốc [CHN]
[22]
XIX 2022 Hàng Châu
 
Trung Quốc
TBA 10 tháng 9 25 tháng 9 Chưa diễn ra
XX 2026 Nagoya
 
Nhật Bản
TBA 18 tháng 9 3 tháng 10 Chưa diễn ra
XXI 2030 Doha
 
Qatar
TBA TBA TBA Chưa diễn ra
XXII 2034 Riyadh
 
Ả Rập Xê Út
TBA TBA TBA Chưa diễn ra

Bảng xếp hạng huy chương[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến Đại hội Thể thao châu Á 2018

1
 Trung Quốc [CHN]
1473 994 720 3187
2
 Nhật Bản [JPN]
1032 1037 985 3054
3
 Hàn Quốc [KOR]
745 663 827 2235
4
 Iran [IRI]
179 181 197 557
5
 Kazakhstan [KAZ]
155 158 224 557
6
 Ấn Độ [IND]
154 202 315 671
7
 Thái Lan [THA]
132 175 278 585
8
 Indonesia [INA]
112 131 240 483
9
 Đài Bắc Trung Hoa [TPE]
99 144 276 519
10
 CHDCND Triều Tiên [PRK]
91 120 235 446

[23]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Đại hội Thể thao Mùa đông châu Á
  • Đại hội Thể thao Thanh niên châu Á
  • Đại hội Thể thao Bãi biển châu Á
  • Đại hội Thể thao Trong nhà và Võ thuật châu Á
    • Đại hội Thể thao Trong nhà châu Á
    • Đại hội Thể thao Võ thuật châu Á
  • Đại hội Thể thao Khuyết tật châu Á
  • Đại hội Thể thao Đông Nam Á

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Đài Bắc Trung Hoa tham dự Á vận hội từ năm 1954 đến năm 1982 với tên gọi là Trung Hoa Dân Quốc, và từ năm 1990 tham dự với tên gọi Đài Bắc Trung Hoa.
  2. ^ Israel tham dự Á vận hội từ năm 1954 đến năm 1982 thì chuyển sang các cuộc tranh tài tại châu Âu do các nước Ả Rập láng giềng từ chối thi đấu với họ vì lý do chính trị.
  3. ^ Việt Nam tham dự Á vận hội từ năm 1954 đến năm 1974 với tư cách là Việt Nam Cộng hòa, và trở lại tham dự từ năm 1982 đến nay với tư cách là một nước Việt Nam thống nhất.
  4. ^ Yemen tham dự Á vận hội hai kỳ 1982 và 1986 với tư cách là hai đoàn riêng biệt: Bắc YemenNam Yemen, và tham dự từ năm 1990 với tư cách là một quốc gia thống nhất.
  5. ^ “1st AG New Delhi 1951”. OCA. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2010.
  6. ^ “2nd AG Manila 1954”. OCA. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2010.
  7. ^ “3rd AG Tokyo 1958”. OCA. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2010.
  8. ^ “4th AG Jakarta 1962”. OCA. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2010.
  9. ^ “5th AG Bangkok 1966”. OCA. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2010.
  10. ^ “6th AG Bangkok 1970”. OCA. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2010.
  11. ^ “7th AG Tehran 1974”. OCA. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2010.
  12. ^ “8th AG Bangkok 1978”. OCA. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2010.
  13. ^ “9th AG New Delhi 1982”. OCA. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2010.
  14. ^ “10th AG Seoul 1986”. OCA. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2010.
  15. ^ “11th AG Beijing 1990”. OCA. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2010.
  16. ^ “12th AG Hiroshima 1994”. OCA. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2010.
  17. ^ “13th AG Bangkok 1998”. OCA. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2010.
  18. ^ “14th AG Busan 2002”. OCA. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2002.
  19. ^ “15th AG Doha 2006”. OCA. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2006.
  20. ^ “16th AG Guangzhou 2010”. OCA. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2010.
  21. ^ “17th AG Incheon 2014”. OCA. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2014.
  22. ^ “18th AG Jakarta-Palembang 2018”. OCA. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2014.
  23. ^ “Olympic Council of Asia: Games”. Truy cập 23 tháng 9 năm 2015.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Hội đồng Olympic châu Á
  • Đại hội Thể thao châu Á lần thứ 15 tại Doha năm 2006 Lưu trữ 2007-01-07 tại Wayback Machine
  • Đại hội Thể thao châu Á Mùa đông lần thứ 6 tại Trường Xuân năm 2007
  • Đại hội Thể thao trong nhà châu Á lần thứ 2 tại Macau năm 2007 Lưu trữ 2005-12-13 tại Wayback Machine
  • Thông tin về Đại hội Thể thao châu Á trên TinTheThao.com.vn Lưu trữ 2010-10-16 tại Wayback Machine

Chủ Đề