Bài tập dư cung dư cầu kinh tế vĩ mô năm 2024

Xét một nền kinh tế đóng trong dài hạn, chính phủ tăng thuế lên thêm 1.000 tỷ. Biết khuynh hướng tiêu dùng biên là 0,75. Chuyện gì sẽ xảy ra với:

  1. Tiết kiệm của khu vực chính phủ Sg?
  1. Tiết kiệm của khu vực tư nhân Sp?
  1. Tiết kiệm quốc dân S?
  1. Đầu tư I? Bạn suy ra điều gì đối với lãi suất thực r?

Đối với một nền kinh tế trong dài hạn, tăng T sẽ kéo theo tăng S, giảm r và do vậy I tăng.

Gợi ý:

Việc chính phủ quyết định tăng thuế thêm 1.000 tỷ tác động như thế nào đến Sg, Sp, S, I và r sẽ

được phân tích lần lượt dựa vào các triển khai sau:

Trong một nền kinh tế đóng, cân bằng diễn ra, ta có:

S = Sg + Sp = I

Sg = T – G

Sp = [Y – T] – C[Y-T]

Hay S = Y – C[Y-T] – G

  1. Tiết kiệm của khu vực chính phủ Sg?

Giải:

Do G không đổi, T tăng thêm 1.000 tỷ sẽ làm Sg tăng thêm 1.000 tỷ.

  1. Tiết kiệm của khu vực tư nhân Sp?

Giải:

Thuế tăng 1.000 tỷ làm thu nhập khả dụng [Y-T] giảm 1.000 tỷ [trong dài hạn, Y cân bằng ở mức sản lượng toàn dụng hay mức tiềm năng].

Khuynh hướng tiêu dùng biên MPC là 0,75 nên thuế tăng 1.000 tỷ làm thu nhập khả dụng giảm 1.000 tỷ. Tiêu dùng phụ thuộc vào thu nhập khả dụng [Y-T] nên tiêu dùng C giảm 750 tỷ.

Vậy Sp sẽ thay đổi một lượng là: -1.000 – 0,75.[-1.000] = -250 tỷ [giảm]

  1. Tiết kiệm quốc dân S?

Giải:

Từ câu a và b, suy ra tiết kiệm quốc dân S tăng thêm 750 tỷ từ việc tăng thuế thêm 1.000 tỷ.

Một suy luận khác, ta có: S = Y – C[Y-T] – G, Y và G không đổi, tăng thuế thêm 1.000 tỷ làm C giảm 750 tỷ. Điều đó cũng có nghĩa là S tăng thêm 750 tỷ.

  1. Đầu tư I? Bạn suy ra điều gì đối với lãi suất thực r?

Giải:

Trong một nền kinh tế đóng, ta có:

Y = C[Y-T] + I[r] + G

Suy ra, I[r] = Y – C[Y-T] – G = S

Bằng cách lập luận tương tự như câu c, ta thấy I sẽ tăng thêm 750 tỷ từ kết quả của tăng thuế thêm 1.000 tỷ.

Đầu tư I là một hàm theo r [nghịch biến], do vậy cơ chế diễn ra để I tăng sẽ là sự giảm xuống của lãi suất r.

Đăng ký Kênh Youtube của Thầy Mạnh để học các Kiến thức ứng dụng của Kinh tế học tại đây: Nhấp vào

Kênh Youtube Nguyễn Thế Mạnh

Hoặc truy cập website: www.nguyenthemanh.net

Bài 2:

Giả sử chính phủ tăng thuế T và tăng chi tiêu G với những khoản bằng nhau. Người ta gọi đây là những thay đổi trên cơ sở ngân sách cân bằng. Chuyện gì xảy ra đối với đầu tư I và lãi suất thực r? Khuynh hướng tiêu dùng biên MPC ảnh hưởng như thế nào đến kết quả của bạn?

Gợi ý:

Như đã phân tích trong một nền kinh tế đóng trong dài hạn, sản lượng Y được xác định dựa vào hàm sản xuất và cân bằng ở mức tiềm năng hay mức toàn dụng, tiết kiệm quốc dân S thì bằng tổng của tiết kiệm khu vực tư nhân và tiết kiệm của khu vực chính phủ, và được viết lại như sau:

Tiết kiệm quốc dân = [Tiết kiệm tư nhân] + [Tiết kiệm chính phủ] = Tổng đầu tư

S = [Y – T – C[Y-T]] + [T – G] = I

Và chúng ta cũng biết thay đổi tiêu dùng C thì bằng khuynh hướng tiêu dùng biên MPC nhân với

thay đổi thu nhập khả dụng [Y-T].

Hay:

ΔS = [-ΔT – [MPC*[-ΔT ]]] + [ΔT – ΔG] = [MPC – 1].ΔT = ΔI

0

Chủ Đề