Bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 67 tập 2

Từ nhiều nghĩa lớp 5

  • I. Từ nhiều nghĩa - Phần nhận xét SGK Tiếng Việt 5 trang 66, 67
    • Câu 1 [trang 66 sgk Tiếng Việt 5]
    • Câu 2 [trang 67 sgk Tiếng Việt 5]
    • Câu 3 [trang 67 sgk Tiếng Việt 5]
  • II. Ghi nhớ Từ nhiều nghĩa
  • III. Từ nhiều nghĩa - Phần Luyện tập SGK Tiếng Việt 5 trang 67
    • Câu 1 [trang 67 sgk Tiếng Việt 5]
    • Câu 2 [trang 67 sgk Tiếng Việt 5]
  • Bài tập về từ nhiều nghĩa lớp 5

Luyện từ và câu lớp 5: Từ nhiều nghĩa là lời giải phần Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 5 trang 66, 67 giúp các em học sinh nắm được kiến thức về từ nhiều nghĩa, luyện tập các bài tập về từ nhiều nghĩa. Mời các em cùng tham khảo.

>> Bài trước:Chính tả lớp 5: Nghe – viết: Dòng kinh quê hương

I. Từ nhiều nghĩa - Phần nhận xét SGK Tiếng Việt 5 trang 66, 67

Câu 1 [trang 66 sgk Tiếng Việt 5]

Tìm nghĩa ở cột B thích hợp với mỗi từ ở cột A.

A

B

Răng

A. Bộ phận ở hai bên đầu người và động vật dùng để nghe.

Mũi

B. Phần xương cứng, màu trắng, mọc trên hàm, dùng để cắn, giữ và nhai thức ăn.

Tai

C. Bộ phận nhô lên ở giữa mặt người hoặc động vật có xương sống, dùng để thở và ngửi.

Gợi ý: Em hãy nối hai cột dựa vào quan sát của mình về đặc điểm và lợi ích của răng, mũi, tai.

Đáp án

Răng - B. Phần xương cứng, màu trắng, mọc trên hàm, dùng để cắn, giữ và nhai thức ăn.

Mũi - C. Bộ phận nhô lên ở giữa mặt người hoặc động vật có xương sống, dùng để thở và ngửi.

Tai - A. Bộ phận ở hai bên đầu người và động vật dùng để nghe.

Câu 2 [trang 67 sgk Tiếng Việt 5]

Nghĩa của các từ trong khổ thơ sau có gì khác nghĩa của chúng ở bài tập 1?

Răng của chiếc cào

Làm sao nhai được?

Mũi thuyền rẽ nước

Thì ngửi cái gì?

Cái ấm không nghe

Sao tai lại mọc?

Quang Huy

Gợi ý: Em chú ý các từ răng, mũi, tai và công dụng của chúng được thể hiện trong bài thơ.

Trả lời:

Răng [cào]: là nghĩa chuyển lấy từ nghĩa gốc cùng chỉ về cái răng, nhưng răng cào dùng để cào, không dùng để nhai.

Mũi [thuyền]: là nghĩa chuyển lấy từ nghĩa gốc đã giải thích ở bài tập 1. Mũi thuyền dùng để rẽ nước, không dùng để thở và ngửi.

Tai [ấm]: nghĩa chuyển từ nghĩa gốc đã giải thích ở bài tập 1. Tai ấm dùng để cầm ấm rót nước, không dùng để nghe.

Câu 3 [trang 67 sgk Tiếng Việt 5]

Nghĩa của các từ răng, mũi, tai ở bài tập 1 và bài 2 có gì giống nhau?

Gợi ý: Em quan sát răng cào, mũi thuyền và tai ấm và so sánh đặc điểm của chúng với các từ trong bài tập 1.

Trả lời:

Từ răng có cùng nét nghĩa chỉ một vật sắc, xếp đều hàng.

Từ mũi có cùng nét nghĩa chỉ bộ phận nhô ra phía trước.

Từ tai có cùng nét nghĩa chỉ hai bộ phận chìa ra hai bên.

II. Ghi nhớ Từ nhiều nghĩa

Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.

III. Từ nhiều nghĩa - Phần Luyện tập SGK Tiếng Việt 5 trang 67

Câu 1 [trang 67 sgk Tiếng Việt 5]

Trong những câu nào, các từ mắt, chân, đầu mang nghĩa gốc, và trong những câu nào chúng mang nghĩa chuyển?

a] Mắt:

- Đôi mắt của bé mở to.

- Quả na mở mắt.

b] Chân:

- Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

- Bé đau chân.

c] Đầu:

- Khi viết, em đừng ngoẹo đầu.

- Nước suối đầu nguồn rất trong.

Đáp án

Nghĩa gốc

Nghĩa chuyển

Đôi mắt của bé mở to.

Quả na mở mắt.

Bé đau chân.

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

Khi viết, em đừng nghẹo đầu.

Nước suối đầu nguồn rất trong.

Câu 2 [trang 67 sgk Tiếng Việt 5]

Các từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật thường là từ nhiều nghĩa. Hãy tìm một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của những từ sau: lưỡi, miệng, cổ, tay, lưng.

Gợi ý: Em hãy quan sát các đồ vật xung quanh và gọi tên mỗi bộ phận của chúng có sự chuyển nghĩa của những từ lưỡi, miệng, cổ tay, lưng.

Trả lời:

- Lưỡi: Lưỡi cày, lưỡi hái, lưỡi liềm, lưỡi câu, lưỡi dao, lưỡi búa, lưỡi mác, lưỡi kiếm…

- Miệng: Miệng hầm, miệng vết mổ, miệng vết thương, miệng hang, miệng hố, miệng bát, miệng núi lửa, miệng hũ, …

- Cổ: Cổ áo, cổ tay, cổ chai lọ, cổ bình hoa, cổ xe, cổ đèn, …

- Tay: Tay áo, tay sai, tay đôi, tay nải, tay chơi, tay ngang, tay lưới, tay vợt, tay trống,…

- Lưng: Lưng đồi, lưng chừng, lưng đèo, lưng cơm, lưng gạo, lưng trời, …

Xem thêm các câu trả lời khác tại đây: Tìm một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của những từ sau: Lưỡi, miệng, cổ, tay, lưng

>> Bài tiếp theo: Kể chuyện lớp 5: Cây cỏ nước Nam

Chuyên mục Tiếng Việt lớp 5 đầy đủ lời giải và đáp án cho các phần: Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính tả, Tập làm văn. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cho các em học sinh cùng theo dõi, luyện tập.

Đặt câu hỏi về học tập, giáo dục, giải bài tập của bạn tại chuyên mục Hỏi đáp của VnDoc. Hỏi bài ngay tại đây: Hỏi bài - Hỏi nhanh đáp gọn

Các tài liệu câu hỏi và câu trả lời tại đây nhanh chóng, chính xác!

IV. Bài tập về từ nhiều nghĩa lớp 5

  • Bài tập về từ nhiều nghĩa lớp 5
  • Bài tập Phân biệt từ nhiều nghĩa và từ đồng âm lớp 5
  • Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa lớp 5
  • Từ nhiều nghĩa - Nghĩa đen và nghĩa bóng

Luyện từ và câu lớp 5 tuần 7: Từ nhiều nghĩa bao gồm lời giải chi tiết cho từng câu hỏi giúp các em học sinh nắm được cách làm các dạng bài tập Luyện từ và câu phân biệt từ có nghĩa gốc và có nghĩa chuyển, mối liên hệ của các từ nhiều nghĩa, chuẩn bị cho các bài thi trong năm học.

Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 5, đề thi học kì 2 các môn học Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử, Địa lý, Tin học chuẩn Bộ Giáo dục và Đào tạo mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 5 mới nhất.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 5, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 5 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 5. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

1. Mỗi dấu chấm, chấm hỏi và chấm than trong mẩu chuyện vui dưới đây được dùng làm gì? Điền câu trả lời vào bảng ở dưới.

Kỉ lục thế giới

[1]Một vận động viên đang tích cực luyện tập để tham gia thế vận hội. [2]Không may, anh bị cảm nặng. [3]Bác sĩ bảo:

   – [4]Anh sốt cao lắm! [5]Hãy nghỉ ngơi ít ngày đã!

[6]Người bệnh hỏi:

   – [7]Thưa bác sĩ, tôi sốt bao nhiêu độ?

[8]Bác sĩ đáp:

     –[9]Bốn mươi mốt độ.

[10]Nghe thấy thế, anh chàng ngồi phắt dậy:

    – [11}Thế kỉ lục thế giới là bao nhiêu?

Dấu câu

Đặt cuối câu số….

Tác dụng

Dấu chấm

……………

……………

Dấu chấm hỏi

……………

……………

Dấu chấm than

……………

……………

[Chú ý: Các câu 3, 6, 8, 10 cũng là câu kể nhưng cuối câu đặt dấu hai chấm.]

2. Điền dấu chấm vào chỗ thích hợp trong bài văn sau. Viết lại những chữ đầu câu và cuối câu, giữa để dấu ba chấm[…].

Thiên đường của phụ nữ

Thành phố Giu-chi-ta nằm ở phía nam Mê-hi-cô là thiên đường của phụ nữ ở đây, đàn ông có vẻ mảnh mai, còn đàn bà lại đẫy đà, mạnh mẽ trong mắt gia đình, khi một đứa bé sinh ra là phái đẹp thì cả nhà nhảy cẫng lên vì vui sướng, hết lời tạ ơn đấng tối cao.

Nhưng điều đáng nói là những đặc quyền đặc lợi của phụ nữ trong bậc thang xã hội ở Giu-chi-tan. Đứng trên hết là phụ nữ, kế đó là những người giả trang phụ nữ, còn ở nấc cuối cùng là… đàn ông điều này thể hiện trong nhiều tập quán của xã hội chẳng hạn, muốn tham gia một lễ hội, đàn ông phải được một phụ nữ mời và giá vé vào cửa là 20 pê-xô dành cho phụ nữ chính cống hoặc những chàng trai giả gái, còn đàn ông: 70 pê-xô nhiều chàng trai mới lớn thèm thuồng những đặc quyền đặc lợi của phụ nữ đến nỗi có lắm anh tìm cách trở thành… con gái.

…………………………………

3. Khi chép lại mẩu chuyện vui Tỉ số chưa được mở, bạn Hùng đã dùng sai một số dấu câu. Em hãy khoanh tròn các dấu câu dùng sai và giúp bạn chữa lại những lỗi đó.

Các câu văn

Nam: [1]Hùng này, hai bài kiểm tra Tiếng Việt và Toán hôm qua, cậu được mấy điểm.

Hùng: [2]Vẫn chưa mở được tỉ số.

Nam: [3]Nghĩa là sao!

Hùng: [4]Vẫn đang hoà không – không?

Nam:?!

Sửa lỗi:………………………

……………………………………

TRẢ LỜI:

1. Mỗi dấu chấm, chấm hỏi và chấm than trong mẩu chuyện vui dưới đây được dùng làm gì? Điền câu trả lời vào bảng ở dưới.

Kỉ lục thế giới

[1]Một vận động viên đang tích cực luyện tập để tham gia thế vận hội. [2]Không may, anh bị cảm nặng. [3]Bác sĩ bảo:

   – [4]Anh sốt cao lắm! [5]Hãy nghỉ ngơi ít ngày đã!

[6]Người bệnh hỏi:

   – [7]Thưa bác sĩ, tôi sốt bao nhiêu độ?

[8]Bác sĩ đáp:

     –[9]Bốn mươi mốt độ.

[10]Nghe thấy thế, anh chàng ngồi phắt dậy:

    – [11}Thế kỉ lục thế giới là bao nhiêu?

Dấu câu

Đặt cuối câu số….

Tác dụng

Dấu chấm

1, 2, 9

Dùng để kết thúc câu kể [câu 3, 6, 8, 10 cũng là câu kể, nhưng cuối câu đặt dấu hai chấm để dẫn lời nhân vật.]

Dấu chấm hỏi

7, 11

Dùng để kết thúc các câu hỏi.

Dấu chấm than

4, 5

Dùng để kết thúc câu cảm [câu 4] câu khiến 5.

[Chú ý: Các câu 3, 6, 8, 10 cũng là câu kể nhưng cuối câu đặt dấu hai chấm.]

2. Điền dấu chấm vào chỗ thích hợp trong bài văn sau. Viết lại những chữ đầu câu và cuối câu, giữa để dấu ba chấm[…].

Thiên đường của phụ nữ

Thành phố Giu-chi-ta nằm ở phía nam Mê-hi-cô là thiên đường của phụ nữ. Ở đây, đàn ông có vẻ mảnh mai, còn đàn bà lại đẫy đà, mạnh mẽ. Trong mắt gia đình, khi một đứa bé sinh ra là phái đẹp thì cả nhà nhảy cẫng lên vì vui sướng, hết lời tạ ơn đấng tối cao.

Nhưng điều đáng nói là những đặc quyền đặc lợi của phụ nữ. Trong bậc thang xã hội ở Giu-chi-tan, đứng trên hết là phụ nữ, kế đó là những người giả trang phụ nữ, còn ở nấc cuối cùng là… đàn ông. Điều này thể hiện trong nhiều tập quán của xã hội chẳng hạn, muốn tham gia một lễ hội, đàn ông phải được một phụ nữ mời và giá vé vào cửa là 20 pê-xô dành cho phụ nữ chính cống hoặc những chàng trai giả gái, còn đàn ông: 70 pê-xô. Nhiều chàng trai mới lớn thèm thuồng những đặc quyền đặc lợi của phụ nữ đến nỗi có lắm anh tìm cách trở thành..con gái.

3. Khi chép lại mẩu chuyện vui Tỉ số chưa được mở, bạn Hùng đã dùng sai một số dấu câu. Em hãy khoanh tròn các dấu câu dùng sai và giúp bạn chữa lại những lỗi đó.

Các câu văn

Nam: [1]Hùng này, hai bài kiểm tra Tiếng Việt và Toán hôm qua, cậu được mấy điểm.

Hùng: [2]Vẫn chưa mở được tỉ số.

Nam: [3]Nghĩa là sao!

Hùng: [4]Vẫn đang hoà không – không?

Nam:?!

Sửa lỗi:

– Câu [1] là câu hỏi, phải sửa dấu chấm thành dấu chấm hỏi.

– Câu [3] là câu hỏi do đó phải sửa dấu chấm than thành dấu chấm hỏi.

– Câu [4] là câu kể, phải sửa dấu chấm hỏi thành dấu chấm.

Video liên quan

Chủ Đề