Bài văn upu về ô nhiễm không khí năm 2024

Hãy cùng tham khảo bài mẫu viết thư UPU 2020 tiêu biểu về chủ đề bảo vệ môi trường, nhìn từ câu chuyện thảm họa cháy rừng Australia.

Ý tưởng cho bài dự thi viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020 hiện nay vẫn còn khá nhiều. Hãy cùng tham khảo bài mẫu viết thư UPU tiêu biểu về chủ đề bảo vệ môi trường, nhìn từ câu chuyện thảm họa cháy rừng Australia. Nếu cần chúng ta có thể xem lại hướng dẫn thể lệ và quy định viết thư UPU 2020 ở đây.

Năm nay, Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020 có đề bài khá thú vị, đó là: "Em hãy viết thông điệp gửi một người lớn về thế giới chúng ta đang sống" [Tiếng Anh: Write a message to an adult about the world we live in]. Với đề bài năm nay, dự báo sẽ có không ít bức thư hay về thời đại của công nghệ.

Một điều các bạn học sinh cần lưu ý rằng bài mẫu chỉ để tham khảo và lấy ý tưởng cũng như cảm hứng, và bài mẫu khi đã đăng trên báo và mạng xã hội thì không thể bê nguyên đi làm bài dự thi. Điều quan trọng làm nên bức thư hay vẫn là dấu ấn cá nhân của mỗi bạn học sinh.

Về nội dung bức thư UPU, năm ngoái nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn từng đưa ra lời khuyên: "Tra Google để tìm hiểu kỹ về chủ đề của kỳ thi là một lợi thế nếu các em có thể lấy ra nhiều tư liệu quý; nhưng sau đó phải biến những kiến thức mình tra cứu thành ý tưởng của mình bằng sự tinh tế và thông minh rất riêng...".

Trong khi đó nhà văn Phong Điệp truyền thêm cảm hứng sáng tạo cho các bạn học sinh khi viết: "Điều mà các thành viên Ban Giám khảo trông chờ nhất ở mỗi bức thư chính là có cơ hội được lắng nghe các em cất lên tiếng nói của mình, bày tỏ những suy nghĩ về các vấn đề của cuộc sống cũng như tâm tư, khát vọng của cá nhân".

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020 về môi trường

Hãy cùng tham khảo bài mẫu viết thư UPU 2020 tiêu biểu về chủ đề bảo vệ môi trường, nhìn từ câu chuyện thảm họa cháy rừng Australia.

Thư gửi người lính cứu hỏa Australia

Hình ảnh chú tận tình cho gấu koala uống nước thực sự gây ấn tượng đối với nhiều người trong đó có cháu, một học sinh cấp 2 bình thường ở Việt Nam. Là một người trực tiếp tham gia chữa cháy, chắc hẳn chú thấy rõ nhất hậu quả mà trận cháy rừng vừa qua ở Australia gây ra đối với môi trường sinh thái đất nước này.

Theo cháu được biết thì hàng chục triệu hecta rừng bị thiêu rụi, hàng nghìn ngôi nhà bị phá hủy, khoảng 1 tỷ cá thể động vật chết và một vài loài quý hiếm bị đẩy đến bờ tuyệt chủng. Đau lòng nhất là hơn 30 người thiệt mạng trong vụ cháy rừng Australia trong đó có các lính cứu hỏa và phi công tham gia chữa cháy .

Trong đám cháy thì chất lượng không khí rớt xuống mức độc hại, khói đám cháy bay 11.000 km qua Thái Bình Dương sang tận Chile và Argentina. NASA từng ước tính có hơn 300 triệu tấn CO2 phát thải ra từ đám cháy. Những thiệt hại mà cháy rừng mang lại không thể đo đếm được.

Thật đáng e ngại khi thời gian gần đây những vụ cháy rừng lớn còn có chiều hướng gia tăng, mà tiêu biểu là thảm họa cháy rừng nhiệt đới Amazon, "lá phổi xanh" lớn nhất thế giới vào năm ngoái 2019. Brazil là đất nước gánh chịu hậu quả đầu tiên, sau đó là các nước lân cận và cuối cùng cả thế giới đều bị ảnh hưởng.

Việt Nam đất nước của cháu trong năm vừa rồi cũng chứng kiến vụ cháy rừng lớn ở tỉnh Hà Tĩnh, tiêu tốn không biết bao nhiêu sức người sức của để khống chế và dập tắt.

Trong những vụ cháy rừng như vậy thì nguyên nhân thường xuất phát từ con người, có thể do sự vô ý, hoặc chủ quan trong thói quen đốt phá rừng làm nương rẫy. Những việc như vậy đáng ra đã có thể được ngăn chặn để tránh gây ra hậu quả là những trận cháy rừng khủng khiếp.

Hơn nữa, những mùa nắng nóng kéo dài bất thường xuất phát từ biến đổi khí hậu cũng là nguyên nhân dẫn đến cháy rừng, và những thảm họa thiên nhiên vừa qua cũng sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh để chúng ta quan tâm hơn đến bảo vệ môi trường hệ sinh thái nói chung.

Hy vọng trong thời đại Internet khi mọi người đều có thể chứng kiến khá tường tận hậu quả mà cháy rừng gây ra, như đối với loài koala qua bức ảnh vụ cháy rừng Australia nổi tiếng thì ý thức bảo vệ môi trường cũng sẽ được nâng cao hơn bao giờ hết.

Xin chúc những người lính cứu hỏa không còn phải đối mặt với những cuộc chiến không cân sức với thần lửa như vừa qua./.

Chủ đề của cuộc thi UPU lần thứ 49 là: “Em hãy viết thông điệp gửi một người lớn về thế giới chúng ta đang sống” [Tiếng Anh: Write a message to an adult about the world we live in].

Với mỗi chủ đề được chọn, cuộc thi viết thư quốc tế UPU hướng tới việc giúp các em tiếp cận và nhận thức các vấn đề của xã hội, của thời đại và thể hiện suy nghĩ của mình đối với những vấn đề này; bồi đắp, nuôi dưỡng tình cảm, trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với xã hội, đất nước và thế giới. Cuộc thi cũng là dịp để các em trau dồi tư duy và khả năng viết văn, và hiểu biết thêm về vai trò của Bưu chính trong đời sống xã hội.

Một điều các bạn học sinh cần lưu ý rằng bài mẫu chỉ để tham khảo và lấy ý tưởng cũng như cảm hứng, và bài mẫu khi đã đăng trên báo và mạng xã hội thì không thể bê nguyên đi làm bài dự thi. Điều quan trọng làm nên bức thư hay vẫn là dấu ấn cá nhân của mỗi bạn học sinh.

Dưới đây, Infonet.vn đưa ra gợi ý để về một đề tài viết UPU năm 2020 để các bạn học sinh có thể tham khảo:

Thư gửi những người lớn!

Có thể thấy, ở thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 thì chính sự phát triển nhanh chóng của các nhà máy công nghiệp không có hệ thống lọc khí đang gây ra vấn đề ô nhiễm không khí trầm trọng. Vì thế, ô nhiễm không khí đang là vấn đề đáng báo động không chỉ ở Việt Nam mà còn ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, có nhiều thành phố trên thế giới đang ở mức ô nhiễm cực kỳ nghiêm trọng.

Con người có lẽ cũng không lạ lẫm gì với thông tin, thủ đô New Delhi của Ấn Độ đang là thành phố ô nhiễm nhất thế giới, với tỉ lệ người tử vong do ô nhiễm không khí chỉ xếp sau bệnh tim mạch.

Bụi mịn bao phủ thành phố Hà Nội

Tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng gây ra chủ yếu bởi khí thải từ phương tiện giao thông, ước tính có tới 8,5 triệu phương tiện đang hoạt động tại đây.

Mới đây Viện Nguồn lực năng lượng New Delhi và Viện Tác động y tế [Mỹ] cùng công bố nghiên cứu cho thấy mỗi năm có 3.000 người chết ở New Delhi vì ô nhiễm không khí.

Bên cạnh đó, trong một thông báo mới đây của giới chức Trung Quốc, Bắc Kinh đang được đặt trong mức độ báo động đỏ về ô nhiễm không khí, thậm chí có thể coi là một cuộc khủng hoảng ô nhiễm không khí quy mô lớn.

Vừa qua, Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] cho biết, mức độ khói bụi tại Trung Quốc đã cao hơn gấp 50 lần so với mức khuyến cáo an toàn của tổ chức. Một con số chắc chắn sẽ khiến nhiều người còn giật mình hơn về mức độ ô nhiễm tại Trung Quốc, đó là 4.000 người chết mỗi ngày do ô nhiễm tại Trung Quốc.

Điều đó có thể thấy, ô nhiễm không khí ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, trong đó trẻ em là nhóm dễ bị tổn thương nhất về sức khỏe do những tác động của ô nhiễm không khí.

Nếu con người không có ý thức bảo vệ môi trường không khí thì hậu quả của nó có lẽ cũng khủng khiếp chẳng kém gì đại dịch HIV-AIDS hay nhiều bệnh dịch khác.

Khoảng một tuần trước thôi, thủ đô Hà Nội của đất nước Việt Nam xinh đẹp lại phải chứng kiến cảnh người dân luôn nơm nớp lo sợ về tình trạng không khí nhất là tình trạng bụi mịn đang ở cấp độ báo động. Người dân càng hoang mang hơn khi không khí mà họ đang hít thở mỗi ngày được ví với “khí quyển ngày tận thế” trong phóng sự của hãng thông tấn Singapore Channel News Asia.

Từ hiện trạng sinh hoạt, giao thông của người dân cho tới những nghiên cứu, phân tích của giới chuyên gia đều thể hiện một Hà Nội “thiếu vắng bầu trời trong xanh”, Hà Nội của khói bụi, ô nhiễm đang tăng lên nhanh chóng.

Nếu sống ở Hà Nội, có lẽ các bạn cũng sẽ chẳng khó để bắt gặp hình ảnh người dân ra đường vào ban ngày ai ai cũng đeo khẩu trang và trang bị “áo giáp” từ đầu tới chân để tránh khói bụi. Bước chân ra đường mà không có “áo giáp” thì khi trở về nhà quần áo cũng lấm lem, mặt mũi có thể sờ thấy bụi.

Nhiều chuyên gia cho rằng 70% lượng không khí bị ô nhiễm ở Hà Nội là do phương tiện giao thông. Điều đó cũng có lý bởi ước tính hiện nay thủ đô Hà Nội hiện có 5.3 triệu xe máy và 560.000 ô tô. Con số này dự tính sẽ tăng 11% mỗi năm đối với xe máy và 17% đối với ô tô.

Nếu với tốc độ như vậy thì tính tới năm 2020, sẽ có gần 1 triệu ô tô và 7 triệu xe máy chen chúc nhau trên đường phố Hà Nội. Sự tăng mạnh về số lượng phương tiện giao thông cá nhân được lí giải bởi sự khan hiếm của loại hình giao thông công cộng, người dân không có thói quen đi bộ, một bộ phận có tâm lí mua xe để thể hiện đẳng cấp. Tắc đường ở mức độ báo động càng làm mức độ ô nhiễm môi trường trở nên khó kiểm soát.

Tôi mong rằng những người lớn hãy chung tay để có thể góp phần giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trường để hướng tới một thế giới xanh không còn sự ô nhiễm.

Chủ Đề