Bảng đánh giá kết quả học tập

Chi tiết Thông số Đánh giá

Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục lớp 1, 2, 3, 4, 5 được ban hành kèm theo Thông tư 27 về quy định đánh giá học sinh Tiểu học.

MẪU NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP HS THEO THÔNG TƯ 30*Nếu học sinh hoàn thành tốt bài làm, GV có thể nhận xét:-Bài làm tốt, đáng khen.-Thầy [Cô] rất hài lòng về bài làm của em. Tiếp tục như thế em nhé.-Cô rất thích bài văn của con vì có nhiều ý hay, nên chia sẻ với các bạn connhé;- Con làm bài tốt, cô khen ngợi con.-Em học tốt, em giỏi, em ngoan .-Bài làm tốt, rất đáng khen, con cần phát huy.-Cô rất hài lòng về bài làm của em. Tiếp tục như thế em nhé.-Cô rất thích cách suy luận và trình bày vở của con. Cố gắng phát huy connhé.-Bài làm tốt, con đáng khen.*Học sinh hoàn thành bài làm đạt kết quả khá, GV có thể nhận xét:-Bài làm khá tốt, nếu …………… em sẽ có kết quả tốt hơn.-Bài của em đã hoàn thành khá tốt.Để đạt kết quả tốt hơn, em cần …-Em đã có sáng tạo trong bài làm. Tuy nhiên em cần trình bày sạch đẹphơn!...-Bài làm có đủ ý; Em hãy phát huy nhé!*Học sinh hoàn thành bài làm, GV có thể nhận xét:-Em đã hoàn thành bài làm, nếu rèn thêm ...,em sẽ có kết quả tốt hơn.-Bài làm đạt yêu cầu. Nếu em chú ý những vấn đề như ……………., thì kếtquả sẽ tốt hơn.-Em có hiểu bài; Em hãy phát huy nhé!- Em có cố gắng; Em hãy phát huy nhé!- Em có tiến bộ; Em hãy phát huy nhé!- Em cần cố gắng hơn nữa;- Em có nhiều cố gắng; Em hãy phát huy nhé!- Bài làm Tạm được; Em cố gắng hơn nhé!--Em Hiểu đề; Em cố gắng hơn nhé!*Học sinh chưa hoàn thành bài làm, GV có thể nhận xét:- Bài làm chưa đủ ý; Em cố gắng hơn nhé!- Bài làm diễn đạt ý chưa trôi chảy, Thiếu ý; Em cố gắng hơn nhé!-Bài làm bẩn; Chưa sáng tạo, Em cố gắng hơn nhé!-Trình bày ẩu ; Em cố gắng hơn nhé!- Bài làm quá sơ sài; Em cố gắng hơn nhé!- Bài làm chưa có chiều sâu; Em hãy cố gắng hơn nhé!-Em thiếu kỹ năng làm bài; Em cố gắng hơn nhé!- Em có tiến bộ; Em cố gắng hơn nhé!- Bài làm diễn đạt lủng củng, Em cố gắng hơn nhé!-Em cần cố gắng hơn nhé, em còn tính nhầm phép tính , lần sau em cẩntrọng hơn em nhé…-Em cần nỗ lực nhiều hơn, cần ………và ……Cô tin chắc em sẽ có kết quảtốt hơn.-Em đã cố gắng thực hiện bài làm. Nếu lưu ý những điểm như…………………… , em sẽ có kết quả cao hơn.-Bài làm chưa đạt yêu cầu, con cần cố gắng thêm nhé...-Chú ý hơn chút nữa là con sẽ làm được tốt đấy”;-Lần sau con nhớ khắc phục lỗi này nhé”;-Cô tin rằng lỗi này con sẽ không mắc phải ở bài sau nữa”;-Bài này con đã có tiến bộ hơn rồi đấy ! Cố lên !”*Nếu học sinh có nhiều tiến bộ, GV có thể nhận xét:-Em đã có nhiều tiến bộ trong việc …… và ……… Cô tự hào về em.-Em nói rất chính xác-Em nên cố gắng viết chữ rõ và trình bày sạch sẽ hơn-Em cần cố gắng hơn, cô rất tin ở em;- Em cần cố gắng viết chữ rõ hơn,-Em không nên viết hai màu mực trong một bài làm..--“ Em viết chữ khá đều nét nhưng nên chú ý viết đúng điểm dừng bút củacon chữ nhé”;-Chữ viết chưa đẹp, cần luyện thêm nét con nhé.--Em viết nên chú ý nét khuyết dưới của con chữ nhé...--Chữ hơi ốm, Em cần luyện nhiều hơn nữa sẽ đẹp đấy,-- Em có nhiều tiến bộ, hãy phát huy nhé”,tìm hiểu đề, bố cục và nội dung, hình thức bài làm… [với môn văn]. Và việchiểu lý thuyết, kỹ năng vận dụng tính toán… [Với môn toán]…Chẳng hạn, nhận xét vở học sinh, phần Luyện từ và câu như sau: “Vốn từcủa con rất tốt/ tốt/khá tốt”; hoặc “Vốn từ của con còn hạn chế, cần luyện tìmtừ nhiều hơn nhé”. Nhận xét về phần Câu có thể “Con đặt câu đúng rồi”, “Conđặt câu hay lắm. Cần phát huy con nhé”…Khi nhận xét Bài tập làm văn, giáo viên này cũng đưa ra một số gợi ý như“Con có năng khiếu làm văn lắm”; “Câu văn hay biết dùng từ ngữ gợi tả tốt”hay “Bài văn biết chọn hình ảnh đẹp, từ ngữ đặc sắc”…Khi nhận xét về Chính tả, giáo viên có thể nêu “Chính tả con chú ý nét khuyếtthêm. Con rèn chữ thêm. Con cố gắng viết đúng hơn nhé.”…Đối với môn Toán, các giáo viên cũng đưa ra một số mẫu câu nhận xét như“Em đã hiểu bài và làm bài rất tốt”; “Em hiểu bài và làm bài tốt” hay “Em cóhiểu bài, nhưng chú ý cách đặt tính hoặc chú ý nhân chia cộng trừ… nhớnhé”…Trong phần nhận xét cuối năm đối với các môn học như Tiếng Việt, Toán, Thểdục,… cũng được chia sẻ chi tiết.Với môn Tiếng Việt “đọc to, rõ ràng hơn so với đầu năm”, “đã khắc phục đượclỗi phát âm l/n”; “Có tiến bộ trong trả lời câu hỏi”; “Viết được câu có đủ thànhphần, diễn đạt được ý của mình”. Với môn Toán, các gợi ý cho nhận xét cuốinăm như sau: “Học tốt. Biết tính thành thạo chu vi và diện tích của các hìnhchữ nhật và hình vuông. Giải đúng các bài toán có lời văn”.Về các hoạt động giáo dục như Thể dục “Ham hoạt động, tích cực tham giacác hoạt động vận động cùng các bạn”. Về Âm nhạc có “Thích múa hát; Hátđúng nhạc, có cảm xúc”…Tham khảo nhận xét HS vào sổ:+Sổ theo dõi chất lượng giáo dục Đối với giáo viên chủ nhiệm*Mục a] Môn học và hoạt động giáo dục [Kiến thức, kĩ năng]:Ví dụ 1: + Nhận xét tháng thứ Ba của một học sinh lớp 5, giáo viên có thể ghinhư sau:- Thực hiện chưa thành thạo các phép đổi đơn vị đo độ dài, khối lượng, diệntích. Cho thêm bài tập và hướng dẫn lại cách đổi các đơn vị đo này.- Phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa đôi lúc chưa chính xác. Nhắc nhở họcsinh xem lại lí thuyết, cho thêm bài tập củng cố sau đó hướng dẫn lại cáchxác định.Ví dụ 2: + Nhận xét tháng thứ Ba của một học sinh lớp 4, giáo viên có thể ghinhư sau:- Hoàn thành tốt các nội dung chương trình của từng bài trong tháng songtrình bày bài trong vở còn ẩu. Nhắc nhở học sinh cẩn thận khi viết bài.+ Sổ theo dõi chất lượng giáo dục Đối với giáo viên bộ mônVí dụ 1: + Nhận xét tháng thứ Ba của một học sinh lớp 5, giáo viên Mỹ thuậtcó thể ghi như sau:- Đã vẽ được tranh theo đề tài được giao nhưng vẽ màu chưa hợp lí. Nênchọn màu sắc có sắc độ đậm, nhạt để tô vào bài.- Hoặc: Nắm được cách vẽ theo mẫu và hoàn thành tương đối tốt bài vẽ. Cầnphát huy.Ví dụ 2: + Nhận xét tháng thứ Hai của một học sinh lớp 5, giáo viên Âm nhạccó thể ghi như sau:- Đã hát thuộc lời ca 2 bài hát song đôi chỗ còn hát chưa rõ lời. Cần chú ý lấyhơi để hát rõ lời.Hoặc: Đã hát đúng giai điệu lời ca và thể hiện được sắc thái, tình cảm của 2bài hát. Cần phát huy.Ví dụ 3: + Nhận xét tháng thứ Ba của một học sinh lớp 5, giáo viên Thể dụccó thể ghi như sau:- Thực hiện chưa đúng động tác vươn thở của bài thể dục phát triển chung.Làm mẫu, hướng dẫn học sinh thực hiện.Hoặc: Hoàn thành tốt nội dung của các bài trong tháng. Cần phát huy.

Download Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục tiểu học - Bảng kết quả đánh giá giáo dục tiểu học theo Thông tư 22

Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục tiểu học là biểu mẫu được ban hành theo thông tư 22 dành cho các giáo viên để đánh giá về tình hình học tập của các em học sinh tiểu học trong kì học trong khi kết thúc năm học. Các bạn có thể tham khảo hoặc sử dụng ngay mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục tiểu học được đăng tải chi tiết dưới đây.

Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục tiểu học được chia làm 6 mẫu bảng khác nhau và được phân từng mẫu bảng cho từng lớp học từ lớp 1 đến lớp 5. Các thầy cô giáp tùy theo lớp mình phụ trách mà lựa chọn các mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục tiểu học cho phù hợp để đưa ra các nhận xét về quá trình học tập của các em học sinh một cách toàn diện.


Download Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục tiểu học - Phần mềm Bảng kết quả đánh giá giáo dục tiểu học theo Thông tư 22

Nội dung mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục tiểu học các lớp trong quá trình tổng hợp phải đảm các nội dung như phần tiêu đề, phần môn học và giáo dục học, phần nội dung năng lực và phẩm chất, phần khen thưởng hoàn thành chương trình lớp học, lên lớp, cuối cùng là phần nội dung ghi chú.

Ngoài mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục tiểu học thì các thầy cô có thể tham khảo thêm mẫu biên bản bàn giao học sinh về sinh hoạt hè tại địa phương để sử dụng ngay khi cần thiết. Toàn bộ nội dung mẫu biên bản bàn giao học sinh về sinh hoạt hè tại địa phương đều được biên soạn rất khoa học, đầy đủ, rất thuận tiện cho các thầy cô giáo.

Nội dung mãu bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục tiểu học đã được Tải Miễn Phí cập nhật khá chi tiết nếu bạn đọc quan tâm có thể tải mẫu bảng tổng kết này về để sử dụng, đem lại hiệu quả cao trong quá trình tổng hợp kết quả đánh giá.

Trong quá trình công tác các giáo viên có thể tham khảo thêm mẫu sổ dự giờ của giáo viên để sử dụng ngay trong việc ghi chép, đánh giá các tiết học mà mình tham gia dự giờ trong suốt năm học, trong mẫu sổ dự giờ của giáo viên các tiêu chí chấm điểm, thang điểm chấm đều được phân chia, trình bày rất rõ ràng, giúp các thầy cô luôn hoàn thành các nhiệm vụ được giao.


HƯỚNG DẪN GHI BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ GIÁO DỤC CỦA LỚP

Bảng ghi tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp theo thông tư 22 mới nhất giúp các thầy cô ghi đúng nhận xét theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT. Thông tư 22 của Bộ Giáo dục và Đào Tạo quy định về đánh giá học sinh tiểu học của Bộ Giáo dục một cách chính xác và hiệu quả. Sau đây mời quý thầy cố cùng tham khảo và tải về các mẫu đánh giá học sinh tiểu học theo thông tư 22.

Những điểm mới trong Thông tư 22 về đánh giá học sinh tiểu học

Đề cương bài giảng tập huấn về Thông tư 22

Tuyển tập các mẫu nhận xét dành cho giáo viên tiểu học

Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục tiểu học

Hướng dẫn ghi bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục các lớp

1. Phần tiêu đề

Điền đủ thông tin vào chỗ chấm, trong đó đối với mẫu 1 và mẫu 4 cần ghi thời điểm đánh giá giữa học kì I hay giữa học kì II.

2. Phần "Môn học và hoạt động giáo dục"

- Đối với mẫu 1: Trong cột tương ứng với từng môn học hoặc hoạt động giáo dục: ghi kí hiệu T nếu học sinh đạt mức "Hoàn thành tốt", H nếu học sinh đạt mức "Hoàn thành" hoặc C nếu học sinh ở mức "Chưa hoàn thành".

- Đối với các mẫu 2-6:

+] Trong cột "Mức đạt được" tương ứng với từng môn học hoặc hoạt động giáo dục: Ghi kí hiệu T nếu học sinh đạt mức "Hoàn thành tốt", H nếu học sinh đạt mức "Hoàn thành" hoặc C nếu học sinh ở mức "Chưa hoàn thành".

+] Trong cột "Điểm KTĐK" đối với các môn có bài kiểm tra định kì: Ghi điểm số của bài kiểm tra; đối với học sinh được kiểm tra lại, ghi điểm số của bài kiểm tra lần cuối.

3. Phần "Năng lực" và "Phẩm chất"

Trong cột tương ứng với từng năng lực, phẩm chất: ghi kí hiệu T nếu học sinh đạt mức "Tốt", Đ nếu học sinh đạt mức "Đạt" hoặc C nếu học sinh ở mức "Cần cố gắng".

4. Phần "Khen thưởng", "Hoàn thành chương trình lớp học", "Lên lớp" [trong mẫu 3 và mẫu 6]

Đánh dấu "P" vào các ô tương ứng đối với mỗi học sinh được khen thưởng, hoàn thành chương trình lớp học, lên lớp.

5. Phần "Ghi chú"

Ghi những lưu ý đặc biệt [nếu có]. Chẳng hạn như: học sinh thuộc diện ưu tiên; học sinh khuyết tật;...

Một số biểu hiện đối với từng năng lực, có thể là:

+] Tự phục vụ, tự quản: Thực hiện được một số việc phục vụ cho bản thân [vệ sinh thân thể, ăn, mặc,...]; một số việc phục vụ cho học tập [chuẩn bị đồ dùng học tập ở lớp, ở nhà,...];....

+] Hợp tác: Mạnh dạn giao tiếp trong hợp tác; trình bày rõ ràng, ngắn gọn; nói đúng nội dung cần trao đổi; ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng;...

+] Tự học và giải quyết vấn đề: khả năng tự thực hiện nhiệm vụ học cá nhân trên lớp, làm việc trong nhóm, tổ, lớp; khả năng tự học có sự giúp đỡ hoặc không cần giúp đỡ;...

Sự hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh. Một số biểu hiện đối với từng phẩm chất, có thể là:

+] Chăm học, chăm làm: Đi học đầy đủ, đúng giờ; thường xuyên trao đổi bài với bạn, thầy cô và người lớn;...

+] Tự tin, trách nhiệm: Mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến cá nhân; tự chịu trách nhiệm về các việc làm, không đổ lỗi cho người khác khi mình làm chưa đúng;...

+] Trung thực, kỉ luật: Không nói dối; không nói sai về bạn; tôn trọng lời hứa, giữ lời hứa;...

+] Đoàn kết, yêu thương: Giúp đỡ, tôn trọng mọi người; nhường nhịn bạn; quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh em, bạn bè; kính trọng người lớn, biết ơn thầy giáo, cô giáo,...

Mẫu đánh giá học sinh tiểu học theo thông tư 22

Tham khảo chi tiết các mẫu đánh giá Tại đây.

Video liên quan

Chủ Đề