Bảng dịch tiếng việt xuất xứ hàng hóa

Xin chào anh chị, tôi đang tìm hiểu các quy định về nhãn hàng hóa, tôi có chút thắc mắc là tên nước xuất xử hàng hóa có được viết tắc trên nhãn hàng hóa không? Vị dụ như Trung Quốc viết thành TQ, Nhật Bản viết thành NB,... Xin giải đáp giúp tôi.

Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa;

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 43/2017/NĐ-CP thì:

"Điều 15. Xuất xứ hàng hóa

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ đối với hàng hóa của mình nhưng phải bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa hoặc các Hiệp định mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết.

2. Cách ghi xuất xứ hàng hóa được quy định như sau: Ghi cụm từ “sản xuất tại” hoặc “chế tạo tại”, “nước sản xuất”, “xuất xứ” hoặc “sản xuất bởi” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó.

Tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó không được viết tắt."

Như vậy, tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó không được biết tắt trên nhãn hàng hóa. Do đó, đối với trường hợp nước sản xuất là Nhật Bản thì phải ghi đầy đủ là "Nhật Bản" không thể ghi "NB" được. Các nước còn lại cũng tương tự như quy định trên.

Ngày 31/5/2023, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 33/2023/TT-BTC quy định về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15/7/2023.

Thông tư 33/2023/TT-BTC được ban hành thay thế các Thông tư số 38/2018/TT-BTC, Thông tư số 62/2019/TT-BTC, Thông tư số 47/2020/TT-BTC và Thông tư số 07/2021/TT-BTC. Điều này sẽ khắc phục những vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện việc khai và nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ; nộp bổ sung C/O sau khi hàng hoá đã thông quan; nộp C/O đối với trường hợp hàng hoá thay đổi mục đích sử dụng; quy định liên quan đến thời điểm nộp C/O; trừ lùi C/O cho hàng hóa gửi kho ngoại quan....

Hướng dẫn việc kiểm tra xuất xứ tại các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới [như CPTPP, EVFTA, UKVFTA, RCEP,…]. Áp dụng các phương thức quản lý mới phù hợp với xu hướng tạo thuận lợi thương mại, sử dụng chứng từ điện tử thay thế cho chứng từ giấy, bảo lãnh cho hàng hóa nợ, thay đổi hình thức nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa [nộp qua hệ thống V5, nộp bản sao,...].

10 quy định mới tại Thông tư 33/2023/TT-BTC

Áp dụng bảo lãnh thuế đối với các trường hợp chậm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ và xác minh xuất xứ hàng hóa

Thực tế hiện nay, đối với các trường hợp chưa có chứng từ chứng nhận xuất xứ tại thời điểm làm thủ tục hải quan thì doanh nghiệp phải tính thuế theo mức thuế suất MFN [đối với trường hợp áp dụng ưu đãi thuế quan] hoặc mức thuế suất phòng vệ thương mại cao nhất [đối với hàng hóa thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, các biện pháp tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan, biện pháp hạn chế số lượng] để được thông quan hàng hoá và phải khai sửa đổi, bổ sung sau khi có chứng từ chứng nhận xuất xứ và thực hiện các thủ tục hoàn thuế. Điều này cũng làm chậm quay vòng vốn của doanh nghiệp, lãng phí nguồn nhân lực của cả cơ quan quản lý [hải quan, thuế] và doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục khai bổ sung, hoàn thuế.

Do vậy, để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và giảm thiểu thủ tục hành chính liên quan đến hồ sơ hoàn thuế, tại Điều 12 Thông tư đã bổ sung hướng dẫn về việc cho phép áp dụng bảo lãnh thuế trong các trường hợp, cụ thể:

Trường hợp chưa có chứng từ chứng nhận xuất xứ tại thời điểm làm thủ tục hải quan để áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt:

Hàng hóa nhập khẩu phải áp dụng thuế suất nhập khẩu ưu đãi [sau đây gọi tắt là thuế suất MFN] hoặc thuế suất thông thường và được thông quan theo quy định. Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số tiền thuế chênh lệch thì được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt và thông quan theo quy định.

Trường hợp chưa có chứng từ chứng nhận xuất xứ tại thời điểm làm thủ tục hải quan để áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại:

Hàng hóa nhập khẩu phải áp dụng mức thuế theo các biện pháp phòng vệ thương mại do Bộ Công Thương quy định. Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số tiền thuế phải nộp thì được áp dụng mức thuế suất theo khai báo của người khai hải quan và hàng hoá được thông quan theo quy định.

Người khai hải quan nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan để áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại…

Trường hợp phải tiến hành xác minh tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ để được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt hoặc biện pháp phòng vệ thương mại:

Trong thời gian chờ kết quả xác minh, người khai hải quan xử lý, tính thuế theo quy định tại điểm b.1 khoản 1 và điểm b.1 khoản 3 Điều 12 Thông tư này.

Bỏ điều kiện chứng từ chứng nhận xuất xứ phải còn hiệu lực tại thời điểm nộp bổ sung và hàng hoá phải được xác định chưa tham gia vào quá trình sản xuất, chế biến trong một số trường hợp đặc biệt

Do thời gian quy định việc kiểm tra sau thông quan là 05 năm nên đa số các trường hợp phát sinh thay đổi về thuế nhập khẩu được phát hiện trong khâu sau thông quan thì chứng từ chứng nhận xuất xứ đều đã hết hiệu lực [12 tháng kể từ ngày cấp]. Theo đó, việc ràng buộc điều kiện chứng từ chứng nhận xuất xứ phải còn hiệu lực tại thời điểm nộp bổ sung dẫn đến các doanh nghiệp không thể đáp ứng quy định mặc dù hàng hóa nhập khẩu đều thỏa mãn quy định về xuất xứ tại thời điểm nhập khẩu, đủ điều kiện được áp dụng thuế ưu đãi đặc biệt.

Ngoài ra, qua theo dõi thời gian qua, nhiều doanh nghiệp phản ánh vướng mắc trong quá trình thực hiện, nhiều trường hợp nguyên liệu sau khi sản xuất, cấu thành lên sản phẩm nhưng do không tìm được thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp phải chuyển tiêu thụ trong nước nếu căn cứ theo quy định nêu trên thì doanh nghiệp không được hưởng ưu đãi do nguyên liệu đã đưa vào sản xuất và không còn nguyên trạng so với ban đầu.

Do vậy, để tạo thuận lợi thương mại và tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp, tại Điều 13 Thông tư không quy định điều kiện chứng từ chứng nhận xuất xứ phải còn hiệu lực tại thời điểm nộp bổ sung và điều kiện hàng hoá phải được xác định chưa tham gia vào quá trình sản xuất, chế biến [đảm bảo tính nguyên trạng về xuất xứ] trong một số trường hợp đặc biệt.

Quy định về khai, nộp, kiểm tra, xác định, xác minh xuất xứ đối với hàng hoá xuất khẩu

Về cơ bản, Thông tư giữ nguyên các nội dung quy định kiểm tra, xác định xuất xứ đối với hàng hoá xuất khẩu như quy định tại Chương III Thông tư 38/2018/TT-BTC [các Điều từ 8-12]. Tuy nhiên, để đảm bảo thuận lợi cho các bên liên quan khi nghiên cứu thực hiện; trên cơ sở các nội dung hướng dẫn tại Phụ lục mẫu tờ khai hải quan ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC [sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC] và vướng mắc đã được Tổng cục Hải quan hướng dẫn bằng văn bản trong quá trình thực hiện Nghị định số 111/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa, Thông tư đã bổ sung 01 Điều hướng dẫn cụ thể về khai, nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá xuất khẩu [Điều 5].

Đồng thời, để phù hợp với quy trình kiểm tra sau thông quan, hướng dẫn rõ cách thức kiểm tra, xử lý khi phát hiện sai phạm, tại các Điều từ Điều 6 đến Điều 9 Thông tư đã quy định cụ thể về thủ tục kiểm tra xác minh hàng xuất khẩu.

Hình thức của chứng từ chứng nhận xuất xứ đối với hàng hoá nhập khẩu

Tại Thông tư 38/2018/TT-BTC và các Thông tư sửa đổi, bổ sung có quy định về hình thức chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá, nhưng chủ yếu quy định để áp dụng đối với các trường hợp hàng hoá nhập khẩu theo các Hiệp định Thương mại tự do để hưởng ưu đãi thuế quan, như: tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư 38/2015/TT-BTC gồm: a.1] Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa [sau đây gọi là C/O]: 01 bản chính mang dòng chữ “ORIGINAL”, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác; hoặc: a.2] Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ: 01 bản chính; hoặc nộp chứng từ tự chứng nhận xuất xứ như quy định tại Thông tư 62/2019/TT-BTC, Thông tư 07/2021/TT-BTC;

Đối với các trường hợp khác tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 38/2018/TT-BTC [hàng hóa thuộc diện quản lý về xuất xứ, không liên quan đến chính sách thuế] chỉ quy định nộp 01 bản chính C/O [không quy định C/O ưu đãi hay không ưu đãi] và không quy định được nộp chứng từ tự chứng nhận xuất xứ.

Do vậy, để phù hợp với thực tiễn kinh doanh của doanh nghiệp, tại Điều 22 Thông tư 33/2023/TT-BTC đã bổ sung quy định cho phép áp dụng trừ lùi chứng từ chứng nhận xuất xứ đối với các trường hợp chuyển quyền sở hữu hàng hóa trong kho ngoại quan trước khi nhập khẩu vào nội địa hay các trường hợp mua bán cùng hợp đồng tổng và nhập khẩu nhiều lần vào Việt Nam.

Chủ Đề