Bao bi bọc tả giấy là màng loại gì

Bao bì sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng. Tuy nhiên từng sản phẩm khác nhau sẽ phù hợp với bao bì khác nhau, chính vì vậy dưới đây tiết lộ cách phân loại bao bì sản phẩm đơn giản và hiệu quả nhất.

Bao bì có tác dụng bảo vệ giá trị sử dụng của các sản phẩm khác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm và bảo quản, vận chuyển, xếp dỡ, tiêu thụ và bảo quản sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường. Nói một cách đơn giản, nó là sản phẩm chuyên dụng dùng để bao gói, chứa đựng các sản phẩm khác.

Bao bì sản phẩm đã tiếp tục phát triển kể từ khi bắt đầu cuộc Cách mạng Công nghiệp. Bao bì ban đầu được làm bằng tay, với kích thước nhỏ và quy cách đơn giản, chức năng chính của nó là đựng và vận chuyển. Ngày nay, với công nghệ sản xuất hiện đại, chất liệu bao bì đa dạng, quy cách, hoa văn phong phú, khối lượng vô cùng lớn. Việc sử dụng bao bì đã được mở rộng sang bảo quản, vận chuyển, thương mại và các lĩnh vực khác.

Cách phân loại bao bì đơn giản nhất

Tùy theo những mục đích khác nhau mà bao bì có thể được phân loại theo các cách khác nhau, gồm:

Phân loại theo mục đích sử dụng

Theo mục đích sử dụng, bao bì có thể được chia thành: bao bì vận chuyển, bao bì sản xuất và bao bì tiêu dùng.

Bao bì vận chuyển: Là bao bì được dùng để vận chuyển, chứa đựng, bảo quản sản phẩm trong kho bãi và trong quá trình vận chuyển. Bao bì vận chuyển thường là một đơn vị trong quá trình vận chuyển như: container, thùng carton, thùng gỗ… Về kích thước, bao bì vận chuyển có kích thước nhỏ và lớn. Bao bì có kích thước nhỏ thường được đặt trên pallet có kích thước 1200x1000x1200 [mm], với bao bì vận chuyển kích thước lớn thì kích thước lớn hơn kích thước trên.

Bao bì vận chuyển có loại dùng một lần như bao tải hoặc thùng carton và có loại tái sử dụng như container, hộp gỗ, hộp sắt…

Bao bì sản xuất: Là dạng bao bì dùng để đựng nguyên vật liệu, phụ tùng, bán thành phẩm, vật tư dư thừa và được dùng để lưu kho, vận chuyển, trung chuyển giữa các xí nghiệp, giữa các nhà máy với nhau.

Bao bì tiêu thụ: Đây là một thành phần của sản phẩm, giá thành của bao bì được tính vào giá sản phẩm. Bao bì tiêu dùng có chức năng chứa đựng và bảo vệ sản phẩm khỏi các tác nhân từ môi trường. Kết cấu, kích thước, chất liệu của bao bì tiêu thụ được lựa chọn theo tính chất, hình dáng, kích thước của sản phẩm. Bao bì tiêu thụ là bao bì được trưng bày trên kệ hàng trong quá trình bán hàng và giao cho khách hàng sau khi bán. Vì vậy chức năng quảng cáo và thông tin sản phẩm là hai chức năng quan trọng nhất của bao bì tiêu thụ.

Bao bì tiêu thụ bị hạn chế về khối lượng và kích thước. Kích thước của kiện hàng tiêu thụ được tính toán dựa trên hình dạng và kích thước của sản phẩm, số lượng sản phẩm chứa trong kiện hàng tiêu hao [số lượng sản phẩm trong một lần bán hàng], khoảng dịch chuyển của sản phẩm. Mặt khác, phải tính toán kích thước bao bì của bao bì tiêu thụ sao cho khi đóng vào bao bì vận chuyển có thể tận dụng tối đa thể tích, diện tích của bao bì, các phương tiện vận chuyển; kệ để hàng, kệ lưu trữ chứa hàng.

Phân loại theo số lần sử dụng

Phân theo số lần sử dụng, theo Bình Minh Group bao bì cũng được chia làm hai loại:

Bao bì sử dụng một lần: Đây là loại bao bì sẽ được “tiêu dùng” cùng với sản phẩm, chỉ phục vụ cho một lần vận chuyển của sản phẩm từ khi sản phẩm được sản xuất cho đến khi sản phẩm được tiêu dùng trực tiếp. Vì vậy giá trị của nó được tính hết vào giá trị của sản phẩm.

Bao bì sử dụng nhiều lần: Đây là loại này có khả năng phục vụ cho nhiều lần lưu chuyển sản phẩm, tức là có khả năng sử dụng lại nhiều lần. Thường bao gồm các bao bì ngoài, bao bì trong, và được sản xuất từ các nguyên vật liệu bền vững [như kim loại, chất dẻo tổng hợp…]. Giá trị của bao bì sử dụng nhiều lần được tính từng phần vào giá trị của sản phẩm tiêu thụ.

Phân loại theo vật liệu chế tạo

Vật liệu chế tạo bao bì rất đa dạng: từ giấy bìa, nhựa, tấm carton gợn sóng, màng nhựa và các dạng chai, thùng từ nhựa, đến thủy tinh, kim loại, gỗ…

Bao bì từ giấy: Đây là dạng bao bì chiếm thị phần khá lớn trong tổng sản lượng bao bì [từ 40% – 50%] tùy thuộc vào từng vùng thị trường. Bao bì giấy bao gồm các loại hộp bằng chất liệu carton cứng, các dạng túi giấy, nhãn mác, bao bì dẻo bằng vật liệu phức hợp đế giấy..

+ Bao bì mềm đế giấy: Vì giấy có tính chất dễ in, có khả năng dựng hình tốt và độ cứng cao nên bao bì mềm đế giấy thường được sử dụng làm bao bì chứa đựng cho các dạng chất lỏng như sữa và nước trái cây. Cuộn giấy in sau khi in thường được kết hợp với các loại màng để gia tăng khả năng chống thấm ẩm và đảm bảo độ kín của bao bì, sau đó cuộn nguyên liệu được chuyển sang hệ thống định hình riêng hoặc được định hình và hàn kín trên dây chuyền khép kín.

+ Bao bì hộp làm từ giấy bìa: Đây là nhóm cũng chiếm thị phần lớn, thường được dùng làm bao bì thứ cấp, bao bì tiêu thụ nên đây là nhóm có kiểu dáng, mẫu mã, thiết kế đồ họa phong phú. Hình ảnh được in lên bề mặt giấy, sau đó được tạo hình [gấp, cắt] thành từng mảnh, tiếp theo là dán các mép hộp lại với nhau. Các nhà sản xuất sản phẩm tiêu dùng sẽ dựng hộp, bọc sản phẩm và dán hoặc cài đáy hộp.

Bao bì carton gợn sóng: là một dạng bao bì vận chuyển có chức năng quan trọng được quan tâm là khả năng chịu lực, chịu chất xếp khá cao. Đây là yêu cầu thiết yếu mà khách hàng đòi hỏi các nhà sản xuất đáp ứng tốt. Để đảm bảo khả năng chịu lực trong quá trình vận chuyển, yếu tố quan trọng cần quan tâm là tấm carton gợn sóng. Thùng được làm từ tấm carton có cấu trúc ổn định, phẳng, nhằm đảm bảo việc đóng gói, vận chuyển diễn ra hiệu quả với cách đóng mở thích hợp. Tấm carton gợn sóng được tạo thành từ vật liệu ghép các lớp giấy phẳng và lớp sóng ở giữa để tạo độ cứng. Bề mặt có nhiều loại sóng to nhỏ khác nhau, chúng kết hợp với nhau tạo thành carton 3, 5, 7 lớp.

Việc sản xuất bao bì carton gợn sóng trước tiên là quá trình tạo ra các tông sóng, sau đó kết nối lớp giấy gợn sóng và lớp giấy phẳng để tạo thành các tông sóng. Tấm carton gợn sóng sau khi in sẽ tiến hành xẻ rãnh; xẻ rãnh dùng cho thùng đơn giản hoặc hộp kín phức tạp, cá thùng được ghép hoặc dán giống như dạng hộp từ giấy bìa, thùng được đóng sẵn trong quá trình đóng gói.

Bao bì mềm [bao bì làm từ màng nhựa]: Chúng bao gồm các dạng túi và bao bì làm bằng vật liệu là màng nhựa. Do màng nhựa có đặc tính chống ẩm, chống dầu, chống khí tốt, giá thành rẻ, độ trơ hóa học cao, độ bền với các tác nhân xé, chống ma sát, chống mài mòn, khả năng bịt kín cao nên bao bì mềm làm từ màng nhựa thường được dùng làm bao bì cấp một. Dùng để chứa các sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm… Quy trình sản xuất bao bì mềm được tự động hóa cao, từ khâu tạo màng, in trên màng, ghép các lớp màng tạo thành vật liệu màng phức hợp, đến chia cuộn, tạo hình và hàn miệng túi.

Bao bì thủy tinh: Với ưu điểm không làm thay đổi các thành phần hóa học với sản phẩm chứa đựng bên trong, tính chống ẩm và khí tốt, khả năng định hình đa dạng, bề mặt trong suốt cho phép nhìn thấy sản phẩm bên trong. Bao bì thủy tinh thường được sử dụng làm bao bì cấp một, chứa các sản phẩm dạng lỏng hoặc dạng kem có yêu cầu cao về điều kiện bảo quản, thời gian sử dụng và yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn hóa học như thức uống, thực phẩm, dược phẩm, hóa mỹ phẩm. Thông thường, bao bì thủy tinh được định hình, đóng gói và dán nhãn, chúng thường kết hợp với các dạng nút, nắp đóng kín khác nhau.

Bao bì hàng dệt: Vật liệu chủ yếu tạo nên bao bì là các loại sợi dây gai, vải, sợi nylon. Đây là loại bao bì mềm, thường dùng để đựng các loại sản phẩm dạng hạt rời. Loại này có độ bền nhất định, dễ chất xếp, vận chuyển nhưng dễ bị côn trùng gặm nhấm và gây bụi bẩn.

Bao bì bằng mây, nứa, tre đan: bao bì này thường được tạo thành các dạng giỏ, lẵng, thúng, rổ. Đây là loại bao bì nửa cứng nửa mềm, nguồn vật liệu dồi dào, sản xuất đơn giản và khá tiện lợi trong sử dụng. Bao bì này thường để chứa đựng sản phẩm rau quả và một số sản phẩm khác.

Bao bì bằng các vật liệu nhân tạo: Loại này kết hợp các loại vật liệu nhân tạo như chất liệu polime, cao su nhân tạo, màng chất dẻo, bao bì nhựa cứng… hoặc kết hợp nhiều loại vật liệu khác để sản xuất ra nhiều loại bao bì đảm bảo được yêu cầu trong bảo quản và vận chuyển sản phẩm.

Bao bì kim loại: Bao bì kim loại có độ bền và khả năng hàn kín tốt giúp bảo quản những hàng hóa yêu cầu bảo quản trong thời gian lâu, thích hợp sử dụng cho những sản phẩm thực phẩm hay nước giải khát. Tuy nhiên, nhược điểm của dạng này là tính oxi hóa cao, phải sử dụng phương pháp in đặc biệt để in lên bao bì. Bao bì này được in trên tấm kim loại, sau đó tấm đã được in sẽ được định hình lại [tạo ống, ghép mí, dập nắp và đáy…]; hoặc một cách khác, sẽ được tạo từ thiết bị tạo ống sau đó mới tiến hành in và dập ghép nắp đáy…]

Phân loại theo phương pháp đóng gói

Theo phương pháp đóng gói bao bì có thể được phân loại thành:

  • Bao bì đóng gói vô trùng
  • Bao bì đóng gói chân không
  • Màng co
  • Cuốn vặn
  • Blister hay bao bì dạng vỉ [kiểu bao bì có một vỏ bọc trong suốt được dán lên bìa cứng].

Phân loại theo độ cứng

Gồm bao bì cứng, bao bì nửa cứng, bao bì mềm

Bao bì cứng [rigid packaging]: có khả năng chịu được những tác động cơ học từ bên ngoài và tải trọng của sản phẩm bên trong, giúp giữ nguyên hình dạng khi thực hiện việc chứa đựng, vận chuyển, xếp dỡ. Thường ở dạng thùng, hộp kim loại, chai thuỷ tinh, thùng gỗ,…

Bao bì nửa cứng [semi – rigid packaging]: Loại này thường sản xuất thành thùng carton gợn sóng, thùng nhựa, chúng có đầy đủ tính vững chắc khi chứa đựng sản phẩm và vận chuyển; tuy nhiên sẽ bị giới hạn ở mức độ nhất định.

Bao bì mềm [Flexible packaging]: Loại này dễ bị biến dạng khi chịu tác động của một lượng lớn hàng hoá và tác động cơ học từ bên ngoài, dễ bị biến dạng. Mặc dù nó chịu được tác động, va chạm trong quá trình bốc dỡ và vận chuyển, nhưng bao bì này lại là phương tiện để truyền các tác động vào hàng hoá. Vì vậy nó thường dùng cho các sản phẩm dạng hạt, bột để không bị ảnh hưởng bởi các tác động cơ học đến chất lượng sản phẩm.

Phân loại theo mức độ chuyên môn hoá bao bì

Bao bì thông dụng: Bao bì này có thể dùng để đựng nhiều loại sản phẩm khác nhau.

Bao bì chuyên dùng: Loại này chỉ được dùng bao gói, đựng một loại sản phẩm nhất định, thường là các sản phẩm có tính chất lý học, hoá học hoặc trạng thái đặc biệt. Ví dụ: các chất khí, hoá chất độc hại, dễ cháy nổ…

Phân loại theo sản phẩm chứa đựng bên trong

  • Thực phẩm
  • Rượu bia, thức uống
  • Mỹ phẩm
  • Quần áo
  • Dược phẩm
  • Đồ gia dụng
  • Hóa chất

Phân loại theo mức độ tiếp xúc với sản phẩm

Bao bì cấp 1: Đây là những bao bì tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm.

Bao bì cấp 2: Đây là những bao bì đóng gói bao bì cấp 1 riêng lẻ lại với nhau.

Bao bì cấp 3: Đây là những container và kiện lớn chứa bao bì cấp 2 riêng lẻ.

Phân cấp bao bì theo cách này liên quan đến việc phát triển hệ thống sắp xếp bao bì cho một sản phẩm cụ thể. Với mỗi sản phẩm cụ thể người ta sẽ luôn xác định cả ba cấp bao bì có mối liên hệ mật thiết cả về cấu trúc lẫn các hình ảnh đồ họa. Kiểu dáng, kích thước của bao bì cấp 2 sẽ được lựa chọn dựa vào hình dáng, kích thước của bao bì cấp 1; hình dạng kích thước và vật liệu của bao bì cấp 3 được phát triển dựa trên đặc điểm của bao bì cấp 2.

Phân loại theo nguồn gốc của bao bì

Cuối cùng là phân loại theo nguồn gốc của bao bì.

Bao bì các sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất: Đây là loại bao bì dùng để gói sản phẩm trong khâu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

Bao bì hàng hoá của các doanh nghiệp thương mại: Đây là loại bao bì dùng để đựng hàng hoá chia lô, ghép đồng bộ và vận chuyển hàng hóa trong kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại. Ngoài các các phân loại trên, có thể phân loại bao bì theo các tiêu chuẩn khác như độ thấm nước, mức chất lượng, trọng lượng tương đối của bao bì, theo kiểu dáng hình học… Tùy mỗi doanh nghiệp sẽ có quy trình phân loại bao bì riêng biệt, nhưng cũng sẽ tuân theo 1 vài tiêu chuẩn trên đây.

Bình Minh Group – Công ty sản xuất bao bì sản phẩm hàng đầu Việt Nam

Một doanh nghiệp có uy tín tốt chắc chắn sẽ có bộ máy vận hành, quy trình phân loại bao bì chuyên nghiệp. Điều này là một lợi thế lớn cho nhà sản xuất về khả năng giành lấy sự tin tưởng tuyệt đối của đối tác. Bên cạnh đó, việc hợp tác với một công ty bao bì uy tín cũng rất cần thiết để tạo nên sản phẩm đẹp mắt, hợi xu thế.

Với hơn 15 năm phát triển Bình Minh Group đã và đang ngày càng hoàn thiện bản thân. Hiện Bình Minh Group có 3 nhà máy với công suất hơn 3600 tấn/tháng hoàn toàn tự tin phục vụ tốt mọi yêu cầu của khách hàng, cũng như cung cấp tới khách hàng những sản phẩm đạt chuẩn quốc tế và chất lượng tốt nhất.

Hơn nữa, nguồn nguyên liệu cũng được kiểm tra kỹ càng bới chúng tôi hiểu rằng, một sản phẩm bao bì đúng tiêu chuẩn sẽ không những bảo vệ tốt hàng hóa bên trong, giúp doanh nghiệp có những sản phẩm chất lượng tốt nhất cho người tiêu dùng an tâm lựa chọn.

Với mong muốn mang lại nhiều giá trị thiết thực cho mỗi khách hàng, chính vì vậy trải qua hơn 15 năm hình thành và phát triển Bình Minh Group luôn nhận được sự tin tưởng của đông đảo khách hàng và đã vinh hạnh nhận được nhiều thành tựu nổi bật như:

  • Năm 2011: Nhận chứng nhận ISO 9001 – 2008.
  • Năm 2014: Nhận chứng nhận HACCP và GMP, chứng nhận an toàn thực phẩm.
  • Năm 2017: Nhận chứng nhận ISO 9001 – 2015.
  • Năm 2020: Nhận chứng nhận BRC issue 6.
  • Năm 2021: Đạt chứng chỉ ISO 15378.

Liên hệ ngay với Bình Minh Group để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất về bao bì đạt chuẩn và báo giá chính xác nhất thông qua:

Chủ Đề