Bảo hiểm nhân lực nhà thầu là gì

Theo đó, từ ngày 1-7, nhà thầu thi công xây dựng ngoài việc phải mua bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường như trước đây thì còn phải mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba.

Bảo hiểm bên thứ ba là sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm pháp lý của bên mua bảo hiểm đối với bên thứ ba phát sinh từ lỗi sơ ý gây thiệt hại về người và tài sản. Một số lỗi sơ ý như điều khiển xe gây tai nạn, thi công xây dựng công trình ảnh hưởng đến tài sản của bên thứ ba, sơ suất trong thiết kế thi công gây ảnh hưởng công trình…

Theo Nghị định số 119/2015/NĐ-CP, Chính phủ quy định thì bên thứ ba ở đây bao gồm toàn bộ người dân, tài sản xung quanh, tài sản và người đi lại quanh khu vực thi công bị thiệt hại về thân thể, tính mạng, tài sản có liên quan đến việc thiết kế xây dựng, khảo sát xây dựng.

Thời hạn bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự với bên thứ ba là khoảng thời gian cụ thể, tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc thời gian xây dựng căn cứ vào hợp đồng xây dựng và được ghi trong hợp đồng bảo hiểm.

Ảnh: Internet

Khi đó, doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng những khoản tiền mà theo quy định của pháp luật nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bồi thường cho bên thứ ba đối với những thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe, tính mạng, tài sản phát sinh trực tiếp trong quá trình thi công xây dựng và chi phí pháp lý có liên quan [nếu có] thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.

Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng là 100 triệu đồng cho một người trong một vụ và không giới hạn số vụ tổn thất.

Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan [nếu có] được xác định như sau: Đối với công trình có giá trị từ 1.000 tỉ đồng trở lên, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về tài sản và chi phí pháp lý có liên quan [nếu có] là 100 tỉ đồng cho cả thời hạn bảo hiểm và không giới hạn số vụ tổn thất.

Bảo hiểm công trình xây dựng giúp giảm thiểu rủi ro tổn thất về tài sản trong quá trình thi công xây dựng. Đây là thủ tục bắt buộc để được cấp phép, thi công xây dựng.

Bảo hiểm công trình xây dựng là yêu cầu bắt buộc đối với các chủ đầu tư nếu muốn được cấp phép, khởi công xây dựng. Nhờ có gói bảo hiểm này khi xảy ra các rủi ro, tai nạn gây thiệt hại về người và của thì bảo hiểm sẽ hỗ trợ người mua giảm bớt gánh nặng về chi phí. Không chỉ bảo vệ an toàn, hỗ trợ kinh tế, bảo vệ người lao động mà bảo hiểm xây dựng còn là yếu tố giúp công trình xây dựng được hoàn thiện một cách trơn tru, đúng tiến độ. Hy vọng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ giúp các bạn đọc có thêm kiến thức về loại hình bảo hiểm này. Đồng thời, bạn sẽ có thêm kinh nghiệm xử lý các vấn đề pháp lý, trách nhiệm và quyền lợi khi hoạt động đầu tư, tư vấn xây dựng.

[PLVN] - UBND Thành phố mới ban hành Quyết định số 5625/QĐ-UBND về việc phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết/quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 tại 07 ô đất trên địa bàn quận Hoàng Mai để xây dựng trường học công lập.

Theo phản ánh của ông Nguyễn Khánh Tịnh [Tuyên Quang], trong công tác lựa chọn nhà thầu, nhà thầu chỉ được chào thầu với phí bảo hiểm tăng hoặc giảm tối đa 25% tính trên phí bảo hiểm tính toán. Trong trường hợp tăng phí bảo hiểm 25% tính trên phí bảo hiểm thì vượt giá gói thầu và sẽ bị loại. Ông Tịnh hỏi, như vậy có phải bất cập không?

Ông Tịnh tham khảo Khoản 2 Điều 37 Nghị định số 67/2023/NĐ-CP có quy định: "Căn cứ vào mức độ rủi ro của đối tượng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm được điều chỉnh tăng hoặc giảm phí bảo hiểm tối đa 25% tính trên phí bảo hiểm".

Vậy, trong trường hợp giảm phí bảo hiểm dự thầu vượt quá 25% tính trên phí bảo hiểm thì cũng sẽ bị loại.

Theo ý kiến của ông Tịnh, quy định không phù hợp với các hướng dẫn trong đấu thầu [không khống chế việc giảm giá của nhà thầu khi tham gia đấu thầu].

Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính trả lời vấn đề này như sau:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 67/2023/NĐ-CP ngày 6/9/2023 của Chính phủ quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng: "2. Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm bắt buộc theo điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu quy định tại Nghị định này".

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 37 Nghị định số 67/2023/NĐ-CP:

"2. Đối với công trình xây dựng quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều này: Căn cứ vào mức độ rủi ro của đối tượng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm được điều chỉnh tăng hoặc giảm phí bảo hiểm tối đa 25% tính trên phí bảo hiểm. Trường hợp trong năm tài chính trước liền kề, đối tượng bảo hiểm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến số tiền chi bồi thường bảo hiểm gốc lớn hơn doanh thu phí bảo hiểm gốc của bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng, trên cơ sở số liệu có xác nhận của chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm và xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập, khi tái tục hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm bảo đảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm".

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 27 Thông tư số 67/2023/TT-BTC ngày 2/11/2023 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Nghị định số 46/2023/NĐ-CP ngày 1/7/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm: "Việc cung cấp sản phẩm bảo hiểm qua hình thức đấu thầu phải tuân thủ quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và pháp luật về đấu thầu".

Đề nghị ông căn cứ hồ sơ cụ thể và quy định pháp luật về đấu thầu, pháp luật về xây dựng, pháp luật về hợp đồng, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, các quy định pháp luật có liên quan để thực hiện bảo hiểm bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định pháp luật.

Ngoài ra, các dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng và đấu thầu với gói thầu bảo hiểm công trình thực hiện theo Luật Đấu thầu; do vậy, đề nghị lấy ý kiến của Bộ Xây dựng và Bộ Kế hoạch Đầu tư là cơ quan quản lý nhà nước về chuyên ngành để được hướng dẫn theo quy định.

Khi nào thì nên mua bảo hiểm nhân thọ?

1. Khi nào nên mua bảo hiểm nhân thọ? Thời điểm mua bảo hiểm nhân thọ tốt nhất là khi bạn còn trẻ và khỏe mạnh. Lúc này, chi phí bảo hiểm nhân thọ rẻ hơn, lợi ích nhận được cũng vượt trội hơn so với khi về già, khi bạn có những căn bệnh và rủi ro mà công ty bảo hiểm sẽ cần phải bồi thường cho bạn cao hơn.

Bảo hiểm nhân thọ 1 năm đóng bao nhiêu tiền?

Mức tham gia bảo hiểm nhân thọ tối thiểu hiện nay khoảng 3 - 4 triệu đồng/năm/kỳ bảo hiểm. Khách hàng có sức khỏe bình thường, thu nhập trung bình nên đăng ký gói bảo hiểm nhân thọ đóng phí khoảng 7 triệu đến 15 triệu/năm, còn những khách hàng có thu nhập khá trở lên có thể đóng phí khoảng 15 triệu đến 30 triệu/năm.

Tại sao lại phải tham gia bảo hiểm nhân thọ?

Ngoài bảo vệ cuộc sống khi rủi ro bất ngờ xảy đến, bảo hiểm nhân thọ còn san sẻ rủi ro trong cộng đồng bằng cách lấy số đông bù số ít. Điều này giúp bù đắp những mất mát cho người kém may mắn, tạo điều kiện cho mỗi cá nhân đều được vững tâm vui sống, theo đuổi ước mơ và hoài bão lớn trong tương lai.

Ai là người mua bảo hiểm công trình?

Theo quy định Nhà thầu thi công sẽ có trách nhiệm mua bảo hiểm cho công nhân xây dựng thi công trên công trường. Việc mua bảo hiểm, mức phí và tỷ lệ đóng bảo hiểm cho công nhân xây dựng sẽ phụ thuộc vào lựa chọn của đơn vị thầu thi công.

Chủ Đề